Phát triển thị trường khoa học công nghệ ở Việt Nam - 10

Thứ nhất đẩy nhanh hơn quá trình ban hành các văn bản pháp luật, các văn bản dưới luật thuộc lĩnh vực khoa học công nghệ và thị trường khoa học công nghệ. Tập trung vào việc sớm hoàn thiện để ban hành Pháp lệnh công nghệ cao, Luật chất lượng sản phẩm và hàng hoá. Trước mắt cần hoàn thiện ngay các nghị định, thông tư hướng dẫn liên quan đến việc thực hiện Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật có hiệu lực vào ngày 1/1/2007 và Luật chuyển giao công nghệ sẽ có hiệu lực vào ngày 1/7/2007, tránh tình trạng luật chờ nghị định, nghị định chờ thông tư. Bởi đây là hai đạo luật cùng với Luật sở hữu trí tuệ, Luật khoa học công nghệ chính là bộ khung pháp lý quan trọng khẳng định cho việc phát triển khoa học công nghệ nói chung mà đặc biệt với luật chuyển giao công nghệ đã khẳng định sự tạo lâp, hình thành và phát triển thị trường khoa học công nghệ Việt Nam với một khung pháp lý cơ bản phù hợp với các thông lệ quốc tế mà Việt Nam đã cam kết.

Thứ hai bên cạnh việc bổ sung và ban hành sớm các luật, pháp lệnh thì một vấn đề không thể xem nhẹ trong việc ban hành các văn bản là là phải xây dựng được một lộ trình điều chỉnh, sửa đổi những văn bản luật đã ban hành trước thời điểm Việt Nam ra nhập WTO phù hợp với những cam kết của Việt Nam đồng thời vẫn phải tránh được những xáo động cho nền kinh tế.

Thứ ba tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật một cách chuyên nghiệp theo những quy trình của các nước tiên tiến trên thế giới. Bên cạnh đó, cũng cần tăng cường hợp tác quốc tế trong việc đào tạo, bồi dưỡng nguôn nhân lực trong các cơ quan xây dựng pháp luật để có đội ngũ cán bộ có am hiểu sâu rộng, có trình độ chuyên môn cao về luật pháp quốc tế để đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao trong việc xây dựng và ban hành các văn bản luật theo yêu cầu của tiến trình hội nhập.

Thứ tư trước khi ban hành những văn bản luật, các văn bản quy phạm quan trọng điều chỉnh trong lĩnh vực này cần tổ chức lấy ý kiến sâu rộng của các ngành chuyên môn và ý kiến của các doanh nghiệp.

Thứ năm: Bổ sung, hoàn thiện chiến lược phát triển phát triển thị trường khoa học công nghệ Việt Nam đến năm 2010.

3.2.1.3 Phát triển kinh tế tri thức chính là điều kiện đủ để phát triển thị trường khoa học công nghệ ở Việt Nam:

Theo quan điểm chung nhất hiện nay “kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, truyền bá và sử dụng tri thức là động lực chủ yếu nhất của sự tăng trưởng, tạo ra của cải, tạo ra việc làm trong tất cả các ngành kinh tế”. Với định nghĩa chúng ta có thể thấy trong nền kinh tế này không phải là cơ bắp, cũng không phải tài nguyên thiên nhiên, hay một số ngành công nghệ cao như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học... là yếu tố quyết định của nền kinh tế mà ở đây chính là tri thức, tri thức đã vượt qua tất cả các yếu tố, các phương tiện để trở thành lực lượng sản xuất quan trọng nhất tạo ra mọi của cải xã hội trên tất cả các lĩnh vực, còn các ngành công nghệ cao chỉ là những biều hiện về hình thái, về phương tiện để phát triển kinh tế tri thức. Cùng với việc phát triển các ngành công nghệ cao, thì trong kinh tế tri thức tốc độ biến đổi của khoa học công nghệ cũng rất nhanh chóng, vòng đời của các sản phẩm khoa học công nghệ cũng trở lên ngắn hơn. Các sản phẩm khoa học công nghệ được tạo ra ngày càng nhiều và càng ưu việt về tính năng với chi phí ngày càng thấp. Cùng với đó, để có thể bắt kịp với tốc độ thay đổi của khoa học công nghệ, xã hội trong nền kinh tế tri thức sẽ trở thành một xã hội học tập với việc học tập vừa là nhu cầu, vừa là một yêu cầu bắt buộc đối với tất cả mọi người. Quay trở lại vấn đề phát triển khoa học công nghệ và thị trường khoa học công nghệ, chúng ta thấy việc phát triển kinh tế tri thức hoàn toàn không có mâu thuẫn. Việc phát triển kinh tế tri thức vừa là động lực vừa là mục tiêu của phát triển KHCN, và thị trường KHCN; đồng thời ngược lại, việc phát triển KHCN, TTKHCN chính là tiền đề là những bước đi cần thiết để phát triển kinh tế tri thức. Đối với Việt Nam hiện nay, phát triển kinh tế tri thức chủ yếu tập trung đẩy mạnh việc vận dụng tri thức mới vào tất cả các ngành kinh tế, làm cho giá trị sản phẩm gia tăng nhanh, giảm tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu và chi phí lao

động, đồng thời nâng cao được chất lượng sản phẩm từ đó nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của sản phẩm trong khu vực và trên thế giới. Kết hợp mô hình phát triển vừa tuần tự, vừa nhảy vọt, trong những điều kiện cụ thể, phù hợp có thể phát triển những ngành công nghệ cao dựa nhiều vào tri thức để đi tắt đón đầu...tạo động lực cho toàn bộ nền kinh tế. Đây là những phương hướng chủ đạo của việc phát triển kinh tế tri thức hiện nay ở Việt Nam. Điều này hoàn toàn phù hợp với việc phát triển khoa học công nghệ và thị trường khoa học công nghệ đã được trình bày. Điều đáng lưu ý ở đây chính là tiến hành song song việc phát triển kinh tế tri thức và phát triển thị trường khoa học công nghệ, đồng thời bên cạnh những điểm đồng thuận của hai quá trình, chúng ta cũng cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung để cho việc phát triển kinh tế tri thức thực sự là động lực cho phát triển khoa học công nghệ và TTKHCN và ngược lại việc phát triển TTKHCN sẽ đẩy nhanh hơn được việc phát triển của nền kinh tế tri thức.

3.2.2 Hoàn thiện các thể chế hỗ trợ thị trường

3.2.2.1 Tăng cường vai trò và năng lực các cơ quan, tổ chức thông tin, tư vấn về khoa học công nghệ và dịch vụ chuyển giao công nghệ:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.

Để thị trường khoa học công nghệ phát triển và hoạt động hiệu quả thì việc tăng cường vai trò của các cơ quan này có một ý nghĩa rất lớn, bởi các cơ quan này chính là những thành tố không thể thiếu trong việc tạo lập phát triển thị trường. Các cơ quan này giữ vai trò định hướng, xác lập những nguyên tắc chung giúp cho người bán và người mua đến gần với nhau hơn. Giúp cho các giao dịch trên thị trường được diễn ra một cách thuận lợi hơn, công khai minh bạch hơn. Thông qua việc giúp cho người bán quảng bá được rộng rãi các sản phẩm của mình về tính năng, về công dụng, về gía trị kinh tế.... đồng thời giúp cho người mua đánh giá đúng được giá trị của hàng hoá khoa học công nghệ được giao dịch, cũng như nắm bắt được các thông tin cần thiết, các cách thức cần thiết trong việc cải tiến đổi mới công nghệ sẽ giúp cho cả người bán người mua giảm thiểu được các rủi ro trong việc chuyển giao ký kết các hợp đồng cũng như các giao dịch khác lên quan đến

hàng hoá khoa học công nghệ. Có thể nói, nếu không có các cơ quan này thì không thể có thị trường khoa học công nghệ Chính vì ý nghĩa to lớn đó để tăng cường được vai trò và năng lực của các cơ quan này trong tình hình mới cần tập chung vào các điểm sau:

Phát triển thị trường khoa học công nghệ ở Việt Nam - 10

Thứ nhất Đối với các cơ quan thông tin, tư vấn.... của nhà nước cần tập trung làm tốt các chức năng nhiệm vụ về chuyên môn được giao. Thực hiện công khai hoá, minh bạch hoá các quy trình giải quyết các thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý; bên cạnh đó, cũng cần nghiên cứu giảm thiểu các thủ tục không thực sự cần thiết. Nghiên cứu áp dụng những tiêu chuẩn quản lý hiện đại đối với các cơ quan này, đồng thời đầu tư hiện đại hoá các trung tâm thông tin, tư vấn. Cần quy định những tiêu chuẩn cụ thể về kỹ thuật, về cơ sở vật chất, về chuyên môn trong việc thiết lập mới các trung tâm thông tin tư vấn.... Có cơ chế đãi ngộ thu hút được những chuyên gia giỏi công tác trong các cơ quan trên. Bên cạnh đó, ngoại trừ các cơ quan thông tin, tư vấn hoạt động trên cơ sở thực hiện các nhiệm vụ chiến lược, quan trọng do nhà nước dặt ra để phát triển thị trường khoa học công nghệ, cần dùng ngân sách nhà nước. Đối với các cơ quan khác, cũng dần xoá bỏ bao cấp để cho các cơ quan này tự hoạch toán trên cơ sở nguồn thu là các hoạt tư vấn của mình bởi đây chính là hoạt động cung cấp hàng hoá khoa học công nghệ thuộc dạng “Dịch vụ kỹ thuật”.

Thứ hai đối với cơ quan thông tin tư vấn ngoài nhà nước, cần tạo một môi trường để mọi thành phần kinh tế tham gia các hoạt động thông tin, tư vấn một cách thuận lợi. Muốn vậy phải tạo được một hành lang pháp lý thông suốt, một cơ chế chính sách phù hợp trong việc quản lý các cơ quan này, không có sự phân biệt đối xử giữa các trung tâm nhà nước và tư nhân đồng thời tạo điều kiện cho các thành phần này được liên danh, liên kết với các đối tác nước ngoài. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần có những chính sách hỗ trợ cần thiết trong việc tạo lập, phát triển của các cơ quan này.

Thứ ba kiên quyết xử lý các cơ quan tổ chức thông tin, tư vấn vi phạm những quy định của Nhà nước trong lĩnh vực thông tin tư vấn như:

cung cấp thông tin sai sự thật, cố tình đánh giá sai các thông số kỹ thuật, thực hiện tư vấn ký kết các hợp đồng xâm phạm đến an ninh quốc gia, ảnh hưởng tới môi trường...

3.2.2.2 Hoàn thiện các thể chế tài chính.

Hoàn thiện các thể chế tài chính là vấn đề không thể thiếu trong việc phát triển khoa học công nghệ cũng như thị trường khoa học công nghệ. Nhất là trong điều kịên ngân sách dành cho hoạt động khoa học công nghệ còn thấp, chỉ khoảng trên 1%, cùng với đó là việc cung cấp tín dụng ưu đãi cho hoạt động khoa học công nghệ còn rất hạn chế có thể nói các quy định cung cấp tín dụng gần như còn bỏ ngỏ. Không những thế việc đầu tư ngân sách đã thấp nhưng lại dàn trải rất nhiều những chương trình nghiên cứu được đầu tư lớn bằng nguồn ngân sách sau khi nghiệm thu xong chỉ để đấy không ứng dụng được vào vào thực tiễn gây lãng phí lớn... Từ những vấn đề trên để phát huy hiệu quả và hoàn thiện các thể chế tài chính cần tập trung vào những vấn đề sau:

Thứ nhất: tiếp tục đẩy mạnh việc nghiên cứu cơ chế chính sách, cân đối việc thu chi ngân sách để sớm dành được nguồn ngân sách cao hơn (ở mức =>2%) cho các hoạt động khoa học công nghệ theo các đề án đã trình Chính phủ phê duyệt.

Thứ hai: đối với Trung ương, việc đầu tư tài chính cần tập trung vào các chương trình, đề tài trọng điểm quốc gia thuộc các nghành thuộc lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, những lĩnh vực khoa học xã hội giải quyết những vấn đề lý luận về kinh tế xã hội mang tính thực tiễn cao. Bên cạnh đó, cần chú trọng đầu tư cho việc phát triển các công nghệ mũi nhọn, công nghệ cao..., đầu tư tài chính, ngân sách xây dựng cơ sở hạ tầng một số khu công nghệ cao trọng điểm quốc gia để tạo ra những đột phá trong tương lai. Xây dựng lộ trình cụ thể từng bước tiến tới xoá bỏ bao cấp trong các hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ khác.

Đối với việc đầu tư ngân sách địa phương cho khoa học công nghệ, phải trên cơ sở thực tiễn kinh tế xã hội của địa phương, trong đó đặc biệt chú

ý đến ngành những lĩnh vực khoa học công nghệ có khả năng ứng dụng cao vào thực tiễn sản xuất mà địa phương có lợi thế so sánh. Đồng thời, cung cấp tài chính tổ chức các hội chợ khoa học công nghệ, các hoạt động quảng bá các công nghệ, các dự án khoa học công nghệ trong lĩnh vực khuyến nông nơi mà người dân với tri thức và nguồn vốn hạn hẹp rất khó có thể tiếp cận được với việc ứng dụng khoa học, công nghệ mới vào sản xuất.

Thứ ba: thành lập các quỹ đầu tư tài chính, cũng như các quỹ cung cấp các khoản tín dụng ưu đãi cho các hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ, quỹ đầu tư mạo hiểm, các quỹ hỗ trợ việc đầu tư, đổi mới công nghệ của doanh nghiệp, các quỹ chuyên dụng như quỹ hỗ trợ thực hiện dự án tiết kiệm năng lượng đối với doanh nghiệp...

Thứ tư: sử dụng các nguồn vốn từ nguồn viện trợ, tài trợ, hợp tác với nước ngoài... trong việc cung cấp tài chính cho các hoạt động khoa học công nghệ, các hoạt động đổi mới công nghệ trong các dự án trọng điểm về công nghệ quốc gia về công nghệ.

Thứ năm: hoàn thiện chính sách thuế, trrong khuôn khổ các hiệp định đã ký khi Việt Nam gia nhập WTO; cần xây dựng một lộ trình phù hợp đối với việc ưu đãi thuế trong việc xuất nhập khẩu hàng hoá khoa học công nghệ, cũng như các chính sách về thuế về thuế thu nhập doanh nghiệp để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ

3.2.2.3 Phát triển thị trường khoa học công nghệ, “chợ khoa học công nghệ” theo các cụm tỉnh đầu não tạo động lực cho thị trường khoa học cho từng vùng và trong cả nước:

Đây là một vấn đề khá mới kể từ khi có hội chợ khoa học công nghệ đầu tiên mang tầm cỡ Quốc gia được tổ chức năm 2003 cho đến năm 2006 các hội chợ công nghệ liên tục được tổ chức. Đúc rút những kinh nghiệm từ việc tổ chức cũng như các hiệu quả kinh tế, hiệu quả quảng bá các công nghệ từ các hội chợ đã chỉ ra cần thiết phải tổ chức nhiều loại hội chợ chuyên ngành theo từng lĩnh vực, cũng như các hội chợ mang tính địa phương, tính vùng miền như vậy sẽ mang tính thực tiễn cao hơn phù hợp hơn và tránh

được những lãng phí không cần thiết. Những hội chợ như Techmart Hoà Bình 2006, techmart Hà Nội 2006, Techmart An Giang... là những minh chứng rất rõ cho vấn đề này. Để tiếp tục cho thành công trong việc hình thành “chợ khoa học công nghệ” từng vùng miền trở thành động lực cho cả vùng cũng như cho cả nước cần chú ý những vấn đề sau:

Thứ nhất: phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan bộ chủ quản với các sở khoa học công nghệ thuộc các tỉnh, thành phố trong cả vùng miền. Các sở khoa học công nghệ trong mỗi vùng miền cần chủ động đề ra các chương trình dự án hợp tác phát triển, cũng như việc hỗ trợ lẫn nhau trong việc phát triển khoa học công nghệ, các sản phẩm khoa học công nghệ mà mình có thế mạnh. Đồng thời cùng nhau tổ chức các chương trình các hội chợ quảng bá các sản phẩm khoa học công nghệ, những lợi thế phát triển các ngành các công nghệ đặc thù; qua đó cũng định hướng cho các nhà cung cấp giới thiệu những hàng hoá công nghệ phù hợp mà bản thân vùng, miền chưa đáp ứng được hoặc đáp ứng được nhưng hiệu quả kinh tế không cao bằng việc mua trực tiếp trên thị trường.

Thứ hai đối với các cụm tỉnh thành phố đầu não có các thành phố trực thuộc trung ương, đồng thời là trung tâm kinh tế lớn của cả nước như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh... còn cần phát huy vai trò là hạt nhân của cả vùng miền. Cùng với việc hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau thì các hạt nhân còn phải tự phát huy vai trò trung tâm với những thế mạnh vượt trội, chú trọng phát triển những ngành, những hàng hoá khoa học công nghệ có hàm lượng chất xám cao. Tuy nhiên trong cả những trường hợp này, sự liên kết vẫn có hiệu quả nếu như các tỉnh trong vùng, miền vẫn hợp tác chặt chẽ với hạt nhân theo kiểu các vệ tinh xung quanh. Khi đó các trung tâm sẽ đảm nhiệm những phần việc chính trong việc phát triển các hàng hoá công nghệ cao còn lại các vệ tinh trên cơ sở lợi thế của riêng mình sẽ đảm bảo phát triển những phần phụ trợ phù hợp với khả năng. Sự hợp tác này chẳng những mang lại hiệu quả kinh tế theo lợi thế so sánh mà quan trọng hơn nó tạo cho toàn bộ vùng mình

gắn kết với nhau hơn đồng thời cũng tạo ra sự phát triển đồng đều bền vững hơn cho thị trường khoa học công nghệ cả vùng miền.

Thứ ba xây dựng các chiến lược liên kết giữa các vùng để tạo ra được thị trường khu vực rộng lớn thống nhất song vẫn đảm bảo được yếu tố cạnh tranh cũng như sự đa dạng của các sản phẩm khoa học công nghệ mang tính đặc thù của từng vùng, những sản phẩm mang đặc thù của khu vực, trên cơ sở các thị trường khu vực đó phát triển ra thị trường toàn quốc.

3.2.3 Các gíải pháp đối với bên cung hàng hóa khoa học công nghệ

3.2.3.1 Tiếp tục đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá:

Đây không chỉ là một vấn đề mang tính chiến lược lâu dài, tiến hành từng giai đoạn... mà trong điều kiện hội nhập toàn diện hiện nay. Đây là một yêu cầu bắt buộc hết sức cấp thiết, nếu không thực hiện được việc đẩy mạnh tiến trình này một cách mạnh mẽ, vững chắc hơn giai đoạn trước thì chắc chắn khả năng cạnh tranh cạnh tranh của nền kinh tế sẽ không thể được cải thiện nguy cơ thua ngay trên sân nhà là không thể tránh khỏi, nhất là khi các nước trong khu vực đã có được tiềm lực khoa học công nghệ hơn chúng ta rất nhiều. Để có thể tiếp tục đẩy mạnh tiến trình này, xét ở góc độ phát triển khoa học công nghệ và thị trường khoa học công nghệ cần tập trung vào mấy vấn đề sau:

Thứ nhất: Trong điều kiện hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong GDP, thì việc thúc đẩy sự biến đổi cơ cấu những ngành công nghiệp hướng tới xuất khẩu là điều cực kỳ quan trọng. Đối với việc phát triển hàng hóa khoa học công nghệ để xuất khẩu cần tập trung vào những ngành công nghiệp mũi nhọn, có hàm lượng khoa học công nghệ cao mà Việt Nam có tiềm năng tạo động lực đầu tầu cho việc phát triển mạnh mẽ cho thị trường khoa học công nghệ hướng tới xuất khẩu.

Thứ hai: Việc Intel đăng ký đầu tư 1 tỷ USD xây dựng nhà máy tại Việt Nam, tiếp đó IBM đầu tư Trung tâm bảo hành toàn cầu ở Việt Nam là một thắng lợi lớn, không chỉ ở góc độ kinh tế sẽ tạo ra được những sản phẩm

khoa học công nghệ, dịch vụ công nghệ thông tin hàng đầu thế giới mà qua đó còn nâng cao được hình ảnh của Việt Nam như một điểm đến hấp dẫn, với những lợi thế so sánh, đặc biệt cả trong hiện tại cũng như lâu dài đối với các tập đoàn hàng đầu trên thế giới trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Vấn đề trong thời gian tới, ngoài việc tiếp tục kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư trong lĩnh vực này, cũng cần tăng cường thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các dự án thuộc các ngành công nghệ cao khác đặc biệt là công nghệ sinh học, công nghệ nano, công nghệ vật liệu mới... đây là những công nghệ hứa hẹn những đột phá vượt bậc cho sự phát triển của lực lượng sản xuất trong một tương lai không xa nhưng đây lại là công nghệ phù hợp với khả năng trí tuệ thông minh của người Việt Nam.

Thứ ba: cùng với việc chú trọng chuyển đổi cơ cấu ngành hướng tới xuất khẩu cũng cần đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu để tạo được những sản phẩm khoa học công nghệ thay thế các hàng hoá phải nhập khẩu, phục vụ được các yêu cầu phát triển của các ngành sản xuất trong nước. Chú trọng đến các sản phẩm khoa học công nghệ, những công nghệ, những phần công nghệ có gía trị lớn mà chúng ta có khả năng phát triển thay thế được hàng ngoại nhập với chi phí tối đa không cao hơn so với nhập.

3.2.3.2 Xây dựng phát triển thị trường nguồn nhân lực khoa học công nghệ:

Để đáp ứng được yêu cầu phát triển khoa học công nghệ theo Chiến lược phát triển khoa học công nghệ đến năm 2010 thì nhiệm vụ không thể thiếu đó là phải phát triển bằng được thị trường nguồn nhân lực khoa học công nghệ, đây là một đòi hỏi tất yếu và là điều kiện đủ để phát triển được tiềm lực khoa học công nghệ quốc gia, muốn vậy ngoài những mục tiêu và nhiệm vụ đã đặt ra trong chiến lược cần tập trung vào các vấn đề:

Thứ nhất: Xây dựng được chiến lược phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ vừa đáp ứng được nhu cầu hiện tại, vừa đáp ứng được những yêu cầu hội nhập toàn diện của nền kinh tế trong bối cảnh Việt Nam là thành viên WTO

Thứ hai: phải coi trọng hợp tác quốc tế trong việc phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ có trình độ quốc tế là yếu tố quan trọng đặc biệt. Chú trọng nhất là việc hợp tác gửi đi đào tạo nghiên cứu sinh bậc học thạc sỹ, tiến sỹ tại các nước Mỹ, EU.... Bởi hiện nay chúng ta đang rất thiếu những chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực công nghệ cao có trình độ quốc tế. Hơn nữa do điều kiện và khả năng về cơ sở vật chất, cũng như môi trường nghiên cứu, thí nghiệm.... của các trường đại học Việt Nam còn rất nhiều hạn chế lên việc đào tạo ra các tiến sỹ có trình độ như ở các nước phát triển là rất khó khăn. Bên cạnh đó cũng cần kết hợp với các tập đoàn lớn như Intel, IBM... đã đầu tư vào Việt Nam cũng như các trưòng đại học danh tiếng trên thế giới để đào tạo và cấp bằng có gía trị quốc tế đối với sinh viên theo học trong nước, cũng như tạo ra đội ngũ kỹ sư thực hành lành nghề có trình độ quốc tế...

Thứ ba: Cần phát huy tối đa khả năng của Việt kiều, bởi đây là một lực lượng rất hùng hậu, được học tập và làm việc trong những môi trường, cũng như các quốc gia tiên tiến nhất. Họ có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn rất cao, có tác phong làm việc hiện đại, luôn nắm bắt được những xu thế, những khả năng phát triển của các công nghệ tạo điều kiện để có đi tắt đón đầu trong việc phát triển khoa học công nghệ cũng như thị trường khoa học công nghệ.

Thứ tư: Cần phải mau chóng xây dựng được chế độ đãi ngộ thoả đáng đối với nguồn nhân lực này, đầu tiên là đối với những ngành công nghệ cao cần tiến tới không phân biệt chuyên gia nước ngoài hay Việt Nam, nếu có trình độ và hiệu quả công việc như nhau cần phải được hưởng chế độ đãi ngộ như nhau. Đồng thời phải tạo được một môi trường làm việc thuận lợi cho sự phát triển, cũng như thăng tiến của những cá nhân xuất sắc. Hình thành đầy đủ các cơ chế, chính sách để thuê các chuyên gia, các nhà quản lý nước ngoài và trả lương theo thông lệ quốc tế để điều hành, quản lý các công ty của nhà nước, nhất là để điều hành và phát triển các tập đoàn, các công ty lớn, trong đó đầu tiên là thử nghiệm đối với các công ty đang hoạt động kém hiệu quả.

3.2.3.3 Tăng cường, đảm bảo việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ, quyền chuyển giao công nghệ.

Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của WTO mà bất cứ thành viên nào tham gia đều phải tuân theo. Đối với Việt Nam với thực trạng vi phạm bản quyền phần mềm đứng vào hàng đầu thế giới, đây là một điều rất đáng lo ngại, nếu tiếp tục để cho tình trạng này tiếp tục tái diễn đương nhiên sẽ làm ảnh hưởng lớn đến việc phát triển các sản phẩm phần mềm, thậm chí triệt tiêu các động lực phát triển; ngoài việc vi phạm bản quyền về phần mềm thì tình trạng vi phạm kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá mà đặc biệt là tình trạng vi phạm bản quyền tác giả cũng diễn rất nghiêm trọng. Để giải quyết vấn đề này trong điều kiện hiện nay cầm tập trung vào mấy vấn đề sau:

Thứ nhất: Cần có chế tài mạnh mẽ hơn đối với các hành vi vi phạm về sở hữu trí tuệ; phải coi đây là biện pháp quan trọng nhất, bởi với mức phạt về vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ còn thấp. Các vi phạm về hình sự chỉ được quy định một cách hạn chế chủ yếu khi vi phạm về các hành vi làm hàng giả...

Thứ hai: Phải tăng cường việc tuyên truyền vận động mọi tầng lớp trong xã hội ý thức được việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ ảnh hưởng thế nào đến việc phát triển của cả nền kinh tế cũng như việc phát triển khoa công nghệ của đất nước, khía cạnh đạo đức của vấn đề, cũng như các chế tài mà tổ chức, cá nhân sẽ phải gánh chịu nếu vi phạm.

Thứ ba: Sử dụng tổng hợp các biện pháp cũng như các lực lượng chuyên trách để xử lý các hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, đồng thời tăng cường đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn cho các công chức hoạt động trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, bởi đây là lĩnh vực rất mới song lại đòi hỏi chuyên môn cao cũng như kinh nghiệm trong việc đánh giá thẩm định để xác định được đúng mức độ tính chất của hành vi vi phạm để đưa ra được cách xử lý chính xác.

Thứ tư: Đối với việc chuyển giao công nghệ cần minh bạnh hoá về cơ chế, chính sách chuyển giao công nghệ trong các dự án mà Nhà nước là chủ đầu tư; bên cạnh đó, cũng cần làm tốt hơn việc tư vấn giám sát khi thực hiện các dự án này. Nghiên cứu giảm thiểu các thủ tục hành chính trong việc chuyển giao công nghệ đồng thời có chính sách hợp lý để thúc đẩy hỗ trợ chuyển giao công nghệ đôí với các doanh nghiệp nhỏ và sản xuất cá thể. Bởi là những đơn vị, cá nhân có tiềm lực tài chính hạn hẹp, dù muốn đổi mới công nghệ song khả năng không cho phép, bên cạnh đó cũng không có khả năng nhiều trong việc đàm phán ký kết các hợp đồng chuyển giao công nghệ.

3.2.3.4 Tiếp tục tổ chức, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước và chuyển đổi các viện nghiên cứu sang mô hình doanh nghiệp khoa học công nghệ

Cũng theo thống kê trong việc cuộc điều tra 7.850 doanh nghiệp năm 2005 đã trình bày ở trên thì số lượng lao động trong các doanh nghiệp có trình độ từ cao đẳng trở lên chỉ chiếm 7,24%, trong số này trình độ đại học 71,9%, thạc sĩ chỉ chiếm 0,9%, và tiến sĩ chiếm 0,14% còn lại là cao đẳng. Số lượng lao động có trình độ lại phân bổ không đều, thấp nhất là khu vực ngoài quốc doanh, tuy nhiên có một điều đáng buồn là các doanh nghiệp nhà nước có tới 42,1% nguồn lực lao động công nghệ gấp 2,6 lần so với bình quân chung, song tính hiệu quả không cao. Cùng với đó tuy sở hữu lực lượng lao động khoa học công nghệ lớn như vậy nhưng sản phẩm khoa học công nghệ của các doanh nghiệp cung cấp không nhiều, khả năng tạo ra những công nghệ mới là rất thấp, những công nghệ hiện đại chủ yếu vẫn phải nhập ngoại. Các ngành công nghệ cao chưa tạo ra được những sản phẩm chủ lực, đủ sức cạnh tranh với khu vực. Điều này cho thấy rất rõ, ngoài vấn đề nhận thức thì cơ chế quản lý trong các doanh nghiệp nhà nước chính là yếu tố khiến cho tiềm năng này chưa được sử dụng một cách hiệu quả. Để tiếp tục đổi mới, sắp xếp khơi dậy được tiềm năng của các doanh nghiệp nhà nước đang có cần tập trung vào những vấn đề sau:

Thứ nhất: Tiếp tục đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước theo lộ trình đã được xác định. Trong quá trình cổ phần hoá, cần chú

trọng đến việc định giá chính xác giá trị hữu hình và vô hình của doanh nghiệp. Tiến hành từng bước đưa các doanh nghiệp đã được cổ phần lên thị trường chứng khoán để huy động vốn. Đối với những doanh nghiệp lớn, quan trọng cần nghiên cứu dành cổ phần ưu đãi cho các đối tác chiến lược. Đối với những doanh nghiệp thua lỗ thường xuyên, có thể áp dụng bán hoặc, giải thể, có cơ chế xác định lại giá thuê đất của các doanh nghiệp nhà nước dù đã chuyển sang cổ phần tại các địa điểm đặc biệt là các khu vực thành phố, đô thị cho phù hợp với mặt bằng chung thực tế của thị trường mà doanh nghiệp đó được thuê.

Thứ hai: Đổi mới việc quản lý các tổng công ty được chuyển đổi thành tập đoàn kinh tế, nghiên cứu hoàn thiện chính sách thuê các nhà quản lý nước ngoài như đã đề cập ở trên. Đồng thời hoạch định những ngành công nghiệp mũi nhọn để phát triển những sản phẩm khoa học công nghệ chiến lược đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh đó, các tập đoàn cũng cần nghiên cứu cải tiến các công nghệ được mua từ nước ngoài cho phù hợp với điều kiện Việt Nam để dần cải tiến và tạo ra những công nghệ “Made in Việt Nam” thay thế được các công nghệ nhập ngoại phục vụ tốt các ngành sản xuất trong nước. Đối với những ngành công nghiệp Việt Nam đang có sức cạnh tranh tương đương khu vực như công nghiệp đóng tầu, khai thác dầu khí, cần phải đặc biệt chú trọng hơn nữa đến vấn đề này. Riêng đối với ngành dầu khí, việc mất tới gần mười năm (từ năm 1996) mới triển khai được dự án Dung Quất là một bài học lớn, dù có đưa ra bất kỳ lý do gì để giải thích thì thực tế vẫn chỉ ra đây là một thất bại lớn ở nhiều phương diện bởi nếu có được kinh nghiệm gần 10 năm trong việc xây dựng các cơ sở chế hoá dầu khí sẽ khiến cho tiềm lực khoa học công nghệ của Việt Nam trong lĩnh vực này nâng cao được một bước. Hơn nữa, các sản phẩm từ hoá dầu sẽ là đầu vào của các ngành công nghiệp khác giúp cho chúng ta thay thế được rất nhiều nguyên liệu phải nhập ngoại. Cùng với đó thay vì phải xuất dầu thô (nguồn tài nguyên không thể tái tạo) chúng ta đã có thể xuất khẩu được các sản phẩm dầu mỏ với giá trị gia tăng cao hơn rất

nhiều. Do vậy, đối vấn đề này cần có những quyết sách mạnh mẽ, quyết liệt, để thúc đẩy tiến độ xây dựng khu lọc dầu Dung Quất cũng như khu Kinh tế Dung Quất để dến năm 2008, một số hạng mục của nhà máy được đưa vào khai thác đúng tiến độ và để đến năm 2010 cơ sở hoá dầu đầu tiên của Việt Nam được hoàn thành với kinh phí lên tới 2,5 tỷ USD, gấp gần 2 lần so với mức dự kiến là 1,3 tỷ USD

Thứ ba: Tiếp tục hoàn chỉnh việc quy định mức lương tối thiểu áp dụng đối với các doanh nghiệp; nghiên cứu triển khai chế độ trợ cấp thất nghiệp đối với người lao động, gắn chặt trách nhiệm của thành viên hội đồng quản trị là những người do nhà nước đề cử đại diện, cũng như trách nhiệm của ban giám đốc trong việc thành bại của doanh nghiệp trên thương trường.

Thúc đẩy áp dụng khoa học công nghệ theo hướng hiện đại tiên tiến của khu vực thế giới, đặc biệt là áp dụng công nghệ mà Việt Nam có thế mạnh.

Thứ tư: Cần đẩy nhanh hơn việc chuyển đổi các viện nghiên cứu sang mô hình công ty khoa học công nghệ. Đây là một yêu cầu vừa có tính cấp thiết, vừa có tính thực tiễn với việc chuyển đổi mạnh mẽ một số viện nghiên cứu sang mô hình công ty sẽ giúp giảm bớt ngân sách đầu tư theo kiểu giàn trải để tập trung vào những chương trình trọng điểm quốc gia về nghiên cứu cơ bản, về phát triển những công nghệ mũi nhọn, những chương trình mà tư nhân hoặc các công ty không có đủ tiềm năng để tham gia. Đồng thời, thông qua việc chuyển đổi sẽ giúp các viện nghiên cứu năng động hơn, gắn kết quả nghiên cứu nhiều hơn với thực tiễn sản xuất, đồng thời cũng chấp nhận sự phá sản của những doanh nghiệp chuyển đổi không đủ năng lực, không nhạy bén với thị trường.

3.2.4 Các giải pháp đối với bên cầu hàng hóa khoa học công nghệ

3.2.4.1 Đưa ra lộ trình phù hợp về các tiêu chuẩn về chất lượng, kỹ thuật, môi trường đối với sản phẩm, với cơ sở sản xuất, kinh doanh…

Đây là vừa là yêu cầu bắt buộc khi Luật chất lượng hàng hóa có hiệu lực đồng thời cũng là một bắt buộc của Việt Nam trước những cam kết khi gia nhập WTO, với thực trạng đổi mới công nghệ còn rất thấp trong các doanh nghiệp, cũng như tình trạng lạc hậu chung của công nghệ sản xuất trong các doanh nghiệp hiện nay ở Việt Nam, việc xây dựng một lộ trình phù hợp về tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật... đối với sản phẩm và cơ sở kinh doanh sẽ có tác động tích cực và trực tiếp đến sự chuyển đổi các công nghệ của các doanh nghiệp, đồng thời đây cũng là động lực thúc đẩy năng lực khoa học công nghệ của toàn bộ lực lượng sản xuất. Qua đó, loại bỏ dần những công nghệ đã lỗi thời không đảm bảo được khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, cũng như những công nghệ gây ô nhiễm, những công nghệ tiêu tốn nhiều năng lượng... Để làm được điều này cần phải tập trung vào những điểm sau:

Thứ nhất: Tiến hành thống kê thực trạng việc sử dụng các loại công nghệ tại các thành phần kinh tế, qua đó phân loại các công nghệ để đưa ra lộ trình thời gian cụ thể để chấm dứt việc sử dụng đối với từng loại công nghệ đó. Loại bỏ ngay các công nghệ đã quá cũ nát, những công nghệ dù có áp dụng những biện pháp xử lý nhưng vẫn ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.

Thứ hai: Nghiên cứu phát triển những hệ thống quản lý chất lượng, những tiêu chuẩn chất lượng phù hợp với thông lệ quốc tế có tính toán đến điều kiện Việt Nam, để áp dụng vào hệ thống tiêu chuẩn cụ thể trong lộ trình bắt buộc phải đạt được các tiêu chuẩn chất lượng, kỹ thuật đối với các doanh nghiệp. Đồng thời, việc áp dụng các tiêu chuẩn đó cũng cần tính toán đến từng ngành, không nhất thiết tất cả các ngành đến một thời điểm xác định nào đó đều có các tiêu chuẩn tương đương với khu vực, quốc tế mà có thể tuỳ từng ngành thời gian dài ngắn khác nhau. Đối với hàng hoá xuất khẩu nhà nước cần chú trọng và nhanh tróng xây dựng những tiêu chuẩn, đồng thời hỗ trợ cho các doanh nghiệp đổi mới công nghệ trong khuôn khổ các

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/04/2022