Phê phán quan điểm phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay - 12


bộ, đảng viên và nhân dân về âm mưu hoạt động diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch.

Thông qua việc tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước đặc biệt là các nội dung về tăng cường cuộc đấu tranh chống diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch, nhận thức của đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân về âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch được nâng lên; trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức các hoạt động bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội bước đầu có chuyển biến tích cực.

Đảng ta đánh giá: “Trước những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của 20 năm đổi mới...đại đa số cán bộ, đảng viên và nhân dân phấn khởi, tin tưởng vào Đảng, Nhà nước, vào công cuộc đổi mới và triển vọng phát triển tốt đẹp của đất nước” [35 - tr.33]. “Thực tiễn chính trị thế giới thời gian qua... làm cho nhân dân ta nhận rõ hơn bản chất và mưu đồ của chủ nghĩa đế quốc, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi một bước tư tưởng muốn phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, lái đất nước đi chệch con đường xã hội chủ nghĩa” [36- tr.9]

Đa số cán bộ, đảng viên và nhân dân ngày càng quan tâm trước các sự kiện chính trị, xã hội quan trọng trong và ngoài nước, việc theo dõi nắm bắt diễn biến tư tưởng trong nội bộ và tâm trạng xã hội nhất là công tác thông tin về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, về âm mưu thủ đoạn, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch được tăng cường dưới nhiều hình thức: thông tin đại chúng, thông báo nội bộ, hội thảo...công tác bồi dưỡng lý luận nghiệp vụ về đấu tranh chống diễn biến hòa bình bước đầu được chú trọng.

Chúng ta đã chủ động tấn công có hiệu quả hơn vào các hoạt động vi phạm pháp luật của bọn cơ hội chính trị, phản động. Tổ chức cho quần chúng ở cơ sở đấu tranh, cô lập và phân hóa kẻ xấu, góp phần ổn định chính trị củng cố niềm tin của nhân dân vào sức mạnh của Đảng, Nhà nước và nhân dân.


Ba là,chúng ta đã phân định rõ hơn chủ thể của những tư tưởng phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam.

Trên thực tế, chủ thể của các quan điểm phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam có hai loại chính. Trước tiên là các lực lượng của chủ nghĩa đế quốc, những thế lực đang ráo riết triển khai chiến lược DBHB, những phần tử lưu vong phản động. Đây là những kẻ thù tư tưởng của CNXH, cần kiên quyết đấu tranh. Thứ hai là, những người nhẹ dạ, non yếu về bản lĩnh chính trị, cả tin và hùa theo những luận điệu sai trái. Họ đã sai lầm khi nghi ngờ, công kích con đường đi lên CNXH ở nước ta, vô hình chung tạo ra những điểm nóng trong dư luận chính trị xã hội, ảnh hưởng không tốt đến lòng tin và đồng thuận xã hội. Nhiều người trong số đó khi được thảo luận, chia xẻ, thuyết phục đã nhận ra chân lý, từ bỏ quan niệm sai lệch và trở về với đội ngũ chúng ta.

Việc phân định rõ các đối tượng trên đã góp phần tăng hiệu quả của cuộc đấu tranh chống những quan điểm phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam mà vẫn tuân theo tư tưởng Hồ Chí Minh là “thêm bạn, bớt thù”.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 167 trang tài liệu này.

Bốn là, công tác lãnh đạo, quản lý cuộc đấu tranh với các quan điểm phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam ngày càng được nâng cao.

Chúng ta đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết như Kết luận Chỉ thị số 05-CT/TW của Ban Bí thư ban hành ngày 04/01/2002 về tăng cường cuộc đấu tranh chống các luận điệu sai trái và hoạt động tán phát tài liệu chống Việt Nam; Thông báo Kết luận số 94 về nhiệm vụ tăng cường cuộc đấu tranh chống âm mưu DBHB trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa ngày 30-12-2002 của Ban Bí thư; Nghị quyết Trung ương 5 khóa X Về công tác tư tưởng lý luận trong tình hình mới; về Chiến lược Công tác tư tưởng của Đảng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước năm 2008; Chỉ thị số 34- CT/TW của Ban Bí thư ra ngày 24 tháng 4 năm 2009, về Tăng cường cuộc

Phê phán quan điểm phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay - 12


đấu tranh chống âm mưu, hoạt động “diễn biến hoà bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hoá.

Việc đề cao cảnh giác thể hiện bằng việc quan tâm đến công tác lãnh đạo, quản lý trong đấu tranh phê phán quan điểm sai trái, thù địch thể hiện sự đúng đắn của chúng ta trong cuộc chiến chống lại kẻ thù tư tưởng. Trong thực tế, sự chỉ đạo của cấp uỷ Đảng các cấp, sự vào cuộc của các bộ, ban ngành Trung ương kết hợp với các địa phương đã nắm chắc hoạt động của các lực lượng thù địch chống phá Việt Nam. Chúng ta đã thành lập các Ban chỉ đạo chuyên môn (Ban chỉ đạo 94 thuộc Ban Tuyên giáo Trung ương) để theo dõi, báo cáo, tìm hiểu các hoạt động và dự đoán được các tình huống, các chiêu thức mà các lực lượng thù địch có thể dùng để chống phá chúng ta.

Dưới sự chỉ đạo của Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí Thư, sự tham gia của các ban ngành, giữa trung ương và địa phương đã nắm chắc hơn các động thái phá hoại của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa, công tác đấu tranh với các luận điệu sai trái, thù địch trên các phương tiện thông tin đại chúng, góp phần quản lý các phương tiện truyền thông, nhất là các hoạt động kinh doanh internet, các trang báo điện tử: yêu cầu hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích, chú trọng tính tư tưởng góp phần làm lành mạnh xã hội, phục vụ sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước theo định hướng XHCN.

Những kết quả này đã góp phần quan trọng vào việc giữ vững ổn định chính trị, an ninh quốc phòng của đất nước, góp phần lành mạnh hóa đời sống tư tưởng, nâng cao lòng tin vào thắng lợi của công cuộc đổi mới và con đường đi lên CNXH của Việt Nam.

Nguyên nhân của thành tựu.

Một là, công tác chỉ đạo việc đấu tranh phê phán các quan điểm phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam ngày càng được quan tâm và hoàn thiện hơn.


Đảng, Nhà nước ta thường xuyên quan tâm, coi trọng và trực tiếp chỉ đạo cuộc đấu tranh chống các quan điểm phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam. Nhiều chủ trương, chính sách đã kịp thời ban hành nhằm định hướng và tạo điều kiện thuận lợi để công tác tư tưởng, lý luận phát triển trong tình hình thực tiễn trong và ngoài nước có nhiều diễn biến mau chóng, phức tạp và khó lường.

Hai là, tổ chức phối hợp hành động trong cả hệ thống chính trị đã có sự chuyển biến tích cực.

Các cơ quan chức năng đã phối hợp hành động trong nắm bắt các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước. Trong thực hiện Thông báo kết luận 94-TB/TW của Ban Bí thư khóa IX về nhiệm vụ tăng cường cuộc đấu tranh chống âm mưu DBHB trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa, sự tham gia giữa cấp ủy các bộ, ngành, tỉnh, thành có sự chuyển biến tích cực hơn, trong chỉ đạo và phối hợp thực hiện từng bước có hiệu quả hơn.

Từ đó, chúng ta đã có nhiều biện pháp tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức, kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đập tan mọi hành động chống phá của các lực lượng thù địch. Đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhân dân và các tổ chức trong hệ thống chính trị đã chủ động, tích cực đề cao cảnh giác, linh hoạt trong đấu tranh và hiệu quả trong xử lý các hành vi phạm pháp.

Chúng ta đã triển khai huy động rộng rãi các “binh chủng” của công tác tư tưởng tích cực tham gia thực hiện nhiệm vụ đấu tranh chống lại các quan điểm phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam. Các trang tin, phương tiện truyền thông đại chúng các diễn đàn - chuyên mục, cơ quan chuyên trách... đều đã vào cuộc. Ban Chấp Hành Trung ương Đảng đã giao cho Ban Tuyên giáo Trung ương thành lập Ban chỉ đạo 94, Ban này đã xây dựng 02 báo cáo trình Ban Bí thư: “Báo cáo về cuộc đấu tranh chống diễn biến hòa bình trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa trong thời gian gần đây” và “Bước đầu tìm hiểu về cái gọi là “cách mạng sắc màu” và một số giải pháp chủ yếu


phòng chống nguy cơ tiềm ẩn xảy ra đối với nước ta”, đã thành lập nhóm chuyên gia - thành lập sau Hội nghị Trung ương 12 (khóa IX) - đã có hơn 400 bài viết trên các mạng và báo chí công khai phản bác các luận điệu sai trái, thù địch. Và, đã triển khai đấu tranh trên nhiều lĩnh vực từ văn hóa, tư tưởng, lý luận.

Ba là, thành công bước đầu trong việc phê phán các quan điểm phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam đã khơi dậy, động viên được lòng tự hào, tự tôn dân tộc.

Sự lựa chọn con đường phát triển theo định hướng XHCN là công việc nội bộ của dân tộc Việt Nam, của người Việt Nam, không ai có quyền can thiệp. Thông qua triển khai học tập, quán triệt các Nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chúng ta tuyên truyền giáo dục giá trị lịch sử truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc, bồi dưỡng lòng yêu nước, tự cường dân tộc với lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền CNXH. Việc tăng cường giáo dục đạo đức cách mạng trong toàn xã hội nhất là đối với thế hệ trẻ, chăm lo củng cố sự đoàn kết thống nhất trong đảng, sự gương mẫu của cán bộ, đảng viên, thực hành dân chủ rộng rãi, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của nhân dân, kịp thời giải đáp những thắc mắc…đã tạo sự đồng thuận trong xã hội.

Cả hệ thống chính trị nước ta đang tiếp tục triển khai việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, qua đó tiếp tục giáo dục và rèn luyện cán bộ, đảng viên thực sự là tấm gương sáng về đạo đức, lối sống, hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phụng sự nhân dân, qua đó nhân dân thêm tin tưởng cán bộ, đảng viên, và góp sức mình vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.

Chính lòng yêu nước, ý thức tự hào dân tộc, tinh thần đoàn kết tương thân, tương ái, tính năng động, chủ động, sáng tạo của con người Việt Nam


được phát huy và nâng cao đã trở thành một sức mạnh nội sinh của dân tộc trong thời kỳ mới, quyết tâm xây dựng đất nước theo con đường CNXH.

Bốn là, tình hình chính trị thế giới cũng có nhiều dấu hiệu tích cực hỗ trợ cho sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam.

Thực tiễn chính trị thế giới thời gian qua cũng đã xu ất hiện nhiều dấu

hiệu tích cực cổ vũ cho định hướng XHCN: thành công to lớn và có ý nghĩa lịch sử của sự nghiệp cải cách, đổi mới ở Việt Nam và Trung Quốc, sự trỗi dậy của phong trào cánh tả ở khu vực Mỹ Latinh với một loạt chính đảng cánh tả lên nắm quyền qua bầu cử và nhiều nước đã tuyên bố xây dựng mô hình của “Chủ nghĩa xã hội của thế kỷ XXI”.

Tình trạng lộn xộn, mất ổn định của một số nước sau khi xảy ra cái gọi là “cách mạng sắc màu”; hơn nữa, hành động ngang ngược của các thế lực chống CNXH...cũng đã làm cho nhân dân nhận rõ hơn bản chất và mưu đồ của chủ nghĩa đế quốc và bọn phản động quốc tế, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi một bước những tư tưởng, hành động làm chệch hướng XHCN.

Năm là, trong quá trình đ ổi mới, con đường đi lên CNXH ở nước ta đã ngày càng rõ hơn, thế và lực của nước ta không ngừng được tăng cường đã góp phần củng cố niềm tin vào con đường đi lên CNXH ở Việt Nam.

Quá trình đổi mới, hội nhập, mở cửa chúng ta đã đạt những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử qua hơn 25 năm đổi mới, cán bộ, đảng viên và nhân dân phấn khởi trước những thành tựu mà đất nước đạt được trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng khá cao, đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện; chính trị - xã hội ổn định, an ninh quốc phòng giữ vững; hệ thống chính trị được củng cố ngày càng vững chắc; công tác xây dựng Đảng có nhiều chuyển biến tích cực.

Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã nhận được sự đồng tình, hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân, ngày càng xuất hiện nhiều tấm gương tập thể và cá nhân trong việc học tập và làm theo


tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh... Đây chính là những nhân tố bên trong tạo thế và lực cho đất nước ta trên con đường xây dựng đất nước ngày càng văn minh, hiện đại theo định hướng XHCN.

Quan hệ đối ngoại của đất nước ngày càng rộng mở. Việt Nam ngày càng có tiếng nói quan trọng trên các diễn đàn khu vực và quốc tế. Những thành tựu lớn về đối ngoại và chủ động tích cực hội nhập quốc tế có tác động lớn đến niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào con đường phát triển theo định hướng XHCN điển hình là sự kiện Việt Nam đã chính thức gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (2006). Chúng ta đã làm tròn vai trò và có ảnh hưởng ngày càng tích cực với cộng đồng quốc tế có đóng góp ngày càng tích cực vào sự nghiệp hòa bình, phát triển và tiến bộ xã hội trong khu vực và trên thế giới.

Những nhân tố trên góp phần củng cố niềm tin trong đa số cán bộ, đảng viên, nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và ra sức góp phần xây dựng đất nước Việt Nam XHCN.

3.1.2.2. Hạn chế và nguyên nhân

Thời gian qua, chúng ta còn mắc phải một số khuyết điểm, hạn chế trong cuộc đấu tranh phê phán các quan điểm phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam.

Thứ nhất, “công tác tư tưởng, lý luận còn thiếu sắc bén, thiếu sức thuyết phục, tính chiến đấu còn hạn chế, chưa sát thực tiễn và chưa linh hoạt.” [35 - tr.36]

Đánh giá chung về công tác lý luận - mũi nhọn của cuộc đấu tranh chống các quan điểm phủ nhận CNXH, Nghị quyết Trung ương 5 khóa X viết: “Công tác lý luận còn lạc hậu trên một số mặt, chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn đang vận động nhanh chóng, phong phú, phức tạp”. “Chưa giải đáp được nhiều vấn đề do thực tiễn đất nước đặt ra...Trình độ đội ngũ cán bộ lý luận còn bất cập so với yêu cầu mới...Chương trình, nội dung, phương


pháp giáo dục chính trị trong nhà trường chậm đổi mới, chưa theo kịp trình độ phát triển và yêu cầu xã hội.” [35 - tr.36, 37]

Sự chỉ đạo, phối hợp giữa một số cơ quan chức năng trong đấu tranh chống lại các quan điểm và hành động sai trái, thù địch hiệu quả chưa cao. Đặc biệt là việc nắm những động thái phá hoại của các thế lực thù địch và tình hình, diễn biến tư tưởng ở cơ sở chưa sâu sát, nên đã dẫn đến một số vụ việc như vụ biểu tình ở Sóc Trăng, vụ lộn xộn mang màu sắc chính trị ở Tây Nguyên; vụ Mường Nhé - Điện Biên.

Việc phản bác các luận điệu tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là trên mạng tính chiến đấu, tính hiệu quả chưa cao. Việc quản lý báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ còn những biểu hiện lỏng lẻo, bất cập đã tác động tiêu cực đến công tác đấu tranh chống DBHB. Tài liệu phản động, các thông tin xấu, những ấn phẩm văn hóa đồi trụy qua mạng thông tin toàn cầu đã đến với nhiều người, nhưng chưa có biện pháp ngăn chặn hiệu quả. Công tác thông tin đối ngoại chưa đa dạng, chưa chuyển tải kịp thời và đầy đủ thành tựu trên các lĩnh vực của đất nước, về quyền con người, tự do tôn giáo để nhân dân các nước và đồng bào Việt Nam ở nước ngoài hiểu đúng về tình hình Việt Nam.

Thứ hai, chưa làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng và đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, những quan điểm mơ hồ, cơ hội, sai trái.

Công tác tư tưởng chưa chuẩn bị đầy đủ và có biện pháp tích cực cho bước chuyển căn bản trên những lĩnh vực phát triển kinh tế và mở rộng đối ngoại. Chưa thường xuyên làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, trong khi thực tiễn vận động không ngừng và biến đổi nhanh chóng, phức tạp, việc xử lý sai phạm tư tưởng, chính trị còn nể nang, né tránh. Chính việc chậm khắc phục những khuyết điểm, tồn tại này trong thời gian

dài đã làm cho công tác tư tưởng thiếu sắc bén, thiếu sức thuyết phục, tính

chiến đấu còn hạn chế và chưa linh hoạt.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/11/2022