Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng chưa phê phán đúng mức và đấu tranh kiên quyết chống lại chủ nghĩa cá nhân, chống lại những quan điểm mơ hồ, sai trái, những tư tưởng cơ hội. Tệ tham nhũng, lãng phí quan liêu chưa được ngăn chặn có hiệu quả làm giảm lòng tin của nhân dân.
Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức và lối sống trong cán bộ, đảng viên và nhân dân chưa được khắc phục có hiệu quả, thậm chí có một số biểu hiện sai phạm nghiêm trọng hơn. Một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, phai nhạt lý tưởng, mơ hồ, hoang mang dao động về triển vọng của CNXH, mất cảnh giác trước âm mưu và thủ đoạn diễn biến hòa bình, mơ hồ trước sự phát triển của CNTB hiện đại. Trong xử lý vi phạm, còn “cả nể”, trong sinh hoạt đảng nhiều nơi còn né tránh vì “e ngại” khi nói đến giáo dục lý tưởng, đạo đức hoặc chỉ nói và làm mang tính chiếu lệ, hình thức. Từ đó, cái đúng không được bảo vệ, cái sai chậm được phát hiện để uốn nắn kịp thời đó chính là những chất xúc tác làm cho chủ nghĩa cá nhân, những quan điểm mơ hồ, cơ hội, sai trái có điều kiện nảy nở. Đó là tác nhân chính làm giảm sức chiến đấu của Đảng và lòng tin của nhân dân với Đảng, với Nhà nước và chế độ XHCN.
Thêm nữa, dù thông tin trong nước, thông tin đối ngoại được mở rộng và tăng cường, nhưng một bộ phận không nhỏ dân cư nhất là người lao động làm việc trong công ty tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ít được tiếp cận thông tin đầy đủ. Việc tìm hiểu về thời sự chính trị, xã hội chưa trở thành nhu cầu của một bộ phận không nhỏ dân cư. Đây chính là mảnh đất màu mỡ để các thế lực thù địch, các phần tử cơ hội chính trị trong nước móc nối với thế lực thù địch phản động ở nước ngoài xuyên tạc, vu cáo, chống phá quyết liệt Đảng, Nhà nước ta trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng, lợi dụng tập hợp, lợi dụng lôi kéo các lực lượng chống đối. Những khuyết điểm trên đã khiến cho nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân về âm mưu, thủ đoạn DBHB còn mơ hồ; một số nơi quan niệm chống DBHB là của
Trung ương, của cấp trên, của cơ quan chuyên trách...vì thế có biểu hiện mất cảnh giác và chưa có quyết tâm cao trong việc chống âm mưu, hoạt động DBHB của các thế lực thù địch.
Thứ ba, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch còn biểu hiện bị động, hiệu quả chưa cao.
Các lực lượng chống phá CNXH ở Việt Nam đã tập hợp được khá nhiều phần tử bất mãn, cơ hội chính trị, lừa bịp được khá nhiều người nhẹ dạ cả tin, tung một lượng thông tin sai trái với số lượng lớn, lại được cập nhật thường xuyên, bằng cả công nghệ tuyên truyền hiện đại, lai có cả một ê kíp tung hứng. Ảnh hưởng xấu của chúng là có thật và không nhỏ.
Mặt khác, thông tin chính thống của chúng ta còn chưa đủ để tuyên truyền và tạo ra được hệ “miễn dịch” về tư tưởng trong xã hội. Để từ đó nhân dân có sự cảnh giác, chủ động phản bác khi tiếp cận với các thông tin xuyên tạc và quan điểm, thù địch, chống phá. Cuộc đấu tranh chống lại các quan điểm sai trái, thù địch còn bị động, lực lượng tham gia còn mỏng, nghiêm trọng hơn, trong nhân dân và đội ngũ cán bộ lại xuất hiện một bộ phận thờ ơ, hoặc mơ hồ về chính trị. Chúng ta chưa tập hợp và huy động được tất cả trí tuệ, tâm huyết của số đông những người làm công tác lý luận, tư tưởng, nên hiệu quả còn hạn chế và chưa “làm chủ” tình hình trong cuộc chiến này.
Những yếu kém, khuyết điểm nêu trên tác động lẫn nhau, đan xen nhau rất phức tạp, nếu những thành tựu của đổi mới đã làm hạn chế tác động tiêu cực của bốn nguy cơ mà Đảng ta đã nêu ra tại Hội nghị giữa nhiệm kỳ khóa VII (năm 1994), thì những yếu kém, khuyết điểm lại làm cho nguy cơ chệch hướng tác động phức tạp hơn, ảnh hưởng không tốt đến công cuộc xây dựng và phát triển đất nước theo con đường XHCN.
Có thể bạn quan tâm!
- Chủ Thể Và Thủ Đoạn Của Các Quan Điểm Phủ Nhận Con Đường Đi Lên Cnxh Ở Việt Nam.
- Thực Trạng Phê Phán Các Quan Điểm Phủ Nhận Con Đường Đi Lên Cnxh Ở Việt Nam Hiện Nay
- Phê phán quan điểm phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay - 12
- Những Vấn Đề Đặt Ra Từ Việc Phê Phán Các Quan Điểm Phủ Nhận Con Đường Đi Lên Cnxh Ở Việt Nam.
- Kiên Quyết Đấu Tranh Với Những Quan Điểm Sai Trái, Lực Lượng Phản Động, Nhưng Đảm Bảo Dân Chủ, Kỷ Cương Và Biết Tiếp Thu Những Ý Kiến Đúng
- Phê phán quan điểm phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay - 16
Xem toàn bộ 167 trang tài liệu này.
Nguyên nhân của hạn chế
Một là, tần suất phản bác còn ít và chưa kịp thời với các quan điểm sai trái. Thời gian qua mặc dù chúng ta đã tổ chức nhiều đợt luận chiến, phản bác
các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị. Nhưng có một thực tế là hàng ngày, hàng giờ chúng ta phải đối mặt với một số lượng rất lớn các thông tin sai trái, song những thông tin phản bác lại dường như còn khá ít và thường phản ứng chậm chạp, bị động. Điều đó làm cho hiệu quả việc phê phán này chưa cao.
Hai là, nhận thức về DBHB và ý nghĩa của việc giữ vững định hướng đi lên CNXH ở Việt Nam trong xã hội còn có biểu hiện mơ hồ. Nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền về nhiệm vụ chống DBHB chưa đầy đủ, chưa thấy được hết tính chất nguy hiểm của nó. Nhận thức một bộ phận cán bộ đảng viên và nhân dân về âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch còn mơ hồ, chưa đầy đủ, và thậm chí có cả “tự diễn biến”.
Tình trạng “thờ ơ chính trị”, mơ hồ trước các thông tin, quan điểm sai trái còn khá phố biến. Sự phai nhạt lý tưởng cách mạng, lý tưởng cộng sản gắn với sự thoái hoá, biến chất về đạo đức, xuất hiện lối tư duy tách rời độc lập dân tộc với CNXH, dân tộc với giai cấp, kinh tế thị trường với định hướng XHCN... đang có nhiều ảnh hướng xấu. Một số người vẫn quan niệm rằng: đấu tranh bảo vệ chế độ là công việc của những cơ quan chuyên nghiệp, nên việc tham gia đấu tranh để bảo vệ chế độ XHCN chưa trở thành nhu cầu tự nhiên của nhiều công dân.
Ba là, việc đấu tranh phê phán quan điểm phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam đôi khi có biểu hiện “khoán trắng” cho cơ quan chuyên môn, chưa trở thành phong trào rộng rãi trong xã hội.
Sự phối hợp giữa các ngành, địa phương trong đấu tranh chống diễn biến hòa bình chưa thường xuyên, chặt chẽ, nhịp nhàng nên chưa tạo thành sức mạnh tổng hợp, hiệu quả còn hạn chế. Chưa có cơ chế cung cấp thông tin về sự chống phá của các thế lực thù địch, định hướng biện pháp phòng chống kịp thời cho cấp dưới và các cơ quan thông tấn báo chí trong việc đấu tranh phòng chống diễn biến hòa bình.
Biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo còn chung chung, triển khai thực hiện chưa triệt để, thiếu kiểm tra đôn đốc, còn biểu hiện “khoán trắng” cho các cơ quan chức năng. Chưa có nhiều những hoạt động tổ chức, khuyến khích các lực lượng trong xã hội cùng tham gia đấu tranh chống các quan điểm sai trái, lệch lạc với CNXH.
Bốn là, công cụ phản bác những quan điểm sai trái phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam còn nhiều bất cập.
Trước bối cảnh quốc tế, khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, các thế lực thù địch ngày càng có nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, lợi dụng công nghệ thông tin để chống phá ta thì phương tiện bảo đảm cho sự chống trả của ta còn nhiều hạn chế, càng xuống dưới cơ sở càng khó khăn.
Phương thức đấu tranh hiện nay của chúng ta còn bất cập, khá chậm chạp, biện pháp tuyên truyền đôi khi còn giản đơn, một chiều, lại phải đối mặt với cuộc đấu tranh mới, với công cụ, công nghệ hiện đại của lực lượng thù địch cho nên nhiều khi lúng túng, chưa kịp thời định hướng tư tưởng xã hội. Lượng thông tin chính thống lại chưa đủ để nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về bản chất, nội dung, mục đích, thủ đoạn của các thế lực thù địch chống phá sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta.
Năm là, việc xử lý những sai phạm chính trị của một số cán bộ, đảng viên chưa nghiêm và chưa kịp thời đã gây tác động tiêu cực không nhỏ trong tư tưởng xã hội.
Tình trạng một số cán bộ, đảng viên không gương mẫu thậm chí suy thoái, vừa phá nội bộ, thậm chí làm tình báo cho nước ngoài; quần chúng nhân dân thiếu hiểu biết luật pháp, tin theo kẻ xấu lợi dụng mà vi phạm pháp luật, tình trạng kỷ luật, kỷ cương trong Đảng, trong các cơ quan nhà nước và trong xã hội còn nhiều mặt buông lỏng, việc xử lý sai phạm, khuyết điểm không nghiêm, không kịp thời... đã gây rất nhiều khó khăn cho công tác tư tưởng. Một số nơi còn có biểu hiện xử lý hữu khuynh ở một số ngành, địa phương, thể hiện tính
chiến đấu, ý thức bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ giảm sút. Đảng ta chỉ rõ: “Một số nơi có tình trạng những sai sót, vi phạm không được phê phán, xử lý nghiêm minh. Công tác kiểm tra, giám sát, giữ gìn kỷ cương, kỷ luật ở nhiều nơi, nhiều cấp chưa thường xuyên, ráo riết; đấu tranh với những vi phạm còn nể nang, không nghiêm túc.” [42 - tr.25]
Tóm lại, những nguyên nhân trên đây có mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau, làm tiền đề đan xen nhau, dẫn đến những nguy cơ mà Đảng ta cảnh báo càng diễn tiến theo chiều hướng khó lường, nhất là nguy cơ về sự chống phá của các thế lực thù địch thông qua chiến lược diễn biến hòa bình, đe dọa sự tồn vong của chế độ XHCN mà chúng ta đang phấn đấu xây dựng.
3.2. Những vấn đề có tính quy luật và những vấn đề đặt ra từ việc phê phán các quan điểm phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
3.2.1 Những vấn đề có tính quy luật trong quá trình đấu tranh khẳng định con đường đi lên CNXH ở nước ta
Một là, cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng - lý luận giữa khẳng định và phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam, thực chất là phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp trên lĩnh vực kinh tế - chính trị.
Trước đây, khi còn hệ thống các nước XHCN trên thế giới, ở Việt Nam, vấn đề đi lên CNXH mặc nhiên được thừa nhận, nhưng sau khi chế độ XHCN ở Đông Âu - Liên Xô sụp đổ, vấn đề đó lại trở thành tâm điểm thu hút mọi sự tranh luận. Điển hình là những tình huống “có vấn đề” về phát triển xấu, những nghịch lý từ lĩnh vực kinh tế, xã hội cùng với những vấn đề tư tưởng, lý luận về CNXH chưa được giải quyết thấu đáo…
Thừa cơ hội đó các thế lực thù địch cho rằng, lý luận về CNXH ra đời trong điều kiện giữa thế kỷ XIX, hiện nay là không phù hợp và phải từ bỏ...Việt Nam thực hiện kinh tế thị trường, mở cửa, hội nhập quốc tế, bên cạnh những mặt tích cực cũng xuất hiện nhiều thay đổi tiêu cực. Mặt khác,
môi trường xã hội hiện nay còn bị vẫn đục bởi hiện tượng tiêu cực trong hệ thống chính trị. Thêm vào đó tình trạng “tự diễn biến” đang có dấu hiệu khá nghiêm trọng. Cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng hiệu quả còn thấp, tình trạng suy thoái trong một bộ phận cán bộ, đảng viên kể cả cán bộ đảng viên cấp cao còn diễn ra. Thực tế đó là cơ hội để các thế lực thù địch lợi dụng và tăng cường chống phá chế độ XHCN ở nước ta…Cũng phải thừa nhận rằng, sự công phá về tư tưởng của kẻ thù cũng đã ít nhi ều góp phần làm nảy sinh tư tưởng cơ hội, làm hư hỏng một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng
viên về tư tưởng, đạo đức và nguy hại nhất là làm xói mòn bản chất XHCN.
Song cũng còn một thực tế khác, đó là những thành tựu to lớn, toàn diện của đổi mới đạt được trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội. Khi đó, dường như tạm lắng các phê phán, bình phẩm từ phía đối lập. Còn khi chúng ta có những va vấp, sai lầm về kinh tế - xã hội là khi mà các quan điểm đối lập, các diễn đàn chống phá “tăng công xuất”. Tính quy luật này xác định một điều rằng, bên cạnh đấu tranh về lý luận, tư tưởng thì những bước tiến, thành tựu trên thực tiễn đổi mới là yếu tố quyết định và là cơ sở cho lập luận phản bác những quan điểm thù địch, sai trái.
Hai là, cuộc đấu tranh bảo vệ con đường đi lên CNXH ở nước ta diễn ra song song với các lĩnh vực khác và cần được sự hỗ trợ từ những thành tựu của các lĩnh vực này.
Sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta hiện nay cũng còn phải đối mặt với không ít thách thức trong quá trình phát triển. Kinh tế tăng trưởng còn thiếu tính bền vững, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nhiều doanh nghiệp còn hạn chế, kết cấu hạ tầng kinh tế thiếu đồng bộ; về xã hội, phân hóa giàu nghèo gia tăng, chăm sóc y tế, chất lượng giáo dục còn nhiều hạn chế, văn hóa, đạo đức xã hội có mặt xuống cấp. Đặc biệt, tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí, sa sút về tư tưởng, đạo đức lối sống đang diễn ra trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên.
Bởi vậy, vượt qua những thách thức trên phải được xem là sự hỗ trợ đắc lực cho cuộc đấu tranh bảo vệ con đường đi lên CNXH ở Việt Nam. Lý luận gắn liền với thực tiễn là nguyên lý của chủ nghĩa Mác. Sự nghiệp đấu tranh trên lĩnh vực lý luận rất cần luận cứ thực tiễn của những thành tựu đổi mới. Sức thuyết phục của con đường đi lên CNXH ở Việt Nam chủ yếu bắt nguồn từ hiện thực này.
Ba là, khẳng định con đường đi lên CNXH và phê phán các quan điểm phủ nhận nó, là cuộc đấu tranh vừa mang tính dân tộc vừa mang bản chất quốc tế.
Cuộc đấu tranh khẳng định con đường đi lên CNXH là cuộc đấu tranh diễn ra trong một quốc gia - dân tộc nhưng xét đến cùng, cũng là quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân. Dĩ nhiên, “trước hết giai cấp vô sản mỗi nước phải thanh toán xong giai cấp tư sản nước mình đã.” [14 - tr.619] nhưng không bao giờ được quên rằng cuộc đấu tranh này chỉ kết thúc khi nào CNCS được xác lập trên phạm vi toàn cầu. Theo đó, cần có sự phối hợp hành động giữa các Đảng Cộng sản, đảng công nhân và các lực lượng tiến bộ trên toàn thế giới.
Sau sự kiện Đông Âu và Liên Xô những năm 80- 90 của thế kỷ XX, các đảng trong phong trào cộng sản công nhân quốc tế đều nhấn mạnh đến đặc thù của từng quốc gia, dân tộc vì không thể có một mô hình CNXH chung cho tất cả các dân tộc, không thể và không được áp dụng rập khuôn, máy móc kinh nghiệm, mô hình của dân tộc khác, nước khác. Kiên định con đường đi lên CNXH, cải cách đổi mới thành công, là bằng chứng góp phần khẳng định sức sống của CNXH, là giải pháp để vượt qua khủng hoảng về mô hình phát triển trên thế giới hiện nay. Sự tồn tại và phát triển của CNXH hiện thực với nhiều mô hình, của nhiều quốc gia vừa hỗ trợ tinh thần vừa khuyến khích Việt Nam sáng tạo trên con đường đi lên CNXH, qua đó “góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.” [41- tr.84]
“Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, phát triển và tiến bộ xã hội dù gặp nhiều khó khăn thách thức, nhưng sẽ có những bước tiến mới. Theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội.” [41 - tr.69]
Trong xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa, cách mạng khoa học công nghệ hiện đại hiện nay, với những nhân tố tích cực của nó sẽ giúp chúng ta có điều kiện để củng cố, tăng cường nội lực trong hội nhập kinh tế quốc tế, tạo điều kiện để Việt Nam công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm cung cấp sức mạnh trong việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho xã hội tương lai. Và, cũng từ đó, nó bắt buộc chúng ta phải tự đổi mới và có những cải cách phù hợp để hội nhập quốc tế. Hội nhập quốc tế hiện nay bên cạnh những khuynh hướng ổn định, tích cực vẫn còn những cơ chế chính trị - xã hội quốc tế không có lợi, còn những sự khác nhau về chế độ chính trị - xã hội, còn những bất trắc khó lường …buộc chúng ta phải tỉnh táo hơn trong giao lưu, hội nhập.
Cũng cần thấy được rằng, hiện nay, ở Việt Nam nguy cơ ảnh hưởng đến sự tồn vong của chế độ xuất hiện từ nhiều hướng. “Trong những năm tới, trên thế giới, hòa bình, hợp tác, phát triển vẫn là xu thế lớn, nhưng chiến tranh, xung đột dân tộc, tôn giáo, tranh chấp về biên giới, lãnh thổ, hoạt động khủng bố… tiếp tục diễn ra ở nhiều nơi với tính chất rất phức tạp. Các mâu thuẫn lớn của thời đại và cuộc đấu tranh tư tưởng vẫn rất gay gắt.” [35 - tr.39] Những yếu tố khách quan đó cộng hưởng với sự bất cập, hạn chế trong quản lý tổ chức của chúng ta cũng là cơ hội để các thế lực thù địch lợi dụng công kích chống phá CNXH ở Việt Nam.
Điểm then chốt để giải quyết mối quan hệ dân tộc và quốc tế trong việc làm rõ và khẳng định CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam chính là vai trò của Đảng. Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI Đảng ta đã xác định: “công tác xây dựng Đảng vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém;…nếu không