không thể thiếu các ngành, doanh nghiệp có vai trò hỗ trợ như: doanh nghiêp cung cấp nguyên vật liệu đá, doanh nghiệp cung cấp máy móc thiết bị, doanh nghiệp vận tải,các doanh nghiệp hỗ trợ tư vấn xuất nhập khẩu,…Sự lớn mạnh của cụm liên kết ngành làng nghề sẽ kéo theo sự lớn mạnh của các ngành, doanh nghiệp hỗ trợ. Làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước hội đủ các điều kiện để tích tụ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh làng nghề vào khu vực địa lý tập trung để hình thành cụm liên kết ngành.
Để hoàn thành luận án tiến sĩ, với đề tài ―Phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước‖, tác giả đã tổng hợp rất nhiều các lý thuyết có liên quan, kết hợp phân tích trên cơ sở dữ liệu thứ cấp và sơ cấp, các phương pháp nghiên cứu được vận dụng phù hợp với mục tiêu và bối cảnh của việc thực hiện đề tài. Trong đó, việc phát triển bền vững làng nghề truyền thống theo hướng cụm liên kết ngành, với sự tập trung cao về tích tụ doanh nghiệp, trong đó có làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước là một trong các nhiệm vụ cần phải thực hiện. Để làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước phát triển bền vững thì điều kiện quan trọng nhất đó là phát triển theo hướng cụm liên kết ngành nhằm tạo môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp làng nghề có điều kiện để phát triển thông qua tích tụ, quần tụ doanh nghiệp lại vào một khu vực địa lý, tạo cơ hội tăng sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong làng nghề với nhau và chủ thể kinh tế khác bên ngoài làng nghề, là nơi thu hút, tập hợp lực lượng lao động giỏi, nghệ nhân của làng nghề; giảm ô nhiễm môi trường, thu hút đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh cho làng nghề, thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, vấn đề lý thuyết và thực tế liên quan đến cụm liên kết ngành làng nghề truyền thống còn khá mới mẻ ở nước ta. Với mục đích nghiên cứu góp phần giải quyết một trong những vấn đề của phát triển làng nghề truyền thống, trong thời gian qua, nghiên cứu sinh đã thực hiện việc tổng hợp các nghiên cứu liên quan, thực hiện điều tra phỏng vấn các nhà quản lý doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước TW, địa phương, các chuyên gia về làng nghề.
Kết quả nghiên cứu được thể hiện ở các nội dung cụ thể sau đây:
Thứ nhất, đó là hệ thống hóa và phát triển lý luận về cụm liên kết ngành, trong đó là làm rõ bản chất, đặc trưng, vai trò và các điều kiện của sự phát triển bền vững
làng nghề theo hướng cụm liên kết ngành. Nghiên cứu sinh đã xác định được các điều kiện để phát triển bền vững làng nghề theo hướng cụm liên kết ngành: (1) Sự tích tụ, tập trung hóa các doanh nghiệp trong khu vực địa lý; (2) Sự liên kết giữa các chủ thể trong cụm liên kết ngành; (3) Lợi thế cạnh tranh; (4) Đổi mới sáng tạo; (5) Cơ chế chính sách và sự quản lý của nhà nước. Những nội dung cơ bản đó đã tạo lập được nền tảng lý luận cho việc nghiên cứu các vấn đề liên quan của làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước trong quá trình phát triển hiện nay.
Thứ hai, đó là giới thiệu có chọn lọc kinh nghiệm của một số nước như Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Indonesia về phát triển làng nghề truyền thống. Trên cơ sở đó, nghiên cứu sinh đã rút ra bài học tham khảo cho các làng nghề ở Viêt Nam nói chung và làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước nói riêng. Trong đó, các bài học được rút ra là để các làng nghề truyền thống phát triển thì ngoài sự nỗ lực tự thân của mỗi làng nghề thì vai trò định hướng, giúp đỡ của nhà nước rất quan trọng trong việc phát triển bền vững các làng nghề với các giải pháp cụ thể sau đây: thành lập cơ quan quản lý làng nghề và hỗ trợ làng nghề phát triển; hỗ trợ thành lập Hiệp hội làng nghề quốc gia; thực hiện chương trình đào tạo nghề và bảo tồn nghề truyền thống; thực hiện chính sách mỗi làng một nghề và nhân rộng làng nghề có thế mạnh; thực hiện chính sách hỗ trợ vốn, thuế, tín dụng, đổi mới công nghệ và xúc tiến thương mại cho làng nghề, nâng cao năng lực quản lý cho các cơ sở sản xuất làng nghề; phát triển các ngành nghề hỗ trợ liên quan (công nghiệp hỗ trợ) cho làng nghề phát triển, kết hợp phát triển làng nghề với du lịch; kích cầu, khuyến khích tiêu thụ sản phẩm làng nghề trong nước và tăng xuất khẩu. Tóm lại, những kinh nghiệm được rút ra đó là: một là, vai trò hỗ trợ của nhà nước rất quan trọng đối với sự phát triển của làng nghề; hai là, phát triển làng nghề gắn với hiện đại hóa nông thôn; ba là, thành lập trung tâm nghề thủ công quốc gia để hỗ trợ làng nghề và nâng cao vai trò của các tổ chức này đối với làng nghề; bốn là, chú trọng công tác đào tạo nghề, truyền nghề, bồi dưỡng nâng cao kỹ thuật cho lao động làng nghề; năm là, nâng cao sự liên kết giữa các chủ thể trong làng nghề cũng như liên kết giữa làng nghề với các bên hữu quan; sáu là, chú trọng đa dạng hóa sản phẩm làng nghề đi đôi với phát triển mỡ rộng thị trường; bảy là, chú trọng công tác bảo tồn giá trị văn hóa
truyền thống ở các làng nghề.
Thứ ba, luận án đã nghiên cứu một cách toàn diện đặc điểm, vị trí, vai trò của làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước đối với sự phát triển của quận Ngũ Hành Sơn. Phân tích, so sánh, đánh giá các đặc điểm của làng nghề truyền thống với cụm liên kết ngành về những điểm tương đồng, sự kết hợp các đặc điểm khác biệt. Trên cơ sở đó, có những đánh giá chính xác những vấn đề mà làng nghề cần phải thực hiện để phát triển theo hướng cụm liên kết ngành bền vững.
Thứ tư, luận án đã chỉ rõ 5 điều kiện cơ bản có tác động trực tiếp đến sự hình thành và phát triển cụm liên kết ngành làng nghề đó là: sự tích tụ, tập trung hóa các doanh nghiệp theo khu vực địa lý lãnh thổ; sự liên kết giữa các chủ thể trong làng nghề và với các bên hữu quan; lợi thế cạnh tranh; đổi mới sáng tạo; cơ chế chính sách của nhà nước. Bên cạnh đó, luận án cũng đồng thời xác định rõ các tiêu chí đánh giá các điều kiện phát triển làng nghề theo hướng cụm liên kết ngành bền vững.
Thứ năm, phân tích thực trạng phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước hiện nay, từ đó kết hợp với các điều kiện phát triển làng nghề truyền thống theo hướng cụm liên kết ngành để đề xuất các giải pháp thúc đẩy hình thành và phát triển làng nghề theo hướng cụm liên kết ngành bền vững. Luận án đã đưa ra định hướng và đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước theo hướng cụm liên kết ngành bền vững. Nhiều giải pháp đề xuất, trong đó có 5 giải pháp cơ bản để thúc đẩy phát triển làng nghề theo hướng cụm liên kết ngành bền vững đó là: (1) Giải pháp thúc đẩy sự tích tụ, tập trung hóa của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản phẩm đá mỹ nghệ làng nghề trong vùng; (2) Giải pháp thúc đẩy phát triển quan hệ liên kết giữa các doanh nghiệp làng nghề và các chủ thể hữu quan; (3) Giải thúc đẩy nâng cao lợi thế cạnh tranh cho làng nghề; (4) Giải pháp đổi mới sáng tạo; (5) Giải pháp về cơ chế chính sách và sự quản lý của nhà nước.
Có thể bạn quan tâm!
- Nâng Cao Lợi Thế Cạnh Tranh Cho Các Doanh Nghiệp/cơ Sở Sản Xuất Làng Nghề
- Giải Pháp Về Cơ Chế Chính Sách, Quản Lý Cho Sự Phát Triển Làng Nghề
- Iải Pháp Xây Dựng Chuỗi Liên Kết Làng Nghề Với Du Lịch
- Phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước - 27
- Đối Tượng Khảo Sát, Điều Tra, Phỏng Vấn: Doanh Nghiệp/cơ Sở Sản Xuất, Đối Tác
- Phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước - 29
Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.
Thứ sáu, cách thức lựa chọn nghiên cứu làng nghề cụ thể truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước để phân tích sẽ góp phần gia tăng bằng chứng thực nghiệm về các điều kiện phát triển làng nghề truyền thống theo hướng cụm liên kết ngành, là cơ sở khoa học định hướng cho các làng nghề truyền thống ở Việt Nam phát triển bền
vững theo hướng cụm liên kết ngành Những điểm mới của luận án Về mặt lý luận
Từ nghiên cứu lý thuyết cụm liên kết ngành, dựa trên tích tụ, tập trung hoá các doanh nghiệp vào khu vực địa lý lãnh thổ và quan hệ liên kết theo chiều dọc, theo chiều ngang giữa các khâu trong chuỗi giá trị sản phẩm cùng với việc kết hợp kế thừa các nghiên cứu về làng nghề đi trước để xây dựng cơ sở lý luận phát triển làng nghề truyền thống theo hướng cụm liên kết ngành, luận án đã làm rõ bản chất, các đặc trưng cơ bản và vai trò của việc hình thành và phát triển cụm liên kết ngành với sự phát triển có hiệu quả và bền vững các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị sản phẩm làng nghề truyền thống.
- Xây dựng các tiêu chí, các điều kiện để phát triển làng nghề truyền thống theo hướng cụm liên kết ngành để đảm bảo làng nghề phát triển bền vững. Luận án đã chỉ rõ 5 điều kiện cơ bản có tác động trực tiếp đến sự hình thành và phát triển cụm liên kết ngành làng nghề: (1) Sự tích tụ, tập trung hóa các doanh nghiệp theo khu vực địa lý lãnh thổ; (2) Sự liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm làng nghề; (3)Lợi thế cạnh tranh; (4) Đổi mới sáng tạo; (5) Cơ chế chính sách và sự quản lý của nhà nước
Về thực tiễn
Trên cơ sở lý thuyết cụm liên kết ngành và đặc điểm của làng nghề truyền thống, thực trạng phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước, luận án phân tích thực trạng trình độ tích tụ, tập trung hoá sản xuất các doanh nghiệp làng nghề, quan hệ liên kết theo chiều dọc, quan hệ liên kết theo chiều ngang giữa các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, các tổ chức có liên quan tại làng nghề theo chuỗi giá trị sản phẩm làng nghề. Từ đó, luận án đánh giá những thuận lợi và những khó khăn cản trở trong quá trình phát triển bền vững làng nghề theo hướng cụm liên kết ngành.
Luận án cũng đánh giá phân tích SWOT, làm rõ luận cứ khoa học để định hướng hình thành và phát triển cụm liên kết ngành làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước, trong đó các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tại làng
nghề đóng vai trò rất quan trọng để phát triển các quan hệ liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm làng nghề, đồng thời phát huy những ưu thế của cụm công nghệp làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước.
Luận án đề xuất 6 giải pháp chủ yếu để phát triển bền vững làng nghề theo hướng cụm liên kết ngành đó là: Giải pháp thúc đẩy sự tích tụ, tập trung hóa của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản phẩm đá mỹ nghệ làng nghề; Giải pháp thúc đẩy phát triển quan hệ liên kết giữa các doanh nghiệp làng nghề và các chủ thể hữu quan (liên kết theo chiều dọc, liên kết theo chiều ngang) theo chuỗi giá trị sản phẩm làng nghề; Giải pháp thúc đẩy nâng cao lợi thế cạnh tranh cho làng nghề thông qua các giải pháp như giải pháp phát triển nguồn nhân lực, giải pháp về nguyên vật liệu, giải pháp về vốn, nâng cấp cơ sở hạ tầng, giải pháp công nghệ; Giải pháp đổi mới sáng tạo; Giải pháp về cơ chế chính sách, sự quản lý của nhà nước; Nhóm giải pháp về bảo vệ môi trường làng nghề, về thương mại và thị trường, Chính sách về đất đai, phát huy vai trò của Hội làng nghề.
2. KIẾN NGHỊ
2.1. Đề xuất kiến nghị đối với UBND Quận Ngũ Hành Sơn
Một là nâng cao hơn nữa công tác quản lý làng nghề về môi trường, cơ sở hạ tầng.
Hai là quan tâm hơn nữa đến làng nghề thông qua chủ động tích cực thực hiện đầy đủ các chủ trương, chính sách của nhà nước đã ban hành về phát triển làng nghề.
Ba là chủ động tích cực hỗ trợ kết nối các doanh nghiệp du lịch lữ hành với làng nghề để khai thác tốt lượng khách đến Ngũ Hành Sơn ngoài tham quan danh thắng sẽ có các dịch vụ tham quan làng nghề để quảng bá và bán sản phẩm làng nghề.
2.2. Đề xuất kiến nghị đối với đối với UBND thành phố Đà Nẵng
Một là sớm triển khai đẩy nhanh tiến độ thực hiện mở rộng làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước theo Quyết định số 3386/QĐ-UBND ngày 02 tháng 8 năm 2019 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc phê duyệt Đề án Mở rộng làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước Ngũ Hành Sơn để sớm quy hoạch bố trí các cơ sở sản xuất còn lại trong khu dân cư vào cụm công nghiệp làng nghề, hoán đổi hoặc hợp lô diện tích đất các cơ sở đã bố trí nhưng còn bất cập khó khăn trong
sản xuất do diện tích nhỏ, sớm hình thành khu sản xuất hiện đại, khu trưng bày sản phẩm, khu dịch vụ làng nghề, khu cây xanh, thoát nước nhằm hình thành cụm liên kết ngành làng nghề theo hướng hiện đại và bền vững.
Hai là sớm đôn đốc chỉ đạo Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với Sở Công Thương và các đơn vị liên quan chọn vị trí xây dựng Cụm công nghiệp làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước để giải quyết nhu cầu phát triển trong tương lai theo Kế luật tại Thông báo số 33/TB-UBND ngày 08/4/2021 của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng tại cuộc họp nghe các sở, ngành báo cáo phương án kiến trúc, quy hoạch một số dự án, công trình trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Ba là có chính sách về thuế cho các cơ sở/doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tại làng nghề như miễn thuế, giảm thuế.
Bốn là có chính sách khuyến khích các ngân hàng, các tổ chức tín dụng có các gói cho vay ưu đãi cho các cơ sở/doanh nghiệp làng nghề để mở rộng sản xuất, thay đổi công nghệ, mua nguyên vật liệu, xúc tiến thương mại.
Năm là, ô nhiễm môi trường cần được xem xét một cách tổng thể khi triển khai quy hoạch phát triển hạ tầng cho làng nghề.
Tóm lại để thực sự phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước theo hướng cụm liên kết ngành bền vững thì nhà nước nên đóng vai trò kích thích sáng kiến của giới doanh nghiệp, định hướng và khuyến khích việc hình thành cụm liên kết ngành từ sáng kiến của họ và trợ giúp thật mạnh về mặt hạ tầng, tài chính, công nghệ, đào tạo và tư vấn thông qua các chương trình dài hạn. Bên cạnh đó cần có chính sách hỗ trợ đối với các doanh nghiệp chưa tham gia cụm, như các doanh nghiệp chưa vào khu sản xuất tập trung, còn sản xuất rải rác ở khu dân cư nên được quan tâm. Thêm vào đó, trong bối cảnh hiện nay, để phát triển làng nghề theo hướng cụm liên kết ngành, cần lồng ghép, gắn kết chính sách, chương trình phát triển làng nghề với các chính sách, chương trình liên quan khác, đặc biệt là chính sách trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; cần tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc cụ thể và thực tiễn trong xây dựng chính sách phát triển cụm liên kết ngành.
3. NHỮNG HẠN CHẾ CỦA LUẬN ÁN
Luận án mặc dù đã xây dựng được các điều kiện để phát triển làng nghề theo hướng cụm liên kết ngành bền vững. Tuy nhiên, luận án mới chỉ nghiên cứu khảo sát thực tế tại làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước, chưa có điều kiện về thời gian và kinh phí để nghiên cứu rộng và sâu hơn ra nhiều làng nghề truyền thống ở Việt Nam. Do đó, các nghiên cứu trong tương lai nên mở rộng ra cho tất cả các làng nghề truyền thống ở Việt Nam.
Một số nội dung chưa được luận án đề cập đến như: vấn đề liên quan đến yếu tố văn hóa truyền thống, việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của các làng nghề truyền thống trong đó có làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước... Đây là những hạn chế của luận án cần tiếp tục được nghiên cứu trong tương lai.
Chủ đề nghiên cứu còn khá mới mẻ và phức tạp nên kết quả nghiên cứu không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Đây là đề tài nghiên cứu về phát triển làng nghề với cách tiếp cận mới hiện đại với việc ứng dụng lý thuyết cụm liên kết ngành vào phát triển làng nghề không theo lối tiếp cận vĩ mô truyền thống đối với các đề tài phát triển kinh tế ngành, kinh tế địa phương mà hiện nay nhiều nghiên cứu đã thực hiện, Nghiên cứu sinh sẽ quan tâm đến chủ đề này trong các nghiên cứu trong tương lai.
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
1. Phùng Văn Thành (2019), Giải pháp Cụm liên kết ngành phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 12, 4/2019.
2. Phùng Văn Thành (2018), Phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước Ngũ Hành Sơn theo hướng cụm liên kết ngành, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 17, 6/2018 (693).
3. Phùng Văn Thành (2018), Nguyên cứu phát triển cụm ngành làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước, Tạp chí Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương, Số 518, 6/2018.
4. Phùng Văn Thành (2019), Ứng dụng lý thuyết Cụm liên kết ngành vào phát triển làng nghề: nghiên cứu tại làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước, Tạp chí Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương, Số 539, 4/2019.
5. Phùng Văn Thành, Nguyễn Thị Bích Thủy (2016), Chuỗi cung ứng và sự hợp tác của các bên liên quan trong chuỗi đối với sản phẩm đá mỹ nghệ tại làng nghề đá Non Nước Đà Nẵng, kỷ yếu Hội thảo Khoa học và Quản trị kinh doanh, Đà Nẵng tháng 10 năm 2016.
6. Phùng Văn Thành, Phạm Thị Lan Hương, Lê Thị Minh Hằng (2017), Lý thuyết cụm công nghiệp áp dụng tại làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước, kỷ yếu Hội thảo Quốc gia Khoa học và Quản trị kinh doanh lần thứ VI, Đà Nẵng tháng 12 năm 2017.
7. Phùng Văn Thành (2015), Đề tài khoa học cấp cơ sở ―Nghiên cứu phát triển Lễ hội Thạch nghệ tổ sư làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước‖. Sở Khoa học công nghệ - UBND quận Ngũ Hành Sơn.