Phê phán quan điểm phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay - 16


đó là độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Người nói: “Từng bước một, trong cuộc đấu tranh, vừa nghiên cứu lý luận Mác - Lênin, vừa làm công tác thực tế, dần dần tôi hiểu được rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ.” [61- tr.128] Nguồn gốc lý luận chủ yếu, quyết định sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh là Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện thực tiễn Việt Nam. Không thể tách rời mối quan hệ hữu cơ giữa tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác - Lênin, không thể và không được lấy tư tưởng Hồ Chí Minh thay thế chủ nghĩa Mác - Lênin. Và hơn nữa “Trong bất kỳ điều kiện và tình huống nào, phải kiên trì thực hiện đường lối và mục tiêu đổi mới, kiên định và vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.” [41 - tr.21].

Thứ hai, khẳng định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản.

Sứ mệnh lịch sử giai cấp công nhân là phạm trù trung tâm, là vấn đề căn bản nhất của CNXH khoa học, “điểm chủ yếu nhất trong học thuyết Mác là ở chỗ nó làm sáng tỏ vai trò lịch sử toàn thế giới của giai cấp vô sản, là người có sứ mệnh xây dựng chủ nghĩa xã hội.” [122 - tr.1]. Các lực lượng thù địch hiểu rằng, việc phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân sẽ phủ nhận CNXH khoa học và tiến tới sẽ phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, nên, ngay từ khi CNXH khoa học ra đời, nội dung sứ mệnh lịch sử giai cấp công nhân là một trong những trọng điểm mà kẻ thù của CNXH tập trung xuyên tạc, tấn công bằng nhiều hình thức và thủ đoạn cả trong lý luận lẫn trong thực tiễn.

Có quan điểm cho rằng: chủ nghĩa xã hội đã sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu chứng minh rằng không có cái gọi là sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, rằng xã hội loài người hiện nay đang bước vào nền kinh tế trí thức, cho


nên, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân cũng không còn. Rằng, trong thời điểm hiện nay điều kiện sống và thu nhập của công nhân ở các nước TBCN rất cao, giai cấp công nhân đã trung lưu hóa, không còn b ị bóc lột, không còn tinh thần cách mạng như thời Mác nữa…Họ cho rằng loài người đã và đang trải qua ba nền văn minh, thời kỳ đầu là văn minh nông nghiệp do người nông dân làm đại biểu, thời kỳ thứ hai là văn minh công nghiệp do giai cấp công nhân làm đại biểu và thời kỳ hiện nay là thời kỳ văn minh trí tuệ, vai trò đại biểu cho xã hội sẽ thuộc về tầng lớp trí thức, v.v.

Sứ mệnh lịch sử của một giai cấp là trách nhiệm của giai cấp đó đại diện cho phương thức sản xuất tiến bộ, để xây dựng lên một hình thái kinh tế - xã hội mới. Giai cấp công nhân đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến, có tính tổ chức kỷ luật cao, có tinh thần cách mạng triệt để, có bản chất quốc tế và mang bản sắc dân tộc, là đại diện cho xu thế dân chủ hóa, có lợi ích cơ bản thống nhất và đại diện cho nhiều giai - tầng trong xã hội. Giai cấp công nhân có hệ tư tưởng riêng là chủ nghĩa Mác- Lênin phản ánh quy luật phát triển của lịch sử. Với những phẩm chất và đặc điểm đó, giai cấp công nhân có sứ mệnh lịch sử trong việc xây dựng một hình thái kinh tế xã hội mới.

Lợi dụng tình hình CNXH ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, các thế lực thù địch CNXH càng ra sức công kích, dùng mọi thủ đoạn ngăn chặn, chia rẻ…nhằm làm chệch hướng phong trào công nhân, tuyên truyền cho văn minh trí tuệ, xã hội hậu công nghiệp, xã hội phi giai cấp…nhằm tiến tới xóa nhòa giai cấp và phủ định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Các lực lượng thù địch với CNXH cũng thư ờng rêu rao rằng: công nhân hiện không còn là vô sản nữa, họ là đồng sở hữu trong kinh tế tư bản... Thực chất của vấn đề như sau:

Một là, tỷ trọng cổ phần của công nhân là rất nhỏ bé, họ không có khả năng chi phối đời sống kinh tế - xã hội hiện đại. Thực chất giai cấp tư sản vẫn khống chế toàn bộ nền chính trị, kinh tế và xã hội ở các nước TBCN hiện nay.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 167 trang tài liệu này.


Hai là, trong thực tế cũng có một bộ phận công nhân đã trở thành ông chủ, thì bản thân họ đã trở thành những nhà tư sản chứ không còn là người công nhân nữa, nhưng đây là thiểu số nên không thể vì thế mà cho rằng giai cấp công nhân đã trở thành giai cấp hữu sản như giai cấp tư sản được.

Phê phán quan điểm phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay - 16

Ba là, trình độ học vấn, trình độ tay nghề…của công nhân ở nhiều nước đã cao hơn trước, họ đang trực tiếp tham gia sản xuất công nghiệp, họ nhận phần thù lao, đãi ngộ rất cao. Nhưng, cần thấy do bản chất vì lợi nhuận giai cấp tư sản đãi ngộ cho công nhân để họ có khả năng tái sản xuất, cống hiến nhiều hơn, và, đây là một cách để khai thác, bóc lột mới.

Và, những công nhân bậc cao, những kỹ thuật viên, những kỹ sư ngày nay chiếm một số lượng rất đông và họ cũng trực tiếp sản xuất công nghiệp với các loại công nhân khác, nhưng không phải vì thế mà cho rằng giai cấp công nhân đã mất đi và chuyển hóa thành tầng lớp trí thức. Những công nhân này trực tiếp lao động sản xuất công nghiệp chứ không phải chủ yếu là nghiên cứu lý thuyết, lý luận như trí thức, với việc trình độ mọi mặt của giai cấp công nhân ngày càng tăng, thì càng thêm củng cố niềm tin ở khả năng thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân mà thôi.

Như vậy, những điều kiện, nhân tố khách quan qui định về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân vẫn còn, nên sứ mệnh của giai cấp này vẫn không mất đi, trong khi đó những biểu hiện phong phú từ thực tế cũng chứng minh rằng: chừng nào còn CNTB, chừng nào chưa xây dựng xong CNXH, CNCS trên phạm vi thế giới thì phạm trù sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân vẫn còn nguyên giá trị.

Có quan niệm rằng “Sự thất bại của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô dường như chứng minh rằng Đảng cộng sản không có khả năng lãnh đạo xây dựng xã hội hiện đại, cùng lắm chỉ lãnh đạo xóa bỏ cái cũ”.

Ngụy biện của quan niệm này là ở chỗ: họ cố tình lờ đi một nguyên nhân thất bại là do sai lầm chủ quan của các Đảng ấy, khi thực hiện đường lối


cải tổ đã xa rời những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, xa rời hệ tư tưởng của và lợi ích của giai cấp công nhân. Cán bộ, đảng viên bị thoái hóa, biến chất dẫn đến quan liêu, vi phạm dân chủ nghiêm trọng, và cuối cùng là phản bội lại lợi ích của chế độ XHCN. Đây là vấn đề phẩm chất, lập trường chứ không phải là năng lực lãnh đạo, quản lý. Những năng lực này có thể chưa đầy đủ nhưng thông qua hoạt động thực tiễn và sự tích lũy kinh nghiệm, sẽ dần trưởng thành.

Có quan niệm cho rằng: tương ứng với nền kinh tế nhiều thành phần phải là nền chính trị đa nguyên, và đa đảng lãnh đạo thì mới có dân chủ, nếu không thì viễn cảnh dân chủ rất mờ mịt. Rằng dân chủ tư sản là nền dân chủ tối ưu vì ở đó có cơ chế đa đảng và tam quyền phân lập.

Cần phải thấy rằng, dân chủ tư sản là tiến bộ so với chế độ phong kiến, là bước tiến, mang tính lịch sử, nhưng từ đó mà đồng nhất, xem những yêu cầu, chuẩn mực dân chủ đạt được trong CNTB là mẫu mực, là cái thích ứng với mọi xã hội, mọi quốc gia thì sẽ bị mắc lừa một cách tai hại. Trên thực tế, quyền lực chính trị ở các nước TBCN bị chi phối bởi những tập đoàn tư sản, bởi các nhóm lợi ích. Nhà nước tư sản chỉ là công cụ quyền lực của giai cấp tư sản đối với đa số nhân dân, nó chỉ là công cụ bảo vệ lợi ích cho các nhà tư bản. Các phương tiện truyền thông hầu hết nằm trong tay những tập đoàn tư sản giàu có để cổ vũ cho chế độ TBCN. Hoạt động chính trị ở các nước TBCN là lĩnh vực riêng của những người giàu có.

Vì nhu cầu cạnh tranh, kiềm chế lẫn nhau giữa các nhóm lợi ích, các tập đoàn tư sản nên dân chủ tư sản cần đến cơ chế đa nguyên, đa đảng, nhưng các chính sách của quốc gia không phải được quy định bởi quần chúng nhân dân mà là bởi lực lượng lãnh đạo trong bộ máy, trong các nhóm lợi ích. Tam quyền phân lập cũng chỉ là sự phân chia quyền lực giữa các tập đoàn tư sản, là sự cấu kết giữa các nhóm lợi ích có thế lực mà thôi. Đầu phiếu phổ thông chỉ là sự hợp pháp hóa quyền lực của những người có thế lực trong giai cấp


tư sản, và như Mác đã chỉ ra rằng: “kỳ thực thì chính quyền nhà nước ấy chỉ là một cái u ăn bám trên thân thể dân tộc mà thôi.” [17- tr.451]

Sau nhiều thế kỷ ở một số nước tư bản, chế độ dân chủ tư sản đạt được những tiến bộ to lớn, nhưng bản chất của chế độ dân chủ đó vẫn không hề thay đổi và không thể tự thay đổi được, chế độ dân chủ tư sản trước sau như một là dân chủ cho những kẻ giàu có, dân chủ cho giai cấp tư sản mà thôi. Nói như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Sự rêu rao bình đẳng về quyền nhưng không kèm theo sự bình đẳng về điều kiện để thực hiện các quyền đó đã dẫn đến dân chủ vẫn chỉ là hình thức mà không thực chất.” [111 - tr.5]. Cho nên, quan niệm: tương ứng với nền kinh tế nhiều thành phần phải là nền chính trị đa nguyên như trên là phi thực tế.

Về quan niệm “đa nguyên mới có dân chủ”. Cần thấy rõ rằng, không có nước nào, kể cả những nước tự cho mình là dân chủ nhất, lại để yên cho những hành động phạm pháp, đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc họ. Những người phê phán chế độ một đảng ở nước ta thực chất là muốn hợp pháp hóa vai trò của các lực lượng chính trị phản động đã bị đánh đổ mà thôi. Đảng ta khẳng định:

Chế độ một đảng hay nhiều đảng là sự phản ánh và kết quả của so sánh lực lượng trong đấu tranh chính trị, đấu tranh giai cấp, vì vậy nó là sản phẩm của điều kiện lịch sử cụ thể của từng nước. Trong điều kiện nước ta hiện nay không có sự cần thiết khách quan để lập nên cơ chế chính trị đa nguyên, đa đảng đối lập. Thừa nhận đa đảng đối lập có nghĩa là tạo điều kiện cho sự ngóc đầu đậy ngay tức khắc và một cách hợp pháp các lực lượng phản động, phục thù trong nước và từ nước ngoài trở về hoạt động chống Tổ quốc, chống nhân dân, chống chế độ. Đó là điều mà nhân dân ta dứt khoát không chấp nhận. [37 - tr.32]

Vì vậy, nhiệm vụ của công tác tư tưởng, lý luận trước yêu cầu mới là: Triển khai đồng bộ, chủ động cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, phản bác


các luận điệu tuyên truyền xuyên tạc, vu cáo, chống phá Đảng, Nhà nước ta, làm thất bại âm mưu “diễn biến hòa bình”, thực hiện đa nguyên chính trị, hình thành lực lượng đối lập, gây bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch. Như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói : “tại các nước tư bản phát triển các cuộc bầu cử được coi là tự do, dù có thể thay đổi chính phủ nhưng không thể thay đổi các thế lực thống trị; đằng sau hệ thống đa đảng trên thực tế vẫn là sự

chuyên chế của các tập đoàn tư bản.” [111 - tr.5]. Dĩ nhiên, trong cơ chế nhất

nguyên về chính trị, phải cảnh giác và đề phòng với xu hướng độc đoán, chuyên quyền vi phạm dân chủ.

Thứ ba, tiếp tục nâng cao nhận thức của cả xã hội về CNXH ở Việt Nam để chủ động xây dựng “hệ miễn dịch”về tư tưởng.

Trong nhóm giải pháp này cần tập trung những lĩnh vực sau:

Một là, giữ vững và tăng cường để hệ tư tưởng XHCN trở thành tư tưởng thống trị trong toàn xã hội.

Phát triển lý luận về CNXH, làm rõ con đường đi lên CNXH của Việt Nam là hết sức cần thiết. Năng lực nhận thức và hành động theo quy luật là điều kiện bảo đảm sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng. Điều đó phụ thuộc vào trình độ tư duy lý luận của Đảng. Đó là sự nhận thức đúng đắn và hành động phù hợp với hệ thống quy luật khách quan, trong đó các quy luật đặc thù của chủ nghĩa xã hội ngày càng chi phối mạnh mẽ phương hướng phát triển chung của xã hội. Theo đó, nhiệm vụ đầu tiên đối với công tác lý luận cần tập trung nghiên cứu, giải quyết trong thời gian tới là: Nghiên cứu, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm làm rõ những giá trị bền vững; làm rõ những vấn đề cần bổ sung và phát triển cho phù hợp với thực tiễn đất nước và thời đại. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết có hệ thống sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc, rút ra những kết luận đúng đắn, khắc phục những quan niệm sai lầm hoặc lỗi thời. Đồng thời cần tuyên truyền, giải đáp kịp thời, thỏa đáng và có sức thuyết


phục những vấn đề lý luận và thực tiễn mà nhân dân quan tâm. Tiếp tục làm sáng rõ nhận thức, quan niệm về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta chính là tạo ra cơ sở khoa học cho cuộc đấu tranh với các quan điểm phủ nhận, chống phá.

Quá trình hội nhập sâu rộng vào đời sống kinh tế quốc tế cùng với sự bùng nổ ngày càng phổ biến của công nghệ thông tin, đặt lĩnh vực tư tưởng, lý luận trước những thách thức gay gắt hơn, quyết liệt hơn. Sự giao lưu, cọ xát, tư tưởng sẽ diễn ra hàng ngày. Đảng ta xác định:

Sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước ngày càng điên cuồng, quyết liệt và tinh vi hơn. Trong đó, chúng luôn coi tư tưởng, lý luận là những trận địa tiến công, là khâu đột phá. Tấn công Đảng cộng sản trước hết tấn công vào tư tưởng, lý luận... Cho nên, cuộc đấu tranh ý thức hệ, đấu tranh tư tưởng trong những năm tới sẽ gay gắt hơn nhiều, khó khăn và phức tạp hơn so với những năm qua. [36 - tr.38-39]

Vì vậy, cần thông qua các hình thức tuyên truyền, giáo dục để nâng cao sự nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Muốn cho cán bộ, đảng viên và nhân dân “miễn dịch” trước sự tấn công của các thế lực thù địch chống phá sự nghiệp xây dựng đất nước theo con đường XHCN thì một trong những vấn đề cấp bách, có tính cốt yếu nhất hiện nay là tăng cường tuyên truyền, giáo dục, làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước thấm nhuần trong quần chúng.

Cần tạo ra được không khí, nhu cầu tìm hiểu đối với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước. Khi đã nhận thức đúng, hiểu rõ bản chất của hệ tư tưởng


XHCN thì dù những thông tin sai trái có thâm độc đến mấy cũng khó có thể tác động, lay chuyển được nhận thức.

Cần đổi mới phương thức tuyên truyền, phát huy hết lợi thế của mạng thông tin toàn cầu (internet) tăng cường cung cấp thông tin, quan điểm đúng đắn của Đảng, Nhà nước trên các báo, đài, trang tin điện tử, nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, bản lĩnh chính trị của quần chúng nhân dân. Tuyên truyền kịp thời, sâu rộng, có hiệu quả chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tích cực tuyên truyền, cổ vũ thành tựu của công cuộc đổi mới.

Tiếp tục triển khai có hiệu quả việc “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong toàn xã hội để xây dựng nền tảng đạo đức của toàn xã hội, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, kiên quyết và có biện pháp hữu hiệu đẩy lùi sự suy thoái đạo đức, lối sống, sự suy thoái về tư tưởng chính trị trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân, tuyên truyền, biểu dương các nhân tố mới, điển hình tiên tiến. Thường xuyên đưa lên báo, đài, trang tin điện tử những bài viết về thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội.

Đổi mới phương thức, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, giáo dục về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, thành tựu của công cuộc đổi mới một cách phong phú, hấp dẫn. Việc tìm hiểu hệ tư tưởng XHCN phải ngày càng trở thành nhu cầu trong toàn xã hội, và trở thành một hệ giá trị xã hội cơ bản ở nước ta.

Hai là, đưa vào nội dung giảng dạy những tri thức cơ bản giúp học sinh, sinh viên nhận thức rõ con đường đi lên CNXH và góp phần đấu tranh với các quan điểm sai trái.

Với mưu đồ hình thành lực lượng lâu dài về sau, nên các thế lực thù địch đã tập trung tác động vào thế hệ trẻ, họ xem đây như chiến lược con

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/11/2022