Đánh Giá Sơ Bộ Thang Đo Bằng Hệ Số Tin Cậy Cronbach Alpha


Nghiên cứu sơ bộ


Được thực hiện bằng cách kết hợp giữa nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.

Nghiên cứu định tính: Nghiên cứu sơ bộ định tính dùng để khám phá, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu. Nghiên cứu định tính được tác giả sử dụng là kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung và phỏng vấn sâu chuyên gia.

i) Thảo luận nhóm tập trung: Nhóm thảo luận gồm 11 người gồm các nhà quản lý từ cấp Phó Chủ tịch HĐQT, Giám đốc, Phó giám đốc các đơn vị thuộc PVN, Hiệu trưởng, Hiệu phó trường Cao đẳng nghề Dầu khí (xem Phụ lục 3). Kết quả của các cuộc thảo luận này là cơ sở để tác giả phát triển thang đo nháp sử dụng cho giai đoạn phỏng vấn sâu.

Mục đích của thảo luận nhóm tập trung nhằm: (1) thống nhất thang đo các yếu tố tác động đến Phát triển NNL CLC tại PVN; (2) khám phá các yếu tố cấu thành nên chất lượng NNL CLC.

Cách thức thảo luận nhóm được thực hiện dưới sự chủ trì của tác giả luận án, dàn bài thảo luận nhóm do tác giả luận án biên soạn. Thời gian thảo luận dự kiến trong vòng 3 giờ đồng hồ. Chia nhóm thảo luận thành 2 nhóm nhỏ để có khả năng thu thập nhiều thông tin khác nhau, trên cơ sở dàn bài này, các thành viên tham gia thảo luận sẽ đưa ra ý kiến của mình. Tiếp tục thảo luận cho đến khi không còn thu nhận được các thông tin mới. Nhập hai nhóm lại, tiếp tục thảo luận để giữ lại các ý kiến giống nhau. Cuối cùng lấy ý kiến biểu quyết và giữ lại ý kiến được 2/3 số thành viên thông qua.

Thảo luận nhóm được thực hiện vào tháng 6 năm 2015.

Dàn bài thảo luận nhóm: xem Phụ lục 1.

Kết quả thảo luận nhóm tập trung: các thành viên của hai nhóm thảo luận đều thống nhất hai vấn đề sau: thứ nhất, các yếu tố: Chính sách sử dụng NNL CLC; Đào tạo tại Tập đoàn; Chính sách đãi ngộ NNL CLC và Điều kiện làm việc là những yếu tố có ảnh hưởng chính đến sự phát triển của NNL CLC tại PVN; thứ hai, thống nhất


xem xét NNL CLC là phải xem xét NNL trên bốn tiêu chí: phẩm chất- thái độ, kỹ năng, tri thức và thể lực; đồng thời thống nhất thang đo của từng yếu tố.

Từ đó, thang đo (nháp) được phát triển dựa vào kết quả thảo luận nhóm tập trung này.

Thang đo Phát triển NNL CLC tại PVN

Sử dụng khái niệm Phát triển NNL như tác giả đề xuất ở trang 44, luận án sử dụng các biến sau để đo lường Phát triển NNL CLC tại PVN:


1

Sự thay đổi số lượng, cơ cấu, chất lượng NNL CLC phù hợp với kế

hoạch sản xuất – kinh doanh của PVN


2

Mức độ cải thiện trình độ nghề nghiệp sau các chương trình đào tạo, phát

triển tại PVN


3

Mức độ cải thiện hiệu quả làm việc sau các chương trình đào tạo, phát

triển tại PVN


4

Mức độ cải thiện hiệu quả hoạt động của toàn đơn vị sau các chương

trình đào tạo, phát triển tại PVN

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 265 trang tài liệu này.

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại tập đoàn dầu khí Việt Nam đến năm 2025 - 13

Thang đo Hiệu năng của PVN

Sử dụng quan điểm về Hiệu năng của Liên Hiệp Quốc (Salem 2003), với cách tiếp cận phi tài chính, hiệu năng của doanh nghiệp có thể được đánh giá bằng 3 E là Economy, Efficiency và Effectiveness. Do đó luận án sử dụng các biến sau để đo lường Hiệu năng tại PVN:


1

Tính kinh tế của PVN (sự kịp thời và đáp ứng mức độ hoạt động của việc

cung cấp các nguồn lực đầu vào về con người, vật chất và tài chính).

2

Hiệu suất của PVN (việc chuyển đổi tối ưu các đầu vào thành các đầu ra)

3

Hiệu quả của PVN (việc hoàn thành kế hoạch và mục tiêu đặt ra)

Thang đo Các yếu tố khác

Ngoài mối quan hệ giữa phát triển NNL CLC và hiệu năng tổ chức, tác giả thêm biến kiểm soát là Các yếu tố khác, bao gồm 3 biến là vốn, công nghệ và quy mô doanh nghiệp (Katou A. A. 2009)


1

Đóng góp của yếu tố vốn vào hiệu năng của PVN

2

Đóng góp của yếu tố công nghệ vào hiệu năng của PVN

3

Đóng góp của yếu tố quy mô doanh nghiệp vào hiệu năng của PVN

Thang đo các yếu tố cấu thành nên chất lượng của NNL CLC tại PVN

Dựa vào tài liệu của Tổ chức Lao động quốc tế - ILO (2010); tài liệu “Putting higher Education to Work” của Ngân hàng Thế giới; Khung năng lực tham khảo của Trường Hành chính Quốc gia (ENAP) Québec; Bảng Tiêu chuẩn chức danh công việc; Quy chế trả lương tại PVN (công ty mẹ và một số đơn vị thành viên). Tác giả đề xuất một số biến đo lường từng thành tố chất lượng NNL CLC, sau đó tiến hành thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu chuyên gia để thống nhất các thang đo sau:

Phẩm chất- Thái độ

1

Ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành các quy định, nội quy

2

Tinh thần trách nhiệm với công việc

3

Sự gắn bó với tổ chức

4

Lòng yêu nghề, say mê với công việc

5

Tác phong làm việc

6

Ý thức tự chủ

Thể lực

7

Tình trạng sức khỏe

8

Kiểm soát được áp lực công việc (Khả năng chịu đựng sự căng thẳng

thần kinh và sự tập trung

9

Mức độ đảm nhiệm được các công việc yêu cầu sự nhanh nhẹn, dẻo dai

10

Khả năng làm thêm giờ dựa trên sức khỏe

Tri thức

11

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ

12

Kiến thức chuyên ngành

13

Kinh nghiệm làm việc


14

Khả năng vận dụng kiến thức trong công việc

15

Năng lực sáng tạo

16

Kiến thức về tin học

17

Kiến thức về ngoại ngữ

18

Khả năng học tập cao hơn

Kỹ năng

19

Kỹ năng giao tiếp

20

Kỹ năng làm việc nhóm

21

Kỹ năng tổ chức

22

Kỹ năng lập kế hoạch

23

Kỹ năng ra quyết định

24

Kỹ năng thích ứng

Thang đo các yếu tố tác động đến NNL CLC tại PVN

Căn cứ vào Bảng Tiêu chuẩn chức danh công việc; Quy chế trả lương tại PVN (công ty mẹ và một số đơn vị thành viên).

Đào tạo tại doanh nghiệp

1

Nhu cầu đào tạo được xác định thông qua hệ thống đánh giá hoạt động

chính thức

2

Người lao động thường được tham gia các khóa đào tạo hàng năm

3

Tập đoàn có tổ chức các khóa đào tạo chuyên sâu về công việc

4

Kiến thức và kỹ năng mới được phổ biến định kỳ cho nhân viên

5

Tập đoàn hoàn toàn có thể xác định được nhu cầu đào tạo cho nhân viên

Chính sách sử dụng NNL CLC

6

Người lao động trong Tập đoàn được bố trí công việc phù hợp với năng lực

7

Cấp trên trực tiếp hiểu rõ nguyện vọng của nhân viên mình

8

Người lao động trong Tập đoàn được đánh giá dựa trên những tiêu chuẩn

cụ thể

9

Người lao động tin tưởng vào hệ thống đánh giá hoạt động công bằng,

chính xác


10

Hệ thống đánh giá kết quả làm việc góp phần phát triển năng lực của mỗi

cá nhân

11

Tập đoàn tạo cơ hội thăng tiến nghề nghiệp cho mỗi cá nhân

Chính sách đãi ngộ NNL CLC

12

Mức độ đãi ngộ phụ thuộc vào kết quả làm việc cụ thể

13

Sự hài lòng của người lao động về chế độ đãi ngộ

14

Chế độ đãi ngộ tạo động lực trong công việc

15

Chế độ đãi ngộ tạo ra sự gắn bó giữa người lao động với doanh nghiệp

16

Chế độ đãi ngộ tạo ra sự gắn kết trong tập thể

Điều kiện làm việc

17

Tập huấn và giám sát An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) của Tập đoàn

18

Trang bị thiết bị ATVSLĐ

19

Trang bị thiết bị giảm thiểu khói bụi, tiếng ồn, ánh sáng, nóng, v.v

20

Qui định về ATVSLĐ của Tập đoàn đảm bảo trong công việc

21

Các qui định về nghỉ phép đảm bảo theo qui định của pháp luật


ii) Phỏng vấn sâu chuyên gia: Phỏng vấn sâu được thực hiện đối với 9 cán bộ quản lý cấp trung, mục đích để hoàn chỉnh thang đo nháp thành thang đo chính thức, phỏng vấn sâu nhằm xem xét các câu hỏi có rõ ràng, dễ hiểu, người được phỏng vấn có sẵn sàng cung cấp thông tin không? Người phỏng vấn có thông tin để trả lời hay không? Phỏng vấn sâu được thực hiện cũng vào tháng 6 năm 2015. (xem Phụ lục 2)

Kết quả phỏng vấn sâu: các quản lý cấp trung được phỏng vấn không có ý kiến về mặt nội dung của các phát biểu (các biến quan sát) trong thang đo nháp. Dựa vào kết quả phỏng vấn sâu và kết quả thảo luận nhóm tập trung trên đây, tác giả hiệu chỉnh thang đo nháp thành thang đo chính thức để thiết kế bảng câu hỏi sử dụng cho nghiên cứu định lượng.

Các thang đo và các biến quan sát sử dụng thang điểm Likert 5 mức độ (Likert, 1932) với 1: Rất kém, và 5: Tốt.

Nghiên cứu định lượng: Nghiên cứu sơ bộ định lượng được thực hiện để đánh giá sơ bộ về độ tin cậy và giá trị của các thang đo đã thiết kế và điều chỉnh cho phù


hợp với đặc thù của lao động trong ngành dầu khí. Nghiên cứu này được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi chi tiết. Mẫu cho nghiên cứu sơ bộ định lượng này có kích thước n=30, và được chọn theo phương pháp lấy mẫu Thuận tiện. Mục đích của nghiên cứu sơ bộ định lượng không phải để thu thập dữ liệu mà là để đánh giá bảng câu hỏi: đối tượng nghiên cứu có hiểu đúng câu hỏi không? Họ có thông tin để trả lời không? Hay thông tin họ cung cấp đúng là thông tin mà nghiên cứu cần không? Ngoài ra lần thử này cũng giúp phỏng vấn viên rút kinh nghiệm trong việc phỏng vấn. Sau khi điều chỉnh ở lần phỏng vấn sơ bộ này chúng ta có bảng câu hỏi hoàn chỉnh để phỏng vấn chính thức.

Luận án không chỉ nghiên cứu các yếu tố này trong tổng thể NNL CLC của PVN, ngoài ra còn tách riêng theo cơ cấu NNL CLC là bộ phận NNL CLC lãnh đạo, quản lý và bộ phận NNL CLC trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học so sánh với lao động trực tiếp sản xuất. Tuy nhiên do số lượng mẫu khảo sát hai bộ phận nhân lực này không lớn (chỉ có 98 lao động lãnh đạo quản lý và 78 lao động trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học), nên luận án sẽ nhập hai bộ phận lao động này thành một nhóm và so sánh với bộ phận lao động trực tiếp sản xuất.

Nghiên cứu chính thức

3.3.2.1. Đánh giá sơ bộ thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha

Phân tích kiểm định Cronbach Alpha: theo Nguyễn Đình Thọ (2013), để tính Cronbach Alpha cho một thang đo thì thang đo phải có tối thiểu ba biến đo lường. Hệ số Cronbach Alpha có giá trị biến thiên trong khoảng [0,1]. Về lý thuyết, Cronbach Alpha càng cao càng tốt (thang đo càng có độ tin cậy cao). Tuy nhiên, nếu hệ số Cronbach Alpha quá lớn (α >0,95) cho thấy có nhiều biến trong thang đo không có khác biệt gì nhau nghĩa là chúng cùng đo lường một nội dung nào đó của khái niệm nghiên cứu, hiện tượng này gọi là hiện tượng trùng lắp trong đo lường.

Khi kiểm tra từng biến đo lường, chúng ta sử dụng hệ số tương quan biến tổng,

𝑖=1

được tính như sau: 𝑟𝑖−𝑡 = 𝑟(𝑖, ∑𝑘 𝑖𝑖 ). Trong đó: ri-t là hệ số tương quan biến tổng

(của biến đo lường i nào đó) với tổng k biến đo lường của thang đo. Nếu một biến đo lường có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn bằng 0,30 thì biến đó đạt yêu cầu.


Một thang đo có độ tin cậy tốt khi nó biến thiên trong khoảng [0,70-0,80]. Nếu Cronbach α lớn hơn bằng 0,60 là thang đo có thể chấp nhận được về mặt độ tin cậy.

3.3.2.2. Phân tích nhân tố khám phá- EFA

Để có thể làm tiếp CFA và SEM cần quan tâm đến cấu trúc của thang đo và sự phân biệt rõ ràng giữa các nhân tố nên luận án làm EFA bằng phương pháp trích Principal Axis Factoring với phép xoay Promax.

Để mô hình EFA đảm bảo độ tin cậy, cần thực hiện các kiểm định chính sau:

(1) Kiểm định tính thích hợp của EFA: Sử dụng thước đo KMO (Kaiser- Meyer-Olkin measure) để đánh giá sự thích hợp của mô hình EFA đối với ứng dụng vào dữ liệu thực tế nghiên cứu. Khi trị số KMO thỏa mãn 0,5<KMO<1, phân tích nhân tố khám phá là thích hợp cho dữ liệu thực tế.

(2) Kiểm định tương quan của các biến quan sát trong thước đo đại diện: Sử dụng kiểm định Bartlett để đánh giá các biến quan sát có tương quan với nhau trong một thang đo. Khi mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett nhỏ hơn 0,05 các biến quan sát có tương quan tuyến tính với nhân tố đại diện.

(3) Kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát đối với nhân tố: Sử dụng phương sai trích để đánh giá mức độ giải thích của các biến quan sát đối với nhân tố. Trị số phương sai trích nhất thiết phải lớn hơn 50%. (Đinh Phi Hổ 2014)

Ngoài ra, tại mỗi Item, chênh lệch Factor Loading lớn nhất và Factor Loading bất kỳ phải lớn hơn bằng 0,3.

3.3.2.3. Kiểm định thang đo bằng CFA

Luận án nghiên cứu đồng thời tác động trực tiếp và gián tiếp của các yếu tố Đào tạo tại doanh nghiệp, Chính sách sử dụng NNL CLC, Điều kiện làm việc và Chính sách đãi ngộ NNL CLC đến Phát triển NNL CLC. Tác động gián tiếp của các yếu tố này đến Phát triển NNL CLC là tác động qua sự thay đổi của chất lượng NNL về các mặt phẩm chất- thái độ, kỹ năng, tri thức, thể lực.

Luận án thực hiện CFA cho mô hình tới hạn nghĩa là mô hình mà các khái niệm nghiên cứu được tự do quan hệ với nhau.

Đo lường mức độ phù hợp của mô hình với thông tin thị trường, luận án xem xét Chi-square (CMIN), Chi-square điều chỉnh theo bậc tự do (CMIN/df), chỉ số thích


hợp so sánh (CFI- comparative Fit Index), chỉ số Tucker & Lewis (TLI- Tucker & Lewis Index), chỉ số RMSEA (Root Mean Square Error Approximation).

Mô hình được xem là thích hợp với dữ liệu thị trường khi kiểm định Chi- square có P- value> 0,05; CMIN/df ≤3, tốt hơn là CMIN/df ≤2; TLI, CFI≥ 0,9; RMSEA≤ 0,8, RMSEA≤ 0,5 được xem là rất tốt. Chỉ tiêu đánh giá là: hệ số tin cậy tổng hợp, tổng phương sai trích, tính đơn hướng, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt.

Nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng ML (maximum likelihood).

3.3.2.4. Phân tích mô hình cấu trúc SEM

Kiểm tra độ thích hợp mô hình, giá trị liên hệ lý thuyết và giả thuyết.

3.3.2.5. Phân tích cấu trúc đa nhóm

Mục tiêu của phân tích đa nhóm là xem xét tác động của Phát triển NNL CLC đến hiệu năng của PVN, các yếu tố tác động đến Phát triển NNL CLC có sự khác biệt giữa nhóm lao động làm công tác lãnh đạo- quản lý, nhóm lao động làm công tác đào tạo- nghiên cứu khoa học với nhóm lao động trực tiếp sản xuất hay không? Phân tích đa nhóm cũng xem xét các thành tố của NNL CLC khác nhau như thế nào giữa nhóm lao động làm Lãnh đạo quản lý và Đào tạo với nhóm lao động Trực tiếp sản xuất.

Tuy nhiên do bị giới hạn bởi số lượng mẫu thu thập cho hai nhóm lao động làm công tác lãnh đạo- quản lý (98 mẫu) và nhóm lao động làm công tác đào tạo- nghiên cứu khoa học (79 mẫu), nếu xét riêng từng nhóm lao động này thì số mẫu đạt được chưa đủ để phân tích (<100), nên tác giả luận án quyết định gộp chung hai nhóm lãnh đạo- quản lý và đào tạo- nghiên cứu khoa học thành một nhóm đặt tên là Lãnh đạo- Đào tạo. Luận án sẽ phân tích giữa hai nhóm: Lãnh đạo- Đào tạo và Trực tiếp sản xuất.

Theo Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2008), để phân tích cấu trúc đa nhóm, người ta sẽ làm hai mô hình: mô hình khả biến và mô hình bất biến. Trong mô hình khả biến, các tham số ước lượng trong từng mô hình của các nhóm không bị ràng buộc. Trong mô hình bất biến, thành phần đo lường không bị ràng buộc nhưng các mối quan hệ giữa các khái niệm trong mô hình nghiên cứu được ràng buộc có giá trị như nhau cho tất cả các nhóm. Để lựa chọn giữa hai mô hình, ta kiểm tra giả thuyết sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/12/2023