Giá Trị Sản Xuất Công Nghiệp - Tiểu Thủ Công Nghiệp Huyện Thuận Thành Giai Đoạn 2005 - 2014 (Giá Thực Tế)

b. Cơ cấu ngành công nghiệp

- Cơ cấu ngành công nghiệp của huyện đa dạng, bao gồm 28 ngành thuộc 2 nhóm ngành: công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến.

Công nghiêp - tiểu thủ công nghiệp (CN - TTCN) ở Thuận Thành những năm gần đây đã phát triển khá mạnh cả về số lượng và chất lượng. Toàn huyện có 84 doanh nghiệp đăng ký sản xuất, trong đó 49 doanh nghiệp đã đi vào sản xuất; 20 doanh nghiệp đang xây dựng cơ sở hạ tầng; 15 doanh nghiệp được UBND tỉnh cho phép khảo sát địa điểm đầu tư.

Đến nay, Thuận Thành có hơn 4.100 hộ với hơn 10.200 lao động làm nghề truyền thống, nghề phi nông nghiệp như: Cơ khí, làm bún, đậu phụ, may mặc, đồ mộc, vàng mã, tranh Đông Hồ, mây tre đan ...

Cơ cấu doanh nghiệp theo hướng đa ngành, ngành dệt may gồm 15 doanh nghiệp; sản xuất vật liệu xây dựng 6 doanh nghiệp; sản xuất giấy, băng vệ sinh có 6 doanh nghiệp… Nhiều doanh nghiệp đã không ngừng đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, tạo việc làm ổn định cho hàng trăm lao động. Sản phẩm của các doanh nghiệp đã khẳng định được thương hiệu trên thị trường và đã ký hợp đồng tiêu thụ ổn định, do đó sản xuất tăng khá. Điển hình như công ty TNHH Nhật Linh, nhà máy Sông Đáy

II. CN-TTCN phát triển đã làm chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế của huyện. Nhiều năm liền huyện duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức cao. Sản xuất CN - TTCN đã tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành: Thương mại - Dịch vụ, nông nghiệp phát triển… góp phần làm cho bộ mặt nông thôn của địa phương ngày một khởi sắc, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể.

- Trong sản xuất công nghiệp có 3 thành phần kinh tế chính tham gia: khu vực kinh tế Nhà nước (trung ương và địa phương), khu vực kinh tế ngoài Nhà nước, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Giá trị sản xuất công nghiệp theo loại hình kinh tế của huyện có sự thay đổi, đặc biệt là giá trị sản xuất công nghiệp thuộc loại hình đầu tư nước ngoài đạt 1.673 tỷ đồng năm 2014, chiếm 43,8% GTSX công nghiệp của huyện.

Năm

Loại hình kinh tế

Năm 2005

Năm 2010

Năm 2014

GTSX

(tỉ đồng)

Cơ cấu (%)

GTSX

(tỉ đồng)

Cơ cấu (%)

GTSX

(tỉ đồng)

Cơ cấu (%)

Tổng số

470,5

100

1.577

100

3.819

100

1. Nhà nước

41,5

8,8

54

3,4

-

-

2. Ngoài Nhà nước

429,0

91,2

1.479

93,8

2.146

56,2

3. Đầu tư nước

ngoài

-

-

44

2,8

1.673

43,8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Phát triển kinh tế huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh - 9

Bảng 2.17: Giá trị sản xuất công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp huyện Thuận Thành giai đoạn 2005 - 2014 (giá thực tế)‌


Nguồn: Phòng thống kê huyện Thuận Thành

Các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chủ yếu:

- Ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng là một trong những ngành quan trọng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng người trong địa bàn huyện. Sản phẩm chính của ngành này gồm có: quần áo may sẵn, giường các loại. Năm 2005, toàn huyện sản xuất được 239 nghìn chiếc quần áo may sẵn, đến 2014 tăng lên 610 nghìn chiếc. Sản xuất giường cũng tăng từ 1.140 chiếc năm 2005 lên 2.205 chiếc năm 2014.

- Ngành sản xuất vật liệu xây dựng: Vùng khai thác nguyên liệu sản xuất gạch tuynel với 174,68 ha ở 4 xã Nguyệt Đức, Song Liễu, Đình Tổ, Đại Đồng Thành thu hút 10 - 15 doanh nghiệp với khoảng 22- 25 dây chuyền sản xuất, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động; bảo đảm nguồn cung vật liệu xây dựng phục vụ nhu cầu trong huyện và thị trường Hà Nội. Thuận Thành cũng đã phát triển được 3 doanh nghiệp sản xuất gạch theo công nghệ tuynel là Ngũ Minh Hưng (Thanh Khương), Đại Thịnh, Đông Việt (Xuân Lâm). Tổng sản lượng của 3 đơn vị đang chiếm khoảng 22% số lượng gạch xây dựng trên địa bàn huyện, giải quyết việc làm cho gần 700 lao động với mức thu nhập bình quân từ 3,7-6,6 triệu đồng/ tháng.

- Ngành chế biến lương thực, thực phẩm và đồ uống: ngành đáp ứng nhu cầu ăn uống của người dân không chỉ trong địa bàn huyện mà còn cung cấp cho khu vực Hà Nội. Các sản phẩm chủ yếu của ngành này gồm có sản phẩm xay sát, đậu phụ, bia hơi - rượu, làm bún. Năm 2005, sản phẩm xay sát đạt 74,2 nghìn tấn đến 2014 là

126,1 nghìn tấn. Đậu phụ liên tục tăng năm 2005 là 2.200 lên 4.154 tấn, tập trung chủ yếu ở xã Trà Lâm một trong những làng nghề truyền thống của huyện.

Đến nay Thuận Thành có 56 doanh nghiệp, thu hút hơn 5.000 lao động cùng với gần 4.000 hộ sản xuất cá thể tạo việc làm cho hơn 8.000 lao động tập trung nhiều ở các làng nghề truyền thống như: vàng mã, tranh Đông Hồ, Nem Bùi (Ninh Xá), đậu phụ Trà Lâm (Trí Quả), đúc đồng Đào Viên (Nguyệt Đức) và mây tre đan làng Cả (Song Hồ). Hoạt động của các doanh nghiệp, hộ gia đình đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp.:

c. Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp trên địa bàn huyện gồm có cụm công nghiệp và khu công nghiệp tập trung.

- Với 3 cụm công nghiệp là cụm công nghiệp xã Xuân Lâm, cụm công nghiệp xã Thanh Khương và cụm công nghiệp Hà Mãn - Trí Quả. Trong đó, cụm công nghiệp xã Xuân Lâm 49,4 ha, cụm công nghiệp xã Thanh Khương 11,3 ha và cụm công nghiệp Hà Mãn - Trí Quả 87,93 ha.

+ Cụm công nghiệp xã Xuân Lâm với diện tích 49,4 ha. Các ngành nghề sản xuất chính gồm: sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét, sản xuất plastic và cao su tổng hợp dạng nguyên sinh; gia công cơ khí, xử lí và tráng phủ kim loại; sản xuất gỗ dán, gỗ lạng, ván ép; sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng và thạch cao,..

+ Cụm công nghiệp Hà Mã - Trí Quả có diện tích 87,93 ha. Với các ngành sản xuất như: sản xuất các sản phẩm từ cao su, sản xuất sản phẩm chịu lửa, sản xuất sản phẩm từ plastic, sản xuất hoá chất cơ bản, buôn bán thực phẩm,... Một vài công ty trong cụm công nghiệp: Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu quốc tế Thái Dương, công ty TNHH sản xuất và thương mại Việt Hàn plastic, chi nhánh công ty Cổ phần vật liệu sông Đáy,...

+ Cụm công nghiệp Thanh Khương với diện tích 11,3 ha, ngành nghề chính của các doanh nghiệp bao gồm: buôn bán vật liệu, thiết bị lắp đặt trong xây dựng; vận tải hàng hoá bằng đường bộ; sản xuất rượu vang; sản xuất các sản phẩm từ gỗ,...

- Khu công nghiệp: hiện nay trên địa bàn huyện có 2 KCN tập trung là:

+ KCN Thuận Thành II có diện tích 300 ha (Trong đó, diện tích KCN là 252 ha; khu đô thị 48 ha); tổng vốn đầu tư hơn 80 triệu USD. Giai đoạn I là 70 ha khu công nghiệp. Ngành nghề như: sản xuất các dòng sản phẩm gang tráng men cao cấp; sản xuất lắp điện tử; sản xuất thiết bị gia dụng; sản xuất thiết bị nhà bếp;...

+ KCN Thuận Thành III với diện tích 440 ha. Cách trung tâm Hà Nội 22km phía đông bắc, nằm liền kề Quốc lộ 282 và đường vành đai 4 của Hà Nội, cách Quốc lộ 5 đi Hải Phòng gần 10km, gần Quốc lộ 1B, 18, gần cảng biển Á Lữ, gần sân bay Quốc tế Nội Bài 30km, cách ga Lạc Đạo 9km, ga Cổ Bi 11km. Với vị trí hết sức thuận lợi. Các lĩnh vực đầu tư chủ yếu trong KCN: Sản xuất, lắp ráp điện, điện tử, viễn thông, cơ khí; Sản xuất thép và các sản phẩm từ thép; Sản xuất hàng tiêu dùng, may mặc; Chế biến nông sản và thực phẩm...

2.2.2.3. Dịch vụ

Ngành dịch vụ được chỉ đạo phát triển theo hướng phục vụ tốt sản xuất và đời sống người dân. Toàn huyện có 2.635 (năm 2005) cơ sở kinh doanh ngành thương mại dịch vụ, đến năm 2014 là 3.720 cơ sở. Đến nay, khu vực nông thôn đã có 4 chợ đầu mối, 9 chợ nhỏ ở các thôn và gần 60 điểm dịch vụ thương mại nằm rải rác ở hầu hết các thôn, xã trong huyện. Doanh số bán lẻ tăng bình quân 29%/ năm; năm 2014 đạt 1.760 tỷ đồng.

a. Giao thông vận tải

Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội có chuyển biến tích cực, bộ mặt nông thôn đổi mới toàn diện, theo hướng CNH - HĐH. Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới, những năm qua với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm", hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn trên các mặt như: đầu tư xây dựng hệ thống điện, đường, trường, trạm phát triển cả bề rộng lẫn bề sâu. Theo kết quả tổng hợp đến 2014, toàn huyện hiện có 100% số xã với 100% số hộ trong được sử dụng điện. Hệ thống trường học, trạm y tế, giao thông nông thôn được cải thiện hơn so với những năm trước.

Đường giao thông nông thôn được xây dựng mới và nâng cấp, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế xã hội và đi lại của nhân dân trong huyện.. Nét mới trong giao thông nông thôn là phong trào nhựa hóa, bê tông hóa đường trong thôn phát triển. Năm 2013, toàn huyện có 60,9% số xã có tỷ lệ đường liên thôn được nhựa hóa, bê tông hóa, từ 50% trở lên.

Bảng 2.18: Hoạt động vận tải của huyện Thuận Thành giai đoạn 2005 - 2014


Năm

2005

2010

2014

1. Vận tải hành khách




Số lượt vận chuyển (nghìn người)

182

363

485

Số lượt luân chuyển (nghìn người.km)

13.306

22.012

31.950

2. Vận tải hàng hoá




Khối lượng vận chuyển (nghìn tấn)

1.074

2.454

2.537

Khối lượng luân chuyển (nghìn tấn.km)

42.546

82.167

89.010

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Thuận Thành


b. Thông tin liên lạc


Mạng lưới thông tin, văn hóa phát triển nhanh. Đến nay toàn huyện đã có 100% số xã có điểm bưu điện văn hóa xã, 100% trụ sở xã có máy điện thoại, số máy điện thoại cố định là 9.720 chiếc (năm 2014) và 100% số xã có máy vi tính tại trụ sở xã, trong đó kết nối internet là 100%, 100% các xã,thôn, làng, khối phố có trạm truyền thanh.

Năm 2013 Đài Phát thanh Thuận Thành đã phối hợp với Đài PT-TH tỉnh tổ chức khảo sát và lắp đặt cho 3 trạm đài truyền thanh xã với tổng kinh phí trên 600 triệu đồng cho các xã An Bình, Hoài Thượng và Ngũ Thái; riêng xã Hoài Thượng nâng cấp trạm phát sóng và các cụm loa không dây, do nhà thầu chi nhánh Tổng công ty phát triển phát thanh truyền hình thông tin - Công ty thiết bị phát thanh truyền hình viễn thông EMICO trúng thầu và triển khai thực hiện. Quy mô mỗi trạm đài truyền thanh xã có đầy đủ các thiết bị phòng máy như : Bàn trộn, máy tính, tăng âm, máy thu radio, micro, 2400m dây chuyên dụng và 21 cụm loa. Hiện trạm đài truyền thanh của 3 xã được đầu tư nâng cấp năm 2013 đã đi vào hoạt động có hiệu quả.

Năm 2014 Đài Phát thanh huyện tiếp tục đề nghị tỉnh đầu tư hỗ trợ nâng cấp cho trạm đài 2 xã Xuân Lâm và Nghĩa Đạo với tổng kinh phí đầu tư của 2 trạm là 408 triệu đồng, nâng tổng số trạm đài được nâng cấp trong toàn huyện lên 5 đài. Thiết bị vừa bàn giao đang triển khai lắp đặt. Phấn đấu hoàn thành và đưa vào sử dụng trong tháng 12 này, góp phần tuyên truyền tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương.

c. Thương mại

Toàn huyện có 2.635 (năm 2005) cơ sở kinh doanh ngành thương mai dịch vụ, đến năm 2014 là 3.720 cơ sở, với số lao động là 4.387 người (năm 2005). Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng thực tế là 1.760 tỷ đồng năm 2014. Hoạt động xuất nhập khẩu phát triển, năm 2014 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 2,7 triệu USD. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu gồm có nông sản, dây điện và cáp điện, hàng dệt may và điện tử. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của huyện gồm thức ăn gia súc, hoá chất, tân dược, vải may mặc, hàng điện tử và linh kiện.

d. Du lịch

Toàn huyện có khoảng 126 điểm di tích, tiêu biểu như thành cổ Luy Lâu; chùa Dâu - Tổ đình của Phật giáo Việt Nam (thế kỷ II - sau Công nguyên); chùa Tổ - thờ Phật và Tổ Mẫu Man Nương sinh ra Tứ Pháp; chùa Bút Tháp; khu di tích lăng mộ và đền thờ Kinh Dương Vương… cùng nhiều lễ hội truyền thống gắn với các di tích lịch sử - văn hóa và tín ngưỡng. Bên cạnh đó, huyện Thuận Thành còn có một số làng nghề truyền thống lâu đời như gốm Luy Lâu, tranh dân gian Đông Hồ…

Với tiềm năng du lịch đặc biệt, huyện Thuận Thành luôn chú trọng quan tâm phát triển kinh tế du lịch, coi đó là một ngành công nghiệp không khói quan trọng của địa phương. Những năm qua bên cạnh đầu tư tôn tạo di tích, Thuận Thành còn chú ý phát triển hệ thống đường giao thông và cơ sở hạ tầng phục vụ du khách thuận tiện..

Với việc mở tuyến xe buýt Đền Đô - chùa Phật Tích - chùa Bút Tháp - Đông Côi thì du khách đã được đến nhiều điểm du lịch quan trọng của Thuận Thành như làng tranh Đông Hồ, làng cổ Lạc Thổ, lăng Kinh Dương Vương, chùa Bút Tháp, chùa Xuân Quan, chùa Dâu, thành Luy Lâu, lăng “Nam Giao học tổ”. Để phát triển hơn nữa kinh tế du lịch, Thuận Thành còn nhiều việc phải làm như các ý kiến tại hội thảo, đó là: tiếp tục hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, tôn tạo di tích và phục dựng

trình diễn làng nghề, có cơ quan đáp ứng các tua du lịch, tích cực quảng bá du lịch bằng nhiều hình thức ở mức rộng lớn và thường xuyên xây dựng.

Tuy nhiên, việc khai thác các tiềm năng này còn hạn chế, lượng khách du lịch chưa đáng kể, mức độ đóng góp của du lịch cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương chưa nhiều.

e. Giáo dục, y tế và văn hoá

Giáo dục luôn được huyện chú trọng đầu tư trong tất cả các cấp học.

- Năm 2014, toàn huyện có 25 trường mầm non với 389 lớp, với khả năng tiếp nhận 10.362 cháu cùng đội ngũ 331 cô giáo mầm non.

- Năm 2014, cấp phổ thông có tổng cộng 48 trường (24 trường tiểu học, 19 trường trung học cơ sở và 5 trường trung học phổ thông) với 805 lớp học, tổng số 27.790 học sinh cùng 1.379 giáo viên.

- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông năm học 2013 – 2014 là 99,91%, đứng thứ 3 toàn tỉnh.

Ngoài ra hiện nay, trên địa bàn huyện còn có các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học như: Trường Đại học Kỹ Thuật - Hậu cần Công an Nhân dân (T36), Trường Đại học Công nghiệp - Dệt may trời trang Hà Nội cơ sở 2 (xã Xuân Lâm), trường trung cấp nghề kinh tế kỹ thuật và thủ công mỹ nghệ truyền thống Thuận thành và trường trung cấp nghề Thuận Thành.

Hệ thống y tế phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu, sức khỏe của cộng đồng được chăm sóc tốt hơn. Với 26 cơ sở y tế (năm 2014), 210 giường bện cùng 259 cán bộ ngành y và 72 cán bộ ngành dược. Chất lượng khám chữa bệnh tại tuyến xã được cải thiện một bước. 100% số trạm xã có bác sỹ khám và chữa bệnh 11/17 xã được công nhận chuẩn y tế cơ sở, tỷ lệ thôn có cán bộ y tế chiếm tỷ lệ 85,7%, tỷ lệ xã có phòng khám bệnh tư nhân chiếm tỷ lệ 23,5% . Hệ thống y tế phủ khắp các địa bàn của các thôn, xóm ở các xã trong huyện góp phần vào việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Các hoạt động thông tin, tuyên truyền đã bám sát đời sống xã hội, hình thức tuyên truyền phong phú, đa dạng. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” được chú trọng, đã có sự chuyển biến trong việc thực hiện nếp

sống văn minh đối với việc cưới, tang, lễ hội. Năm 2014 có 86 làng, khu phố văn hoá chiếm 79,6% và 33.425 hộ gia đình văn hoá chiếm 87,7%. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện liên tục giảm 7,2% 2005 xuống còn 2,83 năm 2014.Các giá trị văn hoá phi vật thể như Tranh dân gian Đông Hồ, múa rối nước Đồng Ngư, ca trù Thanh Khương, hát trống quân ở Bùi Xá - Ninh Xá được quan tâm, bảo tồn và phát triển.

2.2.3. Sự phân hoá lãnh thổ kinh tế - xã hội của huyện

Huyện Thuận Thành có diện tích không lớn nhưng có khác biệt về điều kiện tự nhiên, địa chất, địa hình, chất đất và hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật nên có thể định hướng phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo 3 tiểu vùng:

2.2.3.1. Tiểu vùng 1

Tiểu vùng 1 bao gồm các xã Xuân Lâm, Thanh Khương, Hà Mãn, Trí Quả. Tiểu vùng có diện tích là 18.612,6 km2 chiếm 15,7% diện tích tự nhiên toàn huyện (năm 2014). Dân số năm 2014, 27.596 người (chiếm 17,8% dân số toàn huyện). Mật độ dân số đạt 1.482,6 người/km2. Cơ sở hạ tầng khá phát triển, tuyến giao thông huyết mạch là đường tỉnh lộ 282. Ngoài ra có các tuyến đường liên thôn, liên xã đa phần đã được bê tông hóa.

Bên cạnh đó, tiểu vùng còn có thế mạnh về du lịch, tiêu biểu như thành cổ Luy Lâu; chùa Dâu - Tổ đình của Phật giáo Việt Nam (thế kỷ II - sau Công nguyên); chùa Tổ - thờ Phật và Tổ Mẫu Man Nương sinh ra Tứ Pháp;

Tiểu vùng còn có làng nghề truyền thống như: đậu phụ Trà Lâm, gốm Luy lâu.

Diện tích cây lương thực có hạt của tiểu vùng là 1.821,7 ha, diện tích trồng ngô đạt 114,5 ha. Tiểu vùng có 43 con trâu và 213 con bò (năm 2014).

Tiểu vùng có cụm công nghiệp xã Xuân Lâm 49,4 ha, cụm công nghiệp xã Thanh Khương 11,3 ha và cụm công nghiệp Hà Mãn - Trí Quả 87,93 ha.

Khu công nghiệp Thuận Thành III với diện tích 440 ha. Các lĩnh vực đầu tư chủ yếu trong KCN: Sản xuất, lắp ráp điện, điện tử, viễn thông, cơ khí; Sản xuất thép và các sản phẩm từ thép; Sản xuất hàng tiêu dùng, may mặc; Chế biến nông sản và thực phẩm...

Ở tiểu vùng này thương mại và dịch vụ phát triển mạnh, chủ yếu là các hoạt động buôn bán phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của nhân dân như thực phẩm, đồ uống và các mặt hàng tiêu dùng khác. Trong tiểu vùng có chợ lớn là chợ Dâu, cửa hàng, siêu thị được hình thành ngày một nhiều.

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 24/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí