tăng mạnh lên trên 50 ngàn người, số lao động cao nhất là năm 2011 (trên 60 ngàn người), để đáp ứng lao động cho việc duy trì và gia tăng hoạt động tìm kiếm thăm dò khai thác cả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, sau đó với chủ trương tái cơ cấu và tập trung hoạt động vào 5 lĩnh vực cốt lõi, số lượng nhân lực giảm xuống trong năm 2012, sau đó có mức tăng không lớn trong thời gian 2013 - 2014. Số nhân lực theo thống kê đến năm 2015 là gần 59 ngàn người.
Sự gia tăng mạnh mẽ về quy mô số lượng đã giúp cho PVN tăng trưởng nhanh chóng, tạo ra nguồn doanh thu lớn, góp phần nộp ngân sách đáng kể cho đất nước.
Bảng 4.3. Doanh thu của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam qua các năm 2001-2015
theo từng giai đoạn 5 năm
2001-2005 (1) | 2006-2010 (2) | 2011-2015 (3) | Tốc độ tăng (2)/(1) | Tốc độ tăng (3)/(2) | |
Tổng doanh thu toàn PVN qua các giai đoạn (đơn vị tính: tỷ đồng) | 460.168 | 1.452.087 | 3.517.511 | 216% | 142% |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Sơ Bộ Thang Đo Bằng Hệ Số Tin Cậy Cronbach Alpha
- Hệ Thống Thông Tin, Dữ Liệu Nghiên Cứu Thông Tin Thứ Cấp
- Các Trường Đại Học Việt Nam Có Đào Tạo Các Chuyên Ngành Dầu Khí
- Năng Suất Lao Động Của Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam Và Một Số Tập Đoàn Dầu Khí Thế Giới Năm 2013
- Đánh Giá Sơ Bộ Thang Đo Bằng Hệ Số Tin Cậy Cronbach Alpha Thang Đo Phát Triển Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao
- Kiểm Định Thang Đo Bằng Phân Tích Nhân Tố Khẳng Định
Xem toàn bộ 265 trang tài liệu này.
Nguồn: Ban Kế hoạch Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
Doanh thu gia tăng rất nhanh giai đoạn 2006-2010 so với 2001-2005, tăng 216% khi hàng loạt các dự án đầu tư hoàn thành đưa vào sử dụng như Dự án khí Nam Côn Sơn, nhà máy điện Phú Mỹ, nhà máy phân đạm Phú Mỹ, thủy điện Sơn La, nhà máy lọc dầu Dung Quất… . Giai đoạn 2011 đến 2015 doanh thu tăng thêm 142% so với giai đoạn 2006-2010, trong đó 3 năm 2012, 2013, 2014 mỗi năm doanh thu đạt hơn 74 nghìn tỷ đồng. Năm 2015, doanh thu giảm so với 3 năm trước đó và giảm 25% so với năm 2014, chủ yếu do giá dầu suy giảm mạnh từ tháng 10-2014 đến nay. Giá dầu 9 tháng đầu năm 2015 giảm trung bình 49% so với giá trung bình 9 tháng năm 2014. Tuy nhiên, lượng dầu khí khai thác năm 2015 tăng 6,6% so với năm 2014 (29,42 so với 27,6 triệu tấn quy dầu).
Biểu đồ 4.2. Doanh thu toàn Tập đoàn qua các năm
(Đơn vị tính: tỷ đồng)
900000
800000
700000
600000
500000
400000
300000
200000
100000
0
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Điều này đạt được là do Việt Nam còn tiềm năng rất lớn trong khai thác và sản xuất dầu khí. Theo báo cáo về năng lượng toàn cầu của BP, thì đến cuối năm 2010 Việt Nam đang đứng thứ 4 về dầu mỏ và thứ 7 về khí đốt trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, so với thế giới thì lần lượt là thứ 25 và 30. Việt Nam có hệ số trữ lượng/sản xuất (R/P) rất cao, hệ số R/P dầu thô là 32,6 lần, đứng đầu khu vực Châu Á Thái Bình Dương và thứ 10 thế giới; và R/P khí đốt là 66 lần, đứng đầu khu vực Châu Á Thái Bình Dương và đứng thứ 6 thế giới. Hiện tại, 100% lượng khí đốt khai thác dùng để phục vụ nhu cầu sản xuất công nghiệp trong nước, ưu tiên điện và đạm.
Như vậy có thể thấy, sự gia tăng quy mô NNL của PVN thời gian vừa qua là hoàn toàn hợp lý, nó giúp tăng tổng doanh thu toàn PVN, khai thác tốt những tiềm năng phát triển và đẩy mạnh sự phát triển của toàn bộ các khâu.
Tuy nhiên, so với các tập đoàn trong nước thuộc lĩnh vực khai khoáng như Tập đoàn Than và Khoáng sản có trên 100.000 lao động, hoặc so với Tập đoàn Dệt may với khoảng 900.000 lao động, Tập đoàn Bưu Chính Viễn Thông, Điện lực, Cao su thì số lượng lao động của PVN đều thấp hơn.
4.4.2.2. Cơ cấu nguồn nhân lực
Cơ cấu nhân lực theo lĩnh vực sản xuất kinh doanh: được thể hiện ở bảng 4.4.
Bảng 4.4. Số lượng nhân lực theo các lĩnh vực SXKD, 2006-2010-2014
Lĩnh vực | 2006 | 2010 | 2014 | Tăng giảm 2014/2006 | |||||
SL | Tỷ lệ % | SL | Tỷ lệ % | SL | Tỷ lệ % | SL | Tỷ lệ % | ||
1 | Thăm dò - Khai thác | 6.757 | 31,11 | 8.214 | 15,04 | 8.551 | 15,41 | 1.794 | 26,55 |
2 | Loc̣ hoá dầu | 1.790 | 8,24 | 3.209 | 5,87 | 5.450 | 9,82 | 3.660 | 204,47 |
3 | Kinh tế – Tài chính | 800 | 3,68 | 2.887 | 5,28 | 3.905 | 7,04 | 3.105 | 388,13 |
4 | Quản lý – HCSN | 545 | 2,51 | 498 | 0,91 | 551 | 0,99 | 6 | 1,10 |
5 | NCKH & Đào taọ | 688 | 3,17 | 905 | 1,66 | 1.096 | 1,98 | 408 | 59,30 |
6 | Điện | 211 | 0,97 | 1.520 | 2,78 | 2.241 | 4,04 | 2.030 | 962,09 |
7 | Dic̣ h vu ̣kỹ thuâṭ | 4.634 | 21,34 | 13.729 | 25,13 | 16.557 | 29,84 | 11.923 | 257,29 |
8 | Dic̣ h vu ̣tổng hợp | 1.351 | 6,22 | 2.704 | 4,95 | 3.689 | 6,65 | 2.338 | 173,06 |
9 | Kinh doanh dầu khí | 2.961 | 13,63 | 14.057 | 25,73 | 12.188 | 21,97 | 9.227 | 311,62 |
10 | Xây dưṇ g dầu khí | 1.982 | 9,13 | 6.909 | 12,65 | 7.319 | 13,19 | 5.337 | 269,27 |
Tổng số | 21.719 | 100% | 54.632 | 100% | 55.488 | 100% | 33.769 | 155,48 |
Nguồn: Ban Nhân lực Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
Biểu đồ 4.3. Nhân lực theo lĩnh vực sản xuất kinh doanh
18,000
16,000
14,000
12,000
10,000
8,000
6,000
4,000
2,000
0
Thăm dò Lọc hoá Kinh tế – Quản lý NCKH Điện Dịch vụ Dịch vụ Kinh Xây
- Khai dầu Tài chính – HCSN & Đào kỹ thuật tổng hợp doanh dựng dầu thác tạo dầu khí khí
2006 2010 2014
Các ngành nghề của đội ngũ lao động tại PVN hết sức đa dạng từ những ngành liên quan trực tiếp đến hoạt động dầu khí như thăm dò - khai thác, lọc hóa dầu đến những ngành phục vụ cho các hoạt động này như điện, dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ tổng hợp… và những ngành dịch vụ khác. Trong những năm gần đây, cơ cấu ngành nghề tại PVN có sự dịch chuyển, các ngành dịch vụ kỹ thuật, điện, kinh tế - tài chính, kinh doanh dầu khí có sự gia tăng mạnh mẽ trong số lượng lao động, nguyên nhân là do sự phát triển mạnh của các hoạt động thuộc khâu sau. Điều đó dẫn tới hệ quả là sự sụt giảm của tỷ trọng lao động thuộc khâu đầu: giảm từ 31,11% năm 2006 xuống còn 15,41% vào năm 2014, tuy xét về số tuyệt đối vẫn tăng.
Sự tăng trưởng lao động lớn nhất trong lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật dầu khí, nguyên nhân là do quy mô phát triển dịch vụ dầu khí, đặc biệt là dịch vụ kỹ thuật đạt
tới mức độ cao, cả bề rộng và bề sâu. Dịch vụ dầu khí phát triển nhanh và đa dạng, có mặt ở hầu hết các khâu, các địa bàn có hoạt động dầu khí, từ khâu thượng nguồn đến hạ nguồn, từ Bắc vào Nam và từng bước vươn ra nước ngoài. Dịch vụ dầu khí Việt Nam có thể cung cấp hầu hết các loại hình dịch vụ cho mọi mặt hoạt động dầu khí. Một số lĩnh vực đã tạo được thế mạnh đáng kể như dịch vụ căn cứ, dịch vụ tàu thuyền, dịch vụ chế tạo và lắp ráp các công trình dầu khí biển. Nhiều lĩnh vực dịch vụ mới có hàm lượng công nghệ cao như FSO/FPSO, dịch vụ chế tạo và xây lắp công trình dầu khí biển, khoan và dịch vụ giếng khoan, dịch vụ vận tải dầu khí… Các đơn vị dịch vụ chuyên nghiệp này đã cung cấp được nhiều loại hình dịch vụ kỹ thuật cao mà trước đây phải thuê nước ngoài, đồng thời đã từng bước vươn ra cung cấp dịch vụ dầu khí trong khu vực. Doanh thu và tỷ trọng thu dịch vụ trên tổng doanh thu toàn ngành tăng liên tục, trung bình 15-20%/năm.
Tuy nhiên, chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đã xác định khâu đầu vẫn là khâu chủ lực, định hướng phát triển và dẫn dắt các lĩnh vực hoạt động hạ nguồn, các hoạt động dịch vụ khác của PVN. Do đó Tập đoàn cần chú trọng và có chiến lược xây dựng, đào tạo và phát triển đội ngũ lao động thuộc các ngành nghề khâu đầu nhằm đảm bảo đủ NNL CLC phục vụ hoạt động tìm kiếm, thăm dò khai thác, làm tiền đề phát triển của các khâu sau.
Ngoài ra, NNL phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học và đào tạo tuy có tăng về số lượng nhưng mức tăng vẫn còn ít và số lượng nhân lực cho các hoạt động này còn rất mỏng, nên nếu so với tình hình gia tăng nhân lực ở các khâu khác thì tỷ lệ nhân lực KH-CN và đào tạo lại có khuynh hướng giảm, đây cũng là điểm cần lưu ý đối với ban lãnh đạo Tập đoàn và cả các đơn vị thành viên trong chiến lược phát triển NNL CLC.
Một điểm đáng khen trong sự phát triển NNL tại PVN qua các năm từ 2006 đến 2014 mặc dù tổng số lao động tăng trưởng rất nhiều nhưng số lao động (số tuyệt đối) làm công tác quản lý và hành chánh sự nghiệp gần như không thay đổi. Việc giảm tỷ trọng lao động gián tiếp thể hiện năng lực quản trị của PVN ngày càng hiệu quả từ đó giúp tăng lợi nhuận.
Cơ cấu nhân lực theo độ tuổi
Tuổi đời trung bình của người lao động tại PVN qua các năm đều vào khoảng 33 đến 35 tuổi. Có thể thấy, họ đang ở độ tuổi trẻ, sung sức và với thời gian công tác đủ để tích lũy kinh nghiệm, có thể hoàn thành tốt các nhiệm vụ, nếu được đào tạo một cách phù hợp và bài bản.
Bảng 4.5. Tỷ lệ nhân lực theo độ tuổi
2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | |
<30 | 42,9% | 44,3% | 40,5% | 38,1% | 35,5% | 33% |
31-39 | 29,4% | 30,7% | 33,9% | 36,2% | 38% | 40% |
40-49 | 16,9% | 16,2% | 15,3% | 16% | 16,6% | 17,2% |
50-55 | 7,3% | 6,8% | 7,6% | 7,4% | 7,4% | 7,2% |
>55 | 2,5% | 2,1% | 2,7% | 2,3% | 2,5% | 2,6% |
Nguồn: Ban Đào tạo và phát triển nhân lực Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
Cơ cấu nhân lực theo độ tuổi gần như không có sự thay đổi qua các năm, các năm gần đây 2014-2015 độ tuổi bình quân của lao động nằm trong thang độ 2, nghĩa là trong khoảng 31-39 tuổi. Tuổi trung bình của toàn ngành năm 2010 là 33 tuổi, tuổi trung bình tăng 2 tuổi, đạt 35 tuổi năm 2015. Sự phân bố độ tuổi hiện tại đảm bảo được tính kế thừa trong giai đoạn lâu dài và giúp NNL có khả năng tiếp nhận công nghệ và kỹ năng làm việc mới.
Cơ cấu giới tính của NNL
Do đặc thù của ngành dầu khí là lao động nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm, đa số hoạt động dầu khí diễn ra trên giàn khoan biển, nhà máy lọc hóa dầu, các công trình xây lắp chân đế giàn khoan… là những nơi thường xuyên tiềm ẩn các rủi ro cao, điều kiện lao động khắc nghiệt, nên số lao động nữ chiếm tỷ lệ thấp, khoảng 20% tổng số lao động dầu khí. Phần lớn lao động nữ tham gia lao động gián tiếp, có trên 85% lao động nữ tham gia lao động gián tiếp với các ngành nghề chuyên môn về kinh
tế, tài chính- kế toán, ngoại ngữ và một số ngành khác. Trong số lao động trực tiếp họ chỉ chiếm khoảng 10% tổng số lao động trực tiếp.
4.4.2.3. Chất lượng nguồn nhân lực
Lao động tại PVN được đào tạo cơ bản và ở cấp độ đào tạo cao so với mặt bằng chung của cả nước và đối với các tập đoàn khác. Tỷ lệ lao động qua đào tạo luôn từ 80%-90% tổng số lao động, cao gấp 2 lần tỷ lệ của các nước đang phát triển và gấp 5 lần so với mặt bằng chung của Việt Nam. (Theo số liệu từ Tổng cục thống kê về tỷ lệ lao động đang làm việc trong nền kinh tế phân theo trình độ chuyên môn, kỹ thuật, thì lao động đã qua đào tạo tại Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2014 chiếm khoảng 14,6 – 18,4%, lao động chưa được đào tạo chuyên môn kỹ thuật chiếm phần lớn với 81,8 – 85,4% tổng số lao động tại Việt Nam).
Bảng 4.6. Thống kê trình độ nhân lực 2001-2005-2010-2015
Tổng số lao động (người) | Trên đại học | Đại học, cao đẳng | Trung cấp + CNKT | Sơ cấp | |||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||
2001 | 14.850 | 303 | 2,04 | 5.916 | 39,84 | 7.334 | 49,39 | 1.297 | 8,73 |
2005 | 20.723 | 466 | 2,25 | 8.159 | 39,37 | 9.605 | 46,35 | 2.493 | 12,03 |
2010 | 55.767 | 1.871 | 3,36 | 24.705 | 44,30 | 19.983 | 35,83 | 9.208 | 16,51 |
2015 | 58.858 | 3.654 | 6,21 | 30.203 | 51,32 | 19.783 | 33,61 | 5.218 | 8,87 |
Mức tăng/giảm thêm (%) 2005 so 2001 | 39,55 | 53,80 | 37,91 | 30,97 | 92,21 | ||||
Mức tăng/giảm thêm (%) 2010 so 2005 | 169,11 | 301,50 | 202,79 | 108,05 | 269,35 | ||||
Mức tăng/giảm thêm (%) 2015 so 2010 | 5,54 | 95,30 | 22,25 | -1,00 | -43,33 |
Nguồn: Ban Tổ chức nhân sự Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
Biểu đồ 4.4. Trình độ nhân lực 2001-2005-2010-2015
Trên đại học
2015
Đại học, cao đẳng
2010
2005
Trung cấp + CNKT
2001
Sơ cấp
0
5000
10000 15000 20000 25000 30000 35000
Cơ cấu lao động theo trình độ giai đoạn 2001-2005 không có sự thay đổi đáng kể, tuy nhiên những năm sau này có sự thay đổi theo hướng lao động có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học có xu hướng ngày càng tăng về cả số lượng tuyệt đối và tương đối. Tỷ lệ lao động trình độ cao đẳng trở lên luôn ở mức trên 40% từ những năm 2001, càng ngày tỷ lệ này càng tăng lên như năm 2010 là 47,66%, 2015 là 57,53%. Tỷ lệ này luôn vượt trội khi so sánh với các tập đoàn kinh tế khác như Dệt may (xấp xỉ 9%), Thép (xấp xỉ 14%), Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam (TKV) (15-21%). Hay nếu so sánh với một tập đoàn có tỷ lệ nhân lực được đào tạo tương ứng là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thì tỷ lệ nhân lực trình độ đại