liên kết tốt cần phải tập hợp lại trong một tổ chức kinh doanh mạnh, ví dụ như các tập đoàn kinh tế, hoặc trong một Hiệp hội ngành hàng hay Hiệp hội theo vùng lãnh thổ để phối hợp hoạt động.
Để mở rộng các mối liên kết kinh tế, các doanh nghiệp khu vực tư nhân cần phải chủ động tham gia hợp tác giữa các doanh nghiệp lớn với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thuộc các thành phần kinh tế khác. Kinh nghiệm cho thấy giữa các doanh nghiệp lớn và các doanh nghiệp nhỏ và vừa, có thể có mối quan hệ cộng sinh chứ không phải chỉ có cạnh tranh để tiêu diệt nhau. Doanh nghiệp nhỏ có thể làm thầu phụ cho doanh nghiệp lớn, còn doanh nghiệp lớn có thể giúp doanh nghiệp nhỏ trong hoạch định chiến lược phát triển doanh nghiệp, hỗ trợ vốn để mở rộng kinh doanh và đổi mới trang thiết bị, cung cấp thông tin về thị trường và tiến bộ kỹ thuật, đào tạo nhân sự có trình độ cao. Việc liên kết giữa các doanh nghiệp sẽ nâng cao sức cạnh trạnh của tất cả các doanh nghiệp và cũng làm gia tăng cơ hội tồn tại và thành công cho mỗi doanh nghiệp.
Thứ bảy, chú trọng xây dựng văn hóa doanh nghiệp, doanh nhân.
Nhiều doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân trong thời gian qua vẫn chưa ý thức được tầm quan trọng của việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Sức cạnh tranh của một doanh nghiệp có thể được nâng cao khi doanh nghiệp đó tạo được một môi trường văn hóa tích cực, lành mạnh đặc biệt là trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Văn hóa doanh nghiệp luôn gắn với thương hiệu và uy tín doanh nghiệp, xây dựng văn hóa doanh nghiệp là xây dựng doanh nghiệp như một gia đình thứ hai của mỗi thành viên, phải có tinh thần đồng cam cộng khổ, gắn bó với nhau bằng tinh thần cộng tác và tinh thần đồng đội, vì vậy những nhận thức về quan hệ cá nhân giữa chủ và thợ rất cần được chú ý.
KẾT LUẬN
Hơn 20 năm thực hiện đổi mới và phát triển, chúng ta không thể không công nhận rằng sự tồn tại và phát triển của kinh tế tư nhân đã mang lại cho nền kinh tế nước ta những bước phát triển đáng ngạc nhiên. Kinh tế tư nhân giờ đây không chỉ có tiếng nói quyết định đến sức mạnh kinh tế mà còn trở thàn một lực lượng kinh tế có ý nghĩa chính trị toàn cầu.
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Giải Pháp Chủ Yếu Phát Triển Kinh Tế Tư Nhân Ở Việt Nam Hiện Nay
- Một Số Giải Pháp Chủ Yếu Nhằm Phát Triển Kinh Tế Tư Nhân Ở Việt Nam Hiện Nay
- Phát triển tư nhân ở Việt Nam hiện nay - Thực trạng và giải pháp - 12
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
Đảng và Nhà nước ta đã thấy được vai trò đó của khu vực kinh tế tư nhân thể hiện trong đường lối và những chính sách đó là bước đầu đã tạo ra điều kiện, môi trường cho sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân.
Khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam tuy có bước phát triển trong những năm đổi mới nhưng vẫn chưa phát triển đúng mức và còn nhiều hạn chế. Để phát huy được vai trò, vị trí của kinh tế tư nhân trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cần tiếp tục đổi mới và hoàn thiện hơn nữa môi trường thể chế cho sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lênin, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
2. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội
VI. VII, VIII, IX) về phát triển kinh tế - xã hội, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
3. TS Ngô Văn Điểm (2004), Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
4. Kornai Janos (2002), Con đường dẫn tới nền kinh tế thị trường, NXB Văn hóa thông tin.
5. GS. TS. Lê Hữu Nghĩa – TS. Đinh Văn Ân (2004), Phát triển kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
6. TS Nguyễn Hữu Phong (2004), Phát triển kinh tế tư nhân ở Hà Nội, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
7. TS Hoàng An Quốc (2007), Kinh nghiệm hội nhập kinh tế quốc tế của một số nền kinh tế Đông Á và những bài học với Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội.
8. Đinh Thị Thơm (2005), Kinh tế tư nhân Việt Nam sau hai thập kỷ đổi mới
– thực trạng và những vấn đề, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
9. Lê Khắc Triết (2005), Đổi mới và phát triển kinh tế tư nhân Việt Nam – thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
10.Vũ Quốc Tuấn (2006), Phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
11.GS. TS. Nguyễn Thanh Tuyền (2006), Sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
12.Viện thông tin khoa học xã hội (2003), Kinh tế tư nhân trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
13.GS. TS. Hồ Văn Vĩnh (2003), Kinh tế tư nhân và quản lý nhà nước đối với kinh tế tư nhân ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
2. WEBSITE
1. Tổng cục Thống Kê: http://www.gso.gov.vn/
2. Tạp chí Cộng sản: http://www.tapchicongsan.org.vn/
3. Thông tin pháp luật dân sự: http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/
4. Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương: http://www.ciem.org.vn/
5. Diễn đàn doanh nghiệp: http://dddn.com.vn
6. Báo điện tử Vietnamnet: http://vietnamnet.vn
7. Báo điện tử vnexpress: http://vnexpress.net
8. Công ty trách nhiệm hữu hạn chứng khoán ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam: http://www.bsc.com.vn/
9. Tin Kinh tế: http://www.tinkinhte.com/
10.Báo điện tử của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
http://www.toquoc.gov.vn/
11.Doanh nhân 360: http://www.doanhnhan360.com/
12.Diễn đàn Cao học Kinh tế Việt Nam: http://www.caohockinhte.info/