Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Sơn La hiện nay - 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

--------------


LÊ THỊ LA


PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở TỈNH SƠN LA HIỆN NAY


LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Chuyên ngành: Chủ nghĩa Xã hội khoa học

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Sơn La hiện nay - 1

--------------


LÊ THỊ LA


PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở TỈNH SƠN LA HIỆN NAY


Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Chủ nghĩa Xã hội khoa học Mã số: 60.22.03.08


Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thanh Tuấn

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS.Nguyễn Thanh Tuấn và có sự tham khảo của những tác giả ghi trong danh mục tài liệu tham khảo. Các tài liệu, số liệu sử dụng trong luận văn đều trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.

Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.


Hà nội, ngày 17 tháng 11 năm 2015

Tác giả luận văn


Lê Thị La

MỤC LỤC

A. MỞ ĐẦU 3

1. Lý do chọn đề tài 3

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn 5

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 8

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 9

5. Cơ sở lý luận thực tiễn và phương pháp nghiên cứu 9

6. Đóng góp của luận văn 10

7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 10

8. Kết cấu của luận văn 10

B. NỘI DUNG 11

Chương 1: NGUỒN NHÂN LỰC VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở TỈNH SƠN LA HIỆN NAY 11

1.1. Quan niệm, đặc điểm của nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội 11

1.1.1. Quan niệm về nguồn nhân lựcphát triển nguồn nhân lực11

1.1.2. Đặc điểm của nguồn nhân lực 20

1.1.3. Vai trò của nguồn nhân lực 22

1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và đặc điểm của nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế, xã hội ở tỉnh Sơn La hiện nay 26

1.2.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế, xã hội ở tỉnh Sơn La hiện nay 26

1.2.2. Đặc điểm nguồn nhân lực ở tỉnh Sơn La hiện nay 35

Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở TỈNH SƠN LA THỜI GIAN TỚI 40

2.1. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Sơn La hiện nay 40

2.1.1. Thành tựu và nguyên nhân trong phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Sơn La hiện nay 40

2.1.2. Hạn chế và nguyên nhân trong phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Sơn

La hiện nay 51

2.2. Một số giải pháp tiếp tục phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Sơn La thời gian tới 58

2.2.1. Về nhận thức phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Sơn La 58

2.2.2. Về công tác lãnh đạo, chỉ đạo ở tỉnh Sơn La để phát triển nguồn nhân lực 65

2.2.3. Tiếp tục triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Sơn La 78

C. KẾT LUẬN 82

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84

A. MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Bước sang thế kỷ XXI bất kỳ quốc gia nào trên thế giới cũng đều quan tâm đến các nguồn lực nhằm tạo ra sự phát triển bền vững, một trong những nguồn lực quan trọng đó là con người. Thế nhưng nguồn lực con người tự nó không thể tạo ra được sức mạnh to lớn nếu không được phát huy có hiệu quả. Phát huy nhân tố con người ở nước ta hiện nay thực chất là phát huy một trong những thế mạnh của nội lực đất nước trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước và hội nhập quốc tế.

Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn lực con người trong quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X đã chỉ rõ: “Nội lực có vai trò quyết định đối với sự phát triển. Có thu hút được nội lực mới thu hút và sử dụng hiệu quả ngoại lực. Nội lực được tăng cường mới bảo đảm được độc lập tự chủ về kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế thành công. Phát huy nội lực trước hết là phát huy nguồn lực con người, nguồn lực của toàn dân tộc, khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và sử dụng tốt nhất các nguồn lực của Nhà nước” [20, tr.179]. Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam (2011 - 2020) tiếp tục khẳng định vấn đề trên một cách sâu sắc hơn: Con người là trung tâm của phát triển bền vững, phát huy tối đa nhân tố con người với vai trò là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển bền vững. Con người phát triển toàn diện về trí tuệ, đạo đức, thể chất, tinh thần, năng lực sáng tạo, ý thức công dân tuân thủ pháp luật. Trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng gia tăng thì việc giáo dục lối sống lành mạnh, ý thức chính trị, tinh thần quốc tế trong sáng là điều hệ trọng. Khoa học và công nghệ là nền tảng và là động lực cho phát triển bền vững đất nước, phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu [60, tr.57].

Vì vậy, chăm lo đào tạo, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực con người là một trong những nhiệm vụ chiến lược trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã

hội giai đoạn 2011 - 2020 của các cấp, các ngành từ trung ương tới địa phương trong cả nước.

Tuy nhiên, hiện nay việc xây dựng và triển khai thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực và sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội vẫn còn là vấn đề vấp phải nhiều thách thức đối với các cấp, các ngành và các địa phương; trong đó có tỉnh Sơn La.

Trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Sơn La, trong những năm gần đây, cũng đã bộc lộ những hạn chế, yếu kém trong công tác đào tạo, sử dụng, phát huy, phát triển, khai thác và quản lý nguồn nhân lực; từ đó, ở mức độ nhất định, đã gây ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển bền vững của tỉnh.

Sau 25 năm đổi mới, đất nước nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng đã giành được nhiều thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử, nay bước vào thời kỳ phát triển mới sau khi đã hội nhập toàn diện, sâu, rộng vào nền kinh tế toàn cầu hóa, cơ hội và thách thức chưa từng có đòi hỏi phải có nguồn nhân lực thích ứng. Hơn nữa, thực trạng nguồn nhân lực hiện nay của tỉnh Sơn La khó cho phép tận dụng cơ hội tốt nhất đang đến với tỉnh. Nếu không mau chóng khắc phục được yếu kém này sẽ có nguy cơ khó vượt qua những thách thức mới, kéo dài sự tụt hậu của tỉnh so với các tỉnh thành trong cả nước với nhiều hệ lụy nan giải.

Hoàn cảnh tự nhiên, dân cư, v.v... của tỉnh Sơn La đã quy định nhiều nét đặc thù trong việc phát triển nguồn nhân lực. Thêm vào đó, những tác động chung của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, hội nhập quốc tế và quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đã làm cho vấn đề phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Sơn La có những biến đổi sâu sắc, đòi hỏi phải nắm bắt kịp thời để đưa ra những giải pháp có tính khả thi. Một số khâu trong đào tạo nguồn nhân lực đang bị buông lỏng hoặc biến đổi theo hướng tiêu cực; dẫn đến chất lượng nguồn nhân lực bị giảm sút. Một số ban, ngành ở địa phương vẫn chưa có chủ

trương nhất quán trong việc đào tạo, sử dụng, phát triển và phát huy nguồn nhân lực của mình.

Từ tình hình trên, tác giả lựa chọn vấn đề “Phát triền nguồn nhân lực ở tỉnh Sơn La hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ, chuyên ngành chủ nghĩa xã hội khoa học, của mình.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn

Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển của xã hội. Thực tiễn chứng minh rằng, sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia phụ thuộc nhiều vào đầu tư, khai thác có hiệu quả nguồn nhân lực. Do đó, vấn đề con người, nguồn nhân lực, phát triển nguồn lực con người là đối tượng thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học.

Có thể kể đến các công trình nghiên cứu trực tiếp về con người, nguồn lực con người đã được xã hội hóa thành công trình khoa học, sách, bài viết đăng trên tạp chí và báo cũng như trong các luận văn, luận án liên quan với đề tài của luận văn này như sau:

- Phạm Minh Hạc chủ biên (1996), “Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Nxb, Chính trị Quốc gia, Hà Nội: Cuốn sách đề cập một cách tương đối có hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phân tích sự qua lại giữa các nguồn lực: nguồn lực con người, vốn, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật, vị trí địa lý,...; trong đó yếu tố quyết định chính là nguồn lực con người.

- Trần Văn Tùng và Lê Ái Lâm chủ biên (1996), “Phát triển nguồn nhân lực – kinh nghiệm thế giới và thực tiễn nước ta”, Nxb, Chính trị Quốc gia, Hà Nội: Cuốn sách khái quát những kinh nghiệm về phát triển nguồn nhân lực của các nước phát triển trên thế giới và tập trung nghiên cứu lĩnh vực giáo dục và đào tạo - yếu tố quyết định nguồn nhân lực.

Xem tất cả 102 trang.

Ngày đăng: 14/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí