Những Vấn Đề Đặt Ra Từ Việc Phê Phán Các Quan Điểm Phủ Nhận Con Đường Đi Lên Cnxh Ở Việt Nam.


được sửa chữa sẽ là thách thức lớn đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ.” [42 - tr.21,22].

3.2.2 Những vấn đề đặt ra từ việc phê phán các quan điểm phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam.

3.2.2.1. Công tác nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn chưa đáp ứng nhu cầu làm rõ hơn con đường đi lên CNXH ở nước ta.

Đảng ta đã chỉ rõ, so với yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới, công tác tư tưởng còn thiếu sắc bén, thiếu sức thuyết phục, tính chiến đấu còn hạn chế, chưa sát thực tế và chưa linh hoạt. Công tác lý luận còn lạc hậu trên một số mặt, chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn đang vận động nhanh chóng, phức tạp. Những yếu kém, khuyết điểm của công tác tư tưởng, lý luận, cùng với những yếu tố chủ quan và khách quan khác như: sự sụp đổ chế độ XHCN ở Đông Âu và Liên Xô; âm mưu và hoạt động chống phá của các thế lực thù địch qua chiến lược DBHB; xu hướng toàn cầu hoá mạnh mẽ, nhất là toàn cầu hoá về kinh tế; sự tha hóa, biến chất của một bộ phận cán bộ, đảng viên; đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước vẫn còn những bất cập; đời sống của nhân dân còn gặp những khó khăn, thiếu thốn…đã ảnh hưởng xấu đến tư tưởng, tâm trạng và tình cảm chính trị của không ít cán bộ, đảng viên và nhân dân. Đây là những vấn đề lớn đặt ra cho công tác lý luận, mặt khác cũng là những điểm hạn chế chưa dễ giải quyết trong việc làm sáng tỏ và bảo vệ con đường đi lên CNXH ở Việt Nam .

Thực tiễn càng vận động, phát triển, biến đổi nhanh chóng, và nhiệm vụ tổng kết thực tiễn, đúc kết lý luận càng đặt ra nhiều vấn đề mới cần phải giải quyết. Khá nhiều vấn đề lý luận về con đường đi lên CNXH ở Việt Nam cần được tiếp tục làm rõ. Hiện nay, vấn đề bức thiết là phải thường xuyên tổng kết thực tiễn để nắm vững và giải quyết các mối quan hệ lớn nảy sinh trên con đường đi lên CNXH ở Việt Nam. Đảng ta chỉ ra rằng, “phải đặc biệt chú trọng nắm vững và giải quyết tốt các mối quan hệ lớn” Đó là:


Quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển; Giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; Giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa; Giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; Giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; Giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; Giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; Giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ... Làm sáng tỏ bằng lý luận, giải quyết đúng các mối quan hệ lớn này sẽ là minh chứng sinh động nhất, cụ thể, thiết thực nhất cho những phương hướng và giải pháp để quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam. [41 - tr.26-27]

3.2.2.2 Tính chuyên nghiệp của đội ngũ chuyên trách và tính đại chúng của việc phê phán các quan điểm phủ nhận con đường đi lên CNXH ở nước ta, chưa thật sự gắn bó.

Kẻ thù tư tưởng của chúng ta rất đa dạng và nhiều thủ đoạn. Đó là các lực lượng chống đối CNXH, các phần tử cơ hội, phản động,... Trong số đó có nhiều người có bằng cấp, học vấn cao và có thủ đoạn tuyên truyền chuyên nghiệp. Họ nghiên cứu khá sâu về lý luận lại được nhiều thế lực ủng hộ, dung túng cho những hoạt động phá hoại CNXH.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 167 trang tài liệu này.

Trong khi đó, việc tổ chức đấu tranh của chúng ta chống lại các luận điệu sai trái, xuyên tạc thiếu chủ động, chưa thực hiện thường xuyên, liên tục và kịp thời. Chưa sử dụng được mọi binh chủng công tác tư tưởng, chưa thành lập và huy động được đội ngũ “tinh binh”.

Người dân chưa được trang bị kiến thức để hiểu biết về bản chất, âm mưu, thủ đoạn tuyên truyền các luận điệu sai trái, dẫn đến trong cuộc chiến này thiếu sự hỗ trợ của xã hội, và, chính nhân dân chưa lưu tâm đến cuộc chiến chống lại các luận điệu sai trái, họ xem đó như là nhiệm vụ của cơ quan

Phê phán quan điểm phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay - 14


chức năng, không phải của họ, từ đó, dẫn đến tình trạng thờ ơ trước các thông tin, luận điệu sai trái còn khá phổ biến, ý thức cảnh giác, tự giác trong dấu tranh phê phán luận điệu sai trái còn hạn chế.

Cơ sở đảm bảo, gắn kết giữa đội ngũ chuyên trách và quần chúng nhân dân là lợi ích của đôi bên, cho nên, ở đâu và khi nào các giai cấp, tầng lớp trong xã hội, các cá nhân chưa thấy được việc phê phán chống lại các quan điểm sai trái là vì lợi ích của giai cấp, tầng lớp mình, của cá nhân mình thì khi đó việc phê phán các quan điểm phủ nhận con đường đi lên CNXH ở nước ta chưa thật sự gắn bó mật thiết

Tính chuyên nghiệp thể hiện bằng việc đưa ra được những luận cứ, lập luận chặt chẽ, xác đáng, có sức thuyết phục với quy mô lớn và kịp thời để chống lại các luận điệu phủ nhận con đường đi lên CNXH ở nước ta. Một mặt, tuyên truyền giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật, để nhân dân hiểu tính đúng đắn, nhân văn của hệ tư tưởng XHCN qua đó tạo ra môi trường đoàn kết đồng thuận xã hội cao. Mặt khác, phải kịp thời “vạch mặt, chỉ tên” bản chất các quan điểm sai trái, luận điệu chống phá, chỉ rõ mưu mô thâm độc, những hành động chống phá, ý đồ xấu xa của các lực lượng thù địch trong việc gây tổn hại đến lợi ích quốc gia. Tổ chức được nhiều hoạt động phản bác các quan điểm sai trái, chống phá nhà nước thông qua việc tổ chức mời các chuyên gia đầu ngành, những người có uy tín trong xã hội, các nhà nghiên cứu, nhà phân tích, bình luận một cách khách quan, khoa học để bảo vệ và khẳng định tính ưu việt của xã hội XHCN mà chúng ta đang xây dựng.

Như vậy, đấu tranh chống các quan điểm sai trái hiện nay đòi hỏi phát huy sức mạnh tổng hợp, đa dạng hóa các hình thức và phương pháp đấu tranh. Tăng cường tính tổ chức để kết nối các sức mạnh, tổng hợp mọi nguồn lực của cả xã hội trong cuộc đấu tranh này, chính là vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.


3.2.2.3 Cần có thêm nhiều yếu tố khuyến khích cho cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận

Trên thực tế, sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam vẫn còn gặp không ít khó khăn. Vấn đề về tiền đồ và tương lai của CNXH cần được phân tích một cách nghiêm túc, khoa học để phát triển lý luận và giải quyết các vấn đề mà thực tiễn đặt ra. Biết tập hợp trí tuệ của cả dân tộc, thảo luận, tranh luận dân chủ, khoa học, thiện chí, để đi tới thống nhất và đồng thuận cao trên những vấn đề lớn của sự nghiệp cách mạng. Kiên quyết phản bác những luận điểm phản động, cố tình phủ định, xuyên tạc CNXH nhưng cũng biết tiếp nhận những tìm tòi, đề xuất, chia xẻ những tâm huyết, trăn trở... Trong sự phát triển mạnh của khoa học công nghệ, của xu thế dân chủ hóa thì nhu cầu thông tin, công khai minh bạch cũng là lẽ tự nhiên. Cần có cơ chế tranh luận chủ động mở thêm nhiều diễn đàn để xã hội rộng đường dư luận, mở rộng thông tin, góp ý cho sự nghiệp chung của đất nước. “Nhìn thẳng sự thật, nói rõ sự thật” đó là thái độ thực sự cầu thị của chúng ta.

Cần có cơ chế khuyến khích cho sự thảo luận, tranh luận dân chủ để tìm ra chân lý khách quan. Chúng ta phê phán và kiên quyết bác bỏ những luận điệu vu khống, xuyên tạc của những kẻ chống CNXH song, với những ý kiến, những lệch lạc do hạn chế về nhận thức hoặc băn khoăn về tâm lý thì cần được lắng nghe, chia xẻ và đối thoại để cùng đạt tới đồng thuận xã hội. Nhiều người có lương tâm trong sáng, tâm đắc với dân tộc, với thời cuộc và có nhiều ý kiến mới, song đôi khi còn bị kỳ thị. Cũng vì thế, những thiện chí vì sự nghiệp đổi mới, những suy tư chính đáng với thời cuộc và cao hơn là tính tích cực chính trị của công dân chưa được khuyến khích đúng mức...

3.2.2.4. Các thế lực cơ hội, thù địch chống phá bằng nhiều thủ đoạn ngày càng tinh vi, song phản ứng của chúng ta đôi khi còn chưa đủ mức cần thiết, kịp thời và có tính luận chiến cao

Những năm gần đây cùng với DBHB các thế lực thù địch đẩy mạnh các hoạt động phá hoại sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta.


Để thực hiện mưu đồ đó, các thế lực thù địch đã thành lập và nuôi dưỡng các tổ chức phản động người Việt lưu vong ở nước ngoài, chủ yếu là những phần tử có hận thù với cách mạng để tán phát nhiều bài viết, sách vở thậm chí có cả phim ảnh, hội thảo... Hầu như mỗi chính sách, chủ trương mới của Đảng và Nhà nước ta, mỗi sự kiện diễn ra ở Việt Nam thì lập tức có ngay những đàm tiếu, bình luận, xuyên tạc hoặc phủ nhận... Thập niên gần đây, ở nước ngoài bắt đầu những công trình nghiên cứu có vẻ “khoa học, nghiêm túc” và khá dày dặn về nhiều chủ đề chính trị - xã hội ở Việt Nam. Tính chất luận lý đã được tăng cường, biểu hiện thóa mạ, đàm tiếu đã bớt đi mà thay vào đó là biểu hiện của sự gia công về “tư tưởng”. Chiêu thức này tỏ ra khá ăn khách, đặc biệt với đối tượng là trí thức, sinh viên.

Đồng thời chúng còn thực hiện các hành động mua chuộc, dụ dỗ, lôi kéo, quần chúng tham gia biểu tình, gây bạo loạn, phá rối trật tự trị an, hòng chia rẽ nội bộ, tuyên truyền tư tưởng đối lập, kích động các nhóm xã hội, nhất là giới văn nghệ sĩ, học sinh, sinh viên…nhằm tập hợp, phát triển lực lượng dự trù cho việc thành lập các tổ chức chính trị đối lập trong tương lai.

Chúng thường lợi dụng những bất cập hạn chế trong quản lý nhà nước, những bức xúc về đời sống, về xã hội chưa được giải quyết để kích động gây mất ổn định chính trị - xã hội.

Mặt khác, trước các âm mưu và thủ đoạn của kẻ thù, phản ứng của chúng ta đôi khi còn chưa đ ủ mức cần thiết, kịp thời và có tính luận chiến cao.

Tần suất phản bác quan điểm chống phá trên các diễn đàn của chúng ta là ở mức thấp và khá chênh lệch so với đối phương. Có số liệu đưa ra rằng cứ khoảng 1600 bài tuyên truyền có dụng ý xấu của kẻ thù thì chúng ta mới có 1 bài đáp trả! Nhiều tác giả vẫn còn luận chiến bằng nhiệt tình chứ chưa hoàn toàn bằng sự sắc sảo của tư duy lý luận. Lập luận của nhiều bài luận chiến cũng còn đơ n điệu và thiếu tính thuyết phục, đại loại theo kiểu “nó bảo sai, ta bảo đúng”. Nhiều bài viết còn chưa đi vào những phân tích lý luận theo chiều


sâu, theo tư duy lý tính, chỉ rõ những lỗi logic của đối thủ tư tưởng và có luận cứ vững chắc từ thực tiễn. Phương pháp luận luận chiến của C.Mác Ph.Ăngghen, và V.I.Lênin với các đối thủ tư tưởng trước đây, nay chưa thấy nhiều và rõ sự kế thừa từ “hậu duệ”. Chính những hạn chế đó đã phần nào làm giảm hiệu quả của cuộc đấu tranh giai cấp trên lĩnh vực tư tưởng hiện nay.

Nêu cao tinh thần khoa học và cách mạng, kiên quyết đấu tranh bác bỏ những quan điểm phủ nhận con đường đi lên CNXH cũng là một phương diện cần rất nhiều sự đầu tư của bản lĩnh, trí tuệ và nhiệt huyết để xây dựng thành công CNXH ở nước ta.


Tiểu kết chương 3

Cuộc đấu tranh, phê phán các quan điểm phủ nhận con đường đi lên CNXH ở nước ta diễn ra trong bối cảnh phức tạp, tình hình quốc tế chứa đựng nhiều nhân tố không thuận lợi, điển hình là sự sụp đổ chế độ CNXH ở Đông Âu, Liên Xô và sự điên cuồng chống phá CNXH từ các lực lượng thù địch.

Cuộc đấu tranh chống lại các quan điểm sai trái phủ nhận con đường đi lên CNXH ở nước ta thời gian qua đã đạt được những thành tựu cơ bản: Chúng ta đã khẳng định và bảo vệ được chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, bước đầu giữ vững được định hướng XHCN trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, mang lại những giá trị “thực” trên các lĩnh vực xã hội, khẳng định tính đúng đắn của con đường đi

lên CNXH ở Việt Nam. Công tác lãnh đạo, quản lý trong đấu tranh phê phán quan điểm phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam ngày càng được tăng cường. Cuộc đấu tranh phê phán trực diện các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch đã giúp cho đa số cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức rõ hơn về âm mưu hoạt động diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch.

Tuy nhiên chúng ta còn nhiều hạn chế: công tác tư tưởng còn thiếu sắc bén, chưa sát thực tiễn và chưa linh hoạt; chưa làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng và đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân; sức thuyết phục, tính chiến đấu chưa cao, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, những quan điểm mơ hồ, cơ hội, sai trái còn bị động, hiệu quả thấp.

Nhiều vấn đề đặt ra từ thực tiễn đang đòi hỏi phải được bổ sung, hoàn thiện bằng những quan điểm chỉ đạo, giải pháp phù hợp và hiệu quả hơn nhằm, nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh chống các quan điểm phủ nhận con đường đi lên CNXH ở nước ta.


Chương 4

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÊ PHÁN CÁC QUAN ĐIỂM PHỦ NHẬN CON ĐƯỜNG ĐI LÊN

CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM.


4.1. Quan điểm cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả việc phê phán các quan điểm phủ nhận con đường đi lên CNXH ở nước ta

4.1.1. Nhận thức rõ tính chất phức tạp, nguy hiểm của việc chống phá bằng lý luận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam

Bối cảnh mới của đời sống chính trị thế giới hiện nay khá phức tạp, kẻ thù của CNXH đã và đang chuyển hướng từ đối đầu trực tiếp bằng xung đột bạo lực sang “diễn biến hòa bình”. Mục tiêu chống CNXH không thay đổi, nhưng đã có dấu hiệu thay đổi hình thức, biện pháp. Đảng ta nhận định: “Sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước ngày càng điên cuồng, quyết liệt và tinh vi hơn.” [36 - tr.39]. Nét nổi bật về mặt phương pháp của các thế lực chống phá CNXH ở Việt Nam hiện nay là gia tăng hàm lượng lý luận theo hướng cơ hội chính trị:

Lợi dụng chủ trương đổi mới trên lĩnh vực chính trị, chúng cũng biết cách sử dụng những thuật ngữ như dân chủ hóa đời sống xã hội, chống quan liêu tham nhũng, chống lợi dụng chức quyền... vốn là những chủ trương của Đảng và Nhà nước ta để chống lại sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam.

Lợi dụng dân chủ hóa để xuyên tạc chế độ XHCN ở Việt Nam kích động khuynh hướng dân chủ đa nguyên, vô chính phủ, nhằm hình thành những lực lượng đối lập chống phá ta. Lợi dụng quá trình cải tổ, đổi mới, cải cách, thực hiện dân chủ hóa đời sống xã hội, để kích động tự do, dân chủ tư sản, xuyên tạc dân chủ XHCN. Dùng chiêu bài đa nguyên, đa đảng như một giải pháp duy nhất để xây dựng cái gọi là xã hội dân chủ theo kiểu

Xem tất cả 167 trang.

Ngày đăng: 04/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí