Quy Trình Đánh Giá Năng Lực Dạy Học Của Sinh Viên Đhsp Nghệ Thuật


tâm theo các năng lực dạy học cần hình thành và phát triển theo mục tiêu học phần/ học kỳ/ chuẩn đầu ra ĐHSP Nghệ thuật. Sử dụng đa dạng các loại công cụ khác nhau (đề kiểm tra viết, câu hỏi trên lớp, phiếu học tập, bài tập về nhà…).

+ Phân tích và xử lí thông tin: các thông tin định tính về thái độ và năng lực dạy học thu được qua quan sát, trả lời miệng, trình diễn…được phân tích theo nhiều mức độ với tiêu chí rõ ràng và được lưu trữ tại sổ theo dõi hàng ngày; các thông tin định lượng qua bài kiểm tra được chấm điểm theo đáp án/ hướng dẫn chấm, chính xác và đáp ứng yêu cầu kĩ thuật năng lực dạy học, số lần kiểm tra, thống kê điểm trung bình, xếp loại học lực,…theo đúng quy chế đánh giá, xếp loại.

+ Xác nhận kết quả học tập (năng lực dạy học): xác nhận người học đạt hay không đạt mục tiêu của từng năng lực dạy học. Cuối môn học, cuối kỳ học dựa vào kết quả định lượng và định tính, phân tích, giải thích sự tiến bộ học tập vừa căn cứ vào kết quả đánh giá quá trình và kết quả đánh giá tổng kết, vừa căn cứ vào thái độ học tập và phát triển năng lực của sinh viên. Ra quyết định cải thiện kịp thời hoạt động dạy của giảng viên, hoạt động học của sinh viên; ra quyết định về kết quả học tập của sinh viên, thông báo cho sinh viên và bộ môn, khoa, phòng ban liên quan.

Việc xác nhận kết quả học tập thường được tiến hành theo 3 bước:

Bước 1: Hướng dẫn sinh viên tự đánh giá và đánh giá năng lực thực hiện

Công bố các tiêu chuẩn đánh giá cho sinh viên trước bài học; Thu sản phẩm và kết quả phát triển năng lực dạy học của sinh viên; Phát phiếu kiểm tra và hướng dẫn tự kiểm tra, cung cấp các phương tiện kiểm tra; Tổ chức cho sinh viên tự kiểm và kiểm tra lẫn nhau; Yêu cầu sinh viên thông báo kết quả kiểm tra năng lực dạy học; Nhận xét, phổ biến kinh nghiệm và sáng kiến học tập.

Bước 2: Thông báo kết luận đánh giá, đăng nhập thông tin đánh giá

Việc thông báo kết luận đánh giá đến sinh viên qua phiếu đánh giá cung cấp thông tin phản hồi để họ tự điều chỉnh sự thực hiện, đồng thời giúp họ có khả năng xác nhận quy trình hay sản phẩm như thế nào là chấp nhận được. Nói cách khác, sinh viên có thể tham gia vào quá trình đánh giá - tự đánh giá kết quả học tập của mình.

Bước 3: Quản lý hồ sơ đánh giá

Hồ sơ đánh giá bao gồm: đề kiểm tra, nhật ký quan sát, tài liệu ghi chép, công cụ, minh chứng và xác nhận năng lực dạy học của sinh viên. Hồ sơ đánh giá được giảng viên quản lý theo khóa học hoặc theo mã sinh viên và được cung cấp cho sinh viên, các phòng ban liên quan và lưu hồ sơ sinh viên.


Hình 3.3. Quy trình đánh giá năng lực dạy học của sinh viên ĐHSP Nghệ thuật


Nguồn

thông tin

Quan sát giờ thực hành, làm bài kiểm tra, sản

phẩm thực hành NLDH.


Chọn nội dung

đánh giá

Cơ bản, trọng tâm theo các NLDH cần hình

thành và phát triển theo mục tiêu học phần/ học kỳ/ chuẩn đầu ra ĐHSP Nghệ thuật



Phân tích và xử lí

thông tin

Chọn công cụ đánh giá



Thu thập thông tin

Thông tin định tính


Thông tin định lượng

Đề kiểm tra viết, câu hỏi trên lớp, phiếu học tập, bài tập về nhà…về NLDH.


Qua quan sát, trả lời miệng, trình diễn…được phân tích theo nhiều mức độ với tiêu chí rõ ràng, lưu trữ tại sổ theo dõi hàng ngày


Qua bài kiểm tra đáp ứng yêu cầu kĩ thuật NLDH theo quy chế đánh giá, xếp loại



Xác nhận kết quả

Hướng dẫn sinh viên tự đánh giá và đánh

giá NLDH

Công bố tiêu chuẩn đánh giá cho SV trước bài học Thu sản phẩm và kết quả phát triển NLDH của SV

Phát phiếu và phương tiện kiểm tra, hướng dẫn tự kiểm tra Tổ chức cho sinh viên tự kiểm và kiểm tra lẫn nhau

Yêu cầu sinh viên thông báo kết quả kiểm tra NLDH Nhận xét, phổ biến kinh nghiệm và sáng kiến học tập

học tập (năng lực dạy học)

Thông báo

kết luận, đăng nhập thông tin đánh giá


Quản lý hồ sơ đánh giá


SV điều chỉnh sự thực hiện, xác nhận quy trình hay sản phẩm như thế nào là chấp nhận được.


Gồm: đề kiểm tra, nhật ký quan sát, tài liệu ghi chép, công cụ, minh chứng và xác nhận NLDH của SV.

Quản lý theo khóa học, theo mã SV; Cung cấp cho SV, các phòng ban liên quan và lưu hồ sơ SV.


3.3. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất trong luận án

3.3.1. Giới thiệu tổ chức khảo nghiệm

3.3.1.1. Mục đích khảo nghiệm

Nhận biết được ý kiến đánh giá về mức độ cần thiết và tính khả thi của 7 biện pháp đã được đề xuất trong luận án.

3.3.1.2. Nội dung khảo nghiệm

Đánh giá mức độ cần thiết và tính khả thi của 7 biện pháp phát triển năng lực dạy học cho sinh viên ĐHSP Nghệ thuật dựa vào giáo dục trải nghiệm tác giả đã đề xuất.

3.3.1.3. Phương pháp khảo nghiệm

Tác giả đã dùng Phiếu hỏi (Phụ lục 7) để thăm dò ý kiến của cán bộ quản lý đào tạo, giảng viên nghiệp vụ của một số cơ sở giáo dục đại học đào tạo chuyên ngành ĐHSP Âm nhạc, ĐHSP Mĩ thuật và giáo viên dạy môn Âm nhạc, Mĩ thuật ở các trường phổ thông. Mức độ đánh giá như sau (Từ mức 1 đến mức 5).

- Mức 1: Không cần thiết/ Không khả thi

- Mức 2: Ít cần thiết/ Ít khả thi

- Mức 3: Tương đối cần thiết/ Tương đối khả thi

- Mức 4: Cần thiết/ Khả thi

- Mức 5: Rất cần thiết/ Rất khả thi

3.3.1.4. Đối tượng khảo nghiệm

Xử lý kết quả khảo nghiệm, sau khi thu Phiếu hỏi, tác giả lọc Phiếu hợp lệ, xử lý theo tỉ lệ % và kết quả thể hiện ở Bảng 3.2 Bảng 3.3.

3.3.2. Kết quả khảo nghiệm

3.3.2.1. Kết quả khảo nghiệm về mức độ cần thiết của các giải pháp

Bảng 3.2. Tổng hợp ý kiến đánh giá về tính cần thiết của các biện pháp


TT

Nội dung đánh giá

Mức đánh giá %

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Mức 5

1

Biện pháp 1: Thiết kế khung năng lực dạy






học đáp ứng đào tạo ĐHSP Nghệ thuật

0,0

0,0

4,8

11,8

83,5


2

Biện pháp 2: Xây dựng quy trình thực






hiện giờ học để phát triển năng lực dạy học cho sinh viên

0,0

0,0

4,0

11,5

84,5


3

Biện pháp 3: Xây dựng và sử dụng hệ


0,0


0,0


2,0


10,3


87,7

thống bài tập nghiệp vụ

thực hành trong dạy học môn


4

Biện pháp 4: Tổ chức dạy học theo hướng






giáo dục trải nghiệm nhằm phát triển năng lực dạy học cho sinh viên

0,0

0,0

0,0

11,3

88,7


5

Biện pháp 5: Tổ chức giờ học thực hành






nghiệp vụ sư phạm theo định hướng hình thành năng lực nghề

0,0

0,0

0,0

8,5

91,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Phát triển năng lực dạy học cho sinh viên đại học sư phạm nghệ thuật dựa vào giáo dục trải nghiệm - 18



6

Biện pháp 6: Đổi mới hoạt động kiến tập,


0,0


0,0


0,0


13,5


86,5

thực tập sư

dạy học cho

phạm để phát triển năng lực

sinh viên


7

Biện pháp 7: Đánh giá kết quả phát triển






năng lực dạy học của sinh viên theo quá trình và hướng dẫn sinh viên tự đánh giá

0,0

0,0

1,8

13,3

85,0

Tỉ lệ chung:

0,0

0,0

1,8

11,5

86,8

Kết quả khảo nghiệm cho thấy, đa số ý kiến lựa chọn sự cần thiết của các giải pháp ở mức độ 5 - Rất cần thiết (86,8%), mức độ 4 - Cần thiết (11,5%); rất ít ý kiến lựa chọn ở mức độ 3 - Tương đối cần thiết (1,8%); không có ý kiến chọn ở mức độ 2- Ít cần thiết và 1 - Không cần thiết. Trong đó, lựa chọn tập trung cao nhất (91,5) ở mức độ 5 - Rất cần thiết thuộc biện pháp 5: Tổ chức giờ học thực hành nghiệp vụ sư phạm theo định hướng hình thành năng lực nghề (Bảng 3.2).

3.3.2.2. Kết quả khảo nghiệm về mức độ khả thi của các giải pháp

Bảng 3.3. Tổng hợp ý kiến đánh giá về tính khả thi của các biện pháp


TT

Nội dung đánh giá


Mức đánh giá %


Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Mức 5

1

Biện pháp 1: Thiết kế khung năng lực dạy

học đáp ứng đào tạo ĐHSP Nghệ thuật

0,0

0,0

2,8

12,8

84,5


2

Biện pháp 2: Xây dựng quy trình thực hiện giờ học để phát triển năng lực dạy

học cho sinh viên


0,0


0,0


2,3


12,0


85,7


3

Biện pháp 3: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập thực hành trong dạy học

môn nghiệp vụ


0,0


0,0


1,8


9,8


88,5


4

Biện pháp 4: Tổ chức dạy học theo hướng

giáo dục trải nghiệm nhằm phát triển năng lực dạy học cho sinh viên


0,0


0,0


0,0


12,3


87,7


5

Biện pháp 5: Tổ chức giờ học thực hành

nghiệp vụ sư phạm theo định hướng hình thành năng lực nghề


0,0


0,0


0,0


7,0


93,0


6

Biện pháp 6: Đổi mới hoạt động kiến tập,

thực tập sư phạm để phát triển năng lực dạy học cho sinh viên


0,0


0,0


0,0


10,5


89,5


7

Biện pháp 7: Đánh giá kết quả phát triển năng lực dạy học của sinh viên theo quá

trình và hướng dẫn sinh viên tự đánh giá


0,0


0,0


2,3


11,3


86,5

Tỉ lệ chung:

0,0

0,0

1,3

10,8

87,9

Khảo nghiệm về mức độ khả thi của các giải pháp Luận án đã đưa ra, các ý kiến nhận định tương đối tập trung.

Như vậy, kết quả lấy ý kiến các chuyên gia phần lớn đều cho thấy các giải pháp đã đề xuất đều phù hợp với thực tiễn, có tính cấp thiết và khả thi. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng để thực hiện tốt, cần phải có sự đồng lòng quyết tâm thực hiện cao từ Ban giám hiệu, các cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên để có sự đồng bộ trong thực hiện nhiệm vụ.


3.4. Thực nghiệm sư phạm

3.4.1. Khái quát về quá trình thực nghiệm

3.4.1.1. Mục đích thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm hiện thực hoá việc thực hiện các biện pháp nêu trên để phát triển năng lực dạy học cho sinh viên ĐHSP Nghệ thuật dựa vào giáo dục trải nghiệm, trên cơ sở đó đánh giá hiệu quả thực tiễn của các biện pháp và kiểm định lại giả thuyết khoa học mà chúng tôi đã nêu ra.

3.4.1.2. Đối tượng thực nghiệm

Thực nghiệm tiến hành trên 56 sinh viên ĐHSP Âm nhạc, ĐHSP Mĩ thuật thuộc khoa Sư phạm Nghệ thuật trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa.

3.4.1.3. Nội dung thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành thực nghiệm 3/7 biện pháp phát triển năng lực dạy học cho sinh viên ĐHSP Nghệ thuật dựa vào giáo dục trải nghiệm mà Luận án đã đề xuất trên nhóm thực nghiệm tại học phần Lí luận dạy học. Các biện pháp thực nghiệm gồm:

- Biện pháp 2: Xây dựng quy trình thực hiện giờ học để phát triển năng lực dạy học cho sinh viên.

- Biện pháp 3: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập thực hành trong dạy học môn nghiệp vụ.

- Biện pháp 4: Tổ chức dạy học theo hướng giáo dục trải nghiệm nhằm phát triển năng lực dạy học cho sinh viên.

Việc tổ chức triển khai các biện pháp phát triển năng lực dạy học cho sinh viên ĐHSP Nghệ thuật trong quá trình giảng dạy học phần Lí luận dạy học cho sinh viên được tiến hành đồng thời cả 2 lớp đối chứng và thực nghiệm. Chúng tôi tiến hành giảng dạy 10 tiết học phần Lí luận dạy học cho cả 2 lớp, hướng dẫn kiểm tra, đánh giá như nhau về mặt hình thức và thời gian. Trong đó, nhóm đối chứng giảng dạy theo giáo án thông thường, nhóm thực nghiệm giảng dạy theo giáo án thực nghiệm.

Ngoài việc giảng dạy thực nghiệm chúng tôi còn sử dụng phương pháp quan sát, phỏng vấn, thống kê kết quả thực tập sư phạm, trưng cầu ý kiến về mức độ đạt được của các năng lực dạy học ở nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Từ đó, có biện pháp điều khiển, điều chỉnh kịp thời quá trình làm thực nghiệm.

Để quá trình thực nghiệm diễn ra thuận lợi, chúng tôi có chuẩn bị kĩ về giáo trình cho giảng viên và tài liệu học tập cho sinh viên, các bài tập thực hành được in ấn cho sinh viên, máy chiếu phục vụ cho các giáo án điện tử. Các lớp học tiến hành thực nghiệm đầy đủ về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học…


3.4.1.4. Chọn mẫu thực nghiệm

Để thuận lợi cho việc nghiên cứu, theo dõi và đánh giá, chúng tôi chọn Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa làm nơi thực nghiệm. Ban lãnh đạo nhà trường đã nhất trí cho áp dụng thử nghiệm biện pháp phát triển năng lực dạy học cho sinh viên ĐHSP Nghệ thuật.

Trên cơ sở danh sách sinh viên các lớp ĐHSP Âm nhạc, ĐHSP Mĩ thuật K4 đã xếp theo vần A,B,C…, chúng tôi lấy ngẫu nhiên sinh viên có số thứ tự chẵn làm nhóm thực nghiệm, còn sinh viên có số thứ tự lẻ làm nhóm đối chứng.

Trước khi tiến hành thực nghiệm chúng tôi tiến hành kiểm tra đầu vào của sinh viên. Sau khi giảng dạy được 5 tiết chúng tôi tiến hành kiểm tra đánh giá cả 2 lớp lần

1. Sau 10 tiết chúng tôi tiến hành kiểm tra đánh giá lần 2. Đề kiểm tra nhằm đánh giá kết quả học tập học phần Lí luận dạy học của các lớp thực nghiệm trên đầy đủ các mặt kiến thức, kĩ năng, thái độ. Giữa lần kiểm tra đợt 1 đến đợt 2 có rút kinh nghiệm, điều chỉnh, bổ sung cho quá trình giảng dạy và kiểm tra đợt 2 hợp lí và hiệu quả hơn.

3.4.1.5. Tiến trình thực nghiệm

Thực nghiệm sư phạm được thực hiện theo các bước sau:

* Bước 1: Chuẩn bị các điều kiện tiến hành thực nghiệm

- Tìm hiểu đối tượng và lựa chọn lớp đối chứng, lớp thực nghiệm

- Bồi dưỡng đội ngũ cộng tác viên

- Chuẩn bị điều kiện về cơ sở vật chất để tiến hành thực nghiệm sư phạm

- Xây dựng tiêu chí và thang đánh giá …

* Bước 2: Triển khai thực nghiệm

- Kiểm tra đầu vào của lớp thực nghiệm và đối chứng

- Tiến hành thực nghiệm sư phạm với các biện pháp đã xây dựng

* Bước 3: Đo và phân tích kết quả thực nghiệm

- Xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm

- Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm

- Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm.

Sau khi tổ chức huấn luyện, tác động vào sinh viên nhóm thực nghiệm, chúng tôi so sánh nhóm thực nghiệm với nhóm đối chứng ở một số tiêu chí sau:

- Kết quả học tập học phần Lí luận dạy học hai nhóm thực nghiệm và đối chứng.

- Kết quả thực tập sư phạm của sinh viên hai nhóm thực nghiệm và đối chứng.

- Hệ thống năng lực dạy học của sinh viên đã có và trình độ năng lực đã đạt được ở nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng.


3.4.1.6. Tiêu chí và thang đánh giá

Tiêu chí đánh giá

Căn cứ đánh giá kết quả thực nghiệm bao gồm 3 tiêu chí:

1. Kết quả học tập học phần Lí luận dạy học và điểm Thực tập sư phạm;

2. Kết quả phát triển năng lực dạy học ở sinh viên xác định qua mức độ các năng lực dạy học của sinh viên, kết quả quan sát về năng lực dạy học của các em khi thực hành giảng dạy ở phần Thực hành Nghiệp vụ sư phạm và Thực tập sư phạm.

3. Tính tích cực, hứng thú học tập của sinh viên trong quá trình phát triển năng lực dạy học được xác định qua: Kết quả điều tra bằng phiếu hỏi, kết quả quan sát trực tiếp quá trình rèn luyện phát triển năng lực dạy học.

Thang đánh giá

Để đánh giá kết quả thực nghiệm, chúng tôi sử dụng thang đánh giá là thang điểm

10. Tương ứng với thang đánh giá là 5 cấp độ: 9 đến 10 điểm là giỏi, 7 đến 8 điểm là khá, 5 đến 6 điểm là trung bình, 3 đến 4 điểm là yếu, dưới 3 là điểm kém. Điểm này đánh giá được về kết quả học tập của sinh viên với học phần Lí luận dạy học cả về kiến thức, kĩ năng, thái độ.

Để đánh giá mức độ thay đổi của người học sau khi học xong một đơn vị kiến thức Lí luận dạy học có sử dụng các biện pháp phát triển năng lực dạy học, chúng tôi dựa vào cách phân loại mức độ nhận thức của nhà giáo dục học Bloom với các thứ bậc: Bậc 1: Nhớ, Bậc 2: Hiểu, Bậc 3: Áp dụng, Bậc 4: Phân tích, Bậc 5: Tổng hợp, Bậc 6: Đánh giá. Trong đó Bậc 4, 5, 6 ứng với cấp độ giỏi (9 - 10 điểm), Bậc 3, 4, 5 ứng với cấp độ khá (7 - 8 điểm), Bậc 2, 3 ứng với cấp độ trung bình (5 - 6 điểm), Bậc 1 ứng với cấp độ yếu (3 - 5 điểm), dưới Bậc 1 ứng với cấp độ kém (< 3 điểm)

Dựa vào chuẩn đánh giá, chúng tôi xây dựng ba bài kiểm tra để đánh giá kết quả học tập của sinh viên lớp thực nghiệm và đối chứng: Một bài kiểm tra đầu vào trước thực nghiệm, một bài kiểm tra thường xuyên sau 5 tiết (đánh giá kết quả thực nghiệm lần 1), một bài kiểm tra đầu ra sau 10 tiết (đánh giá kết quả thực nghiệm lần 2).

Kết quả thực nghiệm được xử lý bằng phương pháp thống kê toán học: Lập bảng phân phối tần số, tần xuất sinh viên đạt điểm; Minh họa kết quả nghiên cứu bằng biểu đồ; Tính các tham số đặc trưng và kiểm định giá trị trung bình.

3.4.2. Phân tích kết quả thực nghiệm

3.4.2.1. Kết quả trình độ ban đầu của sinh viên trước khi thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành khảo sát, kiểm tra về mặt nhận thức, kĩ năng trong học phần Lí luận dạy học của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng thông qua bài kiểm tra lí


thuyết 1 tiết với một câu kiểm tra về lí luận, một câu kiểm tra về thực hành (phụ lục 5). Kết quả thực nghiệm được thể hiện ở bảng 3.4.

Bảng 3.4. Kết quả kiểm tra trình độ ban đầu

về học phần Lí luận dạy học của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm


Lớp

Mức độ

Lớp thực nghiệm (TN)

Lớp đối chứng (ĐC)

Số lượng

Tỉ lệ %

Số lượng

Tỉ lệ %

Giỏi

0

0

0

0

Khá

8

28,6

6

21,4

Trung bình

16

57,1

17

60,7

Yếu

4

14,3

5

17,9

Kém

0

0

0

0

Hình 3.4. Biểu đồ kết quả nhận thức đầu vào lớp đối chứng và lớp thực nghiệm


70

60

50

40

30

20

10

0

Lớp thực nghiệm

Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém

- Để kiểm định tỉ lệ khá ở hai nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm chúng tôi căn cứ vào cách thức kiểm định giả thuyết giữa 2 tỉ lệ:

Ta gọi tỉ lệ loại khá ở lớp đối chứng là f1; Tỉ lệ loại khá ở lớp thực nghiệm là f2; Ta đặt giả thuyết thống kê:

H1: f1= f2 (tỉ lệ loại nhận thức khá ở hai lớp đối chứng và thực nghiệm trước khi thực nghiệm là như nhau).

H2: f1f2 (tỉ lệ loại nhận thức khá ở hai lớp đối chứng và thực nghiệm trước khi thực nghiệm là khác nhau).

Áp dụng phép kiểm định trong phân phối chuẩn ta có đại lượng kiểm định trên 2 mẫu đã cho là:

|m1- m2|

D =n1 n2=

| - |

28 28


= 0,63

m1 + m2. (1- m1 + m2) . ( 1 + 1)

8+6 . (1-) . ( 1

+ 1 )

n1 + n2

n1 + n2

n1 n256

56 28 28

Trong đó: m1 là số phần tử đạt loại nhận thứckhá ở lớp thực nghiệm m2 là số phần tử đạt loại khá ở lớp đối chứng

n1 là số phần tử của lớp thực nghiệm n2 là số phần tử của lớp đối chứng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/03/2023