Phong cách nghệ thuật thơ Hoàng Trung Thông - 6


Anh về cối lại vang rừng


Chim reo quanh mái, gà mừng dưới sân Anh về sáo lại ái ân

Đêm trăng hò hẹn, trong ngần tiếng ca.


Hoàng Trung Thông lại tạo được không khí xúc động qua bức tranh chân thực ấm áp của làng quê:

Các anh về mái ấm nhà vui Tiếng hát câu cười

Rộn ràng xóm nhỏ.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Các anh về tưng bừng trước ngõ Lớp lớp đàn em, hớn hở theo sau Mẹ già bịn rịn áo nâu

Vui đàn con ở rừng sâu mới về.

Phong cách nghệ thuật thơ Hoàng Trung Thông - 6


(Bao giờ trở lại)


“Bao nỗi xôn xao ríu rít lắng xuống để thành niềm bịn rịn nhớ thương khi các anh đi. Xóm làng như sống mãi trong những kỷ niệm ngày nào - “Các anh đi, ngày ấy đã lâu rồi”, vẫn khắc khoải trông đợi ngày anh đánh tan hết giặc trở về. Niềm tin tưởng kháng chiến thắng lại ẩn chứa sâu xa trong những câu thơ bình dị mà tha thiết. Những câu thơ ấy cho đến bây giờ đọc lại hoặc nghe lại qua giai điệu bài hát do nhạc sĩ Lê Yên phổ thơ vẫn có sức khơi gợi rất nhiều.” [61,tr.287]

Cùng với Bao giờ trở lại bài thơ Mẹ con cũng phần nào góp thêm một tiếng nói về tình quân dân gắn bó mật thiết trong lời tâm sự giữa hai mẹ con:


Con đi không hạn không kỳ,


Con đi buổi sáng con về buổi hôm. Con đi đổ bốt tan đồn,

Ở đâu có giặc con còn cứ đi. Đêm sương gió rét kể gì.

Giết thù, giữ nước lòng ghi một niềm. Con về ríu rít như chim,

Chim tìm đến tổ, con tìm đến dân. Này đây tấm bánh con ăn

Nước non con uống, con nằm nghỉ ngơi.


(Mẹ con)


Những câu thơ trên là một đóng góp của Hoàng Trung Thông vào mạch cảm xúc chung của thơ ca kháng chiến: tình quân dân thắm thiết. Tình cảm này được sinh sôi nảy nở trên mối quan hệ mật thiết giữa tiền tuyến và hậu phương. Hậu phương luôn là chỗ dựa, nguồn động viên tiếp thêm sức mạnh cho tiền tuyến. Cũng là nơi luôn ngày đêm mong ngóng chờ đón những người con thân yêu trở về:

Các anh đi


Khi nào trở lại Xóm làng tôi

Trai gái vẫn chờ mong.


(Bao giờ trở lại)


Thơ Hoàng Trung Thông “phản ánh cơn bão lớn của thời đại, nhưng cũng có cả bóng dáng của những bông hoa như ngày thường”. [61,tr.293] Mảng thơ này quả thật như được kết lại từ những bông hoa như ngày thường, dọc theo vui buồn chiêm nghiệm cuộc đời, chiều dài của tuổi. Những bài thơ ghi lại bao rung cảm quen thuộc trong những mối quan hệ riêng tư thân thiết. Có tình người, tình đời, có tình yêu nam nữ và có cả tình cảm, trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái hay nói rộng hơn là tình cảm trách nhiệm giữa các thế hệ. Về phương diện này, Những cánh buồm là một bài thơ hay và tiêu biểu.

Đứng trước biển con người ta đối diện với những gì lớn lao nhất trong thế giới này. Ấy là không gian vô cùng vô tận, là dòng thời gian vô thuỷ vô chung và đại dương thì mênh mông vô hạn, người ta dễ cảm thấy sự ngắn ngủi và phù du của kiếp người, dễ cảm thấy sự vô nghĩa, nhỏ nhoi cứ muốn hoá vô biên, cứ muốn vượt thoát khỏi cái hữu hạn khắt khe tàn nhẫn của phận người. Nữ thi sĩ Xuân Quỳnh đã gửi cái khát vọng mãnh liệt vào những chuyến đi xa ấy vào với biển:

Suốt cuộc đời biển gọi ước mơ


Nỗi khát vọng những chân trời chưa tới.


Phía bên kia biển còn biết bao bến bờ, biết bao bí ẩn, vừa như mới gọi vừa như thách thức, vừa khêu gợi những khát vọng vừa đánh đắm những ước mơ. Nhưng khát vọng vẫn không hề nguôi ngoai trong tâm thức của tuổi trẻ. Những cánh buồn của Hoàng Trung Thông là bài thơ giản dị về cái điều lớn lao ấy của mỗi con người và cả thế giới nhân sinh. Giản dị vì đây chỉ là cuộc dạo chơi của hai cha con trên bờ biển. Giản dị vì bài thơ thật ít vẻ làm thơ. Toàn bài như văn xuôi. Như một mẩu chuyện giàu chất tự sự, tâm tình, chân thật và mộc mạc, nói về hai cha con, hai thế hệ, hai lớp người của nhân gian.


Trong bài thơ diễn ra cuộc đối thoại của hai cha con, hai thế hệ. Lời người cha thì từng trải, bao dung. Lời con thì ngây thơ, bồng bột. Một tiếng nói điềm đạm của kinh nghiệm đời. Một tiếng nói say mê nhiệt tình của tuổi bé thơ. Ban đầu mới chỉ là nỗi băn khoăn thơ trẻ, là nỗi tò mò của đứa bé lần đầu ra biển. Đôi mắt nhìn thế giới này đầy mới lạ, cái gì cũng muốn biết, muốn hỏi:

Nghe con bước lòng vui phơi phới Con bỗng lắc tay cha khẽ hỏi:

Cha ơi!


Sao xa kia chỉ thấy nước, trời


Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó? Cha mỉm cười xoa đầu con nhỏ

Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa Sẽ có cây, có cửa, có nhà

Vẫn là đất nước của ta


Nhưng nơi đó cha chưa hề đi đến.


Song việc đối thoại không dừng ở đó, cuộc đời cũng không dừng ở đó. Lớp trẻ đâu chỉ muốn biết mà còn muốn đến. Người cha đem đến cho con một tầm nhìn cũng đã khơi dậy trong con một khao khát. khao khát ấy bừng lên và vươn cánh:


Cha lại dắt con đi trên cát mịn Ánh nắng chảy đầy vai,


Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời Con lại trỏ cánh buồm xa nói khẽ:

Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé, Để con đi…

Bài thơ kết lại bằng những suy nghĩ độ lượng đầy ân tình của người cha. Đứng ở ranh giới của bờ và biển, người cha ấy hiện ra một điều giản dị mà linh thiêng của cha con và của sự sống:

Lời của con hay tiếng sóng thầm thì


Hay tiếng của lòng cha từ một thời xa thẳm? Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận

Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con.


Vậy là trên bờ biển kia đã diễn ra một cuộc chuyển giao đầy quan trọng. Bờ biển - chân trời đã thành một mô hình khái quát của cuộc đời. Bờ là điểm dừng của cha đã thành vạch xuất phát của con, cũng đang là điểm tựa cho con. Chân trời là cái đỉnh chung, đã tắt lịm trong khao khát của cha, giờ lại bừng lên trong khao khát của con, cứ thế mà cuộc đời đi lên phía trước, cứ thế mà sự sống bừng lên. Những cánh buồm sẽ cứ nối tiếp nhau, không ngừng nghỉ, không nguội tắt.

Hoàng Trung Thông có một chùm thơ hết sức riêng tư đầy tình thương nhưng cũng đầy trách nhiệm đó là các bài: Thơ cho con, Dặn con. Riêng trong Dặn con gồm ba bài thơ nhỏ, mỗi bài là một lời khuyên cũng là mong muốn của cha mẹ đối với con cái: Lời thơ giản dị mà ý thơ sâu xa:


Con ơi con, từng bữa lớn lên


Con hãy tập mắt quen nhìn ánh sáng.


(Nhìn đêm)


Cười lên nhé con ơi đừng khóc Dù nỗi đau xé thịt da con

Ai chẳng có một lần răng mọc Răng sữa rồi đến lượt răng khôn.

(Răng mọc)


Trên hai mảng thơ viết về nông thôn và miền núi, Hoàng Trung Thông đã hòa nhập vào trong cuộc sống, từ cảnh sắc thiên nhiên đến tấm lòng con người. Cũng vì thế, trong thơ ông ngoài chất liệu phong phú chân thực của đời sống, ông đã nói đựoc tình đời, tình người qua một số nhân vật gần gũi, quen thuộc của làng quê. Hoàng Trung Thông có những câu thơ hay về bà mẹ Việt Nam, bà mẹ kháng chiến ân cần chào đón bộ đội về làng.

Mẹ già bịn rịn áo nâu


Vui đàn con nhỏ rừng sâu mới về.


(Bao giờ trở lại)


Bà mẹ La Văn Cần với cảnh nhà một mẹ một con đơn chiếc: “Một mẹ nhà sàn nương bóng núi, con đi bộ đội mười ba năm”. Bà mẹ Bường ở Vĩnh Linh với mái tóc bạc phơ kiên trì bám trụ giữa một vùng đầy bom đạn, khiến nhà thơ xúc động xót xa:

Mẹ ơi, mẹ làm sao đứng nổi


Giữa tháng ngày dài dằng dặc đạn bom?


….Trên chiếc nong, mẹ mời tôi chén nước


Chén đau này tôi biết uống làm sao.


(Mẹ Bường)


Hình ảnh bà mẹ trong thơ Hoàng Trung Thông bình dị mà cao đẹp mang rất rõ những phẩm chất truyền thống của người mẹ Việt Nam.

Càng về cuối đời thơ Hoàng Trung Thông càng nghiêng về cảm hứng trữ tình. Thơ ông lúc này đậm đà tình yêu cuộc sống vất vả bộn bề đang chuyển biến đi lên, tình yêu những cảnh thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng. Bên cạnh đó cảm hứng về thế sự, tình người cũng thành một mạch thơ đáng chú ý. Ở nhiều bài thuộc mảng thơ này của Hoàng Trung Thông thấy xuất hiện trạng thái “bâng khuâng”, “trầm ngâm”, “ngẫm nghĩ”. Dường như thơ ông lúc này chứa chất nhiều tâm trạng hơn, thích im lặng chứ không ưa đưa đẩy lắm lời. Trong tâm hồn nhà thơ giờ đây có cả nắng và mưa, có cả mùa hạ nóng và mùa đông lạnh. Đó cũng là qui luật tự nhiên của đời người. Càng sống nhiều càng đến gần tuổi già, càng hay chiêm nghiệm, ngậm ngùi và thấm thía buồn đau:

Không thể hết được đâu


Có thể em lãng quên như chiếc lá kia thu đến bỗng ngả màu Nhưng đêm sâu nào ngăn được chùm hoa đỏ

Cứ cháy mãi khát khao ngày đó


Chẳng chịu khép cánh mềm trong tiếng ve ru…


(Không thể hết được đâu)


Quả là xã hội và lòng người trong những năm ấy có không ít cuộc đời dù nghiệt ngã đến đâu cũng “không thể hết được đâu” những khát vọng sáng tươi mà mình hằng ôm ấp.


Càng về cuối đời thơ Hoàng Trung Thông càng nhận ra và chấp nhận “tình yêu và hy vọng. Dằn vặt và mơ ước. Hò hẹn và đợi chờ. Cuộc đời là thế đó” (Là thế). Thỉnh thoảng người đọc lại gặp ở ông trạng thái tỉnh tỉnh say say, “nhìn mặt trời tưởng là mặt trăng”, “sáng tối nào hay”. Những lúc ấy thơ ông như “chếch choáng” mà biết bao tâm sự ruột gan (Ngày, Mắt tôi, Gió và sương, Mặt trời ).

Có người nhìn giọt mưa thành hạt ngọc nhưng riêng Hoàng Trung Thông lại thấy “từng giọt thánh thót, từng giọt lệ đời”. Và ông thốt lên:

Anh làm sao đếm xiết

Sự khổ đau, sung sướng của đời người.

(Mưa rơi)

Có lẽ, vì thấm hiểu cõi đời nên Hoàng TrungThông càng yêu thương con người. Vẫn là những con người nghèo túng, vất vả như người quét lá, người bơm xe. Vẫn là người vợ tần tảo biết yêu thương và chịu đựng. Những bài thơ Tặng vợ, Dặn vợ trong những tập thơ sau cùng của ông thật sâu nặng tình nghĩa và lắm lúc tự cảm, tự cười cợt đến xót xa. Cất chén rượu thưởng trăng, nhớ bạn mà thương người và tự thương mình. Có khi nhà thơ đã than thở:

Tôi muốn uống rượu trong Lại phải uống rượu đục Chao! sông cũng như người Có khúc và có lúc.

(Tứ tuyệt)

Lòng biết ơn cuộc đời, yêu thương con người trong thơ Hoàng Trung Thông vì thế càng về cuối đời càng sâu sắc, thắm thiết hơn:

Và ta yêu cuộc đời

Ngày đăng: 02/02/2023