Thực Trạng Phát Triển Số Lượng, Cơ Cấu Nhân Lực


Bảng 2.7: Cơ hội thăng tiến của lao động


Cơ hội thăng tiến

Đồng ý

Không đồng ý

Phiếu KS

%

Phiếu KS

%

Có nhiều cơ hội thăng tiến

93

64%

53

36%

Được tạo điều kiện cần thiết để được

thăng tiến

87

60%

59

40%

Chính sách của Ngân hàng với cơ hội

thăng tiến là công bằng

102

70%

44

30%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Phát triển nhân lực tại Ngân hàng TMCP Quân đội MB - 7

(Nguồn: Theo kết quả khảo sát của tác giả).

- Hoạt động tổ chức đoàn thể: Ngân hàng có rất nhiều các hoạt động đoàn thể và các tổ chức đoàn thể như Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ, Công đoàn…. Các quỹ tổ chức các hoạt đông trong Ngân hàng được trích từ kinh phí công đoàn và có sự hỗ trợ của Ngân hàng với mục đích khuyến khích tổ chức các hoạt động nhân văn như khuyến khích con em đạt thành tích cao trong học tập; tổ chức tặng quà cho các cháu nhân ngày tế thiếu nhi 1/6 và tổ chức hoạt động tết trung thu 15/8, tổ chức các hoạt động thăm nom ốm đau, thai sản, hiếu hỉ của người lao động tại Ngân hàng. Hằng năm vào những ngày lễ lớn như tết dương lịch, tết nguyên đán, 30-4, 1-5, ngày thành lập công đoàn, ngày thành lập Ngân hàng, các ngày lễ của phụ nữ như 8/3, 20-10…Công đoàn phối hợp với ccông đoàn tổ chức các hoạt động thể thao văn hoá, tổ chức các buổi lễ meeting, liên hoan, tặng quà cho lao động, chị em phụ nữ trong Ngân hàng. Các hoạt động giao lưu luôn đạt những giải thưởng về mặt tinh thần cho lao động khi tham gia.

- Chiến lược phát triển Ngân hàng: Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) tiếp tục đẩy mạnh chiến lược tăng tốc số theo hướng hoàn chỉnh mô hình tập đoàn tài chính trên nền tảng số hóa. Trong đó năm 2021, MB sẽ tiếp tục khẳng định vị thế top 5 và hướng đến những mục tiêu cao hơn trong giai đoạn chiến lược mới theo hướng hoàn chỉnh mô hình tập đoàn tài chính trên nền tảng số hóa để củng cố kết nối hệ sinh thái khách hàng, dịch vụ, sản phẩm giữa ngân hàng với các Ngân hàng thành viên. 5 năm tới, MB tiếp tục theo đuổi phương châm tăng tốc số; đột phá bán lẻ; an toàn -


hiệu quả. Theo đó, định vị MB dẫn đầu về ngân hàng số, top ngân hàng bán lẻ tại thị trường Việt Nam.

2.3. Thực trạng phát triển nhân lực tại MB

2.3.1. Thực trạng phát triển số lượng, cơ cấu nhân lực

Nhìn chung, lực lượng lao động của Ngân hàng đều được qua đào tạo phù hợp với ngành nghề kinh doanh của Ngân hàng.

Dựa vào bảng trình độ học vấn, lực lượng lao động có trình độ đào tạo đại học trở lên có tỉ trọng lớn nhất, đa phần từ các chuyên ngành tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh. MB rất coi trọng nhân lực đầu vào, do đó luôn ưu tiên nhân lực có trình độ cao, tối thiểu từ đại học trở lên. Một số vị trí không yêu cầu chuyên môn cao như lễ tân, lái xe có thể lấy từ cao đẳng trở xuống. Năm 2019 là năm đầu tiên MB nới rộng tiêu chuẩn đầu vào từ Cao đẳng trở xuống đối với một số vị trí phát triển kinh doanh khách hàng cá nhân, từ đó đẩy tỉ lệ cao đăng năm này có sự thay đổi nhiều đột phát.

Lao động qua năm 2020 có sự biến động giảm do ảnh hưởng bởi dịch covid 19 dẫn đến việc tối ưu hóa nguồn lực nội bộ, giảm tuyển dụng bên ngoài. Vì vậy, số lượng nhân sự giảm đa phần tương ứng với tỉ lệ nghỉ việc bình quân các năm.

Với quan điểm lãnh đạo, trình độ người lao động luôn lớn hơn hoặc bằng về trình độ đào tạo chức danh công việc. Trình độ cán bộ, nhân viên qua đào tạo đại học chiến tỷ lệ khá cao trong cơ cấu nhân lực của Ngân hàng; Năm 2018 với 8616 lao động có trình độ đại học, đến năm 2019 tăng 139 lao động, chiếm 88.1% trong tổng số lao động năm 2019; đến năm 2020, tỉ lệ lao động qua đào tạo đại học tăng lên, nhưng chiếm 89% trong tổng số lao động năm 2020.

Năm 2018 với 429 lao động có trình độ cao đẳng, đến năm 2019 tăng 55 lao động, chiếm 4.8%% trong tổng số lao động năm 2019; đến năm 2020, tỉ lệ lao động qua đào tạo cao đẳng tăng lên, chiếm 5.6% trong tổng số lao động năm 2020. Tỉ lệ này luôn duy trì tỉ lệ thấp chủ yếu tập trung tại vị trí giao dịch viên. Tuy nhiên các cá nhân trong Ngân hàng có nhu cầu đi học liên thông, đào tạo lên mục đích gắn bó lâu dài với Ngân hàng và phát triển lên vị trí cao hơn yêu cầu trình độ phù hợp nên tỉ lệ hàng năm tăng không nhiều, chủ yếu do tuyển mới.


Lực lượng lao động trình độ dưới cao đẳng chủ yếu là là các vị trí lái xe tiền, kiểm ngân tại các đơn vị, nhân sự có trình độ từ trung cấp trở lên. Năm 2018 với 120 lao động có trình độ dưới cao đẳng, đến năm 2019 tăng 573 lao động, chiếm 6.9% trong tổng số lao động năm 2019; đến năm 2020, tỉ lệ lao động qua đào tạo giảm mạnh, chiếm 2.6% trong tổng số lao động năm 2020. Có sự giảm lao động ở trình độ này là do Ngân hàng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nên giảm một lượng lớn lao động chân tay.

2.3.2. Thực trạng phát triển chất lượng nhân lực

2.3.2.1. Phát triển thể lực

Trong những năm qua, Ngân hàng luôn quan tâm đến công tác phát triển thể lực cho CBNV thông qua động viên, khuyến khích về vật chất như trả lương, thưởng công bằng; hỗ trợ chi phí đi lại, phương tiện đi lại; chăm sóc sức khoẻ và tinh thần như trang thiết bị làm việc; môi trường và bầu không khí làm việc, sự quan tâm tới tổ chức đoàn thể của lãnh đạo; đã đảm bảo cho sự phát triển thể lực CBNV và tạo động lực tăng năng suất lao động.

Hằng năm, Ngân hàng thực hiện khám sức khoẻ định kỳ cho CBNV trong Ngân hàng (đạt tỷ lệ 98%) làm cơ sở để phân công, bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ từng lao động, đồng thời có chính sách chi trả chế độ dưỡng sức cho lao. Ngân hàng liên hệ với cơ sở y tế gần nhất để giới thiệu CBNV ra khám, thường Ngân hàng tổ chức khám sức khoẻ vào tháng 11 hàng năm và sẽ chi trả chi phí khám cho lao động.

Theo số liệu do khối TCNS cung cấp ta thấy kết quả khám sức khoẻ định kỳ của Ngân hàng hàng năm lao động có sức khoẻ loại 1,2 chiếm tỷ lệ khá cao 82%, loại 4,5 chiếm tỷ lệ thấp (bình quân dưới 5%). Điều này hoàn toàn hợp lý do cơ cấu lao động trong Ngân hàng có tỷ lệ lao động dưới 30 và từ 30-39 tuổi chiếm tỷ lệ khá cao, lực lượng lao động ở độ tuổi này làm việc tốt và hiệu quả nhất. Lao động có sức khoẻ loại 1,2 ngày càng tăng chậm, loại 1 có sự suy giảm qua các năm, loại 2 có sự tăng lên tuy nhiên không đáng kể. Căn cứ vào kết quả phân loại khám sức khoẻ hàng năm, Ngân hàng bố trí lại công việc phù hợp đối với những lao động có sức


khoẻ loại 4,5 theo đúng quy định của pháp luật, nguyên do hầu hết những lao động này sắp đến tuổi nghỉ hưu.

Bảng 2.8: Đánh giá thể lực người lao động



Đánh giá thể lực của người lao động

Đồng ý

Không đồng ý

Không ý kiến

Phiếu

KS

%

Phiếu

KS

%

Phiếu

KS

%

Ngân hàng tổ chức cho người lao động khám sức khoẻ định

kỳ


146


100%


0


0%


0


0%

Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp

lý đảm bảo tái sức sức lao động


96


65,8%


13


8,9%


37


25,3%

Các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao được lãnh đạo Ngân hàng quan tâm, tạo điều

kiện


122


83,6%


22


15,1%


2


1,4%

(Nguồn: Theo kết quả khảo sát của tác giả).

Dựa vào bảng trên đây, chế độ làm việc, nghỉ ngơi được thực hiện theo đúng quy định trọng Bộ luật lao động. Chế độ làm việc 8 giờ/ngày, 40 giờ/ tuần đối với CBNV, đảm bảo thời gian nghỉ ca là 1 giờ đến 1 giờ 30 phút nhằm đảm bảo tái sức lao động. 65,8% lao động thực hiện tốt chế độ ăn uống nghỉ ngơi; tuy vậy gần 8.9% chưa thực hiện tôt chế độ do tăng ca để hoàn thành tiến độ được giao. Ngân hàng có đầu tư 1 bếp ăn tập thể cho cán bộ nhân viên, phục vụ bữa ăn sáng và trưa, giải khát cho CBNV. Bữa ăn hàng ngày Ngân hàng định biên với mỗi suất ăn trung bình

70.000 đồng/ngày (gốm 01 bữa sáng, 01 bữa chính); do việc ăn tại bếp tùy thuộc vào CBNV lựa chọn nên Ngân hàng không đảm báo chế độ dinh dưỡng đồng đều cho tất cả mọi người.


Ngân hàng cũng quan tâm đến hoạt động văn hoá, thể dục thể thao cho CBNV nhằm nâng cao sức khoẻ, nhưng do điều kiện hạn chế nên việc thuê mặt bằng cho hoạt động thể thao còn nhiều vân đề, chưa đáo ứng được hầu hết nhu cầu của lao động trong Ngân hàng, hiện tại cơ sở vật chất của MB chỉ đáp ứng được nhu cầu tập tập gym và yoga của CBNV, các hoạt động khác ngân hàng tổ chức theo chương trình thường niên như bóng đá, cầu lông, bơi lội,… Khảo sát kết quả cho thấy 83,6% việc thể dục thể thao được Ngân hàng tạo điều kiện. Lãnh đạo Ngân hàng cần quan tâm nhiều tới việc đảm bảo sức khoẻ, thể dục thể thao cho lao động hơn nữa, đây là hình thức giải lao, giải toả những căng thẳng sau một ngày làm việc mệt mỏi.

2.3.2.2. Phát triển tâm lực

Theo kết quả khảo sát trên ta thấy phẩm chất đạo đức, tác phong của lao động trong Ngân hàng thực hiện tương đối tốt, đạt tỷ lệ 84,9%, điều này là tối quan trọng đối với doanh nghiệp yêu cầu nghiêm ngặt về giờ giấc làm việc, song vẫn có 1 tỉ lệ nhân sự chưa chấp hành về đồng phục ngân hàng. Tinh thần làm việc của lao động rất tốt với 136/146 phiếu đồng có tình thần làm việc tốt chiếm 93,2% do môi trường làm việc tiện nghi, được tạo điều kiện của cấp trên và động nghiệp. Việc đấu tranh chống tiêu cực trong công việc cũng như sinh hoạt chung được lao động thực hiện tốt với 91,1% (133/146 phiếu). Ngân hàng tiếp tục tuyên truyền, giáo dục cho CBNV nêu cao tinh thần tự rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức, cảnh giác với tiêu cực; rèn luyện ý chí và nâng cao tinh thần làm việc để nâng cao năng suất lao động một cách bền vững.

Bảng 2.9: Đạo đức, tác phong của lao động


Đạo đức, tác phong của người

lao động

Đồng ý

Không đồng ý

Phiếu KS

%

Phiếu KS

%

Chấp hành đúng nội quy, quy định

trong Ngân hàng

124

84,9%

22

15,1%

Tinh thần làm việc tốt

136

93,2%

10

6,8%

Đấu tranh với tiêu cực trong công

việc và sinh hoạt tập thể

133

91,1%

13

8,9%

(Nguồn: Theo kết quả khảo sát của tác giả)


Bảng 2.10: Văn hoá doanh nghiệp



Văn hoá doanh nghiệp

Đồng ý

Không đồng ý

Phiếu

KS

%

Phiếu

KS

%

Văn hoá và môi trường làm việc tại

Ngân hàng tốt

113

77,4%

33

22,6%

Bầu không khí làm việc tốt

98

67,1%

48

32,9%

Văn hoá doanh nghiệp ảnh hưởng

tích cực tới hành xử của mọi người

100

68,5%

46

31,5%

(Nguồn: Theo kết quả khảo sát của tác giả). Dù kết quả khảo sát về văn hoá doanh nghiệp chưa thực sự cao với 77,4% đồng ý văn hoá và môi trường làm việc tại Ngân hàng tốt; bầu không khí làm việc tốt đạt 67,1% (đạt 98/146 phiếu); 68,5% văn hoá doanh nghiệp ảnh hưởng tích cực tới hành xử của mọi người; do môi trường làm việc đòi hỏi sự cạnh tranh cao, các cá nhân tự cố gắng để có doanh số, các phòng ban có sự nỗ lực để đạt kết quả cho chỉ tiêu đã đề ra nên sự tương hỗ trong bộ phận kinh doanhchưa được tốt. Những điều này phản ánh sự tác động và sự ảnh hưởng tốt của văn hoá đến phát triển nhân

lực của Ngân hàng

2.3.2.3. Phát triển trí lực

Để động viên, khuyến khích người lao động trong Ngân hàng chủ động trong việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn cũng như trình độ quản lý, Ngân hàng MB đã ban hành quy chế đào tạo đối của Hội đồng quản trị Ngân hàng, trong đó quy định cụ thể đối tượng, tiêu chuẩn người được cử đi đào tạo, kinh phí và chế độ với người được cử đi đào tạo. Từ đó có được sự thống nhất về nội dung cũng như hình thức về công tác đào tạo, đồng thời là quyền lợi và trách nhiệm của các cá nhân được cử đi đào tạo.

Về phương pháp đào tạo: Ngân hàng áp dụng phương pháp đào tạo dài hạn trên 12 tháng đối với khoá đào tạo cao học, các khoá cao cấp chính trị và đạo tạo


ngắn hạn dưới 12 tháng đối với khoá đào tạo mới, đào tạo lại, đào tạo nâng cao nghiệp vụ. Trong giai đoạn 2018-2020, CBNV có lộ trình phát triển được cử hướng dẫn những CBNVmới tuyển dụng và có chuyên môn thấp được thực hiện khá tốt. Việc đào tạo tại Ngân hàng đã có sự phối hợp giữa bộ phận nhân lực và bộ phận chuyên môn. Ngân hàng chú ý đến việc đào tạo nhân lực quản lý cấp cao cho tương lai Ngân hàng bằng các lớp học cao học tại nước ngoài hoặc đào tạo với sự giảng dạy của học giả quốc tế.

Ngân hàng tập trung vào các chương trình đào tạo phát triển nhân lực, tập trung cao chuyên môn, kỹ năng cho cán bộ, nhân viên. Các lớp đào tạo dài hạn thường tập trung khoá đào tạo cao học tại các trường tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh như trường Đại học tài chính, Học viện Ngân hàng. Các khóa học được đài thọ chi phí 100% sẽ dành cho cấp CBQL trở lên, căn cứ trên khung năng lực vị trí kế cận, các khoá đào tạo dài hạn thường được Ngân hàng xem xét dựa trên thâm niên làm viêc để hỗ trợ kinh phí đào tạo. Các lớp ngắn hạn thường tập trung bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, đào tạo về kỹ năng quản lý, kỹ năng làm việc, chuyển đổi số. Đào tạo mới, đào tạo lại có sự biến động qua các năm phụ thuộc vào số lượng nhân sự tuyển mới. Đặc biệt năm 2020 do diễn biến phức tạp của dịch dẫn đến giảm đào tạo mới song tăng tỉ lệ đào tạo lại do kết quả kinh doanh không đạt chuẩn toàn hàng. Các khoá dào tạo nâng cao nghiệp vụ cũng có sự gia tăng từ năm 2018 – 2020, hình thức đào tạo ngắn hạn Ngân hàng tổ chức hàng năm cho nhân viên, CBNV, việc tổ chức này do Trung tâm học tập sáng tạo – Khối Tổ chức nhân sự đảm nhận, chủ yếu là các cán bộ có kinh nghiệm lâu năm về công tác đào tạo về Ngân hàng giảng dạy cho các bộ nhân viên. Ngân hàng luôn chủ động trong việc lập kế hoạch đào tạo, nội dung và đối tượng tham gia đào tạo. Hình thức đào tạo cử cán bộ, nhân viên có kinh nghiệm kèm những lao động thiếu kinh nghiệm hay chưa có kinh nghiệm được triển khai khá tốt; đây là những cán bộ, lao động có kinh nghiệm được cử kèm cặp những lao động ít kinh nghiệm nâng cao tay nghề, trình độ trong qua trình làm việc.


Về chi phí đào tạo: Hằng năm, Hội đồng quản trị ngân hàng phê duyệt kinh phí đào tạo nhân lực và Trung tập học tập sáng tạo căn cứ vào yêu cầu của từng phòng, Khối, các đơn vị trực thuộc để có kế hoạch đào tạo phù hợp đối với các hình thức ngắn hạn. Ngân hàng đã sử dụng hình thức đào tạo khá đa dạng với việc chủ động đào tạo cán bộ nhân viên và cũng tạo điều kiện cho những lao động có nguyện vọng, tuy nhiên, giai đoạn này do dịch bệnh không thể tổ chức các khóa học trực tiếp nhên chủ yếu là áp dụng các khóa học trực tuyến nên chất lượng có suy giảm.

Bảng 2.11: Chi phí đào tạo của Ngân hàng MB giai đoạn 2018 – 2020


Hình thức đào tạo

Đơn vị

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Tổng chiphí đào tạo

tỷ đồng

11,27

14,40

18,23

Tổng cán bộ nhân viên

người

9165

9932

9643

Chi phí đào tạo/Người

Trđ/người

1,23

1,45

1,89

(Nguồn: Khối Tổ chức nhân sự)

Qua bảng trên cho thấy tổng chi phí đào tạo tăng qua các năm, từ năm 2018 là

11.27 tỷ đồng, đến năm 2019 là 14,4 tỷ đồng, năm 2020 tăng nguồn chi phí lên tới 18,23 tỉ đồng; đồng thời với mức tăng chi phí là tương đương mức tăng lợi nhuận qua các năm. Chi phí đào tạo/ người nhìn trung có sự tăng lên từ năm 2018 đến 2020, năm 2018 chi phí đào tạo/ người là 1,23 triệu đồng /người, năm 2019 tăng lên 1,45 triệu đồng/người; năm 2020 có sự biến động tăng lên với mức chi phí 1,89 triệu đồng/ người. Điều này thể hiện sự quan tâm và coi trọng hoạt động đào tạo của lãnh đạo Ngân hàng với giá trị sản lượng qua các năm. Bên cạnh đó, Ngân hàng áp dụng các hình thức đào tạo thông qua luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ, nhân viên đối với từng đối tượng lao động cụ thể.

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 27/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí