Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Sơn La hiện nay - 2

- Nguyễn Bá Thể chủ biên (2005), “Phát huy nguồn lực con người để công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội: Từ nghiên cứu kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của một số nước trên thế giới và thực trạng nguồn nhân lực ở nước ta, tác giả đã đưa ra những quan điểm về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực; vai trò của nguồn nhân lực đối với tăng trưởng kinh tế và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam; đồng thời, đưa ra định hướng và những giải pháp nhằm phát huy nguồn lực con người ở nước ta hiện nay.

- Đoàn Văn Khái chủ biên (2005), “Nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam”, Nxb, Lý luận Chính trị, Hà Nội: Tác giả cuốn sách đã trình bày một số vấn đề chung về công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên thế giới và Việt Nam; vai trò của nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; thực trạng nguồn lực con người ở Việt Nam và những vấn đề đặt ra trước yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa; những giải pháp cơ bản nhằm khai thác và phát triển có hiệu quả nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay.

TS. Nguyễn Thanh (2005), “Phát triền nguồn nhân lực phục vụ Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước”, Nxb, Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Tiếp cận dưới góc độ triết học, tác giả đã xuất phát từ quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và dựa trên các quan điểm của Đảng về phát triển con người, về vai trò của Giáo dục - Đào tạo để khẳng định Giáo dục - Đào tạo là “quốc sách hàng đầu” để phát triển nguồn nhân lực có chất lượng.

- Luận án Tiến sĩ Kinh tế của Phan Thanh Tâm (2000), “Các giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ nhu cầu Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước”, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội: Tác giả trình bày các khái niệm, nguồn nhân lực, chất lượng nguồn nhân lực; phân tích một số nhân tố ảnh hưởng trực tiếp, nâng cao chất lượng về mặt trí lực của nguồn

nhân lực mà còn tác động đến sức khỏe, khả năng tiếp thu công nghệ, thu hút đầu tư, tạo việc làm; nghiên cứu bài học kinh nghiệm của Mỹ, Nhật Bản, các nước Châu Á về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Trên cơ sở phân tích những lý luận chung về nguồn nhân lực, tác giả đi sâu phân tích thực trạng chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam từ năm 1989 đến năm 1999; các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng về mặt trí lực của nguồn nhân lực bao gồm: năng lực đào tạo cung cấp nguồn nhân lực của hệ thống giáo dục, đầu tư của ngân sách Nhà nước cho Giáo dục

- Đào tạo, chính sách sử dụng lao động chuyên môn kỹ thuật; đặc biệt tác giả đưa ra những căn cứ để xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đề xuất 4 giải pháp về phát triển giáo dục và sử dụng, bồi dưỡng cán bộ nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

- Luận án Tiến sĩ Kinh tế của Hà Thị Hằng (2013), “Nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay”, Đại học Kinh tế Huế: Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về nguồn nhân lực cho Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, luận án phân tích đánh giá thực trạng nguồn nhân lực cho Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới.

Ngoài ra tác giả luận văn còn tham khảo thêm: Nguyễn Ngọc Sơn (2000), nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa dưới tác động của cách mạng khoa học công nghệ, Tạp chí Triết học, số 5; Nguyễn Hữu Công (2000), Vấn đề bồi dưỡng và nâng cao trình độ văn hóa, khoa học, kỹ thuật cho người lao động, Tạp chí Triết học, số 5; Hồ Sĩ Quý (2000), Nghiên cứu con người trước thềm thế kỷ XXI, Tạp chí Triết học, số 5; Trương Giang Long (2002), Về vấn đề phát triển nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay,

Tạp chí Triết học, số 1; Hoàng Thái Triển (2001), Vấn đề phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế, Tạp chí Triết học, số 2; Hồ Sĩ Quý (2002), Con người là trung tâm: sự khác biệt giữa hai quan điểm tiêu biểu, Tạp chí Triết học, sô 11; Đặng Hữu Toàn (2000), Gắn phát triển con người Việt Nam hiện đại với giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, Tạp chí Triết học, số 4….

Có thể nói đây là đề tài đã được nghiên cứu dưới nhiều khía cạnh và ở những mức độ khác nhau trên cả bình diện lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên đề tài này luôn hàm chứa những vấn đề mới cần được bổ sung và phát triển. Cho đến thời điểm này chưa có công trình nào nghiên cứu trực tiếp về việc phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Sơn La dưới dạng một luận văn khoa học. Do vậy, trong luận văn này, tác giả kế thừa những thành quả đã đạt được của những công trình đã nêu trên, nhằm tổng kết, đánh giá đúng thực trạng phát triển nguồn nhân lực của tỉnh; làm rõ những vấn đề đang đặt ra; từ đó đề xuất một số giải pháp có tính định hướng nhằm tiếp tục phát triển, phát huy và khai thác nguồn nhân lực ở tỉnh Sơn La thời gian tới.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

3.1. Mục đích của luận văn

Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Sơn La hiện nay - 2

Luận văn tập trung làm rõ thực trạng nguồn nhân lực ở tỉnh Sơn La hiện nay; từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm sử dụng có hiệu quả và phát triển, phát huy nguồn nhân lực của tỉnh trong thời gian tới.

3.2. Nhiệm vụ của luận văn

- Luận giải và làm rõ khái niệm, đặc điểm và vai trò của nguồn nhân lực ở tỉnh Sơn La hiện nay.

- Phân tích đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Sơn La hiện nay: thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế đó.

- Những đóng góp của nguồn nhân lực trong những năm qua đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Sơn La. Những vẫn đề đặt ra trong nuôi dưỡng, trong đào tạo, trong quản lý và trong sử dụng nguồn nhân lực.

- Đề xuất một số giải pháp có tính định hướng cho việc tiếp tục phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Sơn La trong thời gian tới.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn

Vấn đề phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Sơn La hiện nay.

4.2. Phạm vi nghiên cứu của luận văn

Đề tài tập trung nghiên cứu nội dung phát triển nguồn nhân lực ở Sơn La trong các năm 2011 - 2015 là những năm tỉnh bắt đầu xây dựng và triển khai thực hiện Đề án “Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Sơn La giai đoạn 2011 - 2020”.

5. Cơ sở lý luận thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

5.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của luận văn

Luận văn được triển khai trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin (chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử), tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề con người; các quan điểm cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam về nguồn lực con người.

Luận văn cũng sử dụng một số lý thuyết hiện đại, như lý thuyết hệ thống - cấu trúc, lý thuyết thống kê để phân tích, tổng hợp về mối quan hệ của nguồn nhân lực với các nguồn lực khác và về tình hình đào tạo, sử dụng, phát triển, phát huy, khai thác nguồn nhân lực ở tỉnh Sơn La trong những năm gần đây.

Cơ sở thực tiễn của luận văn là tình hình sử dụng nguồn nhân lực của tỉnh Sơn La trong những năm gần đây.

5.2. Phương pháp nghiên cứu của luận văn

Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; và các phương pháp lôgic - lịch sử, phân tích hệ thống, tổng hợp, phân tích thống kê và so sánh số liệu,....

6. Đóng góp của luận văn

Luận văn trình bày một cách hệ thống về thực trạng phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Sơn La hiện nay; và đề xuất một số giải pháp có tính định hướng cho việc tiếp tục phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Sơn La trong thời gian tới.

7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

- Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho những người làm công tác học tập, nghiên cứu, giảng dạy bộ môn chủ nghĩa xã hội khoa học nói riêng và triết học nói chung.

- Những kết quả đạt được của luận văn có thể là cơ sở để các cấp lãnh đạo, các ngành của tỉnh Sơn La tham khảo trong quá trình hoạch định, triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách phát triển nguồn lực con người của tỉnh trong thời gian tới.

8. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận danh mục tài liệu tham khảo và mục lục, luận văn được kết cấu gồm 2 chương với 4 tiết.

B. NỘI DUNG

Chương 1: NGUỒN NHÂN LỰC VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở TỈNH SƠN LA HIỆN NAY

1.1. Quan niệm, đặc điểm của nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội

1.1.1. Quan niệm về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực

Thứ nhất, quan niệm về nguồn nhân lực

Một quốc gia muốn phát triển thì cần phải có các nguồn lực của sự phát triển kinh tế như: tài nguyên thiên nhiên, vốn, khoa học - công nghệ, con người,.... Trong các nguồn lực đó, nguồn lực con người là quan trọng nhất, có tính chất quyết định đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mọi quốc gia từ trước đến nay. Một nước cho dù có tài nguyên thiên nhiên phong phú, máy móc, kỹ thuật hiện đại nhưng không có những con người có trình độ, có đủ khả năng khai thác các nguồn lực đó thì khó có khả năng có thể đạt được sự phát triển như mong muốn.

Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, Đảng ta luôn xác định: con người Việt Nam có truyền thống yêu nước, cần cù, sáng tạo, có nền tảng văn hóa, giáo dục, có khả năng bắt nhanh khoa học và công nghệ là nguồn lực quan trọng nhất - nguồn năng lực nội sinh. Vậy nguồn nhân lực là gì ?

Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về nguồn nhân lực. Theo Liên Hợp Quốc thì “Nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và của đất nước” [63, tr.11]. Ngân hàng thế giới (WB) cho rằng, nguồn nhân lực là toàn bộ vốn con người bao gồm thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp,... của mỗi cá nhân. Như vậy, ở đây nguồn lực con người được coi như một nguồn vốn bên cạnh các loại vốn vật chất khác: vốn tiền tệ,

công nghệ, tài nguyên thiên nhiên [63, tr.11]. Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO), nguồn nhân lực là toàn bộ những người trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động [60, tr.10]. Ở đây, nguồn nhân lực được hiểu ở hai nghĩa: Theo nghĩa rộng, nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho sản xuất xã hội, cung cấp nguồn lực con người cho sự phát triển. Do đó, nguồn nhân lực bao gồm toàn bộ dân cư có thể phát triển bình thường. Theo nghĩa hẹp, nguồn nhân lực là khả năng lao động của xã hội, là nguồn lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, bao gồm các nhóm dân cư trong độ tuổi lao động, có khả năng tham gia vào lao động, sản xuất xã hội, tức là toàn bộ các cá nhân có thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể lực, trí lực, tâm lực của họ được huy động vào quá trình lao động.

Kinh tế học phát triển cho rằng, nguồn nhân lực là một bộ phận dân cư trong độ tuổi quy định có khả năng tham gia lao động. Nguồn nhân lực được xem xét, đánh giá ở hai phương diện: số lượng và chất lượng. Số lượng nguồn nhân lực là chỉ quy mô, cơ cấu tuổi, giới tính; chất lượng nguồn nhân lực là khả năng tổng hợp về thể lực, trí lực, kỹ năng, phong cách, đặc điểm lối sống, tinh thần và đặc biệt là khả năng nghiên cứu, sáng tạo, tiếp thu tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ mới phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Nguồn lao động là tổng số những người trong độ tuổi lao động đang tham gia lao động hoặc đang tích cực tìm kiếm việc làm. Nguồn lao động cũng được hiểu trên hai phương diện: số lượng và chất lượng. Như vậy, có một bộ phận người lao động được tính là nguồn nhân lực nhưng lại không phải là nguồn lao động, đó là những người không có việc làm nhưng không có nhu cầu tìm việc làm, những người trong độ tuổi lao động nhưng đang đi học,…. Bảo đảm nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế, xã hội, chính là đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng cả về số lượng và chất lượng. [60, tr.11].

Theo thuyết về vốn con người (Human resource), thì yếu tố con người được coi là yếu tố quan trọng nhất của quá trình sản xuất, là phương tiện để

phát triển kinh tế - xã hội. Nguồn nhân lực được coi như mọi nguồn lực khác (như vốn, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên, đất đai...), cho nên cần phải đầu tư cho con người. Trên thực tế việc đầu tư cho con người có tỷ lệ thu hồi vốn khá cao và mang lại nguồn lợi lớn hơn so với đầu tư vật chất [60, tr.84].

Từ những quan niệm trên, và tiếp cận dưới góc độ chính trị - xã hội có thể hiểu: Nguồn nhân lực là tổng hòa thể lực, trí lực, kỹ năng, tinh thần và số lượng, cơ cấu của lực lượng lao động xã hội tại một quốc gia (hay một địa phương), được sử dụng, khai thác, phát triển và phát huy trong các hoạt động kinh tế, xã hội, để sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội trong hiện tại và tương lai.

Thứ hai, quan niệm về phát triển nguồn nhân lực

Trong thời đại ngày nay, con người được coi là một “tài nguyên đặc biệt”, một nguồn lực của sự phát triển kinh tế. Bởi vậy việc phát triển con người, phát triển nguồn nhân lực trở thành vấn đề chiếm vị trí trung tâm trong hệ thống phát triển các nguồn lực. Chăm lo đầy đủ con người là yếu tố bảo đảm chắc chắn nhất cho sự phồn vinh, thịnh vượng của mọi quốc gia. Đầu tư cho con người là đầu tư có tính chiến lược, là cơ sở chắc chắn nhất cho sự phát triển bền vững.

Cho đến nay, do xuất phát từ các cách tiếp cận khác nhau, nên vẫn có nhiều cách hiểu khác nhau khi bàn về phát triển nguồn nhân lực. Theo TS Phạm Tất Thắng trong bài viết “đổi mới giáo dục để phát triển nguồn nhân lực phục vụ mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa” phát triển nguồn nhân lực được hiểu theo hai nghĩa. Với nghĩa hẹp: đó là một quá trình giáo dục, đào tạo và đào tạo lại; trang bị, bổ sung thêm nhiều kiến thức, kỹ năng... để con người có cơ hội tìm việc làm mới và hoàn thành nhiệm vụ mà họ đang thực thi trong một tổ chức. Với nghĩa rộng: phát triển nguồn nhân lực còn bao gồm cả yếu tố sử dụng nhân lực một cách hợp lý, tạo môi trường làm việc thuận lợi để con người lao động có hiệu quả [60, tr.662].

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/09/2023