Phát triển du lịch gắn với xóa đói giảm nghèo ở Lào Cai - 1


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và nội dung trong Luận án là trung thực. Kết quả của Luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.


Tác giả luận án


Phạm Ngọc Thắng



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.

Phụ bìa

MỤC LỤC

Phát triển du lịch gắn với xóa đói giảm nghèo ở Lào Cai - 1

Lời cam đoan ii

Mục lục iii

Danh mục các chữ viết tắt vi

Danh mục bảng biểu, sơ đồ vii

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH GẮN VỚI XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO 10

1.1. Các khái niệm cơ bản về du lịch và đói nghèo 10

1.1.1. Du lịch và tác động kinh tế - xã hội của phát triển du lịch 10

1.1.2. Đói nghèo và tiêu chí xác định đói nghèo 14

1.2. Phát triển du lịch gắn với xóa đói giảm nghèo 18

1.2.1. Cách tiếp cận phát triển du lịch gắn với xóa đói giảm nghèo 18

1.2.2. Mô hình phát triển du lịch gắn với xóa đói giảm nghèo 28

1.2.3. Các điều kiện để phát triển du lịch gắn với xóa đói giảm nghèo 31

1.2.4. Các tiêu chí để đánh giá tác động của phát triển du lịch đối với xóa đói giảm nghèo 34

1.3. Kinh nghiệm về phát triển du lịch gắn với xóa đói giảm nghèo……40

1.3.1. Mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng để xóa đói giảm nghèo của một số nước 40

1.3.2. Mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng để xóa đói giảm nghèo tại một số địa phương của Việt Nam 43

1.3.3. Bài học kinh nghiệm về phát triển du lịch gắn với xóa đói giảm nghèo vận dụng cho Lào Cai 45

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH GẮN VỚI

XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở LÀO CAI 55

2.1. Tiềm năng phát triển du lịch của Lào Cai 55

2.1.1. Vị trí của du lịch Lào Cai trong chiến lược phát triển du lịch cả nước và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh 55

2.1.2. Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh Lào Cai 57

2.2. Thực trạng phát triển du lịch ở Lào Cai giai đoạn 2001 - 2008…….74

2.2.1. Những kết quả đạt được 74

2.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân 81

2.3. Thực trạng phát triển du lịch gắn với xóa đói giảm nghèo ở Lào Cai 83

2.3.1. Thực trạng nghèo và các chính sách xóa đói giảm nghèo ở Lào Cai 83

2.3.2. Đánh giá các điều kiện để phát triển du lịch gắn với xóa đói giảm nghèo ở Lào Cai 87

2.3.3. Đánh giá các chương trình dự án, mô hình phát triển du lịch gắn với xóa đói giảm nghèo ở Lào Cai 94

2.4. Những đóng góp của phát triển du lịch đối với xóa đói giảm nghèo ở Lào Cai 103

2.4.1. Đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh 103

2.4.2. Tạo ra lợi ích cho dân cư địa phương góp phần xóa đói giảm nghèo.106

2.4.3. Giải quyết việc làm cho cư dân địa phương góp phần xóa đói giảm nghèo 113

2.4.4. Phát triển hạ tầng cơ sở giúp cải thiện cuộc sống của người nghèo 114

2.4.5. Nâng cao dân trí và thể lực cho cộng đồng dân cư góp phần xóa đói giảm nghèo 115

CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH GẮN VỚI XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở LÀO CAI 120

3.1. Định hướng về phát triển du lịch gắn với xóa đói giảm nghèo ở Lào Cai 120

3.1.1. Quan điểm 120

3.1.2. Mục tiêu 121

3.2. Một số giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch gắn với xóa đói giảm nghèo ở Lào Cai 123

3.2.1. Xây dựng mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng gắn với xóa đói giảm nghèo 123

3.2.2. Lựa chọn loại hình du lịch phù hợp mô hình phát triển du lịch gắn với xoá đói giảm nghèo ở Lào Cai 139

3.2.3. Hoàn thiện chính sách, cơ chế, công tác quản lý nhà nước về du lịch146

3.3. Một số kiến nghị 152

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương 152

3.3.2. Kiến nghị với tỉnh Lào Cai 153

3.3.3. Kiến nghị đối với chính quyền địa phương các xã tại khu, điểm du lịch 154

KẾT LUẬN 156

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ 159

TÀI LIỆU THAM KHẢO 160

PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


UNWTO Tổ chức Du lịch Thế giới

CSD7 Ủy ban Phát triển bền vững Liên Hiệp quốc

ST-EP Du lịch bền vững - xóa nghèo

CPI Chỉ số giá tiêu dùng

WTTC Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới

SNV Tổ chức phát triển Hà Lan

IUCN Tổ chức bảo tồn thiên nhiên Thế giới UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của

Liên Hiệp Quốc

LĐTBXH Lao động và thương binh xã hội

HDV Hướng dẫn viên

UBND Ủy ban Nhân dân

USD Đô la Mỹ

REST Tổ chức du lịch bảo vệ sinh thái và văn hóa cộng đồng

GDP Tổng sản phẩm Quốc nội.

ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

XHCN Xã hội chủ nghĩa

TNHH Trách nhiệm hữu hạn


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1 Mối quan hệ giữa các thành phần trong hoạt động du lịch 11

Sơ đồ 1.2 Mối quan hệ giữa các nguồn lực và các hoạt động trong Du lịch dựa vào cộng đồng 28

Bảng 2.1 Điều kiện khí hậu tại một số địa điểm trên lãnh thổ Lào Cai…… .59 Bảng 2.2 So sánh đặc trưng khí hậu Lào Cai với các chỉ tiêu nhiệt đới…….60 Bảng 2.3 Mức độ thích nghi của con người đối với một số chỉ tiêu khí hậu..64

Biểu đồ 2.1 Kết quả điều tra về sự cần thiết phải được đào tạo kiến thức du lịch 93

Biểu đồ 2.2: Kết quả điều tra về các hoạt động lĩnh vực kinh tế – xã hội được cải thiện khi có hoạt động du lịch tại địa phương 106

Biểu đồ 2.3 Mức chi tiêu bình quân khách du lịch trong nước ở Lào Cai 2005 109

Biểu đồ 2.4 Mức chi tiêu bình quân khách du lịch trong nước ở Lào Cai 2005 110

Biểu đồ 2.5. Kết quả điều tra về cuộc sống của của dân cư được cải thiện khi có hoạt động du lịch tại địa phương 111

Biểu đồ 2.6. Kết quả điều tra về tạo công ăn việc làm khi có hoạt động du lịch tại địa phương 113

Biểu đồ 2.7. Kết quả điều tra về sự cải thiện của cơ sở hạ tầng khi có hoạt động du lịch tại địa phương 115

Mô hình 2.1 Mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng gắn với xóa đói giảm nghèo tại bản Sín Chải- Sa Pa 102

Mô hình 3.1 Mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng gắn với xóa đói giảm nghèo 125

Mô hình 3.2 Các bước xây dựng mô hình mẫu phát triển du lịch dựa vào cộng đồng gắn với xóa đói giảm nghèo 135


PHẦN MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, du lịch đã và đang phát triển nhanh chóng chứng minh được sự đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Cũng trong bối cảnh đó, xóa đói giảm nghèo đang là mục tiêu phấn đấu của của nhiều quốc gia và là một điều kiện quan trọng cho hòa bình, giữ gìn môi trường và phát triển bền vững. Nếu phát triển du lịch theo một phương thức bền vững có thể tạo ra đóng góp cho việc xóa đói giảm nghèo, đặc biệt là ở các vùng nông thôn nơi sinh sống của phần lớn những người nghèo và nơi có rất ít các lựa chọn phát triển khác.

Cuối những năm 80 và trong suốt những năm 90 của thế kỷ trước, tầm quan trọng của Du lịch bền vững (Sustainable Tourism) ngày càng được nhìn nhận rõ hơn. Sự xuất hiện của Du lịch sinh thái (Ecotourism) và Du lịch Xanh (Green Tourism) đã phản ánh sự quan tâm tới việc kiểm soát môi trường của du lịch. Vào cuối những năm 1990, người ta càng nhận rõ hơn ý nghĩa của việc xóa nghèo như một điều kiện tiên quyết của phát triển bền vững. Do vậy, các tổ chức phát triển và ngành du lịch đã tập trung chú ý tới du lịch như một công cụ xóa đói nghèo. Trong những năm gần đây, một số sáng kiến đã được thực hiện và được ngành du lịch, các tổ chức phát triển công nhận về những đóng góp quan trọng của du lịch đối với xóa đói giảm nghèo như:

Vào năm 1999, Ủy ban Phát triển Bền vững Liên Hiệp Quốc UN (CSD

7) đã yêu cầu các chính phủ cộng tác với tất cả các cộng đồng địa phương, bản địa để tối đa hóa tiềm năng của du lịch để xóa đói giảm nghèo thông qua phát triển các chiến lược thích hợp.

Liên Hiệp Quốc công bố năm 2002 là Năm Quốc tế Du lịch Sinh thái. Nhiều sáng kiến đã được thực hiện và các gương điển hình được quảng bá trên khắp thế giới, thường liên quan đến du lịch ở các vùng nghèo. Bản Tuyên


bố Quebec về Du lịch Sinh thái đã nhấn mạnh nhiều phương thức mà du lịch có thể hỗ trợ phát triển bền vững, trong đó bao gồm cả việc tạo điều kiện thuận lợi cho các cộng đồng bản ngữ và cộng đồng nghèo.

Báo cáo của Hội nghị Cấp cao Phát triển Bền vững tại Johannesburg 2002 đặc biệt nhấn mạnh tới du lịch. Hội nghị kêu gọi thúc đẩy phát triển du lịch bền vững để tăng phúc lợi cho người dân ở các cộng đồng địa phương trong khi vẫn có thể tiếp tục giữ gìn bản sắc văn hóa và môi trường.

Sáng kiến Du lịch Bền vững - Xóa nghèo (Sustainable Tourism - Eliminating Porvety (ST-EP)) được Tổ chức Du lịch Thế giới UNWTO đưa ra với sự ủng hộ của UNCAD tại Hội nghị Thượng đỉnh Johannesburg. Sáng kiến ST-EP cung cấp cơ sở nghiên cứu và hoạt động thực tiễn để chỉ ra cách thức du lịch có thể sử dụng một cách cụ thể để xóa nghèo. Mục tiêu đặt ra là

5.000 dự án nhỏ hoạt động tới năm 2015.

Tuyên bố Huế về Du lịch Văn hóa và Xóa nghèo tháng 6 năm 2004 đã đánh dấu đóng góp của Việt Nam vào quyết tâm giải quyết vấn đề xóa nghèo thông qua phát triển du lịch.

Lào Cai là một tỉnh miền núi nằm ở phía Bắc Việt Nam, thiên nhiên ưu đãi cho Lào Cai nguồn tiềm năng to lớn về khí hậu, đất đai, khoáng sản, tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên du lịch. Lợi thế của Lào Cai là tiềm năng đa dạng, phong phú phục vụ cho phát triển du lịch: Lào Cai có nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, cùng với nhiều lễ hội truyền thống. Lào Cai còn tập hợp nhiều di tích văn hoá thuận lợi để phát triển nhiều loại hình du lịch như du lịch văn hoá, sinh thái, nghỉ dưỡng. Những tiềm năng giầu có trên tạo điều kiện thuận lợi cho Lào Cai phát triển một nền kinh tế tổng hợp đa ngành, trong đó du lịch được coi là một trong những ngành có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo và đẩy nhanh tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Xem tất cả 220 trang.

Ngày đăng: 21/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí