Quy Mô Chăn Nuôi Của Huyện Thuận Thành Đến Năm 2020

vừa và nhỏ đầu tư phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp đa dạng đáp ứng nhu cầu tại chỗ và từng bước tham gia xuất khẩu.

b. Phát triển các ngành dịch vụ

- Đẩy mạnh các hoạt động bán buôn, mở rộng mạng lưới bán lẻ hàng hoá; khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật, hiện đại hoá công nghệ, kinh doanh và mạng lưới phân phối tiêu thụ sản phẩm, tăng cường đầu tư liên doanh, liên kết nâng cao năng lực cạnh tranh. Tạo mọi điều kiện thu hút cá tổ chức và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư vào các loại dịch vụ như: tài chính, tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm, du lịch, nhà hàng, khách sạn, chăm sóc sức khoẻ trên địa bàn huyện. Phấn đấu tổn mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tăng bình quân 13-15%/năm giai đoạn 2016 - 2020.

- Huyện Thuận Thành là trung tâm lễ hội, du lịch là ngành cần tập trung phát triển, các sản phẩm du lịch chủ yếu tập trung vào sản phẩm tâm linh; với việc xây dựng và khai thác các khu du lịch thu hút khách, đặc biêt khách từ Thủ đô Hà Nội đến tham quan, văn hoá, tâm linh. Quy hoạch và thu hút đầu tư hạ tầng quần thể du lịch Lăng Kinh Dương Vương - thành Luy Lâu - chùa Dâu - chùa Bút Tháp; tranh dân gian Đông Hồ, múa rối nước Nguc Thái; ca trù Thanh Khương và các hoạt động lễ hội vào mỗi dịp đầu năm.

- Đẩy mạnh hoạt động dịch vụ tài chính - ngân hàng theo xu hướng của kinh tế thị trường vừa đáp ứng nhu cầu của sản xuất, đời sống, vừa đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.

c. Phát triển nông - lâm nghiệp - thuỷ sản

- Quan tâm phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, bền vững, gắn với hình thành vành đai xanh cho khu vực đô thị Hà Nội, Băc Ninh. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, gắn với tăng cường các giải pháp tiêu thụ sản phẩm, phát triển nông nghiệp đô thị cung cấp thực phẩm rau, quả và trông hoa, cây cảnh.

- Phấn đấu đến năm 2020, tỷ trọng của ngành trồng trọt trong giá trị sản xuất cấu ngành chiếm 32,4%, chăn nuôi chiếm 45,9%, thuỷ sản chiếm 12,6%.

* Về trồng trọt: Diện tích đất trồng cây hàng năm có xu hướng ngày càng giảm, dự kiến đến năm 2020 còn 5.069,07 ha, chiếm 47,57%. Sản xuất lương thực của huyện phấn đấu lương thực bình quân đầu năm 2020 là 610 kg/người/năm.

* Về chăn nuôi: Phát triển chăn nuôi toàn diện góp phần quan trọng trong tăng trưởng kinh tế nông nghiệp. Chú trọng chăn nuôi tập trung theo hướng gia trại, trang trại và coi đây là hướng đột phá tăng trưởng nhanh ngành chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá. Sớm đưa chăn nuôi ra vùng quy hoạch tập trung xa khu dân cư bảo đảm môi trường sinh thái và điều kiện chăn nuôi. Đến năm 2020 quy mô chăn nuôi của huyện Thuận Thành như sau:

Bảng 3.2: Quy mô chăn nuôi của huyện Thuận Thành đến năm 2020


Chỉ tiêu

Đơn vị tính

2015

2020

- Tổng đàn trâu

con

190

150

- Tổng đàn bò

con

1.790

2.000

- Tổng đàn lợn

con

84.410

83.000

- Tổng đàn gia cầm

Nghìn con

610

700

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Phát triển kinh tế huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh - 11

Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyện Thuận Thành đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

* Về thuỷ sản: Đầu tư tập trung chiều sâu các lính vực nuôi trồng và khai thác thuỷ sản nước ngọt, hình thành và nhân rộng diện tích các mô hình sản xuất theo hướng công nghiệp tập trung, hiệu quả cao, giá trị lớn tạo bước đột phá mới về phát huy thế mạnh kinh tế ven sông và nội đồng. Đến năm 2020 diện tích, năng suất, sản lượng thuỷ sản của huyện Thuận Thành như sau:

Bảng 3.3: Diện tích, năng suất và sản lượng thuỷ sản huyện Thuận Thành đến năm 2020

Chỉ tiêu

ĐVT

2015

2020

- Diện tích nuôi trồng thuỷ sản

Ha

530

500

- Năng suất bình quân

Tạ/ha

52

55

- Sản lượng cá

Tấn

2.250

2.400

Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyện Thuận Thành đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

3.1.3.2. Định hướng tổ chức không gian phát triển kinh tế - xã hội

- Trong định hướng phát triển đô thị toàn tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030 thì huyện Thuận Thành được xác định là một trong ba đô thị loại IV của tỉnh. Do vậy huyện Thuận Thành xac định rõ vai trò lịch sử của hệ thống đô thị cổ: Hồ - Dâu - Luy Lâu. Đến năm 2022, lập đề án đề nghị công nhận thị trấn Hồ mở rộng đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV, năm 2024 lập đề án thành lập thị xã Thuận Thành (thủ phủ vùng phía nam sông Đuống).

Với lợi thế về vị trí và đặc thù về cảnh quan, văn hoá và là trung tâm vệ tinh của TP Bắc Ninh, xây dựng huyện lỵ Thuận Thành đô thị là cửa ngõ giao lưu giữa vùng nam sông Đuống với TP Bắc Ninh, giữa Bắc Ninh với Hà Nội.

- Khu công nghiệp Thuận Thành II và khu công nghiệp Thuận Thành III được bố trí quanh khu vực thị trấn với hình thức sản xuất là công nghiệp sạch. Dự kiến diện tích sử dụng quy hoạch đất công nghiệp trong kỳ quy hoạch là 602,70 ha.

- Quy hoạch cảng nội địa và du lịch Song Hồ - thị trấn Hồ, diện tích khoảng 40 ha. Phát triển khu đô thị Xuân Lâm - Hồng Lạc.

Trên cơ sở rà soát hiện trạng kinh tế - xã hội của cá xã trên địa bàn huyện theo bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, phấn đấu đến năm 2015 triển khai xong phần quy hoạch chi tiết xây dựng các xã nông thôn mới, trong đó có 2 xã (xã An Bình và xã Song Hồ) và đến năm 2020 có thêm 6 xã đạt chuẩn nông thôn mới đưa tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới trên đại bàn huyện là 7 xã (đạt 47%).

+ Đối với tiểu vùng 1: Tiểu vùng này có công nghiệp, dịch vụ phát triển. Cần tập trung thu hút công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có quy mô vừa và nhỏ có chức năng cung cấp sản phẩm công nghiệp và dịch vụ cho các CCN, KCN. Tạo mọi điều kiện thu hút cá tổ chức và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư vào các loại dịch vụ. Phát triển đô thị và hệ thống cơ sở hạ tầng.

+ Đối với tiểu vùng 2: ưu tiên phát triển nông nghiệp và phát triển làng nghề truyền thống. Về nông nghiệp, đây là tiểu vùng sản xuất các loại cây lương thực ở trong và ngoài đê (lúa, ngô), các cây công nghiệp (dâu,đay..)và các loại cây rau màu, phát triển mô hình VAC, triệt để áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Về công nghiệp, ở ven sông có các bãi tập kết cát sỏi, khai thác cát sỏi

trong lòng sông ngoài ra tiểu vùng này còn có ngành sản xuất vật liệu xây dựng bằng phương pháp thủ công.

+ Đối với tiểu vùng 3: Tiểu vùng này có điều kiện phát triển được cả về nông nghiệp lẫn công nghiệp xây dựng. Đối với sự phát triển kinh tế ở vùng này tập trung chủ yếu về nông nghiệp, phấn đấu thâm canh tăng vụ trên diện tích đã có, chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất lương thực và thực phẩm nhằm phục vụ cho các khu công nghiệp, cum công nghiệp và nhu cầu tại chỗ. Mở rộng phát triển các trang trại áp dụng KH - KT vào sản xuất.

3.1.3.3. Định hướng phát triển các lĩnh vực xã hội

a. Về giáo dục đào tạo:

- Tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt đề án phát triển giáo dục - đào tạo huyện Thuận Thành, giai đoạn 2016-2010, định hướng đến năm 2030. Quy hoạch mạng lưới trường lớp, phân luồng học sinh hợp lý sau tốt nghiệp trung học cơ sở; tiếp tục giữ quy mô giáo dục vững chắc.

- Đối với giáo dục mầm non: Đến năm 2020 có 30 trường mầm non với 130 nhóm trẻ, huy động 2.2700 tre trong độ tuổi ra lớp đạt 45%; với 280 lớp mẫu giáo, huy động 9.000 cháu, tỷ lệ trẻ trong độ tuổi ra lớp mẫu giáo đạt 99,9%. Đến năm 2030 có 33 trường mầm non, huy động 70% cháu nhà trẻ và 100% cháu mẫu giáo đến lớp.

- Đối với giáo dục tiểu học: Đến năm 2020, ổn định 24 trường tiểu học với 500 lớp và 15.500 học sinh, 100% học sinh từ lớp 3 trở lên được học ngoại ngữ và tin học và đến năm 2030 có 25 trường tiểu học.

- Đối với giáo dục trung học cơ sở và trung học phổ thông: Đến năm 2020 ổn định 19 trường THCS với 257 lớp và 9.387 học sinh; 5 trường THPT với 133 lớp và

6.400 học sinh.

- Nâng cao ý thức nghề nghiệp trong đội ngũ cán bộ, giáo viên; tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ cán bộ giáo viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phấn đấu đến năm 2020, 100% số trường đạt chuẩn quốc gia.

b. Về y tế, chăm sóc sức khoẻ:

- Xây dựng ngành y tế huyện Thuận Thành phát triển toàn diện xứng tầm với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ngày càng cao của nhân dân trên các lĩnh vực phòng bệnh, khám chữa bệnh, phục hồi chức năng, tuyên truyền giáo dục sức khoẻ cho nhân dân; kiểm soát phòng chống dịch bệnh, truyền thông giáo dục sức khoẻ, chỉ đạo quản lý mạng lưới y tế xã, thị trấn chặt chẽ đồng bộ, chăm sóc giáo dục sức khoẻ sinh sản, xây dựng phong trào làng văn hoá sức khoẻ, hạn chế các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh tật, nâng cao tuổi thọ, nâng cao chất lượng cuộc sống, hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường.

- Thực hiện các chương trình y tế quốc gia đồng bộ hiệu quả, phấn đấu đến năm 2020 giảm mạnh tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn khoảng 7%. Làm tốt công tác tiêm chủng mở rộng hàng năm đạt trên 98%. Quản lý chặt chẽ thai nghén trên 98%; khám chữa phụ khoa trên 98%.

- Tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị cho mạng lưới y tế cơ sở, đảm bảo 100% cá trạm y tế xã, thị trấn được kiên cố hoá và có bác sĩ, hoàn thiện tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011 - 2020 vào năm 2018.

c. Về phát triển văn hoá:

- Xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đạm đà bản sắc dân tộc. Gắn kết chặt chẽ và đồng bộ giữa phát triển văn hoá và phát triển kinh tế - xã hội. Tiếp tục đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống văn hoá lành mạnh trong xã hội, trước hết là trong các tổ chức Đảng, Nhà nước, Mặt trận, đoàn thể nhân dân và trong từng cá nhân, gia đình, thôn xóm, đơn vị, tổ chức cơ sở.

- Phát triển du lịch bền vững, hiệu quả kinh tế - xã hội cao, đa dạng hoá sản phẩm du lịch, tăng dần thời gian lưu trú của du khách, tăng hiệu quả kinh doanh và sức hấp dẫn cho du lịch Thuận Thành, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng nhanh tỷ trọng ngành du lịch trong cơ cấu kinh tế địa phương; tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành trong quá trình phát triển kinh tế, phát huy truyền thống bản sắc văn hoá quê hương, tôn tạo và gìn giữ các di tích lịch sử văn hoá, cảnh

quan thiên nhiên môi trường, khôi phục và phát triển cá nghề thủ công truyền thống góp phần thúc đẩy du lịch phát triển. [10]

3.1.3.4. Các khâu đột phá

Một là, tổ chức lại không gian đô thị để phát huy hiệu quả cầu vượt sông Đuống, đường vành đai 4 nối với hệ thống quốc lộ hiện nay trên địa bàn; trên cơ sở đó xây dựng Thuận Thành trở thành thị xã trước năm 2025.

Hai là, nâng cao tính năng động và tiên phong, không ngừng cải thiện môi trường kinh doanh; đẩy mạnh công tác xúc tiến thu hút đầu tư công nghiệp theo hướng có chọn lọc, thu hút các dự án lớn, công nghệ có sức lan toả thu hút công nghiệp phụ trợ phát triển,...

Ba là, mở rộng, hợp lý hoá co cấu huy động các nguồn vốn của các thành phần kinh tế.

Bốn là, tập trung phát triển mạnh các loại hình dịch vụ gắn với công nghiệp, chuỗi các khu công nghiệp.

Năm là, phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, ứng dụng công nghệ cao tạo đột phá về năng suất, chất lượng và đạt hiệu quả kinh tế cao.

Sáu là, nần cao năng lực của chính quyền cơ sở. Thực hiện “thi tuyển lãnh đạo phòng, ban cấp huyện”. [10]

3.2. Những giải pháp cơ bản

3.2.1. Huy động và khai thác nguồn vốn

Dự kiến nhu cầu vốn đầu tư (giá hiện hành) trong giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 32,5 nghìn tỷ đồng và giai đoạn 2020 - 2030 là 63,6 nghìn tỷ đồng. Do vậy, cần tập trung vào cá giải pháp chính như sau:

- Huy động tối đa nguồn vốn từ quỹ đất để phát triển đô thị, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, chú trọng thu hút vốn từ cá thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, xã hội hoá trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hoá - thể thao.

- Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước (bao gồm cả vốn ODA), trong đó cả từ ngân sách Trung ương và ngân sách Tỉnh dành chủ yếu cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội.

- Nguồn đầu tư từ doanh nghiệp ngoài quốc doanh và dân cư, có xu hướng chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 40- 50%. Đây là nguồn vốn dựa trên khả năng xúc tiến kêu gọi đầu tư và cơ chế chính sách thu hút đầu tư của tỉnh, chủ yếu lệ thuộc vào xu hướng, tiềm lực các nhà đầu tư hướng tới một số ngành nghề, lĩnh vực có lợi thế của mình.

- Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tạo lợi thế trong việc thu hút nguồn đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài. Chú trọng công tác xúc tiến đầu tư để thu hút làn sóng đầu tư mới từ Nhật Bản, Hoa Kỳ và các quốc gia khác vào Việt Nam.

3.2.2. Quy hoạch và phát triển đồng bộ cơ sở hạ thầng các khu công nghiệp

3.2.2.1. Giao thông

- Tập trung công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư, cam kết tháo gỡ khó khăn, bàn giao mặt bằng và toạ sự đồng thuận trong nhân dân để các nhà đầu tư, nhà thầu thực hiện theo đúng tiến độ, sớm đưa các công trình cải tạo, nâng cấp quốc lộ 38, quốc lộ 18C đi vào sử dụng phát huy tác dụng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện; kiến nghị chuẩn bị đầu tư dự án đường vành đai 4.

- Các tuyến tỉnh lộ: Thực hiện quy hoạch, triển khai xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng theo hướng hiện đại, tạo sự liên kết, liên hoàn giữa các tuyến đường quốc lộ, các tuyến đường huyện, xã, thôn đảm bảo đúng tiêu chuẩn, chất lượng và an toàn giao thông. Hoàn chỉnh toàn bộ hệ thống đường giao thông theo tiêu chuẩn cao, đường qua đô thị, qua khu dân cư được quy hoach xây dựng theo tiêu chuẩn đường đô thị. Toàn bộ mạng lưới đều được xây dựng với cấp, hạng kỹ thuật cao, hiện đại.

- Các tuyến đường huyện lộ và giao thông nông thôn: Tập trung mọi nguồn lực đầu tư, cải tạo và nâng cấp xây dựng mới các tuyến đường giao thông đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế trên địa bàn huyện. Đến năm 2020, 100% các tuyến đường liên xã, đường thôn xóm được cứng hoá.

- Đường thuỷ: Phát triển giao thông đường thuỷ, đảm bảo việc bốc xếp và chuyên chở hàng hoá thuận lợi, các hệ thống bến bãi, cảng sông phục vụ lưu thông

hàng hoá lớn. Xây dựng một số cảng sông hiện đại kết hợp với xây dựng cảng ICD phục các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Thuận Thành để đáp ứng cho việc trung chuyển hàng hoá một cách thuận lợi nhất.

3.2.2.2. Thuỷ lợi

Tiếp tục củng cố và hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi, cải tạo và nâng cấp các công trình đầu mối bảo đảm tưới tiêu. Đề nghị tỉnh triển khai xây dựng dự án trạm bơm Phú Mỹ, Ngọ Xá để tạo nguồn nước tưới cho vụ đông xuân và tiêu úng. Tiếp tục kiên cố hoá kênh mương, phấn đấu 80% hệ thống kênh cấp 2, 70% hệ thống kênh cấp 3 được cứng hoá. Đảm bào cấp nước cho trông trọt và chăn nuôi theo mục tiêu phát triển nông nghiệp; đap ứng yêu cầu tiêu thoát nước cho sản xuất công nghiệp, sinh hoạt phục vụ nhu cầu phát triển của các khu công nghiệp, đô thị, khu dân cư. Tăng cường giải pháp tiêu ra sông ngoài, giảm bớt hoặc hạn chế diện tích tiêu vào sông trục nội đồng và tiêu tự chảy. Đảm bảo chống lũ sông, bảo vệ dân sinh.

3.2.2.3. Hệ thống cấp điện, nước

- Phát huy tối đa hiệu quả kinh tế của mạng lưới điện hiện có, đảm bảo sự đồng bộ trong quá trình cải tạo và phát triển để nâng cao hiệu quả kinh tế chung của toàn mạng điện. Định hướng lâu dài lưới điện trung áp huyện Thuận Thành sử dụng cấp điện áp 22KV và 35KV. Từng bước cải tạo và nâng cấp lưới 10KV về cấp điện áp 22KV, phát huy TBA 110/35,22KV tại xã Gia Đông. Các trạm biến áp phân phối lắp mới ở cấp điện áp có thêm đầu phân áp 22KV để thuận lợi khi chuyển đổi về cấp điện áp 22KV sau này.

- Đẩy mạnh đầu tư các trạm cấp nước sạch sinh hoạt, cấp nước phục vụ sản xuất công nghiệp. Phấn đấu đến năm 2020, 100% dân số nông thôn trên địa bàn huyện Thuận Thành được sử dụng nước sạch và nước hợp vệ sinh.

3.2.3. Quy hoạch sử dụng đất

Định hướng sử dụng đất của huyện Thuận Thành đến năm 2020 sẽ diễn ra theo hướng chuyển diện tích đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Định hướng sử dung đất của huyện sẽ tăng theo hướng tăng đất dịch vụ du lịch, đất xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, đất đảm bảo an ninh lương thực, đất trồng cây ăn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/12/2023