DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Tổng doanh thu từ khách du lịch quốc tế qua các năm 2010 – 5 tháng/2015 12
Bảng 2.1: Số lượng khách du lịch tại đảo Bình Ba từ 2013 – 6 tháng /2015 41
Bảng 2.2: Cơ sở vật chất hạ tầng tại đảo Bình Ba 44
Bảng 2.3: Đánh giá của chính quyền địa phương xã Cam Bình 47
Bảng 2.4: Các dịch vụ thường xuyên cung cấp cho khách du lịch 49
Bảng 2.5: Lợi ích từ việc phối hợp với công ty du lịch và chính quyền địa phương phát triển du lịch homestay 50
Bảng 2.6: Lý do khách du lịch lựa chọn loại hình du lịch homestay tại đảo Bình Ba 51
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển loại hình du lịch homestay tại đảo Bình Ba, thành phố Cam Ranh - 1
- Vai Trò Của Du Lịch Đối Với Sự Phát Triển Kinh Tế
- Điều Kiện Cần Thiết Để Phát Triển Du Lịch Homestay
- Những Giá Trị Của Việc Phát Triển Du Lịch Homestay
Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.
Bảng 2.7: Kết quả đánh giá của khách du lịch về chất lượng cơ sở vật chất du
lịch homestay tại đảo Bình Ba 52
Bảng 2.8: Kết quả đánh giá của khách du lịch về chất lượng dịch vụ ăn uống
du lịch homestay tại đảo Bình Ba 53
Bảng 2.9: Kết quả đánh giá của khách du lịch về chất lượng phục vụ của người
dân địa phương của du lịch homestay tại đảo Bình Ba 55
Bảng 2.10: Kết quả đánh giá của khách du lịch về chất lượng tài nguyên du
lịch homestay tại đảo Bình Ba 56
Bảng 3.1: Hoạt động dịch vụ du lịch thu hút du khách nhất khi tham gia loại
hình du lịch homestay tại đảo Bình Ba 91
DANH MỤC CÁC HÌNH
Biểu đồ 2.1 Thời gian tham gia phát triển du lịch homestay của các hộ dân 39
Biểu đồ 2.2 Thu nhập bình quân của cộng đồng địa phương về tham gia du
lịch homestay 40
Biểu đồ 2.3 Thời điểm đi du lịch homestay tại đảo Bình Ba 41
Biểu đồ 2.4 Số lần du lịch tại đảo Bình Ba 42
Biểu đồ 2.5 Hình thức lưu trú 43
Biểu đồ 2.6 Lý do khách du lịch đi du lịch đảo Bình Ba 44
Biểu đồ 2.7 Loại hình du lịch các công ty du lịch đang khai thác tại đảo Bình Ba 57
Biểu đồ 3.1 Kênh thông tin về đảo Bình Ba 93
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, trên thế giới, du lịch đã và đang trở thành một ngành kinh tế dịch vụ phát triển, nó được ví như “con gà đẻ trứng vàng” của nhiều quốc gia. Ở Việt Nam, du lịch còn là một ngành công nghiệp non trẻ và đầy tiềm năng, hứa hẹn nhiều cơ hội phát triển hơn nữa trong tương lai. Tuy nhiên, nó có thể tiềm ẩn những hậu quả tiêu cực trên nhiều phương diện mà chúng ta cần phải có những biện pháp khắc phục kịp thời. Và nếu như hiện nay, các vấn đề về tài nguyên thiên nhiên và những tác động của hoạt động du lịch đối với môi trường tự nhiên đã được quan tâm thì các giá trị văn hóa xã hội cũng với những tác động mà du lịch đem lại cho tài nguyên văn hóa và dân cư bản địa, đặc biệt là các di sản văn hóa truyền thống của dân tộc cũng bắt đầu nhận được sự chú ý quan tâm của các cấp, ngành ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, du lịch là một trong những ngành kinh tế “hết sức phụ thuộc vào môi trường thiên nhiên cũng như các đặc trưng văn hóa xã hội của cư dân bản địa”. Từ thập niên 90 của thế kỷ XX, các nhà khoa học trên thế giới đã đề cập nhiều đến phát triển du lịch với mục đích đơn thuần là kinh tế đang đe dọa môi trường sinh thái và nền văn hóa thuộc địa. Hậu quả của các tác động này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của ngành du lịch. Chính vì vây đã xuất hiện yêu cầu nghiên cứu “phát triển du lịch bền vững” nhằm hạn chế tác động tiêu cực của hoạt động du lịch, đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Một số loại hình du lịch đã được ra đời bước đầu quan tâm đến khía cạnh môi trường và văn hóa bản địa như: du lịch sinh thái, du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm, du lịch homestay, du lịch gắn với thiên nhiên, du lịch mạo hiểm, du lịch khám phá… trong đó du lịch homestay đã góp phần nâng cao hiệu quả của mô hình du lịch có trách nhiệm, đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
Du lịch homestay ở nước ta vẫn còn là một khái niệm mới. Tuy rằng trong thời gian gần đây cụm từ này đã được nhắc đến khá nhiều. Thông qua các bài học kinh nghiệm thực tế về phát triển du lịch tại các quốc gia trên thế giới, nhận thức về
một phương thức du lịch có trách nhiệm với môi trường, có tác dụng nâng cao hiểu biết và chất lượng cuộc sống cho cộng đồng, giữ gìn bản sắc văn hóa địa phương đã xuất hiện tại Việt Nam.
Nhằm bảo tồn tài nguyên du lịch tại các điểm du lịch vì sự phát triển bền vững dài hạn, đồng thời khuyến khích và tạo cơ hội tham gia của người dân địa phương. Trong những năm qua, loại hình du lịch này đã và đang được triển khai tại nhiều địa phương trong cả nước: homestay ở Sa Pa – là điểm đến thu hút khách du lịch trong và ngoài nước nhất hiện nay, du lịch homestay ở Hội An – du lịch homestay mang đến sự thưởng ngoạn vẻ đẹp của di sản văn hóa thế giới, trong nếp sống dân dã của người dân phố Hội, hay Bàn Lác - Mai Châu (Hòa Bình) – du khách được sống trong các ngôi nhà sàn của người Thái, cùng họ dệt vải, đi rừng, đêm xuống cùng người dân uống rượu cần, say mê với tiếng khèn, điệu múa bên ánh lửa bập bùng, thưởng thức các món ăn truyền thống như cơm lam, rượu Mai Hạ, cá suối, rau rừng, ngoài ra, còn có homestay Hàm Tân – TP.Phan Rang – tỉnh Ninh Thuận, du lịch homestay Miền Tây, đảo Cát Bà (TP.Hải Phòng)… Tuy nhiên việc phát triển một số mô hình tại các địa phương còn mang tính thí nghiệm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm cho từng khu vực. Do đó, công tác triển khai vẫn còn chậm và chưa di vào nề nếp, chưa hoạt động hiệu quả theo đúng quy tắc của du lịch homestay, du lịch bền vững.
Không chỉ thành phố Nha Trang mạnh về phát triển du lịch mà thành phố Cam Ranh ngày nay cũng được đầu tư và khai thác rất nhiều địa điểm du lịch và rất thu hút khách du lịch. Hiện nay, một hòn đảo rất nhiều du khách địa phương cũng như khách trong và ngoài nước đều biết là đảo Bình Ba – một hòn đảo còn rất hoang sơ và còn đầy vẻ đẹp trinh nguyên, mang lại nhiều sự mới mẻ cũng như rất hấp dẫn với khách du lịch. Đảo Bình Ba rất nổi tiếng là đảo tôm hùm và nhiều điều thú vị, khi còn mới phát triển rất nhiều du khách lựa chọn loại hình du lịch homestay ở lại nhà dân và cùng sinh hoạt cùng ăn cùng ở với cư dân trên đảo, và chính loại hình này đã mang đến du khách nhiều sự trải nghiệm mới lạ và mang nhiều nét đơn giản đến ấn tượng. Từ đó, du lịch tại đảo Bình Ba ngày càng phát
triển và ngày càng thu hút nhiều khách du lịch trong nước, mang lại hiệu quả kinh tế cao, không chỉ tạo công ăn việc làm đem lại thu nhập cho người dân địa phương mà còn qua đó giáo dục ý thức gìn giữ những nét văn hóa truyền thống địa phương cũng như bảo tồn vẻ đẹp và tài nguyên du lịch tại đảo. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển cũng có nhiều khó khăn, một hạn chế đáng quan tâm là không có khách du lịch nước ngoài được du lịch qua đảo vì đó là quy định của bộ quốc phòng căn cứ quân sự Cam Ranh. Đặc biệt, hiện nay tại đảo nhiều nhà nghỉ, khách sạn mọc lên rất nhiều và du lịch homestay chưa được phát triển và còn gặp nhiều hạn chế.
Xuất phát từ tình hình thực tiễn về sự phát triển du lịch homestay tại đảo Bình Ba Cam Ranh như vậy và với lòng yêu thích khám phá biển đảo cũng như cảnh đẹp thiên nhiên, sự trải nghiệm, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của Ths. Đoàn Nguyễn Khánh Trân em đã chọn đề tài “Phát triển loại hình du lịch homestay tại đảo Bình Ba – Cam Ranh” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. Em hy vọng với vốn hiểu biết có hạn và nguồn tài liệu ít ỏi, đề tài của em sẽ góp phần nhỏ cho sự phát triển của mô hình du lịch homestay tại đảo Bình Ba – Cam Ranh, hướng đến sự phát triển bền vững cho biển đảo tỉnh Khánh Hòa.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể như sau:
- Đúc kết cơ sở lý luận về du lịch homestay, đặc điểm loại hình du lịch homestay và đặc điểm khách đi du lịch homestay.
- Phân tích tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch homestay ở đảo Bình Ba
– Cam Ranh
- Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch homestay ở đảo Bình Ba – Cam Ranh
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu: đề tài khóa luận chủ yếu tập trung nghiên cứu trên địa bàn đảo Bình Ba, TP. Cam Ranh nơi phát triển loại hình du lịch homestay
- Thời gian nghiên cứu: đề tài được thực hiện trong thời gian 03 tháng
- Đối tượng nghiên cứu: du lịch homestay tại đảo Bình Ba – Cam Ranh
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thống kê mô tả
Mô tả dữ liệu bao gồm tần số, tỷ lệ, số lần lựa chọn, giá trị thấp nhất, giá trị cao nhất, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn là những số liệu mang tính định lượng. Từ việc thu thập dữ liệu từ các đối tượng khách thể nghiên cứu du lịch homestay tại đảo Bình Ba (chính quyền địa phương, cộng đồng địa phương, khách du lịch và các công ty du lịch), sau đó các số liệu được đưa vào xử lý phân tích để từ đó rút ra những kết luận, đánh giá có tính chất lượng thực tiễn cao.
4.2 Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp dữ liệu
Là phương pháp cần thiết trong việc tiếp cận vấn đề nghiên cứu. Tác giả sử dụng 2 phương pháp thu thập dữ liệu là sơ cấp và thứ cấp.
- Trong đó, phương pháp thu nhập số liệu sơ cấp như là bảng câu hỏi điều tra từ 4 đối tượng (cộng đồng địa phương, chính quyền địa phương, khách du lịch và các công ty du lịch) giúp tác giả thu thập trực tiếp các nguồn dữ liệu và xử lý các thông tin cần thiết để phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp thu nhập số liệu thứ cấp là số lượng khách du lịch, số lượng hộ dân, doanh thu, thu nhập bình quân, thời gian hoạt động… giúp tác giả phân tích nhận diện vấn đề hay mô tả vấn đề nghiên cứu du lịch homestay tại đảo Bình Ba, cũng như thể hiện thực trạng hiện nay tại đảo và với các số liệu thống kê một cách khoa học. Từ đó, giúp vấn đề nghiên cứu mang tính cụ thể, chính xác, tính thời sự và tính khoa học hơn.
Trên cơ sở những tài liệu thu thập được và những kết quả phân tích, việc tổng hợp sẽ giúp định hình một tài liệu toàn diện và khái quát về chủ đề nghiên cứu.
4.3 Phương pháp thực địa
Phương pháp này giúp ta tiếp cận vấn đề một cách chủ động, trực quan, kiểm tra, đánh giá một cách xác thực để có được tầm nhìn toàn diện về các đối tượng nghiên cứu. Các hoạt động chính trong khi tiến hành phương pháp này gồm:
Quan sát
Mô tả
Điều tra
Ghi chép
Chụp ảnh, quay phim tại các điểm nghiên cứu
Gặp gỡ trao đổi với chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý tài nguyên, các cơ quan hải quan quốc phòng, các cơ quan quản lý chuyên ngành ở địa phương và cộng đồng sở tại.
Trong quá trình nghiên cứu người viết đã đi thực địa tại đảo Bình Ba – Cam Ranh và đã thu được nhiều thông tin bổ ích.
5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài
Trên cơ sở học hỏi và kế thừa những hướng nghiên cứu lý luận đi trước, đề tài tổng hợp và hệ thống lại cơ sở lý luận về loại hình du lịch homestay, từ khái niệm, đặc điểm, điều kiện ra đời và phát triển đến tình hình phát triển loại hình du lịch homestay hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam. Bên cạnh đó, đề tài cũng làm rõ bản chất, nội dung và đặc điểm, điều kiện phát triển, chỉ tiêu đánh giá du lịch homestay. Đây chính là những đóng góp về mặt lý thuyết của đề tài.
Về ý nghĩa thực tiễn, đề tài nghiên cứu một cách đầy đủ thực trạng phát triển loại hình du lịch homestay tại đảo Bình Ba - Cam Ranh. Người viết mong muốn vận dụng những kiến thức đã học trong nhà trường về chuyên môn ngành du lịch để đánh giá thực trạng phát triển từ đó nhằm khai thác được các thế mạnh về du lịch đảm bảo sự đóng góp tích cực của du lịch vào phát triển kinh tế địa phương. Cũng như nhằm quảng bá hình ảnh du lịch tại đảo Bình Ba nói chung và du lịch homestay tại đảo Bình Ba nói riêng để thu hút nhiều khách du lịch hơn, giúp khách hiểu biết rõ hơn về loại hình du lịch homestay và những nét thú vị từ loại hình du lịch này.
6. Đóng góp của khóa luận
- Tổng quan cơ sở lý luận về du lịch homestay và thực tiễn phát triển du lịch homestay tại đảo Bình Ba – Cam Ranh nhằm đưa ra những giải pháp cho việc phát triển mô hình du lịch này.
- Đề tài nghiên cứu sẽ là tài liệu tham khảo giúp các bạn hiểu thêm về loại hình du lịch homestay và là nguồn tham khảo cho các đề tài sau cũng như là giúp cho các công ty, đơn vị kinh doanh lữ hành phát triển loại hình du lịch homestay tại đảo.
- Bên cạnh đó, những thông tin khóa luận cung cấp có thể sử dụng làm tài liệu cho các cơ quan, Ban quản lý các cấp của mô hình để có thể có những giải pháp khắc phục những hạn chế và phát triển hơn nữa hiệu quả của mô hình du lịch homestay tại đảo Bình Ba – Cam Ranh.
7. Nội dung kết cấu đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết Luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, khóa luận gồm ba chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết
Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch homestay tại đảo Bình Ba
Chương 3: Một số giải pháp đề xuất nhằm phát triển du lịch homestay tại đảo Bình Ba – Cam Ranh – Khánh Hòa