Con Người Với Tính Nghĩa Khí, Hào Hiệp, Giàu Tính Thương Người


sâu nặng và ý chí kiên cường nhất của người dân Nam Bộ, ông Hương cả Binh và một số dân nghèo vẫn bám trên rạch Cái Cau “Thà chịu chết chứ không rời khỏi cái nhà này, con rạch này. Sáng mai tụi Tây giỏi thì tới…” [14a; 81]. Lý do thật đơn giản “Con người từ sanh hữu mạng. Họ biểu bác rời khỏi nhà (…). Bác đâu phải Việt gian mà xấu hổ” [14a; 268]. Hình ảnh con người sống không rời quê hương, chết cũng trên mảnh đất quê nhà, cái “chết vinh hơn sống nhục” không xa lạ với với những người dân miền Nam, họ chọn cách sống theo tinh thần của những nghĩa sĩ chống Pháp của những ngày đầu chống Pháp “Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia” (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Nguyễn Đình Chiểu). Trong Miễu Bà Chúa Xứ, một buổi trưa mùng bảy tháng chạp 80 năm về trước, Tây cho rằng xóm Gò Mả Lạn đều là nghĩa binh của Nguyễn Trung Trực nên bao vây và giết sạch cả xóm, nhân vật Tư Đạt bấy giờ là một đứa trẻ chăn trâu, người duy nhất may mắn thoát chết. Ông nhớ lại “Người chết quá nhiều. (…). Ban đầu còn bó thây bằng chiếu, mỗi hầm chôn một người. Sau cùng, cứ chôn chung một hầm, dù già trẻ, bé lớn” [15a; 309]. Từ đó, trong vòng mấy chục năm trời, đêm nào ông cũng thức để gặp gỡ, đối thoại với những oan hồn đã khuất. Lời kể nghẹn ngào như một lời lên án đanh thép với bọn thực dân cướp nước, cũng là tình yêu đối với quê hương xứ sở. Trong Chuyện năm xưa, nhân vật “Tôi” khi bị bắt cóc để làm người đại diện cho dân đã khẳng khái hỏi “Vậy thì để giúp nước tôi phải theo bọn Sài lang sao?” [14a; 213]; Cụ Tăng Liên “xót xa đến lặng người” vì “tủi nhục” và “đau đớn” khi trông thấy phần thưởng cho giải nhất đua ghe ngo của chùa cụ là một lá cờ tam sắc (Chiếc ghe ngo). Không những thế, trong sáng tác Sơn Nam, tác giả tập trung mô tả những con người chiến đấu chống ngoại xâm với “hào khí Nam Bộ” của cha ông như Nguyễn Trung Trực, Thủ Khoa Huân, Trương Định… Trong Hai mươi năm giữa lòng đô thị (Hồi ký tập 3), các cô gái trong tù mặc dầu bị tra tấn về thể chất, khủng bố về tinh thần nhưng thái độ ung dung, thoải mái cứ như ở nhà của mình. Thường xuyên bị bắt, đánh đập, điều tra… nhưng lúc nào cũng tỏ ra lạc quan, hồn nhiên “Phụ nữ chịu đựng gian khổ, lì lợm hơn đàn ông” [13a; 373]. Nhưng đáng nể nhất, đáng khâm phục nhất có lẽ là má Sáu ở Cà Mau. Bà bị bắt trong lúc đang hoạt động nhưng không hề biết sợ, lúc nào cũng ngang tàng, thách thức “… Không ăn, không uống cứ lo… đa tình!/ Tình là yêu nước non mình…” [13a; 374]. Thái độ của các cô, các chị, các mẹ miền Nam trong chiến đấu vô cùng dũng cảm. Đây phải chăng là tấm lòng yêu nước mạnh mẽ và tư thế tự tin, chủ động đứng trên đầu thù?

Sự kiên cường không phải chỉ người đứng trên đầu chiến tuyến, mà còn là


những nông dân nghèo làm ruộng rẫy, chân lấm tay bùn nhưng vô cùng gan góc. Trong Ở Chiến khu 9 (Hồi ký tập 2), nhân vật Xúc hiền lành, đằm thắm hàng ngày “không được học chữ cũng như học chánh trị’ nhưng “không ngờ nó gan lì tới cỡ đó” [13a; 254]. Tư thế không sợ kẻ thù, hành động quyết liệt trên đầu chiến tuyến chống quân xâm lược của những người phụ nữ Nam Bộ, không phải chỉ là hành động bộc phát mà là sự nung nấu của lòng căm thù, lòng yêu từng mảnh đất quê hương, đất nước… chúng luôn hiện diện trong tâm tưởng của những người dân Nam Việt. Sơn Nam đã khẳng định tình yêu sâu nặng và tinh thần bất khuất của con người Nam Bộ là tình yêu đất – nước, tiêu biểu là Miễu Bà Chúa Xứ, Con ngựa đất, Hòn Cổ Tron, Hồi ký...

Tinh thần yêu nước và ý chí quật cường của dân tộc là vẻ đẹp tồn tại mãi với thời gian. Đối với con người Nam Bộ trong sáng tác Sơn Nam, họ thể hiện lòng yêu nước, yêu quê hương khác nhau, yêu nước chính là yêu mảnh đất mà cha ông tạo dựng và nhiệm vụ của thế hệ nối tiếp sau phải gìn giữ và bảo vệ. Đối với kẻ thù xâm lược, người thì chọn cách đứng lên chiến đấu như Nguyễn Trung Trực, Trương Công Định…, nhưng người lại chọn cách bất hợp tác với giặc như cụ Nguyễn Đình Chiểu, một số người khác thể hiện lòng yêu nước bằng hành động giản dị nhưng kiên định… Sơn Nam đã “phát hiện” ra người Nam Bộ ngoài tinh thần đấu tranh chống ngoại xâm giành độc lập tự do cho quê hương xứ sở còn mang một ý thức bảo vệ quyền sở hữu mảnh đất mà chính tay mình bỏ công khai phá, chính tay mình tạo dựng rất cao. Họ hiểu rò công khó nhọc như thế nào để khai phá một vùng đất hoang nên có tính sở hữu chúng một cách mạnh mẽ là tất yếu. Điều đó giúp các thế hệ sau tiếp nối các thế hệ trước quyết tâm bảo vệ mảnh đất phương Nam không để kẻ thù xâm phạm. Những tác phẩm Sơn Nam đều nhất quán trong việc đem đến cho người đọc những cảm nhận về nét đẹp tuyệt vời của con người Nam Bộ trong cuộc đấu tranh với kẻ thù, bảo vệ xứ sở của người dân Nam Bộ trong công cuộc chinh phục thiện nhiên và mở rộng bờ còi.

3.2.2.2. Con người với tính nghĩa khí, hào hiệp, giàu tính thương người

Trong mối quan hệ giữa con người với con người trong tác phẩm Sơn Nam, người đọc dễ dàng nhận ra trong điều kiện tự nhiên: vùng đất mới khai phá, kênh rạch chằng chịt, biển cả trùng trùng, núi non điệp điệp… đời sống khá dễ dàng ở vùng sông nước đã tạo nên nếp sống phóng khoáng, không bị câu thúc bởi những thiên kiến nặng nề, cổ hủ của hệ tư tưởng phong kiến. Cư dân Nam Bộ sống trên vùng đất lạ, không bà con, thân thích, tính trọng nghĩa khinh tài của con người đã sớm nảy nở trên vùng đất này. Người Nam Bộ rất trọng nghĩa khí, xem tiền tài là vật ngoài thân. Người đi trước sẵn sàng giúp đỡ người đi sau, người có giúp người chưa có, người


định cư giúp người còn lang bạt, người mạnh nâng đỡ, che chở cho kẻ yếu. Ngay đối với người lầm lỗi, họ sẵn sàng tha thứ, chọn cách bỏ qua để cuộc sống bản thân và những người chung quanh được vui vẻ. Trong Bút ký về đồng bằng sông Cửu Long, Phan Quang nhận định rất chính xác về tính cách của con người miền Nam “hiếu khách trọng nghĩa khinh tài, tiêu xài rộng rãi là một đặc điểm “khác thường” được nhắc tới khi nói về tính cách con người Nam Bộ” [150; 441].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 296 trang tài liệu này.

Trọng nghĩa khinh tài là một nét đẹp trong văn hóa ứng xử của người dân miền Nam. Để tồn tại, người dân Nam Bộ ngoài tinh thần gan dạ, dũng cảm… thì tinh thần đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau đã bao trùm lên mối quan hệ trong cộng đồng mà họ cho đó là cái Nghĩa. Nghĩa chính là nghĩa khí, tình nghĩa, đạo nghĩa, giữa con người với con người, là cách ứng xử giữa con người với nhau cũng như giữa con người với thế giới chung quanh. Họ sẵn sàng giúp đỡ, cưu mang những người khó khăn hơn mình. Không cùng xứ sở, quê hương, xóm làng, không cùng bà con họ hàng… nhưng luôn với tư thế “thi ân bất cầu báo” với những những người được gọi là “tứ hải giai huynh đệ”. Đối với họ, tình luôn đi đôi với nghĩa. Khí là chỉ tâm thế sống của con người vì cái nghĩa mà có dũng khí, khí phách. Nguồn gốc cao đẹp của khí chính là xuất phát từ cái nghĩa, vì nghĩa mà hành động “Dấn mình vô chốn chông gai,/ Kề lưng còng bạn ra ngoài thoát thân… Lao xao sóng bủa dưới lùm,/ Thò tay vớt bạn chết chìm cũng ưng” (Ca dao). Họ thường lấy Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu là chuẩn mực đạo đức để noi theo: Sẵn sàng xả thân giúp đỡ người khác như Lục Vân Tiên, Hớn Minh; coi trọng tình nghĩa, thủy chung trước sao sau vậy như Nguyệt Nga, Tử Trực…

Tính nghĩa khí, hào hiệp thể hiện trước hết đối với những con người gần gũi xung quanh làng mạc, xóm giềng. Trong những sáng tác viết về những con người trên đường lập nghiệp gặp khó khăn phải nhờ sự giúp đỡ và cưu mang của người khác, cách xử sự đượm tính chân tình. Đối với xóm giềng, họ gắn bó, quí mến, giúp đỡ lẫn nhau “chín bỏ làm mười”, bỏ qua những hiềm khích. Thầy Hai rắn với thầy Năm Điền từng cạnh tranh gay gắt trong nghề nghiệp, nhưng khi nhìn thấy thầy Năm Điền với con Lài chết vì toa thuốc rắn, thầy Hai đau xót “Chờ cho thưa khách, thầy tới cầm tay nạn nhân mà ngửi rồi nước mắt thầy bỗng tuôn xuống” [14a; 197]. Những giọt nước mắt của nghĩa tình, của nhân tâm, của bao nhiêu điều ông chưa thể nói với người bạn đồng nghiệp khi còn sống không có dịp để nói. Và ông cũng từ bỏ nghề thầy rắn đã từng là niềm kiêu hãnh và cả đời gắn bó. Tấm lòng của thầy Hai Rắn chính là sự bao dung đối với những toan tính, đố kị, mánh khóe của Năm Điền nói

Phong cách nghệ thuật Sơn Nam - 11


riêng và của con người nói chung. Truyện ngắn Một cuộc bể dâu là một thông điệp mà Sơn Nam muốn ca ngợi lòng hào hiệp và tính thương người của người dân miền Nam. Giữa mùa nước lũ, trâu bò không có cỏ ăn, người chết không có đất chôn, cha thằng Kìm chết giữa biển nước mênh mông của vùng ruộng sạ tỉnh Long Xuyên, chú Tư Lập và ông bà Hai Bích đã sẵn sàng “chôn cất” chu đáo cho người chết và còn lập đàn cầu siêu cho “vong hồn bạc mạng”. Đối với họ trước lạ sau quen, khi được con gái hỏi về Hai Tam “Bà con làm sao?”, lão Sáu Hiền “gật gù” tâm đắc trả lời không do dự “Trời mà biết. Bà con một xứ, biết chưa?” [4a; 69]. Trong Tình nghĩa giáo khoa thư, với tình tiết đơn giản nhưng thấm đẫm nghĩa tình, câu chuyện kể về người phái viên báo Chim Trời ở thành phố từ một người đi thu nợ báo thiếu của anh nông dân Trần Văn Có lại trở thành Mạnh Thường Quân tặng cho anh Có mỗi kỳ một tờ báo làm kỷ niệm sau đêm trò chuyện về sách Giáo khoa thư. Sự giúp đỡ không tính toán của ông già Hy đối với Năm Hinh (Ngày hội ba khía), Ba Hò đối với thằng Tịnh (Ngày xưa tháng chạp), lão Ngượt đối với Hai Cần (Vẹt lục bình), ông Năm Lượng đối với Điệu (Vọc nước giỡn trăng), Sáu Hiền đối với Hai Tam (Vạch một chân trời)…cũng trên tinh thần hiệp nghĩa ấy. Họ là những người thuộc nhiều tầng lớp khác nhau với những hoàn cảnh, số phận khác nhau nhưng giống nhau ở tính cách “mộc mạc, bộc trực, chân thành, hòa hiệp, trọng nghĩa khinh tài…”. Ngòi bút Sơn Nam cũng thể hiện tấm lòng cảm phục người phụ nữ, trong Người tình của cô đào hát, bà bầu gánh hát Hoa Hồng không những nhân hậu còn trọng nghĩa tình, bị người yêu cũ – cũng là ông bầu nâng đỡ bà ngày xưa bôi nhọ, nhưng vẫn không lấy đó là phiền hay căm ghét mà luôn nghĩ đến tình xưa nghĩa cũ, thỉnh thoảng cho ông ta tiền và chào hỏi mỗi khi gặp mặt “Tôi giữ thể diện cho ông mà. Tôi biết nhờ cái chào của tôi mà ông có thể vay mượn thêm tiền bạc ở hàng xóm” [16a; 121]. Cô Huôi khi trở thành Bà Chúa Hòn oai phong nhưng luôn nghĩ đến cuộc sống của người dân trên Hòn, lấy tâm để đối đãi với dân chúng, lấy đức để cảm hóa tên ác quỷ đang tâm giết cả người “đầu gối tay ấp” của mình (Bà Chúa Hòn). Họ sẵn sàng cưu mang người thân cũng như người lạ. Khi cần, họ nhiệt tình giúp đỡ không tính toán. Điều này chính là một nét đẹp trong tính cách của người Nam Bộ.

Sơn Nam cũng trân trọng tính hào hiệp, nghĩa khí của phường “lục lâm thảo khấu”, Tư Hiền – thủ lĩnh Đảng Cánh buồm đen tung hoành từ Cà Mau đến Hà Tiên, gây rối cho tàu Tây và tàu buôn Hải Nam nhưng dứt khoát không phạm vào tài sản của dân chài vùng ven biển, đến khi ngọn roi của mình giết lầm người vô tội anh đã tuyên bố giải nghệ “Đây là lần đầu tiên trong đời anh đau đớn nhất, anh đã giết oan


người ta…” [15a; 70]. Quan niệm “Ăn cướp của Tây tà đem phân phát cho kẻ bần cùng” [15a; 119] là mục đích của nhiều đảng cướp; lão cướp biển Khăn Đen, vô tình giết cha thằng Mến nên cảm thấy ân hận, luôn quan tâm, giúp đỡ nó. Khi biết được cuộc đời nó sa đọa và không hạnh phúc, lão ngậm ngùi thương xót “lão Khăn Đen ứa lệ:/- Mình về đi núi Tà Lơn chơi. Tội nghiệp nó!” [10a; 395].

Tác phẩm Sơn Nam ngập tràn những cách ứng xử đậm đà tình nghĩa. Khác với rất nhiều nhà văn đã mô tả tính cách con người Nam Bộ nghĩa khí, trọng nghĩa tình, Sơn Nam đã nhìn thấy chiều sâu bên trong tính nghĩa khí của con người Nam Bộ một thời “khai sơn phá thạch” khi con người phải nắm tay đoàn kết để cùng tồn tại. Có người cho rằng “rừng của Sơn Nam có hương thơm”, thứ hương thơm quý giá của tình người đồng bằng sông Cửu Long. Tình nghĩa vốn là thứ giá trị quý báu của dân tộc ta từ bao đời, nó đi theo người khai hoang và ươm mầm nẩy nở trên vùng đất mới. Đánh giá về ý thức cộng đồng của người Nam Bộ, Trần Ngọc Thêm viết “Dù kinh tế hàng hóa có phát triển, người Nam Bộ, người Việt Nam vẫn coi trọng tính cộng đồng, yếu tố làng xóm vẫn được xếp vào yếu tố thứ hai trong thang bậc ưu tiên khi chọn nơi cư trú. Người Nam Bộ quan niệm: Nhất cận thị, nhị cận lân, tam cận giang, tứ cận lộ, ngũ cận điền” [178;1996]. Do những đặc điểm này tạo cho người Nam Bộ khá năng động, sáng tạo nhờ đó tạo ra nền kinh tế năng động miền Nam ngày nay.

3.2.2.3. Con người với tinh thần phóng khoáng, lạc quan

Trong sáng tác Sơn Nam, người nông dân Nam Bộ thời kỳ mở đất khai hoang, hay người trí thức Tây học sống trong điều kiện vô cùng khó khăn nhưng họ có một tinh thần lạc quan vô bờ bến và một niềm tin vào tương lai đáng ngạc nhiên. Họ sống đơn giản, vui vẻ, thoải mái, luôn tạo ra những niềm vui bình dị cho bản thân và cho người lân cận. Từ truyện ngắn, truyện dài đến hồi ký, bút ký… đều bộc lộ những cung bậc cảm xúc: vui, buồn, sầu bi, đau đớn nhưng luôn lạc quan, tin tưởng, tự tạo niềm vui trong cuộc sống… Họ là những người nghèo vật chất nhưng luôn ấm áp tình người, thủy chung son sắt trong tình yêu, chân tình, vui vẻ giúp đỡ lẫn nhau không phân biệt thân sơ… Cho dù cuộc sống có nhiều thay đổi, có những nỗi đau xen lẫn với những nỗi thất vọng… họ ít khi tỏ ra bi quan, chán nản. Trong Chuyện tình một người thường dân, dù trong hoàn cảnh ngặt nghèo, giặc Pháp đang truy đuổi, cuộc sống “ngàn cân treo sợi tóc”, người tình còn bị ràng buộc bởi tang chồng, hoàn cảnh bản thân vô cùng bi đát, nhân vật Phước vẫn có một niềm tin vào ngày mai “dành dụm, mượn tiền, cất căn nhà nhỏ vùng ngoại ô, cô Ngó lo buôn bán, mình ghi sổ sách cho nhà vựa (…). Ngày mai, mình bàn” [7a; 49 – 50]. Trong cuộc chiến đấu với kẻ


thù, đồng bào lấy được súng “đại bác thần công” gom về rừng U Minh, mọi người đều hồ hởi, lạc quan “Nó hư ta đem sửa lại, nay mai, sẽ dùng đó mà đánh (…). Một sự ngây thơ có chiều sâu, lạc quan” [13a; 176 – 177]. Thật vậy, chính sự ngây thơ nầy rất cần thiết vì nó là niềm tin của thế lực cách mạng đang lên.

Hiếm có tác phẩm nào miêu tả con người bị gục ngã hay tuyệt vọng trước những khó khăn của cuộc sống. Trái lại, trong những hoàn cảnh nghiệt ngã bao giờ họ cũng có một niềm tin vực họ dậy. Trong Cô út về rừng, vợ chồng ông Cả gả đứa con gái duy nhất về xứ Cạnh Đền xa xôi cách trở, đã mấy năm rồi không về thăm nhà để lại cho ông bà nỗi lo âu những ngày xế bóng khi nghĩ đến ngày “gần đất xa trời” không có người “phò giá triệu”, không có ai “rinh quan tài”, nhưng với tinh thần lạc quan, ông bà cũng thấy ánh sáng trong cái tương lai mờ mịt “Ông hiểu đời ông chưa đến mức đen tối, còn chút ánh sáng lập lòe trong tương lai vô biên, vô tận” [15a; 46 – 47]. Trong Mùa “len” trâu, hai vợ chồng chú Tư Đinh cho con trai là thằng Nhi đi “len” trâu, khi trở về từ một đứa trẻ ngoan nó trở thành đứa bé biết chửi thề, hút thuốc, xăm mình như những tay anh chị “giang hồ”. Trước tình hình đó, chú Tư Đinh không lấy làm buồn mà chỉ cho rằng đó là quy luật tất yếu, nó nhiễm tật xấu nhưng nó khôn lớn và trưởng thành hơn “niềm tin vào cuộc sống và tinh thần lạc quan của chú Tư Đinh cũng như của bao nhiêu người Nam Bộ khác” [16a; 46]. Nhân vật Tân (Những viên thuốc bổ) vì mua nhầm thuốc giả nhưng vì tiếc tiền nên đã nghĩ ra một biện pháp để tạm thanh toán “cái hiện tại ê chề” mà anh đang đối mặt “Đêm nay mình nấu nước trà, ăn thử một hoàn thuốc, ăn chơi như trẻ con ăn kẹo” [14a; 328]. Vương Chất (Ông thổ chủ) – người đàn ông ốm yếu bệnh tật lúc nào cũng canh cánh bên lòng vì sự lụn bại của gia tộc, vì sự càn quấy, phá gia chi tử của đứa cháu trai “Dạ của lão không khỏi xốn xang khi nghe tiếng đàn, tiếng hát của ca nhi từ trong nhà đứa cháu nọ vang ra” [5a; 354]. Ông hàng ngày cặm cụi “nhổ từng cọng cỏ”, “cuốc từng giồng đất” để dành cho đứa cháu phá sản đã biết hối hận “Quang cảnh đã đổi thay. Khoai đậu bắp vươn lên thay cho sỏi, gai, cỏ dại ngày xưa” [4a; 355]. Một niềm tin và một mảnh vườn tươi đẹp đã làm thay đổi đứa cháu hư hỏng và khả năng phục hồi lại danh dự của dòng họ là chắc chắn. Tiếng cười lạc quan luôn vang lên dù hoàn cảnh thế nào, kết thúc truyện Con rắn là một tiếng cười sảng khoái của tác giả cũng như nhân vật “Vài tháng sau, bà cai tổng bỗng lớn bụng. Rồi sau tháng Giêng, bà xổ ra một đứa “thầy rắn con”, giống hệt gương mặt láu cá của thầy Ngọc” [14a; 288].

Trong những hoàn cảnh buồn bã, đau khổ bao giờ họ cũng có những suy nghĩ và hành động tích cực hay cùng nhau tạo ra những nụ cười để tạm quên đi những khó


khăn của hiện tại. Đây cũng là một đức tính rốt đẹp của người Nam Bộ khi đối mặt với khó khăn. Sơn Nam là người có công trong việc thể hiện con người với tinh thần lạc quan vô bờ bến của con người miền Nam trước những gian nan khó nhọc thậm chí trước những cái chết đang rình rập hàng ngày hàng giờ nơi miền đất xa xôi, nguy hiểm. Đã nhiều tác giả đề cập đến tính lạc quan của dân miền Nam nhưng với biệt tài của mình Sơn Nam đã tạo cho những nhân vật của mình sinh động và thú vị rất riêng.

3.2.2.3. Con người với tính thích phiêu lưu, rày đây mai đó

Phiêu lưu phải là một hành động dấn thân vào cái xa lạ chưa được khai phá. Cuộc sống phiêu lưu là thích đi đây đi đó thám hiểm, tìm ra cái hay, cái lạ. Thích được thử thách, liều lĩnh, không tính toán kĩ trước khi làm, không lường đến những hậu quả trước sau hoặc phiêu bạt nơi đất khách quê người.

Văn học phong kiến cũng có nhiều tác phẩm viết về con người thích phiêu lưu. Theo quan niệm của người Việt xưa, người con trai không chỉ là trụ cột trong gia đình mà còn phải biết “tung hoành ngang dọc” thể hiện cái chí làm trai “Đi cho biết đó biết đây? Ở nhà với mẹ biết ngàys nào khôn” (Ca dao). Nguyễn Công Trứ thế kỷ XIX có những bài thơ thể hiện chí nam nhi rất hào hùng “Vòm trời đất dọc ngang ngang dọc/ Nợ tang bồng vay trả trả vay/ Chí làm trai Nam Bắc Đông Tây/ Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể” (Chí nam nhi). Những con người thích đi dây, đi đó để thỏa chí tang bồng, để học hỏi, mở rộng kiến thức “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Họ xem những cuộc phiêu lưu mạo hiểm cũng là phương thức để thỏa ước mơ, rèn luyện ý chí, để con người trở nên tốt hơn, nhân ái hơn, hoặc cao thượng hơn. Trước 1945, trong dòng văn học Việt Nam cũng có nhiều tác giả viết về hình thức phiêu lưu như Tô Hoài với Dế mèn phiêu lưu ký; Khái Hưng với Dọc đường gió bụi, Tiêu Sơn tráng sĩ, Lan Khai với những chuyện Đường rừng… Cùng thời với Sơn Nam không nhiều nhà văn đề cập đến nhân vật phiêu lưu, Lý Văn Sâm có một số chuyện “đường rừng” nổi tiếng viết về những nhân vật thích phiêu lưu, có khát vọng tự do và công bằng xã hội như Kòn Trô, Rồng bay trên núi Gia Nhang… nhưng hình tượng nhân vật của Lý Văn Sâm chỉ gói gọn ở những khu rừng miền Đông Nam Bộ, không trải rộng trên khắp miền Nam như của nhà văn vùng đất mới. Do đặc điểm vùng miền, trong các sáng tác của Hồ Biểu Chánh, Bình Nguyên Lộc, ngay cả Nguyễn Ngọc Tư sau này cũng có nhiều nhân vật mang trong mình tâm thức lưu lạc (xem 241). Tuy nhiên Sơn Nam là người có cái nhìn sắc bén và sự ham thích đặc biệt khi tập trung mô tả con người phiêu lưu như là nhân vật mà nhà văn quan tâm sâu sắc.

Sơn Nam đặc biệt yêu thích con người phiêu lưu. Trong nhiều tác phẩm, ông


miêu tả kiểu nhân vật này với sự say mê khám phá, say mê thể hiện. Có thể một phần do tính cách phóng khoáng, thích phiêu lưu, thích học hỏi… của cá nhân nhà văn Sơn Nam, phần khác do tính khu biệt của vùng đất mới Nam Bộ. Miền Nam được khai phá bởi những bàn tay của của các lưu dân từ các vùng miền trên đất nước và cả những đất nước lân cận “Người Hoa kiều trăm năm trước đã lưu lạc tới đất này vì nặng máu giang hồ” [7a; 30]. Họ rời quê hương xứ sở đi tìm đất sống, bản chất của họ là thích phiêu lưu, thích mạo hiểm; không thích bị ràng buộc bởi bất cứ thứ gì. Đến nơi này, thấy khó sống, họ lại tiếp tục đi tìm những vùng đất khác - những nơi lý thú, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của họ. Điều này trở thành một tính cách đặc biệt của những người đi khai hoang, di dân, lập ấp thời gian đầu tạo dựng một miền Nam trù phú sau này.

Họ phiêu lưu vì sở thích, vì muốn được vẫy vùng ngang dọc, vì muốn được rong chơi đây đó, có ước mơ thực hiện cái chí làm trai trong xã hội “Ai nỡ câu thúc chí trai của mình trong một xó để đổi lấy chữ nhàn” [15a; 282]. Cũng có thể họ là những chàng trai có chí khí, lấy chuyện ngang dọc đất trời là nghĩa vụ và bổn phận của người trai thời loạn với đối với đất nước. Hình ảnh vị khách trong Con Bảy đưa đò là một điển hình. Qua sông nghe tiếng hò của con Bảy, đã hò đáp trả. Vì mến tài, phục chí mà trở thành tri âm, đối đáp với nhau bằng những câu hò thông minh và dí dỏm nhưng chàng không vì tình mà ở lại. Nghe con Bảy nói sẽ chờ đợi thì vị khách đã khẳng khái trả lời “Chí trai bốn biển là nhà. Không có sức như chim bằng, như cá kình, chớ phận con se sẻ, con tép, con tôm này cũng đòi học ngao du trong vòng đất nước nhỏ hẹp” [14a; 242]. Có những nông dân không thành công trên vùng đất mà họ đến khai phá nên tiếp tục đi tìm mảnh đất tốt và phù hợp hơn. Hoặc là những người dân hiền lành không thể sống dưới sự cai trị hà khắc, chuyên áp bức dân lành của quan lại địa phương nên tập họp những nhóm người đi tìm đất sống. Họ hướng về “phía Tây Nam nơi rừng rậm phì nhiêu, chưa ai khai thác, chưa ai cai trị” [4a; 12]. Khi đến vùng đất mới, họ phá rừng, làm ruộng, chinh phục thiên nhiên, sinh cơ lập nghiệp. Tuy nhiên, đối với một số người thì phá rừng, đốn củi, bắt rùa… mang những huê lợi tầm thường không xứng đáng với công khó nhọc…

Còn có những người có dòng máu phiêu lưu chảy trong thân thể, đi khắp miền lục tỉnh để tìm việc làm kiếm sống. Trên bước đường lang thang, vui đâu chầu đó, hết vui lại tiếp tục con đường cái quan, không sợ đói rét, vì đi tới đâu cũng có thể nương nhờ người đi trước. Nếu may mắn, tìm được chỗ tốt, có thể lấy vợ sinh con, trụ lại trở thành dân ngụ cư như nhân vật Tư Bình Thủy trong Nhứt phá sơn lâm. Anh là một

Xem tất cả 296 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí