Phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch ở Hà Nội hiện nay - 12

của Hiệp hội; liên kết trong Hội để tiến hành các hoạt động ĐT tại chỗ, phát triển NNL một cách bền vững.

3.2.3.2 Xã hội hoá hoạt động đào tạo bồi dưỡng

Xã hội hoá hoạt động ĐT bồi dưỡng nhân lực ngành DL nhằm đến thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, nhằm làm cho mọi người dân được hưởng các quyền lợi mà giáo dục đem đến. Đồng thời, khuyến khích và tạo điều kiện cho mọi người dân, mọi tổ chức chính trị - kinh tế - văn hoá - xã hội phát huy cao nhất trách nhiệm và năng lực của mình đóng góp cho sự nghiệp giáo dục. Xã hội hoá hoạt động ĐT bồi dưỡng nhân lực ngành DL còn nhằm đến mục tiêu xây dựng xã hội học tập trên đất nước, hình thành thói quen học suốt đời trong từng người dù là trí thức hay lao động chân tay, dù trẻ hay cao tuổi.

Mục tiêu của giải pháp

Huy động mọi nguồn lực cho hoạt động GDĐT nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.

Nội dung của giải pháp

Xã hội hoá hoạt động ĐT bồi dưỡng với nội dung phong phú được biểu hiện dưới rất nhiều hình thức.

+ Đa dạng hoá các hình thức đào tạo: Mở trường ngoài công lập ở các cấp học bậc học. Ngoài trường công lập ra, còn có thể mở các trường tư thục (do một cá nhân đứng ra mở trường, đầu tư cho trường hoạt động) hay dân lập (do một nhóm công dân hay do tổ chức trong hoặc ngoài nước hoặc cùng kết hợp với nhau đứng ra mở trường và đầu tư cho trường hoạt động).

+ Các cơ sở ĐT theo phương thức không chính quy như các trường bổ túc văn hoá, các trung tâm giáo dục ngoài giờ như trung tâm ngoại ngữ, tin học, dạy nghề, … Tất cả hợp thành một mạng lưới các cơ sở giáo dục ĐT chuyên và không chuyên rất đa dạng về hình thức và nội dung học tập để người học các lứa tuổi có thể chọn lựa cho phù hợp với hoàn cảnh của mình.

+ Khuyến khích người có trnh độ tham gia viết sách giáo khoa, tài liệu tập

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

huấn, tham gia giảng dạy theo hình thức chính quy và không chính quy…

+ Liên kết với các trường nước ngoài trong công tác ĐT mời chuyên gia giáo dục nước ngoài đến giảng dạy hay quản lý trường, tham gia thiết kế chương trình, sách giáo khoa. Mời người ngoài ngành giáo dục đến tham gia giảng dạy trong trường, trong trung tâm.

Phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch ở Hà Nội hiện nay - 12

+ Nhà nước khuyến khích bằng chính sách tài chính đối với các cá nhân và tổ chức có hoạt động trong lĩnh vực giáo dục như giao đất làm trường, không thu tiền sử dụng đất, miễn đóng thuế giá trị gia tăng, ưu đãi thuế suất, ưu đãi tín dụng. Nhà nước cho người đi học được vay tiền trong thời gian đi học…

3.2.3.3 Xây dựng cơ chế thu hút nhân tài, đãi ngộ và sử dụng LĐ DL

Mục tiêu của giải pháp

Thu hút được đội ngũ LĐ DL có chất lượng, sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động.

Nội dung của giải pháp

+ Hoàn thiện cơ chế tuyển dụng: Các đơn vị sử dụng LĐ cần dựa trên cơ sở các qui chế, chính sách về tuyển dụng lao động, qui định về tiêu chuẩn nhân viên của nhà nước, của ngành để xây dựng các qui định, chính sách và tiêu chuẩn tuyển dụng phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp.

Mỗi bộ phận trong đơn vị cần hoạch định cho mình kế hoạch tuyển dụng kèm theo tiêu chuẩn cụ thể về trình độ, kinh nghiệm, ngoại ngữ, sức khoẻ, độ tuổi và hình thức.

Mọi thông tin tuyển dụng, chế độ ưu tiên… cần được thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng. Quá trình thi tuyển phải được giám sát chặt chẽ và bảo đảm tính công bằng.

+ Sử dụng LĐ hợp lý: Vị trí làm việc là một động lực thúc đẩy người LĐ vận dụng được khả năng trí tuệ của họ vào công việc mà họ đang đảm nhiệm. Phải xem xét, đánh giá trình độ chuyên môn của người LĐ để bố trí đảm bảo

“đúng người đúng việc”. Việc bố trí người LĐ phải căn cứ vào tình hình thực tế về công việc, sao cho khối lượng công việc mà mỗi cá nhân đảm đương phù hợp với khả năng thực tế của họ. Cần mạnh dạn giao công việc cũng như quyền hạn và trách nhiệm cho nhân viên để họ có thể độc lập tự chủ trong công việc.

+ Hoàn thiện chế độ đãi ngộ, đánh giá và khen thưởng người lao động: Hoàn thiện công tác tiền lương của DN thông qua việc lựa chọn được hình thức trả lương hợp lý vừa khuyến khích được người LĐ vừa bảo đảm các mục tiêu kinh doanh, phát triển. Hình thức trả lương hiện nay phù hợp nhất là hình thức khoán theo doanh thu hoặc thu nhập. Đối với người LĐ có thời gian gắn bó lâu dài với DN thì nên sử dụng hệ số lương theo thâm niên trong quá trình tính lương

+ Phát triển các hình thức thưởng và đãi ngộ khác đối với người LĐ như: Thưởng đối với những nhân viên cung cấp được các dịch vụ có chất lượng cho khách hàng như được khách hàng khen ngợi; thưởng cuối năm, thưởng hoàn thành vượt kế hoạch, thưởng sáng kiến…

+ Chế độ thu hút NNL chất lượng cao: Đối với NNL chất lượng cao, cần có chính sách ưu đãi mạnh như tuyển dụng ngay dù chưa có biên chế, có chính sách về chỗ ở, môi trường và điều kiện làm việc trong khuôn khổ thẩm quyền và điều kiện có thể mà không làm xáo trộn NNL hiện có.

+ Có kế hoạch tuyển chọn, cử các cán bộ trẻ đi học tập tại các cơ sở ĐT chuyên ngành DL ở trong và ngoài nước để sử dụng trong lâu dài và có những chính sách đãi ngộ hợp lý đối với lực lượng LĐ này.

+ Mở rộng giao lưu hợp tác ĐT và nghiên cứu khoa học với các tổ chức quốc tế. Các cơ quan quản lý nhà nước về GD - ĐT khoa học công nghệ cần chủ động đề xuất những kế hoạch cụ thể về việc hợp tác GD - ĐT khoa học công nghệ của khu vực với quốc tế. Ngoài việc kiểm tra giám sát, cơ quan quản lý nhà nước cũng cần có sự hướng dẫn, tư vấn cho các cơ sở giáo dục ĐT và DN tạo điều kiện thuận lợi và có chính sách thông thoáng trong việc hợp tác.

Tóm lại, phát triển nguồn nhân lực cho đất nước nói chung và cho ngành DL đối với một địa bàn nghiên cứu luôn là vấn đề khó, đòi hỏi có những giải pháp đồng bộ, đủ mạnh với sự tham gia của nhiều cấp nhiều ngành và nhiều bên có liên quan. Chính vì sự liên quan, phụ thuộc vào nhiều bên liên quan nên tác giả Luận văn đó phân thành 3 nhóm giải pháp cơ bản để phát triển NNL ngành DL của thành phố. Đó là, nhóm giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực; nhóm giải pháp nâng cao chất lượng ĐT nguồn nhân lực ngành DL và nhóm giải pháp hỗ trợ.

KẾT LUẬN


NNL là nguồn lực đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển KT – XH của nước ta nói chung và đối với ngành DL nói riêng. Phát triển NNL DL là những hoạt động nhằm tăng cường số lượng và nâng cao chất lượng, hiệu quả làm việc của lực lượng LĐ đang và sẽ làm việc trực tiếp trong ngành DL.

Trong giai đoạn 2008-2013, DL Hà Nội đã có những bước phát triển khởi sắc, đặc biệt trong công tác phát triển NNL trong ngành DL đã đạt được những kết quả khả quan: (1) Số lượng tăng trưởng nhanh chóng, chất lượng đội ngũ LĐ ngành D được nâng cao, phần nào đáp ứng được nhu cầu sử dụng của các DNDL và yêu cầu phát triển ngành, đặc biệt là đội ngũ LĐ ở các DNDL có yếu tố nước ngoài hoặc liên doanh với các hãng DL danh tiếng có chất lượng tương đối cao và đồng đều; (2) Hệ thống cơ sở ĐT bước đầu được quan tâm đầu tư và phát triển,công tác ĐT mới được tăng cường kể cả về quy mô, chất lượng và năng lực đào tạo, công tác ĐT lại, bồi dưỡng nhân lực được chú trọng hơn , hoạt động liên kết đào tạo, bồi dưỡng nhân lực DL chặt chẽ hơn; (3) Công tác QLNN

đối với phát triển NNL ngành DL được củng cố , tổ chức bộ máy QLNN đối với phát triển NNL ngành DL dần được kiện toàn, các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý NNL, giáo dục và ĐT được cụ thể hoá một bước vào ngành DL, bước đầu tổ chức điều tra thu thập thông tin nhân lực ngành DL; (4) Nhận thức về tầm quan trọng của NNL đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh DL của các cấp, ban

ngành và các DNDL đã có sự chuyển biến rõ rệt…

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu ngành DL Hà Nội đã đạt được trong phát triển NNL DL, còn một số những hạn chế nhất định: (1)NNL ngành DL đã có những bước phát triển nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nhanh và bền vững của ngành DL thành phố; (2) Công tác đào tạo, bồi dưỡng còn nhiều bất cập, nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng NNL ngành DL là rất lớn song hệ thống các cơ sở ĐT DL chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội; (3) Công tác QLNN

về phát triển NNL ngành DL mặc dù đã được quan tâm, nhưng vẫn còn chồng chéo, chưa chuyên nghiệp và có tầm nhìn.

Như vậy, việc phát triển NNL ngành DL ở Hà Nội trong giai đoạn 2008

– 2013 chưa tương xứng với tiềm năng của chính NNL này, đồng thời cũng không đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, tuy nhiên, nguyên nhân quan trọng nhất là do thiếu một chiến lược dài hạn và một kế hoạch cụ thể, khoa học cho phát triển NNL cho ngành DL của Hà Nội.

Trong tình hình hiện nay, nhất thiết phải thực hiện các giải pháp sau để thúc đẩy hơn nữa quá trình phát triển NNL cho ngành du lịch của Hà Nội trong thời gian tới. Thứ nhất, tăng cường quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch; Thứ hai, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch. Ngoài ra, còn phải thực hiện các giải pháp hỗ trợ khác như: xây dựng cơ chế thu hút nhân tài, đãi ngộ và sử dụng LĐ DL…

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chi cục Thống kê Hà Nội (2012), Niên giám thống kê Hà Nội, NXB Thống kê.

2. Phạm Văn Dũng, Vũ Thị Dậu, Mai Thị Thanh Xuân (2012), Kinh tế chính trị đại cương, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

3. Nguyễn Tuấn Dũng (2012), Phát triển kinh tế du lịch bền vững ở thành phố Hà Nội hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Học viện Hậu cần , Bộ Quốc phòng.

4. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

5. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

6. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

7. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

8. Thế Đạt (2003), Du lịch và Du lịch sinh thái, Nxb Lao động, Hà Nội

9. Nguyễn Văn Đính, TS Trần Thị Minh Hoà (2004), Kinh tế du lịch, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội,

10. Nguyễn Văn Đính (2006), Giáo trình kinh tế du lịch, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội

11. Nguyễn Hồng Giáp (2002), Kinh tế du lịch, Nxb Trẻ thành phố Hồ Chí Minh

12. Nguyễn Thị Hạnh: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, 2013.

13. Đỗ Thị Bích Huệ (2008), Phát triển du lịch thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ kinh tế chính trị, Đại học Quốc Gia, Hà Nội

14. Robert Lanquar (2005), Kinh tế du lịch, Nxb Thế giới, Hà Nội, 2005

15. Đổng Ngọc Minh, Vương Lôi Đình (2005), Kinh tế du lịch và du lịch học, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2005

16. Vũ Đức Minh (1999), Tổng quan du lịch, Nxb Giáo dục, Hà Nội

17. Ngân hàng Thế giới (2013), Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2012, Báo cáo hàng năm.

18. Nguyễn Thị Hồng Nhung (2007), Phát triển kinh tế du lịch Hải Phòng thời kì hội nhập và phát triển, Luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc Gia, Hà Nội.

19. Sở du lịch Hà Tây (2000), Hệ thống quy hoạch và dự án phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Tây 2000 - 2005, Quy hoạch tổng thể giai đoạn 2000- 2005.

20. Sở du lịch Hà Tây (2005), Hệ thống quy hoạch và dự án phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Tây 2005 - 2010, Quy hoạch tổng thể giai đoạn 2005 - 2010.

21. Sở Du lịch Hà Nội (2010), Kết quả kinh doanh du lịch Thành phố Hà Nội, Báo cáo năm 2010.

22. Sở Du lịch Hà Nội (2011), Quy hoạch phát triển du lịch Thành phố Hà Nội đến năm 2020, Đề án.

23. Từ điển Bách khoa Việt Nam (2005), Du lịch, tập 1, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

24. Từ điển Bách khoa Việt Nam (2005), Kinh tế du lịch, tập 2, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

25. Tổng cục Thống kê (2013), Niên giám thống kê 2012, NXB Thống kê, Hà Nội

26. Tổng cục Du lịch Việt Nam (2006), Pháp lệnh du lịch Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

27. Tổng cục Du lịch Việt Nam (2012), Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Báo cáo

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/08/2022