Phương pháp xây dựng bộ chỉ số PTTC mới được thực hiện bằng phương pháp PCA hai giai đoạn với quy trình năm bước, bao gồm bốn khía cạnh là độ sâu tài chính, khả năng tiếp cận, tính hiệu quả và tính ổn định với 29 chỉ số liên quan. Qua đó sử dụng bộ chỉ số PTTC mới này để phân tích tác động của PTTC lên TTKT với cả mô hình tuyến tính và phi tuyến. Bằng các xây dựng các mô hình ước lượng sự phụ thuộc chéo của Pesaran, nghiệm đơn vị dữ liệu bảng IPS (Im– Pesaran– Shin) và CIPS (Cross Sectionally Augmented IPS), đồng liên kết Westerlund, mô hình MG ARDLvà PMGARDL; mô hình đa thức bậc hai và SML.
Để tìm ra CTTC tối ưu, luận án xây dựng và phát triển mô hình tăng trưởng tân cổ điển mở rộng với Tiến bộ kỹ thuật trung tính Hicks. Và phân tích mối quan hệ nhân quả dữ liệu bảng DumitrescuHurlin có tính đến sự phụ thuộc chéo giữa TTTC, TGTC với TTKT tại các khung thời gian khác nhau với các tần số khác nhau, bằng cách phân tách chuỗi dữ liệu ban đầu bằng phép biến đổi Wavelet. Để xem xét liệu có tồn tại quan điểm chủ nghĩa cấu trúc mới hay không, luận án áp dụng mô hình PMGNARDL với các biến CTTC khác nhau bao gồm cả quy mô, hoạt động và hiệu quả.
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Chương này trình bày các kết quả nghiên cứu và thảo luận các kết quả đạt được: kết quả xây dựng bộ chỉ số PTTC mới, tác động của PTTC lên TTKT và mối quan hệ giữa CTTC và TTKT tại nhóm DE và AE.
Có thể bạn quan tâm!
-
Kiểm Định Nhân Quả Dumitrescuhurlin Dữ Liệu Bảng
-
Các Biến Được Sử Dụng Trong Mô Hình Tác Động Của Phát Triển Tài Chính Lên Tăng Trưởng Kinh Tế
-
Các Biến Được Sử Dụng Trong Mô Hình Cấu Trúc Tài Chính Và Tăng Trưởng Kinh Tế
-
Kết Quả Kiểm Định Tác Động Tuyến Tính Của Pttc Lên Ttkt.
-
Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Pardl Đa Thức Bậc Hai
-
Kết Quả Kiểm Định Mối Quan Hệ Giữa Cấu Trúc Tài Chính Và Phát Triển Kinh Tế
Xem toàn bộ 328 trang tài liệu này.
4.1. Kết quả kinh tế
kiểm định tác động của phát triển tài chính lên tăng trưởng
4.1.1. Kết quả xây dựng bộ chỉ số phát triển tài chính mới
Kết quả bảng 4.1 cho thấy tùy thuộc vào các chỉ số phụ, thông tin tổng hợp về độ sâu tài chính, khả năng tiếp cận, tính hiệu quả và tính ổn định thể hiện từ 64,8% đến 87,1% phương sai trong dữ liệu chỉ số phụ. Cụ thể như sau:
Các chỉ số FID, FIE được xây dựng từ hai thành phần chính thứ nhất và thứ hai với tổng mức giải thích lần lượt 67,1% và 80,6%. Hai chỉ số FMD và FIS được
xây dựng từ ba thành phần chính đầu tiên với tổng mức giải thích là 87,1% và
66,2%. Các chỉ số phụ còn lại được chọn lựa từ thành phần chính đầu tiên. Các
thành phần chính khác trong chỉ số phụ có thể phản ánh thông tin tiềm ẩn về các vấn đề rộng lớn hơn liên quan đến hệ thống tài chính, chẳng hạn như quản trị và quy định hoặc các đặc điểm cấu trúc (Svirydzenka, 2016 – IMF).
Bảng 4.1: Kết quả phần trăm phương sai chỉ số PTTC được giải thích bởi các thành phần PCA
Nguồn: Tính toán của tác giả
Thống kê mô tả nhóm các biến PTTC được xây dựng từ phương pháp PCA trong giai đoạn 2004 – 2007 trong Bảng 4.2 thấy rằng tất cả các biến đều đã được chuẩn hóa trong đoạn 0 và 1 với giá trị nhỏ nhất là 0 và giá trị lớn nhất là 1. Trong các chỉ số PTTC của TCTC thì chỉ số hiệu quả tài chính có giá trị trung bình cao nhất, trong khi đó chỉ số ổn định của TTTC là lớn nhất. Tính trung bình trong giai đoạn 20042007: Korea, United Kingdom và United State là ba quốc gia có chỉ số FD
trung bình cao nhất, trong khi đó thì Argentina là quốc gia có chỉ số trung bình FD và FM thấp nhất, Russian là quốc gia có chỉ số FI thấp nhất (Phụ lục 5).
Bảng 4.2: Thống kê mô tả các biến phát triển tài chính
Nguồn: Tính toán của tác giả
4.1.2. Kết quả kiểm định sự phụ thuộc chéo
Bảng 4.3 cho thấy tất cả các biến đều bác bỏ giả thuyết không có sự phụ thuộc chéo với mức ý nghĩa là 1% (ngoại trừ biến POP). Kiểm định CD của Pesaran cho mô hình hiệu ứng cố định tìm thấy bằng chứng sự phụ thuộc chéo. Các phát hiện minh chứng rằng cẩn phải áp dụng phân phối Bootstrap khi kiểm định đồng liên kết dữ liệu bảng.
Bảng 4.3: Kết quả kiểm định sự phụ thuộc chéo
4.1.3. Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị bảng
Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị IPS và CIPS được trình bày trong Bảng
4.4. Cụ thể, tất cả các biến đều dừng ở mức sai phân bậc 1 (I(1))với mức ý nghĩa
1%. Do đó, luận án tiếp tục kiểm tra mối quan hệ đồng liên kết giữa PTTC và
TTKT dựa trên 4 kiểm định của Westerlund (2007) trong trường hợp có sự thuộc chéo với phân phối Bootstrap được áp dụng.
Bảng 4.4: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị dữ liệu bảng
phụ
Ghi chú: ***, **, * lần lượt có ý nghĩa ở mức 1%, 5% và 10%
Nguồn: Tính toán của tác giả