Phát triển thị trường khoa học công nghệ ở Việt Nam - 8

gần đây, tỷ lệ này còn giảm, trong khi chi đầu tư phát triển tăng rất đều đặn. Điều này có thể thấy, mức tăng trưởng chủ yếu là theo chiều rộng, hơn thế nữa, đây là một vấn đề cần không chỉ những giải pháp chiến lược mà điều quan trọng là cần những bước đi cụ thể, phù hợp với từng yêu cầu của mỗi giai đoạn phát triển tiềm lực khoa học công nghệ của đất nước; không chỉ là những mục tiêu định hướng trên giấy tờ, văn bản mà cụ thể chính là tỷ lệ ngân sách hàng năm được dành cho hoạt động này là chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, chúng ta có thể thấy rất rõ: nếu năm 2001, 2002 cơ cấu đầu tư là 1,25% tổng ngân sách nhà nước, thì đến năm 2003 chỉ còn 1,02%, thấp hơn cả năm 2000 là 1,14%. Như vậy, mức độ sụt giảm lên tới gần 20% đây thực sự là một thực trạng rất đáng buồn.

Bảng 2.26: Cơ cấu chi ngân sách Nhà nước

%

2000

2001

2002

2003

TỔNG CHI

100.00

100.00

100.00

100.00

Trong tổng chi

Chi đầu tư phát triển

27.19

31.00

30.51

32.91

Trong đó: Chi XDCB

24.06

27.85

27.49

30.04

Chi phát triển sự nghiệp kinh tế xã hội

56.74

55.14

52.66

52.77

Trong đó

Chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo

11.63

11.89

12.04

12.63

Chi sự nghiệp y tế

3.17

3.24

3.14

2.96

Chi dân số kế họach hoá gia đình

0.51

0.33

0.57

0.37

Chi sự nghiệp khoa học và CNMT

1.14

1.25

1.25

1.02

Chi sự nghiệp văn hoá, thông tin

0.84

0.71

0.72

0.69

Chi sự nghiệp phát thanh, truyền hình

0.66

0.65

0.46

0.58

Chi sự nghiệp thể dục, thể thao

0.36

0.37

0.40

0.36

Chi lương hưu, đảm bảo xã hội

9.86

10.34

8.92

9.08

Chi sự nghiệp kinh tế

5.32

4.85

5.39

4.51

Chi quản lý hành chính

7.42

6.73

5.80

6.27

Chi bổ sung quĩ dự trữ tài chính

0.78

0.65

0.36

0.06

Nguồn: website- Tổng cục thống kê/ số liệu thống kê

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.

Phát triển thị trường khoa học công nghệ ở Việt Nam - 8

Theo điều 19 Luật khoa học và công nghệ, các nhiệm vụ khoa học công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước được thực hiện theo các chương trình đề tài…, do quỹ phát triển khoa học và công nghệ tài trợ theo quy định của Chính phủ. Ở các địa phương, các tỉnh, thành phố, căn cứ theo sự phân cấp của Chính phủ, nhiệm vụ kinh tế xã hội và yêu cầu phát triển khoa học công nghệ của địa phương để có chính sách phát triển khoa học công nghệ, cũng như việc phân bổ ngân sách cho việc phát triển khoa học công nghệ. Đối với các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh thì việc chủ động trong việc xây dựng nguồn ngân sách cũng như cách thức cung ứng tài chính cho việc phát triển khoa học công nghệ rất rõ nét và mang tính đặc thù cao. Ví dụ: Thành phố Hồ Chí Minh phát triển các dự án, đề tài khoa học công nghệ được chia làm ba loại: loại thứ nhất là các đề tài nghiên cứu cơ bản, các đề tài về khoa học xã hội.. phục vụ mục đích công được tài trợ 100%. Các đề tài phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh thuộc các doanh nghiệp của các thành phần kinh tế, Thành phố tài trợ một phần; còn lại chủ yếu là do các doanh nghiệp tài trợ. Loại thứ ba là các đề tài phát triển công nghệ cao, các sản phẩm mới được Thành phố đầu tư trước, sau đó thu hồi vốn đầu tư lại bằng hình thức chuyển giao công nghệ hay bán. Còn Hà Nội thì coi việc phát triển khoa học công nghệ dựa trên việc bám sát những mục tiêu kinh tế xã hội là quan trọng nhất để gắn được việc nghiên cứu với sản xuất, đồng thời nâng cao chất lượng của việc lựa chọn thẩm định, đánh giá, nghiệm thu các đề tài khoa học công nghệ được đầu tư bằng ngân sách. Tuy nhiên, hiện nay ngân sách đầu tư cho khoa học công nghệ ở địa phương vẫn còn nhiều hạn chế việc đầu tư ngân sách cho phát triển khoa học công nghệ, chưa thực sự là đòn bẩy, là động lực chủ yếu trong việc phát triển khoa học công nghệ, thị trường khoa học công nghệ ở địa phương.

Bên cạnh việc đầu tư ngân sách thì vấn đề cung cấp tín dụng cho các chương trình, các hoạt động khoa học hầu như rất hạn chế, hầu như chưa diễn ra ở cả cấp độ Trung ương cũng như địa phương. Những ưu đãi trong việc vay vốn trong việc nghiên cứu phát triển công nghệ, vật liệu mới chưa

được thể hiện trong các văn bản của Chính phủ. Tuy nhiên, việc cung cấp tín dụng cho hoạt động nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ thuộc các lĩnh vực có quy mô lớn đã bắt đầu hình thành, với mô hình là các quỹ tài trợ, bảo lãnh việc vay vốn cho các doanh nghiệp để thực hiện các chương trình quốc gia về phát triển khoa học công nghệ. Một ví dụ điển hình gần đây nhất là trong năm 2006, Bộ khoa học công nghệ, Ngân hàng công thương Việt Nam, Tổ chức hợp tác phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã phối hợp thành lập Quỹ bảo lãnh vốn vay, cấp tín dụng cho các dự án tiết kiệm và hiệu quả năng lượng. Trong đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc các thành phần kinh tế, không kể nhà nước hay ngoài nhà nước, có số vốn điều lệ dưới 30 tỷ, hàng năm sử dụng đến 500 lao động và hoạt động trong những ngành như gạch, gốm, sứ, dệt may, giấy và chế biến thực phẩm thì được vay tối đa đến 2 tỷ đồng để thực hiện các dự án tiết kiệm năng lượng và chống hiệu ứng nhà kính.

Bên cạnh các quỹ hỗ trợ mới bắt đầu hình thành thì quỹ đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam cũng được khởi động trở lại nếu như vào thời kỳ 1990 – 1992 ở Việt Nam bắt đầu có tới 12 quỹ đầu tư mạo hiểm (ĐTMH) với quy mô từ 7-10 triệu USD/quỹ thì đến năm 1998 chỉ còn lại 04 quỹ. Nguyên nhân của việc xụt giảm này ngoài lý do khủng hoảng tài chính tiên tệ châu Á thì nguyên nhân chính là do cơ cấu đầu tư chưa hợp lý, chủ yếu cho các ngành sản xuất hàng tiêu dùng không phải là các ngành công nghệ cao đúng như tiêu chí của ĐTMH. Hơn nữa, tiềm lực khoa học công nghệ chúng ta khi đó cũng chưa có khả năng hấp thụ nguồn vốn này. Điều rất đáng mừng đến năm 2002 một làn sóng mới về ĐTMH đã xuất hiện trở lại với việc Tập đoàn dữ liệu quốc tế (IDG) của Mỹ thành lập một quỹ đầu tư mạo hiểm vào Việt Nam. Quỹ này chủ yếu tập chung vào phát triển ngành công nghệ thông tin, với việc đầu nghiên cứu phát triển các sản phẩm có hàm lượng khoa học công nghệ cao như sản xuất phần mềm, các linh kiện bán dẫn điện tử tin học... Dự kiến đến năm 2010 quỹ này sẽ đầu tư khoảng 100 triệu USD. Đồng thời với việc xuất hiện trở lại các quỹ đầu tư mạo hiểm của nước ngoài thì Bộ

khoa học công nghệ cũng đang trình Chính phủ, thành lập các quỹ đầu tư mạo hiểm trong nước từ các nguồn vốn của cá nhân tổ chức trong và ngoài nước, với vốn ban đầu là từ ngân sách, dành để phát triển các khu công nghệ cao như khu Láng Hoà Lạc, khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh...

Trong thời gian tới, với việc hình thành ngày càng nhiều các quỹ cung cấp tín dụng chuyên ngành, cũng như các quỹ ĐTMH cho việc phát triển từng lĩnh vực khoa học công nghệ, cũng như các quỹ nhằm thúc đẩy phát triển thị trường khoa học công nghệ, hy vọng việc cấp tín dụng sẽ thành một thành tố quan trọng đúng với vai trò của nó trong việc phát triển khoa học công nghệ cũng như thị trường khoa học công nghệ ở Việt Nam.

2.2.5 Việc đảm bảo thực thi pháp luật của nhà nước về sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ và phát triển thị trường khoa học công nghệ:

Theo thống kê của Hiệp hội phần mềm quốc tế, tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm máy tính năm 2004 ở Việt Nam là 92%, cao nhất thế giới. Mặc dù Chính phủ đã cố gắng để giảm tỷ lệ này xuống, song năm 2006 tỷ lệ vi phạm bản quyền ở Việt Nam vẫn ở vị trí thứ nhất với mức độ vi phạm không giảm được là bao nhiêu, ở mức 90%. Theo tính toán với tỷ lệ này, mỗi năm các hãng phần mềm trên thế giới bị thiệt hại khoảng 54 triệu USD tại thị trường Việt Nam, đây là một con số không lớn nếu so với Trung Quốc, nước có tỷ lệ vi phạm bản quyền đứng thứ hai thế giới 86% năm 2006, song con số tuyệt đối lên tới 2,5 tỷ USD. Cũng theo Hiệp hội phần mềm quốc tế, Việt Nam chưa phải là điểm nóng của việc vi phạm; tuy nhiên điều này chỉ khẳng định thị trường phần mềm hiện nay ở Việt nam có quy mô nhỏ bé và chưa thực sự phát triển. Song với yêu cầu phát triển kinh tế trong thời gian tới, với mức tăng GDP hàng năm trên 8%/ năm và việc Việt Nam gia nhập WTO thì yêu cầu về sử dụng phần mềm của các tổ chức, cá nhân sẽ có những bước đột phá thì cho dù đã có những cam kết của Việt Nam về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, nhưng chắc chắn con số thiệt hại mà các hãng phần mềm phải gánh chịu sẽ tăng lên nhanh chóng. Bên cạnh việc vi phạm bản quyền phần mềm máy tính của các hãng nước ngoài chiếm tỷ lệ cao nhất, trong việc vi phạm quyền

sở hữu trí tuệ, thì các vi phạm khác việc liên quan đến sở hữu trí tuệ ở trong nước cũng rất phổ biến. Hàng năm, có khoảng 3000 vụ việc bị xử lý hành chính liên quan đến hàng giả, vi phạm quyền sở hữu công nghiệp về mẫu mã, xuất xứ hàng hoá... đáng lý ra các vụ việc này cần được xử lý tại toà dân sự; tuy nhiên, do hệ thống luật về sở hữu trí tuệ của Việt Nam chưa hoàn thiện, các thủ tục tố tụng còn chưa phù hợp. Hơn thế nữa, tiến hành mỗi vụ việc là hết sức phức tạp, mất nhiều thời gian và mất nhiều chi phí nên bản thân tổ chức, các nhân là chủ sở hữu bị vi phạm cũng không muốn khởi kịên ra toà. Không những thế, vấn đề sở hữu trí tuệ nếu được xử lý theo thông lệ quốc tế đòi hỏi trình độ của đội ngũ thẩm phán, luật sư, các cơ quan tố tụng phải có trình độ chuyên sâu và được đào tạo bài bản. Với trình độ và năng lực của đội ngũ thẩm phán và luật sư của Việt Nam hiện nay rất ít người đáp ứng được yêu cầu. Vấn đề đào tạo các thẩm phán, nâng cao trình độ cho các luật sư trong lĩnh vực này cũng rất khó, bởi vì những người đáp ứng được tiêu chuẩn đi đào tạo ở nước ngoài là rất ít. Các thủ tục pháp lý liên quan đến sở hữu trí tuệ là vấn đề rất gai góc đối với tất cả các nước kể cả ở các nước phát triển. Ngay như ở Mỹ, nơi có hệ thông tư pháp rất mạnh, các luật sư có trình độ rất cao nhưng những luật sư hoạt động trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ đều là những luật sư giỏi nhất được lựa chọn một cách kỹ lưỡng, và được đào tạo thêm một cách bài bản với những yêu cầu khắt khe về năng lực chuyên môn mới có thể đáp ứng được yêu cầu công việc. Chính vì lý do trên, hàng năm chỉ có khoảng hơn mười vụ việc tranh chấp về sở hữu công nghiệp được khởi kiện ra toà dân sự, đây là một con số hoàn toàn không phản ánh đúng thực tế của việc vi phạm. Trong việc xử lý hình sự liên quan đến vi phạm sở hữu trí tuệ chủ yếu là xử lý về hàng giả với khoảng 100 vụ/năm. Các vụ việc vi phạm khác bị xử lý hình sự rất hạn chế, đặc biệt các vụ việc về vi phạm nguồn gốc, xuất xứ hàng hoá... hầu như không có. Chủ yếu chỉ bị xử lý hành chính, với hình thức phạt tiền cao nhất theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính không quá 100 triệu, song chủ yếu chỉ xử phạt ở mức 50 triệu trở xuống nên chưa đủ mạnh để răn đe; do vậy tình trạng vi phạm vẫn là rất phổ

biến. Hàng năm, khiếu nại về sở hữu trí tuệ càng gia tăng, trong đó chủ yếu là khiếu nại về việc cấp văn bằng bảo hộ và vi phạm quyền sở hữu công nghiệp. Đối với khiếu nại về văn bằng bảo hộ thì nhiều nhất là khiếu nại về cấp văn bằng đối với nhãn hiệu hàng hoá; tiếp đó là kiểu dáng công nghiệp; còn sáng chế và giải pháp hữu ích chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, chỉ chiếm khoảng 1%, có những năm không có. Điều này cũng tương tự đối với các khiếu nại liên quan đến vi phạm về sở hữu công nghiệp, tuy nhiên mức gia tăng của các vụ việc khiếu nại về quyền sở hữu công nghiệp có mức tăng đều và ổn định hơn so với các khiếu nại về văn bằng bảo hộ.

Bảng 2.27: Khiếu nại về việc cấp Văn bằng bảo hộ

Năm

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

SC & GPHI

2

1

4

2

KDCN

5

21

9

4

7

68

46

32

7

NHHH

257

372

306

327

341

564

376

395

428

Tổng số

264

393

315

332

348

632

426

429

435

Nguồn: Website - Cục sở hữu trí tuệ/số liệu thống kê

Bảng 2.28: Khiếu nại về việc vi phạm quyền sở hữu công nghiệp

Năm

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

SC&GPHI

2

9

23

33

41

KDCN

32

20

41

60

93

108

53

65

210

NHHH

124

219

110

119

198

282

278

306

324

Tổng số:

156

239

151

179

293

399

354

404

596

Nguồn: Website - Cục sở hữu trí tuệ/số liệu thống kê

Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là chúng ta chưa có đủ chế tài mạnh, việc khởi kiện dân sự – kinh tế liên quan đến việc vi phạm quyền sở

hữu trí tuệ chưa trở thành một thói quen cần thiết của các cá nhân tổ chức là chủ sở hữu, đồng thời chi phí cho việc khởi kiện cao và tiêu tốn nhiều thời gian.‌

2.3 - Đánh giá về việc phát triển thị trường khoa học công nghệ ở Việt Nam hiện nay

2.3.1 Những kết quả đã đạt được

Có thể nói trong những năm vừa qua, việc phát triển khoa học công nghệ và thị trường khoa học công nghệ tại Việt Nam đã có những bước phát triển rất đáng khích lệ.

Thứ nhất: Về nhận thức và việc xây dựng hệ thống pháp luật: đã có bước chuyển lớn về nhận thức và được nâng lên một tầm cao mới, qua việc thể hiện bằng các nghị quyết qua các kỳ đại hội Đảng khẳng định vai trò to lớn của phát triển khoa học công nghệ và thị trường khoa học công nghệ. Việc cụ thể hoá bằng xây dựng được một khung pháp lý tương đối hoàn chỉnh, bao gồm một hệ thống các văn bản pháp lý tương đối đồng bộ cho việc phát triển khoa học công nghệ và thị trường khoa học công nghệ. Đó là Luật khoa học công nghệ, Luật sở hữu trí tuệ, các bộ luật đã được sửa đổi, bổ sung như Bộ luật dân sự, Bộ luật hình sự..., trong đó có các phần liên quan đến việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ, cũng như quy định về xử lý các hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ... các nghị định, thông tư hướng dẫn việc thực hiện các luật này, đồng thời đang khẩn trương tiến hành hoàn thành các đạo luật và các văn bản liên quan khác như luật chuyển giao công nghệ, luật chất lượng hàng hoá...

Thứ hai: về thực trạng xuất nhập khẩu hàng hoá khoa học- công nghệ: Tỷ lệ hàng chế biến đã tăng cao, đặc biệt đã xuất hiện những hàng hoá công nghệ cao như hàng điện tử, vi tính, phần mềm... trong cơ cấu hàng xuất khẩu với doanh số hàng tỷ USD/năm, đồng thời có mức tăng trưởng cao trong những năm trở lại đây. Về nhập khẩu, tỷ lệ nhập máy móc thiết bị luôn ở mức khoảng gần 30%, những năm gần đây, xu hướng nhập hàng tiêu dùng giảm dần, đồng thời gia tăng mạnh mẽ việc nhập nguyên vật liệu, điều

này lý giải cho sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp chế biến đã góp phần gia tăng tỷ lệ xuất khẩu của hàng hóa được chế biến. Để đạt được điều này, thứ nhất chúng ta đã nhập được một số thiết bị công nghệ hiên đại phục vụ cho các ngành viễn thông, công nghiệp chế biến, công nghiệp dầu khí,... thứ hai các cơ quan thông tin tư vấn đã bước đầu cung cấp được hàng hoá khoa học công nghệ dạng “Dịch vụ kỹ thuật” trong việc nhập khẩu các máy móc thiết bị cả phần cứng, và phần mềm phù hợp với năng lực của Việt Nam do vậy đã đóng góp được tích cực vào sự tăng trưởng sản xuất và dịch vụ của các ngành góp phần vào việc tăng trưởng chung liên tục của thị trường XNK Việt Nam.

Thứ ba: Về đầu tư, riêng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam chiếm tỷ lệ khá cao, đồng thời, đây cũng là khu vực đóng góp lớn vào tỷ trọng xuất khẩu, đây cũng là khu vực có trình độ công nghệ và tỷ lệ đầu tư đổi mới công nghệ cao nhất, với tỷ suất lợi nhuận đứng đầu trong các khu vực. Việc chuyển giao thông qua hình thức bán đứt toàn bộ công nghệ cho công ty con, hoặc việc xác định giá trị tài sản góp vốn trong liên doah, trong các hợp đồng hợp tác... đã mở ra một nhu cầu to lớn cho thị trường khoa học công nghệ phát triển, đó chính là nhu cầu về hàng hoá khoa học công nghệ thuộc loại “ Dịch vụ kỹ thuật” bao gồm các dịch vụ đo lường, thẩm định, tư vấn, bảo trì, bảo dưỡng... trong việc chuyển giao, và vận hàng, cũng như quá trình sử dụng công nghệ. Một điểm đáng chú ý nữa trong đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã xuất hiện những công ty công nghệ viễn thông đứng đầu thế giới đã lựa chọn Việt Nam trở thành nơi đầu tư chiến lược trong những dự án toàn cầu. Việc đăng ký đầu tư 1 tỷ USD của Intel, của IBM là một minh chứng hết sức cụ thể cho vấn đề đó. Điều này cũng cho thấy nguồn nhân lực khoa học Việt Nam qua nhận định của các đối tác nước ngoài có một tiềm năng rất lớn. Bên cạnh với xu hướng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng lên nhanh chóng, thì các công ty Việt Nam đặc biệt là những công ty có hàm lượng khoa học công nghệ cao của Việt Nam như dầu khí, viễn thông, các công ty trong lĩnh vực sản xuất phần mềm cũng bắt đầu

đầu tư ra nước ngoài, tuy các dự án đầu tư chưa thật lớn, song cũng đánh dấu một bước nhảy vọt về tiềm lực tài chính cũng như tiềm lực khoa học công nghệ của những công ty này, đặc biệt với việc sắp phát triển dự án BOT trị giá gần 200triệu USD trong việc xây dựng nhà máy điện cho nước bạn Lào chúng ta đã tiến được một bước dài trong việc chuyển giao công nghệ Made in Việt Nam gồm cả phần cứng và mềm ra nước ngoài.

Thứ tư: Về phát triển các thể chế hỗ trợ thị trường: Nhìn chung chúng ta đã tạo lập được các thể chế hỗ trợ thị trường với các tổ chức tư vấn, giám định, hỗ trợ về mặt pháp lý trong việc chuyển giao công nghệ. Cục sở hữu trí tuệ đã đóng một vai trò quan trọng và làm tốt việc giám định đăng ký các pa- tăng về sáng chế, đăng ký giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp... cũng như việc cấp các li-xăng trong việc chuyển giao các hàng hoá khoa học công nghệ. Cùng với các cơ quan chuyên môn khác như Cục đăng kiểm và đo lường chất lượng, các trung tâm đo lường chất lượng, trung tâm tư vấn, chuyển giao công nghệ... của các sở đã đóng được vai trò đầu tầu cho việc chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp địa phương, trong đó đã làm tốt việc tổ chức các hội chợ khoa học công nghệ để tư vấn, giới thiệu các sản phẩm khoa học công nghệ và tạo điều kiện cho các bên mua, bán gặp nhau thực hiện các giao dịch. Thị trường về sở hữu trí tuệ cũng đã đi vào hoạt động với số lượng các giao dịch ngày càng tăng cao. Các cơ quan hành chính từ Bộ đến các sở cũng đã thực hiện được chức năng quản lý nhà nước về khoa học công nghệ; đồng thời, cũng tham mưu được những giải pháp, chương trình cụ thể cho việc phát triển KHCN cũng như thị trường khoa học công nghệ đối với Chính phủ cũng như đối với địa phương. Bước đầu đã cung cấp tín dụng và tạo lập được quỹ hỗ trợ, quỹ đầu tư mạo hiểm cho việc phát khoa học công nghệ ở các doanh nghiệp

Thứ năm: Việc phát triển các tổ chức khoa học công nghệ, các doanh nghiệp khoa học công nghệ tuy còn nhiều hạn chế song đã đạt được những kết quả nhất định. Đặc biệt là những kết quả trong việc nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu phát triển... của các tổ chức khoa học công nghệ đã thu được

những thành tựu hết sức quan trọng trong việc phát triển khoa học công nghệ, tiềm lực khoa học công nghệ ở Việt Nam được Đảng và Nhà nước đánh giá cao. Những hoạt động tư vấn, chuyển giao, hợp tác nghiên cứu của các tổ chức khoa học công nghệ đã thu được những hiệu quả kinh tế nhất định đã gắn kết được việc nghiên cứu với thực tiễn sản xuất, đã hình thành được những điển hình tổ chức khoa học công nghệ thu được hiệu quả kinh tế cao trong các hoạt động nghiên cứu chuyển giao khoa học công nghệ gắn liền với các doanh nghiệp, với sản xuất. Ví dụ: Đaị học Bách khoa Hà Nội, Đại học Bách khoa thuộc đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; các đại học chuyên ngành như Đại học thuỷ lợi, Đại học hàng hải.... Đồng thời xét ở góc độ tư vấn, nghiên cứu và phát triển những công nghệ ở Việt Nam thì đây chính là nguồn cung quan trọng nhất các hàng hoá khoa học công nghệ cho các ngành kinh tế của đất nước.

Thứ sáu: Về nguồn nhân lực khoa học công nghệ, đã có những bước phát triển mạnh mẽ về số lượng GS, PGS, tiến sỹ khoa học..., hàng năm chúng ta thông qua ngân sách, các nguồn tài trợ học bổng từ các nước các tổ chức quốc tế đã gửi đi đào tạo bậc đại học, trên đại học ở các nước phát triển những sinh viên ưu tú, những nghiên cứu sinh giỏi để khi tốt nghiệp trở về phục vụ đất nước. Việc hợp tác đào tạo trong nước cũng có những bước phát triển đáng khích lệ với nhữg mô hình du học tại chỗ với chất lượng và bằng cấp quốc tế đang được phát triển. Việc hợp tác với các nhà đầu tư nước ngoài để đào tạo, đào tạo lại đội ngũ kỹ sư, công nhân lành nghề tại chỗ để đáp ứng được yêu công việc trong các liên doanh đang là một xu hướng chính trong việc phát triển nguồn nhân lực hiện nay. Việc kết hợp giữa các trường đại học, cao đẳng... và các công ty trong việc cung cấp các sinh viên đang học những năm cuối để lựa chọn và bố trí công việc ngay sau khi ra trường đã trở thành việc làm thường xuyên, đồng thời cũng tạo ra động lực thiết thực mạnh mẽ cho việc phấn đấu học tập của sinh viên và đã trở thành một kênh chủ đạo không thể thiếu trong việc cung cấp, bổ sung nguồn nhân lực khoa học công nghệ cho các ngành kinh tế.

2.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân

Bên cạnh những mặt đã được về phát triển thị trường khoa học công nghệ như ở trên, cũng còn rất nhiều hạn chế cần giải quyết đó là

Thư nhất: Thị trường khoa học công nghệ ở Việt Nam mới chỉ ở mức manh nha, các công ty hoạt động khoa học công nghệ còn quá ít, hiệu quả chưa cao, các tổ chức khoa học công nghệ là kênh chính cung cấp hàng hoá khoa học công nghệ ở Việt Nam, tuy đã đạt được những kết quả quan trọng trong việc nghiên cứu triển khai, nhưng việc chuyển giao các công nghệ, thương mại hoá các công nghệ, cũng như khả năng ứng dụng các chương trình, đề tài nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất còn thấp. Tình trạng bao cấp đối với các tổ chức khoa học công nghệ còn lớn, việc chuyển đổi một số tổ chức khoa học công nghệ sang hình thức công ty khoa học công nghệ còn nhiều bất cập, tốc độ chuyển đổi còn chậm.

Về trình độ, năng lực nghiên cứu của nguồn nhân lực khoa học công nghệ chưa cao, còn nặng về lý thuyết. Không những thế phân bổ không đều chủ yếu ở các tỉnh, thành phố lớn và trong các cơ quan doanh nghiệp nhà nước do vậy không phát huy hết được tiềm năng. Một nhược điểm nữa của nguồn nhân lực khoa học công nghệ Việt Nam, là khả năng làm việc độc lập, tính chủ động với tác phong công nghiệp còn yếu. Rất thiếu những chuyên gia đầu ngành, các nhà quản lý chuyên nghiệp, đội ngũ kỹ sư thực hành, công nhân bậc cao... có trình độ quốc tế để cung cấp cho các ngành kinh tế đặc biệt là cho các liên doanh, cho các tập đoàn công nghệ cao nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.

Thứ hai: Về đầu tư, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam chính là một kênh quan trọng trong việc cung cấp các hàng hoá khoa học - công nghệ, các sản phẩm khoa học công nghệ vào Việt Nam. Đối với việc phát triển thị trường khoa học công nghệ đầu tư nước ngoài tạo ra một thị trường cung cấp hàng hoá công nghệ lớn như các dự án đầu tư kiểu BOT, việc mua đứt công nghệ chuyển giao từ công ty mẹ... đồng thời cũng tạo lập một nhu cầu rất lớn về hàng hoá “ Dịch vụ kỹ thuật” Tuy nhiên, có một thực trạng là tỷ lệ giải

ngân trong đầu tư nước ngoài vào Việt Nam còn thấp, thời gian giải ngân còn chậm. Các công nghệ đầu tư vào Việt Nam bên cạnh những công nghệ khá tiên tiến, chủ yếu được đầu tư vào các công ty 100% vốn nước ngoài từ các công ty mẹ, thì các công nghệ khác chỉ vào mức trung bình của khu vực cá biệt trong các liên doanh, do phía Việt Nam thiếu trình độ về thẩm định, đánh giá công nghệ. Hay nói một cách khác, loại hàng hoá “dịch vụ kỹ thuật” đã thiếu, chất lượng lại không cao lên nhiều khi mua cả những công nghệ lạc hậu có mức tiêu hao năng lượng, nguyên liệu lớn đồng thời gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường, nhiều công nghệ khi chuyển giao xong không đi vào hoạt động được do quá cũ nát.... Về đầu tư ra nước ngoài còn rất hạn chế chưa tương xứng với tiềm năng; việc đầu tư chủ yếu tập trung trong các ngành thương mại, những ngành công nghệ cao còn rất hạn chế. Việc đầu tư ra nước ngoài còn mang tính tự phát chưa có những chiến lược và những bước đi bài bản cụ thể.

Thứ ba: về xuất nhập khẩu hàng hoá về xuất khẩu tuy tỷ lệ hàng chế biến đã gia tăng, song mặt hàng xuất khẩu chủ lực vẫn là dầu thô, công nghệ hoá dầu giậm chân tại chỗ gần 10 năm; vài năm gần đây mới khởi động lại được do vậy những sản phẩm gia tăng từ việc hoá dầu chưa có. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực khác chủ yếu là hàng may mặc, hàng nông, thuỷ sản, các mặt hàng công nghệ cao vẫn còn vắng bóng tuy đã có một số linh kiện điện tử, vi tính... được xuất khẩu là một tín hiệu đáng mừng nhưng nhìn chung các mặt hàng xuất khẩu có hàm lượng công nghệ cao còn rất hạn chế. Về thị trường nhập khẩu bên cạnh việc gia tăng nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất thì cơ cấu nhập thiết bị, chủng loại thiết bị, mức độ tiên tiến của công nghệ là một vấn đề rất nhiều yếu kém hiện trạng việc nhập máy móc công nghệ để phát triển các nhà máy đường ở Việt Nam, việc đánh bắt cá xa bờ... trong thời gian qua đã thể hiện những sai lầm nghiêm trọng ngay từ khi lập, thẩm định các chương trình phát triển đến việc triển khai thực hiện việc mua sắm các công nghệ, sử dụng công nghệ và trình độ của đội ngũ quản lý điều hành của nhà nước. Bên cạnh đó cũng như đối

với lĩnh vực đầu tư, xuất nhập khẩu hàng hoá cũng tạo ra nhu cầu rất lớn trong việc phát triển loại hàng hoá khoa học công nghệ thuộc dạng “dịch vụ kỹ thuật” song trên thực tế điều này hoàn toàn chưa đáp ứng được.

Thứ tư: Về các thể chế hỗ trợ thị trường, cũng còn nhiều hạn chế như tính chuyên nghiệp chưa cao, năng lực các cơ quan tư vấn, người làm tư vấn, giám sát, kiểm định chưa đạt được trình độ tương đương khu vực và quốc tế, các thể chế hỗ trợ về tài chính tín dụng chủ yếu mới ở trên giấy tờ.

Việc đảm bảo thực thi quyền sở hữu trí tuệ còn yếu, tình trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử lý chưa tương xứng với những vi phạm nảy sinh, chưa có chế tài, và các biện pháp đủ mạnh có hiệu quả để giảm bớt tình trạng này tình trạng đặc biệt nghiêm trọng là lĩnh vực bản quyền phần mềm. Việt Nam là nước luôn đứng đầu thế giới về tỷ lệ vi phạm.

* Nguyên nhân của tình trạng trên có nhiều, ngoài các nguyên nhân đã được điểm qua các phần nghiên cứu ở trên kết luận lại có tóm lại mấy nguyên nhân chủ yếu sau:

Thứ nhất: Thị trường khoa học công nghệ ở Việt Nam mới ở mức manh nha, cơ chế hoạt động chưa đầy đủ. Nhận thức của một bộ phận các nhà quản lý, các doanh nghiệp còn mơ hồ chưa ý thức hết được vai trò quan trọng của thị trường khoa học công nghệ và việc phát triển thị trưòng này

Thứ hai: Tiềm lực khoa học công nghệ của chúng ta chưa mạnh, các sản phẩm khoa học công nghệ chưa nhiều, các sản phẩm có giá trị thương mại cao càng ít. Các doanh nghiệp mới chú trọng đến việc nhập khẩu thiết bị, hàng hoá khoa học công nghệ từ nước ngoài chứ chưa chú ý đến việc phát triển các công nghệ trong nước. Hàng hoá được nhập khẩu chưa có cơ chế đánh giá nhanh chóng chính xác để nhập đúng những thiết bị công nghệ có giá trị, chưa có chiến lược và sách lược cụ thể cho việc xuất khẩu các hàng hoá công nghệ cao.

Các thể chế hỗ trợ thị trường còn chưa hoàn chỉnh và hoạt động chưa đạt hiệu quả cao. Việc đảm bảo thực thi quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao

công nghệ chưa được tốt những vi phạm chưa được xử lý thích đáng, kịp thời.

Thứ ba: Tỷ lệ đầu tư ngân sách cho phát triển khoa học công nghệ chưa đạt được mục tiêu đề ra. Việc xây dựng pháp lụât trong lĩnh vực này còn chậm, tính chuyên nghiệp chưa cao. Lĩnh vực nghỉên cứu cơ bản còn yếu, các ngành công nghệ cao như công nghệ sinh học, công nghệ cơ điện tư, công nghệ vật liệu mới chưa được quan tâm phát triển đúng mức chỉ đứng ở vị trí rất thấp trong khu vực. Nguồn nhân lực khoa học công nghệ vừa thiếu lại vừa yếu, do chưa có được chương trình, và cơ sở vật chất phù hợp để đào tạo ra nguồn nhân lực khoa học công nghệ có chất lượng quốc tế để đáp ứng được yêu cầu phát triển của nền kinh tế, nhất là trong điều kiện Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO và đang tạo ra một làn sóng đầu tư mạnh mẽ chưa từng có vào Việt Nam, kể từ khi thực hiện chính sách mở cửa đến nay.

Thứ tư: Về đầu tư, mặc dù lĩnh vực này, cũng như XNK tạo ra một thị trường rất lớn về hàng hoá khoa học công nghệ thuộc dạng “dịch vụ kỹ thuật”, song chúng ta chưa có cơ chế đủ mạnh để đánh giá, định giá chính xác các công nghệ được chuyển giao trong các công ty liên doanh cũng như trong các công ty 100% vốn nước ngoài, chưa khuyến khích được nhiều sự đầu tư của các tập đoàn, các công ty lớn vào các ngành công nghệ cao trong nước. Đầu tư ra nước ngoài mới chỉ ở bước đầu chưa có được những chiến lược, sách lược cụ thể

*Kết luận chương 2: Qua thực trạng việc phát triển thị trường khoa học công nghệ vừa trình bày ở trên, ta có thể thấy thị trường khoa học công nghệ của Việt Nam mới hình thành ở mức manh nha, có rất ít các doanh nghiệp khoa học công nghệ, các sản phẩm khoa học công nghệ được tạo ra còn rất hạn chế. Các viện nghiên cứu, các trường đại học tuy chiếm vai trò quan trọng nhất trong việc cung cấp các sản phẩm khoa học công nghệ song xét tổng thể khả năng cung cấp các hàng hoá khoa học công nghệ vẫn rất thấp so với tiềm năng. Thị trường xuất nhập khẩu hàng hoá tuy đã có bước

phát triển nhưng tỷ lệ các hàng hoá xuất nhập khẩu có hàm lượng khoa học công nghệ cao còn ít, các hàng hoá khoa học công nghệ hầu như vắng bóng. Khả năng thẩm định, các dịch vụ tư vấn, đo lường... trong chuyển giao công nghệ, các dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng ... từ các đối tác nước ngoài đầu tư vào Việt Nam còn yếu, Các thể chế hỗ trợ thị trường mới bắt đầu hình thành, hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh, việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ còn yếu.... Tóm lại, qua thực trạng trên ta có thể thấy để có thể phát triển được thị trường khoa học công nghệ ở Việt Nam là rất khó khăn. Tuy nhiên, với việc nắm bắt rõ hiện trạng của thị trường sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý, các doanh nghiệp... sẽ có được những quyết định đúng đắn trong việc phát triển cũng như việc tham gia vào thị trường.‌‌

Chương 3

NHỮNG QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỀN

CỦA THỊ TRƯỜNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

-----------------------

3.1 Bối cảnh mới và những quan điểm định hướng hướng cơ bản về phát triển thị trường khoa học công nghệ ở Việt Nam.

3.1.1 Bối cảnh mới và việc phát triển thị trường khoa học công nhệ

Cùng với sự phát triển của lực luợng sản xuất, của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật nửa cuối thế kỷ XX, đặc bịêt là sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, của kinh tế, thương mại quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra như vũ bão trên phạm vi toàn thế giới, bất cứ một quốc gia, một khu vực nào đều chịu ảnh hưởng của tiến trình này. Ngày càng hình thành càng nhiều các liên kết kinh tế khu vực, các khu vực mậu dịch tự do, những liên minh kinh tế rộng lớn, với vai trò ngày càng càng cao của các công ty xuyên quốc gia, với lực lượng sản xuất đã và đang được quốc tế hoá một cách sâu sắc, khiến cho bất cứ một quốc gia muốn phát triển nhanh chóng đều phải tham gia vào quá trình này.

Toàn cầu hoá là một xu hướng khách quan, quá trình này diễn ra dưới tác động của các quy luật kinh tế xã hội; do vậy, yếu tố con người với tư cách là

Xem tất cả 100 trang.

Ngày đăng: 15/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí