Con Người Với Những Tính Cách Đặc Biệt Điển Hình Nam Bộ


hiện mạnh mẽ khát vọng sống như những cô gái tên Lài (Ngôi mộ chôn đứng), cô Ngó (Chuyện tình người thường dân), Nhung (Vạch một chân trời), Xí Vĩnh (Bà Chúa Hòn), Huệ (Yêu cho được), Hồng (Con cá chết dại)

Đề cập đến những nhân vật phụ nữ, ngòi bút nhà văn luôn thể hiện tấm lòng trân trọng, đồng cảm với từng số phận của mỗi nhân vật của mình. Số phận bi thảm của người phụ nữ trong sáng tác Sơn Nam phần lớn đều bị chi phối bởi đời sống tình cảm. Họ là những con người vừa mang những đức tính quý báu của người phụ nữ miền Nam hiền hòa, tốt bụng nhưng cũng vô cùng kiên cường, gan góc trước những thử thách cuộc đời cũng như trước kẻ thù hung tợn, hay bọn thực dân xấu xa, tàn độc… Với tài năng của mình, Sơn Nam đã có công tái hiện lại số phận bi thương của người phụ nữ miền Nam thời khẩn hoang.

3.2.1.3. Người trí thức với sự cùng quẫn bế tắc

Số phận người trí thức miền Nam đương thời cũng được Sơn Nam lưu ý. Nhân vật trí thức là đề tài quen thuộc trong văn học Việt Nam. Người trí thức là người có kiến thức, tài năng, nhân cách và cá tính sáng tạo. Ở bất cứ thời đại nào, người trí thức cũng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển và tiến bộ của xã hội. Họ để lại dấu ấn cá nhân của mình ở những biến chuyển lớn lao của đất nước. Từ xưa đến nay trong văn học, hình tượng người trí thức thường xuyên được các nhà văn tập trung phản ánh. Tuy nhiên mỗi thời đại có mẫu nhân vật trí thức khác nhau. Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu có mẫu người lý tưởng theo quan niệm của Nho giáo chính thống kết hợp với quan niệm của người dân Nam Bộ thế kỷ XIX. Trong văn học lãng mạn xuất hiện hàng loạt nhân vật trí thức Tây học, họ đã đấu tranh chống lễ giáo phong kiến để giải phóng cá nhân và tự do hôn nhân nhưng rồi họ thỏa hiệp hoặc tiến đến những mối tình lãng mạn nhưng bế tắc như Nửa chừng xuân, Đoạn tuyệt… của Tự lực văn đoàn. Đến giai đoạn văn học hiện thực phê phán thì nhân vật trí thức mới được phản ánh chân thực hơn. Ngô Tất Tố có Lều chòng viết về số phận người trí thức trong khoa cử của chế độ phong kiến, Nam Cao có hàng loạt tác phẩm đề cập đến người trí thức Tây học như Trăng sáng, Đời thừa, Sống mòn… Những tác phẩm đề cập đến bi kịch tinh thần của những trí thức sống trong cảnh tù túng bần cùng. Cùng thời với Sơn Nam, ở miền Nam cũng nhiều tác giả đề cập đến nhân vật trí thức nhưng theo cách khác nhau. Trang Thế Hy là nhà văn có số lượng phản ánh nhân vật trí thức khá nhiều, nhưng khác với Sơn Nam, nhân vật trí thức của Trang Thế Hy phần lớn là người sống ở thành thị ồn ào náo nhiệt. Bình Nguyên Lộc xây dựng nhân vật trí thức thành thị hồn nhiên, đáng yêu, có pha chút trầm tư, Lý Văn Sâm thường


viết về những chuyện thường nhật, những nỗi cơ cực của những nhân vật trí thức thành thị… Sơn Nam không mô tả những người trí thức cộng tác với Pháp như thầy phán, thầy thông, thầy ký mà thường là những con người bình dân, sinh ra và lớn lên từ đồng ruộng hoặc dân nghèo thành phố. Số lượng trí thức không nhiều so với số lượng người nông dân nhưng trong mỗi số phận những người trí thức đều có bóng dáng của chính bản thân và của cả một thế hệ nhà văn miền Nam. Những người trí thức của nhà văn khá đa dạng, họ là nhà giáo, nhà văn, nhà thơ, nhà báo, thư ký công ty dệt may… dưới thời thực dân Pháp và chế độ cũ miền Nam trước 1975. Các sáng tác viết về người trí thức tiêu biểu: Hình bóng cũ, Chim quyên xuống đất, Chuyện tình một người thường dân, Truyện ngắn của truyện ngắn

Hình ảnh người trí thức trong tác phẩm Sơn Nam được tác giả mô tả với sự đồng cảm. Họ là những nhà văn có lý tưởng, có ước mơ đối với nghề nghiệp “Người viết văn bị bắt buộc soi gương đối bóng với hồn ma cũ, hồn ma của ông Hàn Thuyên, ông Nguyễn Du, ông Phan Bội Châu” [7a; 76]. Có khát vọng viết được những tác phẩm để đời, được mọi người biết đến, vượt qua hàng rào của không gian và thời gian, giúp cho người đời sau “Văn học ít ra phải được cả một vùng, một nước chú ý (….). Nghĩa là phải được đánh giá cao ở thôn quê lẫn thành thị (…). Lắm khi vượt thời gian” [13a; 274]. Theo họ, những gì viết ra phải đánh động đến tâm hồn người đọc, giúp con người tốt lên “Thơ nói riêng và văn học nói chung chỉ dùng chữ a, chữ b ráp lại (…) thế mà đánh động đến tiềm thức” [13a; 275]. Do vậy, điều viết ra phải được cân nhắc một cách cẩn trọng, không vì miếng cơm manh áo mà vội vàng viết những gì không giá trị “viết gấp rút thì lại không tròn” [7a; 117]. Còn người giáo viên phải là người có lương tâm, trách nhiệm, sẵn sàng “khai sáng” cho đồng bào dù ở tận cùng tổ quốc mà không nề hà hay tính toán thiệt hơn. Trong Chim quyên xuống đất, Sỹ và đồng nghiệp như giáo Kiến, Liễu Hương bỏ nhiều công sức làm công tác truyền bá chữ quốc ngữ ở những vùng sâu, vùng xa. Họ đã hy sinh rất nhiều công sức, tiền bạc để làm công việc có ý nghĩa. Họ đi đến những vùng đất cực Nam tổ quốc xa xôi để khai sáng cho người dân mù chữ “vùng Hương Mai và suốt tận mũi Cà Mau (…). Với số tiền sẵn có, tôi giúp đồng bào xây cất những lớp học đầu tiên” [4a; 272].

Nhưng cuộc sống của họ thật vô cùng khốn khó: nghèo đói, bệnh tật. Sỹ mang căn bệnh lao phổi trầm kha không cách nào chữa được của những trí thức nghèo giai đoạn đó “mình mẩy rêm nhức, mệt mỏi… Cơn thổ huyết từ chiều hôm qua (…) mớ huyết đỏ phun ra như cắt cổ gà nhuộm màu nâu sậm dưới đất” [4a; 275]. Những lo toan hàng ngày: lương không đủ sống, tiền ăn, tiền thuốc, tiền sinh hoạt… vấn đề


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 296 trang tài liệu này.

“cơm áo gạo tiền” như “ghì sát đất” những thân phận bọt bèo của trí thức nghèo. Thầy giáo Sỹ đã cáu giận với Liễu Hương khi cô tỏ vẻ quan tâm về bệnh tình của anh “Thuốc đâu mà uống. Tiền bạc không có. Đừng bày đặt xã giao với tôi” [4a; 281]. Những người thầy giáo nghèo, ngoài đi dạy còn có thể làm những việc khác để nuôi bản thân và gia đình “Tội nghiệp thầy này, nghèo quá mức, hàng ngày đôi khi học trò thấy thầy làm phu xe kéo, đội nón lá” [13a; 40]. Nhà văn Tấn trong Truyện ngắn của truyện ngắn luôn phải lo lắng vì sinh kế, đã luôn luôn tự răn mình khi kiếm miếng ăn trong thời buổi khó khăn, loạn lạc “Rủi mà tờ nhật báo mình đang cộng tác (…) đóng cửa (…). Nên bám lấy miếng ăn.” [7a; 94]. Nhà văn Dương Tử Giang muốn xuất bản tờ báo của riêng mình nên không ngại làm đủ mọi việc để báo được in ấn, được mọi người đánh giá là giỏi “làm báo chạy”: chạy tìm người viết, chạy đọc bản thảo, chạy nghe và trả lời điện thoại, chạy tìm nhà in, chạy tìm người bán giấy, chạy tìm “cặp rằng”, chạy tìm nơi ăn, chốn ở… nhưng khi “cởi áo vét ra, rò là thảm hại, để lộ cái áo sơ mi trắng đã rách phía sau lưng một lằn dài” [13a; 311].

Không chỉ vì miếng ăn, họ còn mang tâm trạng thất vọng vì thời cuộc, vì cuộc sống không có ý nghĩa, Hảo – một người bạn chí cốt, tốt bụng và cũng là người thành công trên đường học vấn hơn Sỹ nhưng cuộc đời cũng mòn mỏi, tù túng, buồn chán với công việc thư ký hãng may của mình vì đồng lương ít ỏi, vì công việc nhàm chán “Nhiều lần túi trống rỗng, anh cũng thích đi, đi mãi (…) tìm trong cuộc đời đáng chán này những phút không đáng chán” [4a; 406]. Hoặc họ trốn tránh thực tại để chìm đắm trong văn chương, trong những cơn mộng tưởng của riêng mình, nhân vật Sỹ bị ám ảnh bởi một đoạn tản văn của nhà văn Pháp vì nó phù hợp với tâm trạng lãng mạn và mơ mộng của anh, lấy nó làm điểm tựa tinh thần cho bản thân khi anh sống trong tình hình đất nước rối ren, nhiễu loạn “Đoạn văn ấy là cái vốn – là chỗ nương tựa của tôi vì tôi không ưa chính trị” [4a; 495]. Hoặc họ ý thức được nguyên nhân của sự đói nghèo, khổ sở, thất học của người dân là do những kẻ xâm lăng “bị Pháp đô hộ, giam cầm. Học trò nhỏ ở nước mình thiếu quần áo. Nơi thôn quê, thiếu trường học, dốt hơn 90%” [4a; 495] nhưng họ bất lực trước tình thế bất ổn của đất nước, sự rối ren của xã hội, sự bế tắc của người dân trước chính sách “ngu dân” của kẻ thù.

Phong cách nghệ thuật Sơn Nam - 10

Sơn Nam đã phát huy tối đa vai trò người kể chuyện để người đọc khó mà quên nhân vật Ngọc - một thân phận buồn thảm khác, anh là một thầy giáo truyền bá chữ quốc ngữ như Sĩ, như Giáo Kiến, giáo Tư… nhưng vì lòng tham, sự ích kỷ mà bắt tay với thực dân Pháp ghi tên đồng nghiệp vào sổ đen để Pháp theo dòi và bắt bớ. Cuối cùng những đồng nghiệp của anh ta người thì phải bỏ xứ tha phương và chết


trên đất khách quê người như giáo Kiến, người thì vẫn trượt dài trên đường trốn tránh và cay đắng vì sinh kế như Sỹ. Cuối cùng chính anh bị gia đình ruồng bỏ, bạn bè, đồng nghiệp xa lánh, hàng xóm rẻ khinh bởi cái tiếng “việt gian”, “phản quốc”... Chút tri thức còn lại khi anh cứu bạn khỏi nhà giam của và thốt ra những lời hối hận nghe sao bùi ngùi chua xót “Tao ước được vô đội Thần Phong. Nhưng nếu cắt tóc, cắt móng tay thì tao gởi về đâu? Ai lãnh? Cha mẹ tao từ bỏ tao lâu rồi” [4a; 507]. Cùng với thủ pháp trên, nhân vật “tôi” trong Hình bóng cũ cũng gây ấn tượng đặc biệt. “Hình bóng cũ” là tác phẩm được các nhà lý luận phê bình đánh giá là tác phẩm “văn học hiện thực phê phán” thời bấy giờ vì đậm chất hiện thực của nó. Thi sĩ Hoài Hương chuyên làm những bài thơ “đồng ruộng” để gửi các báo Sài Gòn rồi chờ đợi tiền nhuận bút không bao giờ đến. Cuối cùng vì những tờ giấy bạc “một trăm” mà cam tâm làm “bồi bút” cho vợ chồng Hai Nhan – một tên cường hào ác bá, dựa vào thế lực của ngoại bang giết người cướp đất của nông dân. Hắn lợi dụng sự thất nghiệp và đói nghèo của Hoài Hương buộc nhà thơ dùng ngòi bút để “anh hùng hóa” một kẻ xấu xa độc ác như hắn trở thành một nhân sĩ có lòng yêu nước; xuyên tạc sự thật, đem tội ác đổ hết tội lên đầu thần thánh. Nhân vật Hoài Hương không hiếm đối với xã hội bấy giờ, vì đồng tiền, vì sinh kế mà “bán lương tâm, bán linh hồn” cho quỷ dữ với suy nghĩ thực dụng “Họ có thiện chí giúp tôi về sinh kế, tại sao tôi chưa chịu cảm thông?” [12a; 379]. Sơn Nam cứ nhẩn nha kể chuyện, nhẩn nha nêu lêu lên các tình huống truyện, dần dần bộc lộ những tâm tư tình cảm của con người cũng như tính cách nhân vật. Đặc điểm này còn được thể hiện qua các tác phẩm khác: để tránh sự truy đuổi của thực dân Pháp, những người trí thức yêu nước “bất hợp tác với kẻ thù” phải trốn chui, trốn nhủi vào đồng không mông quạnh như giáo Kiến, lên Sài Gòn tìm đường sống như Sỹ (Chim quyên xuống đất), chạy đến Sở Thượng để tránh đội truy lùng của Tây của “Tôi” (Ngó lên Sở Thượng), phải thường xuyên di chuyển, lẩn trốn vào rừng U Minh dày đặc và tối tăm (Chuyện năm xưa). Con người trí thức trong các sáng tác của Sơn Nam đều có những số phận không may mắn, cuộc đời tẻ nhạt, bế tắc: cuộc sống vật chất thiếu thốn, thế giới tinh thần bị tù túng. Đó là những tấn bi kịch của người trí thức dưới chế độ chính sách cai trị của thực dân Pháp. Các sáng tác của Sơn Nam viết về người trí thức qua các chặng đường phát triển từ Hình bóng cũ (1963), Chim quyên xuống đất (1963) đến Người bạn triệu phú (1971), Chuyện tình một người thường dân (1990), Truyện ngắn của truyện ngắn (1996) hay một số truyện ngắn như Chuyện năm xưa, Ngó lên Sở Thượng… tư tưởng nghệ thuật đều nhất quán, thể hiện lý tưởng của một cây bút luôn có trách nhiệm với xã hội, với con


người… Nhân vật trí thức trong sáng tác Sơn Nam đều thấp thoáng bóng dáng của nhà văn cũng như một lớp người trí thức Nam Bộ trong một giai đoạn khó khăn của đất nước. Có thể nói đây không phải là sáng tạo riêng của Sơn Nam nhưng rò ràng với vai trò người kể chuyện của mình, nhà văn đã xây dựng nên nhiều nhân vật có sức thu hút đặc biệt.

Qua quan sát cách nhìn vấn đề, cách nghĩ, quan niệm về sự việc của Sơn Nam trong các sáng tác, chúng tôi cho rằng ông đã thành công trong cách tìm tòi thể hiện cuộc đời, con người với những hoàn cảnh, số phận riêng. Sơn Nam đã phát huy tối đa khả năng của ngòi bút trữ tình, mẫn cảm để đi sâu vào từng mảnh đời đau thương và bất hạnh của từng nhân vật. Sử dụng thủ pháp này nhà văn có điều kiện lách sâu vào ngò ngách tâm hồn của mỗi cá nhân con người mở ra khả năng chiếm lĩnh hiện thực đời sống. Đây cũng là thể hiện nét tài hoa riêng biệt của nhà văn. Nó giúp người đọc yêu mến trân trọng những con người đã hy sinh rất nhiều trong công cuộc mở nước đồng thời còn thể hiện nét độc đáo riêng biệt của cá nhân nhà văn Sơn Nam

3.2.2 Con người với những tính cách đặc biệt điển hình Nam Bộ

3.2.2.1. Con người dũng cảm, gan góc và mưu trí trong quá trình Nam tiến và chống ngoại xâm

Đồng bằng sông Cửu Long được chia làm hai vùng với những đặc điểm khác nhau: Một là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi, nhiều kênh rạch, đất đai màu mỡ; hai là vùng đất úng lụt, ngập phèn và chịu ảnh hưởng nặng nề bởi nước biển tràn vào. Sơn Nam đã thể hiện rất chân thực và sinh động với hai đặc điểm đó trên những trang văn về miền Tây đất mẹ. Trong tác phẩm của ông, người đọc dễ dàng nhận thấy sự xuất hiện của những vùng đất như Cần Thơ, Hậu Giang, An Giang, miệt Bảy Núi, Ba Thê, và đặc biệt là khu vực U Minh Thượng và U Minh Hạ nơi giáp hai tỉnh Cà Mau và Kiên Giang. Trong quá trình khai phá và xây dựng cuộc sống trên vùng đất mới, con người buộc phải tìm phương cách để tồn tại trên mảnh đất còn hoang sơ, tất yếu đã tạo ra những con người thích ứng với hoàn cảnh. Từ đó bộc lộ được tính thông minh, khôn khéo, gan dạ và dũng cảm của con người miền Nam trên vùng đất còn hoang hóa. Nhưng trong gian khó con người càng được tôn vinh, trân trọng như những người anh hùng trong công cuộc chinh phục thiên nhiên và xây dựng mảnh đất mà họ khai phá.

Sơn Nam mang những kiến thức phong phú mà ông gom góp, chắt chiu trong cuộc đời rong ruổi. Ông đã mô tả cuộc sống và những trải nghiệm của những con người tham gia công cuộc khẩn hoang bền bỉ và gian khổ của người nông dân. Ở mặt này Sơn


Nam rất gần với Bình Nguyên Lộc, nhà văn “Con nai hiền Bình nguyên” cũng từng miêu tả lại cuộc chiến đấu với thiên nhiên, lấn biển để giành đất sống của những conngười ở vùng đất mới (Rừng mắm). Tuy nhiên, số lượng tác phẩm viết về đề tài khẩnhoang của ông không nhiều so với nhà văn “miệt vườn”. Ngòi bút Sơn Nam say mê môtả việc khai phá đất hoang, công việc đôi khi chỉ là một người đảm nhận như nhân vật Ba Hò trong Ngày xưa tháng chạp đến vùng đất mới không một bóng người phá rừng, đốn củi. Một tay ông khai phá và tạo lập cả cánh đồng mênh mông, rộng lớn rồi sau những giờ lao động mệt nhọc, ông đã “ngồi một mình hát với bụi, với rừng”. Chim chóc, cây cỏ, ruộng đồng như nghe được tiếng hát như đồng tình với con người. Ba Hò cũng như những cư dân đầu tiên của vùng đất Nam Bộ này đã mạnh mẽ vượt qua những khó khăn, khắc nghiệt của đất đai thổ nhưỡng, của muỗi mòng, vắt đỉa, sấu, cọp… để thích ứng với môi trường tự nhiên, họ biết chọn lựa những không gian phù hợp để ổn định và phát triển cuộc sống. Đôi khi con người cũng phải xuôi theo tự nhiên để tồn tại. Trong Ông Bang cà ròn, Tư Én làm nghề nhổ bàng ở Xóm Sóc Xoài, Hòn Đất đã sử dụng kinh nghiệm rút ra từ thực tế của mình để đối phó với loài vật hung dữ và dòng nước chưa được thuần phục. Lão Ngượt hướng dẫn cho Hai Cần, chàng trai mà ông cưu mang vượt qua nhưng khúc sông với những cuốn nước xoáy, nước chảy ngược hay chỗ giáp nước để đi hỏi vợ cho anh (Vẹt lục bình). Kinh nghiệm đi lại trên sông bao nhiêu năm được truyền lại đã giúp con người nơi đây tồn tại và tiếp tục khai phá thêm nhiều vùng đất mới. Họ đối mặt với thiên nhiên không chỉ bằng kinh nghiệm mà còn có lòng dũng cảm, trí thông minh và ý chí kiên cường.

Nhân vật Năm Hơn trong Bắt sấu rừng U Minh Hạ đã một mình bắt con cá sấu hung dữ mà chính quyền và súng đạn của Tây đều bất lực, Năm Hơn giản dị tuyên bố “Tôi đây không có tài gì hết, chẳng qua là biết mưu mẹo chút ít” [14a; 88]; Hành động của ông Năm Tự trong tư thế chênh vênh, hiểm nguy, có lúc tưởng như kề cận với cái chết khi tấn công con heo dữ trong Con heo khịt là một tư thế của người anh hùng chống lại sự dữ dội của tự nhiên “Ông Năm Tự quỳ xuống, hay tay nắm chặt cây mác” [14a; 260]; Chú Tư Đức trong Sông Gành Hào “một mình đối phó với hai con cá sấu. Tình thế của chú Tư Đức càng nguy nan!” [16a; 198] nhưng chú vẫn không tỏ vẻ nao núng, chú muốn tỏ rò cho xếp Tây là kiểm lâm Rốp phải xem trọng mình, thán phục tài năng của người Việt. Khi được đề nghị ban thưởng, chú cười, trả lời đơn giản “Vì đất nước chớ đâu vì danh lợi. (…) công việc của tôi đã làm tròn” [16a; 201].

Trong cuộc chiến đấu với cường quyền thời khẩn hoang. Có những kẻ dựa vào


thực dân Pháp, lợi dụng, bóc lột người nông dân “thấp cổ bé họng”. Thừa – cô gái trẻ trong Hình bóng cũ, đã dũng cảm chỉ mặt lên án kẻ cướp đất, cướp ruộng của nông dân. Hành động tự phát của cô vừa để bảo vệ mảnh đất của mình vừa tuyên chiến với thế lực đồng tiền, quyền lực dựa vào thực dân cũng như thần quyền bấy giờ. Hành động kiên quyết và anh dũng ấy đã tạo động lực cho biết bao lưu dân sẵn sàng hy sinh thân mình giữ đất đai mà họ đã bỏ công khai phá. Trong Bác Vật xà bông, ở vùng xẻo Bần, ông bác vật X, thường gọi là dượng Hai, đến xây nền đúc, cất nhà, dùng kiến thức khoa học để làm xà bông, có thể so với hàng Tây. Dân Xẻo Bần rình và trộm công thức của ông để tự chế tạo cho riêng mình, chỉ một thời gian sau “Xà bông ở ngọn Xẻo Bần được tung ra khắp thị trường Hậu Giang” [14a; 81], có thể cạnh tranh với loại xà bông ở các vùng khác, đơn giản với ý nghĩ “làm cho dân giàu, phát triển nội hóa” [14a; 81]…

Trong bối cảnh thời khẩn hoang, người phụ nữ cũng được nhà văn nhắc tới với tấm lòng yêu mến và trân trọng. Cô Tư Hạnh trong Ăn to xài lớn là một phụ nữ, trẻ, mạnh mẽ sống tự do, phóng khoáng như đàn ông, con trai. Biết tự nuôi sống và bảo vệ chính mình, cô “biết cầm roi, đánh quờn. Hằng ngày, cô chăm sóc rẫy, khóm, hễ gặp rắn hổ là túm ngay cổ hoặc nắm đuôi rắn, cầm quay tròn” [14a; 27]. Có lẽ vậy mà không ai dám tới chọc ghẹo hay buông lời ong bướm dù cô sống một mình tại một căn chòi không vách che cả bốn bên, sát mí rừng tràm hoang vu và bí hiểm. Cô Huôi trong tiểu thuyết Bà Chúa Hòn là một người con gái nông thôn nhưng thông minh, tài năng, xinh đẹp. Cô đã lọt vào mắt Ông Chúa Hòn, ông lấy cô làm vợ, khi Chúa Hòn chết, cô nghiễm nhiên trở thành Bà Chúa của xứ Hòn Chông oai phong, kiên định và tài giỏi. Nhưng cô vẫn giữ được tấm lòng nhân hậu, bản tính thương người của người lao động, thường xuyên giúp đỡ người dân trên Hòn … được người dân yêu mến kính trọng “Vùng Núi Đất nghèo nàn nhưng là nơi phát tích của một bà Chúa Hòn hiền lành, uy nghi, có khả năng cảm hóa kẻ hung ác” [8a; 421]. Dù cô Tư Hạnh có nhièu tính xấu nhưng Cô Tư Hạnh và bà Chúa Hòn có lẽ là nhân vật tiêu biểu cho những loại phụ nữ khác nhau một thời “khẩn hoang” của dân Nam Việt mà nhà văn đã cố công xây dựng.

“Thời thế tạo anh hùng”, qua thực tế khốc liệt của thời khai hoang lập ấp, những nhân vật như ông Thầy vò ở Quảng Nam, thầy Râu đuổi cọp không cần tượng đồng, bia đá đề tên trong Hết thời oanh liệt. Anh Tư Bình Thủy, Tư Châu Xương (Nhứt phá sơn lâm), Chú Tư Đức (Sông Gành Hào), Năm Hên (Bắt sấu rừng U Minh Hạ), Năm Tự (Con heo khịt)… đều là những người dân cơ cực, nghèo khổ nhưng


cũng là những con người mang khí chất của con người Nam Bộ gan góc, dũng cảm. Những nhân vật anh hùng vô danh xuất hiện liên tục trên các trang văn của nhà văn, Sơn Nam đã thành công trong việc tái tạo con người kiên cường đi mở còi trong văn xuôi. Người đọc của bao thế hệ tiếp nối nhau sẽ biết ơn và tự hào về thế hệ cha ông đã bỏ mồ hôi, xương máu trong cuộc khai hoang mở còi vĩ đại của dân tộc ta.

Nghệ thuật kể chuyện của Sơn Nam trong tác phẩm văn xuôi cũng được phát huy cao độ. Chúng là những nét phác thảo vẽ lên ý chí quật cường, đấu tranh với thực dân xâm lược bảo vệ quê hương của người dân Nam Bộ, trong hoàn cảnh bình thường, tinh thần ấy được thể hiện qua những hành động giản dị. Tinh thần tự hào về đất đai, xứ sở đã ăn sâu và tiềm thức người dân Việt cũng chính là tình yêu đất, yêu nước. Trong Mùa len trâu, khi thím Tư Đinh tỏ ra bực tức với ông bà tổ tiên, chửi rủa đất nước mình vì cuộc sống cơ cực “Đất nước gì kỳ cục quá, cái xứ này…”, thì chú Tư Đinh đã nghiêm khắc nhắc nhở vợ “Nói bậy nữa đi. Đất của mình, nước của mình mà bà dám nguyền rủa hả?” [16a; 45]. Lòng yêu quê hương còn ẩn chứa trong những lời nói của người cha lo lắng khi gả con gái về xứ Cạnh Đền. Thương con nhưng vì hạnh phúc của con đành phải chấp nhận cho con đi xa “Từ bao nhiêu thế kỷ rồi trên đất mình có lắm người luống tuổi chịu cảnh sanh ly như ông Cả, cô Út. Để cho nước mạnh, dân còn” [15a; 47]. Đây không chỉ là lời nói của một người cha mà cũng là lời tâm huyết của tác giả đến với bao người dân Việt.

Khi thực dân pháp chiếm xứ Nam Kỳ làm thuộc địa, tinh thần quật khởi của người dân Nam Bộ được phát huy cao độ qua những biểu hiện trong cuộc sống hàng ngày. Mỗi nhà văn có cách thể hiện khác nhau: Vũ Hạnh sử dụng hình thức giả lịch sử để diễn tả lòng yêu nuớc, yêu quê hương; Dương Tử Giang và Lý văn Sâm viết về cuộc sống đô thị hay viết về kháng chiến bằng cách viết lách, viết ẩn để thể hiện lòng yêu nước… Một số nhà văn khác ở miền Nam cũng mượn hình thức như vậy. Khác với những nhà văn này, Sơn Nam đã mô tả những con người chung lưng đấu cật chiến đấu với kẻ thù để gìn giữ và bảo vệ quê hương. Tình nghĩa sâu nặng đối với mảnh đất miền Nam thấm đẫm xương máu, mồ hôi mà cha ông đã tạo dựng. Tình nghĩa đối với đất nước cũng chính là tình nghĩa đối với con người. Đây chính là nguồn lực lớn lao tạo nên sức mạnh chống ngoại xâm. Lớp cha ông ngã xuống, lớp con cháu đứng lên thay thế. Người sống không bao giờ quên người đã chết. Nghĩa tình gắn kết họ thành một làn sóng mạnh mẽ đứng trên cùng một chiến tuyến chống lại kẻ thù xâm lược.

Tình yêu đất nước và tinh thần quật khởi được tác giả khắc họa rất rò nét trong

Con ngựa đất Miễu Bà Chúa Xứ. Những tác phẩm điển hình cho lòng yêu nước

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/07/2022