Triết Luận Về Các Vấn Đề Chính Trị Xã Hội :


Thấy nước triều dâng ta dẫm chân xuống nước.


(Bài thơ về biển)


Phải chăng khi đã đi gần hết đường đời, Hoàng Trung Thông muốn lắng đọng, gạn lọc lại những gì đã trải, đã chiêm nghiệm, muốn nhận ra cốt lõi của nhân thế, của thiên nhiên, muốn hoà nhập cái hữu hạn vào vô hạn, muốn tìm vẻ đẹp vĩnh hằng mà cuộc đời gắm gửi chỉ được phép tiếp cận từng gang tấc và bao giờ vẻ đẹp ấy cũng huyền ảo ở phía trước nhưng vẫn đầy sức quyến rũ, khêu gợi. Đó chính là nét đẹp của hai hình tượng trăng và biển đã được nhà thơ Hoàng Trung Thông xây dựng mang tầm khái quát cao.

Bên cạnh việc xây dựng hình tượng mang tầm khái quát, Hoàng Trung Thông còn thể hiện tính khái quát trong kết cấu, xây dựng tứ thơ. Nhà thơ có một tứ thơ loé sáng, mang dấu ấn sáng tạo của riêng ông khi viết về tên phi công Mỹ bị bắt Su - ma - kơ. Tên phi công này vốn là nhà du hành vũ trụ tương lai. Những tên giặc lái sẽ bay vào không gian, khám phá ra nhiều bí mật nhưng không, hắn đang ở trong phòng giam nhỏ hẹp và có thể sẽ tìm ra được những sự thật

Su - ma - kơ thèm khát những không gian Nhưng giữa bốn bức tường giam

Có lẽ hắn sẽ tìm ra một trời sự thật


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Các nhà thơ khác cũng đều có cách khái quát bằng hình tượng, bằng câu tứ như vậy. Có thể thấy điều đó qua Các vị la hán chùa Tây Phương của Huy Cận. Khái quát cuộc sống xưa kia xót xa ngậm ngùi, bế tắc. Nguyễn Đình Thi khái quát về Tổ quốc. Hình tượng thơ được liên kết bằng những hình ảnh cụ thể và rung động tinh tế. Bằng những chất liệu thực tế phong phú bề bộn hoà nhập với đời, Xuân Diệu đã khái quát và nêu lên những suy nghĩ tích cực về


Phong cách nghệ thuật thơ Hoàng Trung Thông - 9

cuộc sống. Cuộc sống thuộc về chúng ta, cái chết là ở phía quân thù (sự sống chẳng bao giờ chán nản)…

Gia tăng sự khái quát trong thơ là một xu hướng chính tạo nên đặc điểm, phong cách riêng cho thơ Hoàng Trung Thông. Song xu hướng này còn những tồn tại, lúng túng mà người đọc có thể dễ dàng nhận ra. Khi viết về những vấn đề có tầm khái quát như về lãnh tụ, về sứ mệnh thiêng liêng của người nghệ sĩ, Hoàng Trung Thông hay lấy tư duy lô gíc để bù đắp cho tư duy hình tượng vốn là đặc trưng của văn học nói chung và thơ ca nói riêng. Những khi ấy ông thường diễn giải hơn là biểu hiện, làm cho bài thơ thành khô khan trừu tượng. Khi viết về những chuyện có tầm khái quát như sứ mệnh thiêng liêng của Tổ quốc, cuộc chiến đấu của dân tộc, thơ ông có nhiều suy nghĩ. Chất suy nghĩ dựa trên ảnh hưởng chung của thực tế khách quan và chủ nghĩa anh hùng cách mạng đang toả sáng. Nhưng nhiều khi chưa làm chủ được mình nên thơ ông đã dài dòng lại kém phần chân thật. Ở “Hà Nội đứng cao muôn trượng chiến công, Hà Nội nói cùng tôi, Như đi trong mơ…. suy nghĩ chưa tập trung, chưa bám chắc vào con người, tâm trạng ý nghĩ cụ thể, còn lướt qua và hướng nhiều về bầu trời để bình luận”. [61,tr.299]


2.2 XU HƯỚNG CHÍNH LUẬN

Truyền thống thơ nước ta nói chung mang tinh thần duy cảm. Thơ nhằm trước hết tác động vào trái tim người. Thơ là tiếng nói của tâm hồn, tiếng hát của con tim, thơ Hoàng Trung Thông cũng vậy. Nhưng thơ cũng là một hoạt động nhận thức, nó không chỉ phản ánh hay biểu hiện đời sống. Tuy không phải là lá cờ đầu, là người đi tiên phong nhưng Hoàng Trung Thông cũng có xu hướng tăng cường sức mạnh nhận thức, khám phá cho thơ. Thơ Hoàng Trung Thông ban đầu chủ yếu là thơ phản ánh biểu hiện về đời sống lao động nông nghiệp, đời sống chiến đấu. Càng về sau thơ ông càng gia tăng sự khái


quát về các phương diện, các nội dung khác nhau như đã đề cập ở phần trước. Có thể nói chính sức khái quát sự tổng hợp trong thơ ông là tiền đề, là bệ phóng để nâng cánh cất cao lên tầm chính luận. Độ sâu của suy nghĩ và tầm cao của khái quát sẽ dẫn tới chính luận là tất yếu.

Đọc thơ Hoàng Trung Thông, người đọc nhận thấy xu hướng chính luận thể hiện ở hai cấp độ. Thứ nhất là cảm hứng lấy tư duy làm điểm tựa, thứ hai là triết luận nhưmột mạnh chính trong thơ Hoàng Trung Thông.

2.2.1. Cảm hứng lấy tư duy làm điểm tựa


Cũng như Chế Lan Viên và một số nhà thơ khác, Hoàng Trung Thông hướng thơ đến “Phát giác sự vật ở bề chưa thấy, ở cái bề sâu ở cái bề xa”. Hoàng Trung Thông có những bài thơ trước hết tác động vào tư duy của người đọc, ông đòi độc giả phải hiểu rồi mới cảm. Ông dùng thơ để nghiên cứu đời sống nên yêu cầu phân tích tổng hợp là không thể thiếu được. Ở những bài thơ, câu thơ như thế có sự lật xới vấn đề, dùng phân tích để suy luận để phát hiện ra những nội dung chìm sâu sau bề mặt sự vật hiện tượng.

Cháu ơi đừng tưởng


Mặt trời, mặt trăng sáng hơn mặt người Buổi chiều mặt trời tà, mặt trăng xuất hiện Còn mặt người cứ sáng thế mà thôi.

Quả là ý tứ của đoạn thơ nằm ẩn sâu sau các dòng chữ, đòi hỏi người đọc phải suy ngẫm, lật xới vấn đề mới hiểu được các ý nghĩ chìm sâu.

Niềm tin yêu của ông vào con người, vào những điều tốt đẹp của cuộc đời này chẳng bao giờ tắt. Cảm hứng lấy tư duy làm điẻm tựa mở rộng khả năng chiếm lĩnh đời sống cho thơ. Nhà thơ biết nhìn sâu vào bản chất đời sống để thấy được vô vàn các mối tương quan, các quá trình, các hướng vận


động. Hình ảnh thơ được gọi về từ một cái nhìn như thế thường đa nghĩa và đầy sức gợi.

Ngọn mướp luồn qua cửa sổ Vầng trăng toả ánh vào nhà

Người không thong thả trăng thong thả Trăng có vầng mướp có hoa.

(Tứ tuyệt)


Thế rồi ta cất chén cùng tri âm


Không phải chén quỳnh đâu đừng trầm ngâm Một mình ta mời trăng mời bạn

Trăng biết đâu lòng ta lệ đầm.


(Mời trăng)


Hoàng Trung Thông có những bài thơ lấy suy nghĩ lấy ý làm điểm tựa. Mạch liên kết các đoạn thơ là ý. Mỗi ý làm một tâm điểm để quy tụ các liên tưởng, suy tưởng, các giả thiết và phán đoán. Kết cấu những bài thơ đó thường chặt chẽ khúc chiết, ít khi dựa trên mạch cảm xúc miên man, dàn trải như ở nhiều bài thơ của ông giai đoạn trước. (Sương mù bên kia sông Bến Hải, Hà Nội đứng cao muôn trượng chiến công, Như đi trong mơ, Hà Nội lớn cùng tôi…) kiểu câu trước gọi câu sau như thơ Tố Hữu. Mỗi bài thơ như thế được tổ chức như một trận đánh, mục đích rõ ràng, các bước triển khai tuần tự, lớp lớp được dự liệu trước. Bài thơ là một công trình lắp ghép các mạch ý. Nhưng cũng chính vì vậy mà thơ có nguy cơ mất hết cái say mê hồn nhiên, sự rành mạch sẽ trói buộc khả năng thăng hoa của cảm xúc, có phải vì thế mà có ý kiến cho rằng tập thơ Mời trăng là khô? Chính khả năng suy ngẫm và sự


thông minh tài hoa trong cách diễn đạt đã đảm bảo cho thơ có tính bất ngờ, hấp dẫn và vẻ đẹp của trí tuệ là một giá trị quan trọng đối với nghệ thuật thơ hiện đại. Tuy nhiên phải nói ngay rằng số bài thơ như thế ở Hoàng Trung Thông không nhiều, có thể đếm trên đầu ngón tay.

Một lá vàng rơi Lá non đâm chồi Một quả chín rụng Cây non ra đời

Có cây có lá Có hoa có quả

Quả từ hoa từ lá từ cây

Quả ngọt, bùi, chua, chát, đắng, cay Như không lạ mà như rất lạ

(Lá vàng, quả chín)

Nét đặc trưng này có thể thấy rất rõ và là phổ biến trong thơ của nhà thơ trí tuệ Chế Lan Viên:

Đêm xa nước đầu tiên ai nỡ ngủ


Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương.


( Người đi tìm hình của nước)


Ta là ai? Như ngọn gió siêu hình Câu hỏi hư vô thôỉ nghìn nến tắt Ta vì ai? Khẽ xoay chiều ngọn bấc

Bàn tay người thắp lại triệu chồi xanh.


(Hai câu hỏi)


Nhân vật trữ tình trong nhiều bài thơ của Hoàng Trung Thông là con người đang suy nghĩ. Suy nghĩ từ chuyện riêng đến chuyện chung, từ cái thực đến cái mộng, từ nỗi buồn đến niềm vui, từ quá khứ đến hiện tại tương lai…Nhờ suy nghĩ, Hoàng Trung Thông tránh được sự hời hợt dễ dãi. Có đoạn thơ kết hợp khá nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ với cảm xúc.

Trên đất nước nghìn năm chảy máu Nghìn năm người con gái vẫn cầm gươm Nghìn năm trai trẻ vẫn lên đường

Nghìn năm vang những bài ca rung cảm.


Tuy nhiên, cần phải thấy rằng xu hướng chính luận trong thơ Hoàng Trung Thông mới thực sự chỉ là sự gia tăng so với giai đoạn trước. Nếu đem so sánh với một số nhà thơ khác như: Chế Lan Viên, Chính Hữu, Huy Cận, Nguyễn Đình Thi thì chất chính luận của Hoàng Trung Thông còn ở mức kiêm tốn. Chất suy nghĩ, liên tưởng, lật sới vấn đề trong thơ ông còn khiêm nhường.

2.2.2 Triết luận trong thơ Hoàng Trung Thông


Tư duy nghiên cứu trong thơ tất yếu sẽ dẫn đến nhu cầu triết luận. Người đọc có thể thấy rõ hai mạch triết luận chính trong thơ Hoàng Trung Thông: triết luận về các vấn đề chính trị xã hội và triết luận tâm tình.

2.2.2.1. Triết luận về các vấn đề chính trị xã hội :


Từ giai đoạn chống Mỹ đến giai đoạn từ sau 1980 trở đi, ngòi bút Hoàng Trung Thông có xu hướng chuyển dần từ khái quát sang chính luận, triết luận và ngày càng mở rộng đối thoại, đem lại cho sự vật, hiện tượng, hành động cụ thể ý nghĩa phổ quát nâng nhận thức người đọc lên một tầm cao mới. Đó là


một xu hướng đáng chú ý trong thơ Hoàng Trung Thông. Nhưng trước hết ở mạch triết luận về các vấn đề chính trị xã hội có thể nói rằng đây không phải là điểm mạnh của Hoàng Trung Thông. Người đọc nhận thấy nổi bật ở vấn đề này trong thơ ông là mạch thơ chắc khoẻ, bám sát hiện thực đời sống. Tuy vậy Hoàng Trung Thông cũng vẫn có những câu thơ, bài thơ sáng tác theo xu hướng triết luận ở mạch này. Thơ Hoàng Trung Thông là lời tuyên ngôn về thành quả lao động, về sức mạnh ý trí chiến đấu của dân tộc ta.

Ngay từ những bài thơ đầu tay, Hoàng Trung Thông đã có những câu thơ ấp ủ một triết lý sâu sắc:

Bàn tay ta làm lên tất cả


Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.


(Bài ca vỡ đất)


Mặc dù cách biểu hiện còn nghèo nàn nhưng nhờ triết luận mang tính chân lý này mà câu thơ có một sức sống trường tồn. Nó ăn sâu vào từng đường gân thớ thịt của những người lao động. Nó gieo vào lòng người đọc, người nghe một niềm tin bất diệt. Nó đã cất lên thành lời ca tiếng hát, thành lời nhắn nhủ của biết bao thế hệ người Việt Nam. Và chắc chắn câu thơ sẽ mãi mãi vẫn là lời tuyên ngôn về thành quả lao động của người Việt Nam.

Mặt khác trong thơ Hoàng Trung Thông còn triết luận, tuyên ngôn về sức mạnh chiến đấu, ý chí quyết thắng, đánh thắng kẻ thù xâm lược. Hoàng Trung Thông là một trong số những nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Cũng như các nhà thơ khác viết về cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước là một nguồn mạch chính trong cảm hứng sáng tác của ông. Ở đề tài này nhà thơ đã khá thành công khi viết Bài thơ báng súng. Bài thơ hừng hực khí thế chiến đấu của toàn dân tộc, tràn đầy sinh khí và ý chí quyết tâm sắt đá. Ýchí đó, sức mạnh đó đã trở thành một triết lý mang tầm phổ quát.


Ta lại viết bài thơ trên báng súng Con lớn lên đang viết tiếp thay cha

Người đứng dậy viết tiếp người ngã xuống Người hôm nay viết tiếp người hôm qua Thơ chiến đấu giục giã lòng chiến sĩ

Miền nam ơi chưa thể nghỉ bàn tay


Ta quyết liệt trên tuyến đầu chống Mỹ Như năm xưa anh dũng bắn đầu Tây Ta đâu có thích gì máu đổ

Thích gì nghe đạn nổ bom rơi


Ta chiến đấu vì không cam cúi cổ


Không khom lưng cho giặc Mỹ chém ngang người.


(Bài thơ báng súng)


Bài thơ là một tiếng nói đanh thép thể hiện rõ ý chí quyết tâm sắt đá của dân tộc. Ở một góc độ nào đó có thể nói bài thơ không chỉ triết lý về ý chí, sức mạnh chiến đấu mà còn là tuyên ngôn về chân lý của cách mạng.

Những bài thơ trên của Hoàng Trung Thông dễ khiến người đọc nhớ tới những vần thơ của Chế Lan Viên cũng đầy triết luận cũng là những tuyên ngôn về chân lý của cách mạng như thế: “Ôi cái thủa lòng ta yêu Tổ quốc, - hạnh phúc nào không hạnh phúc đầu tiên…”, “Cha ông ta có bao giờ bố trí các binh đoàn trên vạn đỉnh Trường Sơn, dọc bờ Đông Hải? Tên Tổ quốc vang ngoài bờ cõi - ta đội triệu tấn bom mà hái mặt trời hồng - ta mọc dậy trước mắt nhìn nhân loại - hai chữ Việt Nam đồng nghĩa với anh hùng”

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 02/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí