Tác Động Của Bối Cảnh Quốc Tế Và Trong Nước

c. Cơ sơ vật chất phục vụ cho hoạt động thương mại và dịch vụ

Hạ tầng thương mại, các chợ nông thôn trên địa bàn huyện cơ bản đáp ứng nhu cầu giao lưu hàng hoá. Toàn huyện có 19 chợ lớn, ngoài ra còn các chợ cóc, chợ tạm, huyện có 5.471 cơ sở hoạt động thương mại - dịch vụ tương ứng với 7.672 người (năm 2014). Những năm gần đây, huyện đã tập trung huy động các nguồn vốn ngân sách và các nguồn vốn dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp một số chợ như; chợ Mão Điền, chợ Chẹm, chợ Hồ, chợ Vàng ...

Năm 2008, chợ trung tâm huyện được tiến hành khởi công trên diện tích 1,4 ha với 200 ki ốt cùng hệ thống chiếu sáng, điện nước, hệ thống camera an ninh. Chợ được xây dựng nhằm dẹp bỏ các chợ cóc, chấm dứt tình trạng ô nhiễm và ùn tắc giao thông, đồng thời tập trung các hộ kinh doanh vào buôn bán tại chợ trung tâm, tạo thói quen mua sắm hiện đại cho người dân khu vực cũng như toàn huyện.

2.1.3.5. Vốn đầu tư

Trong những năm quan, huyện đã tập trung huy động các nguồn kinh phí, dự án đầu tư nâng cấp, xây dựng mới được một số công trình như: trạm bơm Nghi Khúc, trạm bơm Đại Đồng Thành tưới tiêu chủ động, phục vụ việc thâm canh, phát triển sản xuất nông nghiệp.

Về nguồn vốn, trên địa bàn huyện có khá nhiều các tổ chức tín dụng được Nhà nước và tỉnh quan tâm hỗ trợ về vốn để phát triển sản xuất đặc biệt là sản xuất nông nghiệp.

2.1.3.6. Thị trường

Thuận Thành là huyện có dân số đông, đồng thời chính là thị trường tiêu thụ một lượng hàng hoá lớn, đặc biệt là nhu cầu lương thực thực phẩm. Nằm kề sát với Thủ đô một thị trường tiêu thụ rộng lớn. Cùng với sự phát triển KT - XH, nhu cầu về lương thực thực phẩm chất lượng cao của người dân ngày một tăng cao, thúc đẩy nông nghiêp huyện phát triển theo hướng hàng hoá, bền vững gắn với hình thành vành đai xanh cho khu vực đô thị Hà Nội, Bắc Ninh.

Được tiếp cận thị trường hàng hóa và dịch vụ của các nước trên thế giới với mức giá nhập khẩu cắt giảm, tạo điều kiện mở rộng thị trường xuất khẩu, phát triển kinh tế mở.

Môi trường kinh doanh của huyện ngày càng được cải thiện, đây là tiền đề rất quan trọng để tiếp tục phát huy những thế mạnh của các thành phần kinh tế trong huyện đồng thời thu hút vốn đầu tư và công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp trong cả nước cũng như đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào huyện.

Hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn huyện được chú trọng phát triển. Trong các khu công nghiệp mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng điện tử, máy móc, thiết bị... Hàng xuất khẩu chủ yếu của huyện là nông sản như: ớt, dưa chuột. Đặc biệt là hàng xuất khẩu tại các làng nghề truyền thống như: tranh Đông Hồ, vàng mã, đúc đồng (Đào Viên), mây tre đan làng Cả ...

2.1.3.7. Khoa học và công nghệ

Trong thời kì CNH - HĐH đất nước thì khoa học và công nghệ là yếu tố không thể thiếu trong sản xuất. Việc ứng dụng khoa học và công nghệ vào các ngành kinh tế có vai trò góp phần nâng cao năng suất lao động, tăng sản lượng sản phẩm. Thuận Thành là huyện kinh tế vẫn chủ yếu là nông nghiệp. Ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất nông nghiệp góp phần làm tăng năng suất, chất lượng nông sản đồng nghĩa với việc tăng giá thành và tăng thu nhập cho người dân.

Trong địa bàn huyện đã có cơ sở chuyên xử lí rác thải công nghiệp với công nghệ cao, công ty Cổ phần Môi trường Thuận Thành với năng lực xử lí 50 tấn/ ngày (năm 2012).

2.1.3.8. Đường lối chính sách

Thuận Thành là huyện thuần nông, còn gặp nhiều khó khăn, được Nhà nước và tỉnh Bắc Ninh có những chủ trương, chính sách tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội như: chính sách hỗ trợ vay vốn HSSV, chính sách vay vốn hộ nghèo, chính sách khuyến nông,... chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, bệnh viện, trường học.

2.1.3.9. Tác động của bối cảnh quốc tế và trong nước

a. Bối cảnh quốc tế

Sau hơn 7 năm diễn ra cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu (năm 2008), bức tranh chung về tình hình kinh tế thế giới trong năm 2015 tuy chưa thực sự khởi sắc nhưng cũng đã bớt ảm đạm hơn. Theo số liệu mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB), tốc độ tăng trưởng toàn cầu năm 2015 là 2,4%.

Cuộc cách mạng khoa học công nghệ diễn ra ngày càng mạnh mẽ; khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, tiếp tục có những bước nhảy vọt, ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, làm chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế và biến đổi sâu sắc các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Tri thức và sở hữu trí tuệ có vai trò ngày càng quan trọng. Kinh tế tri thức phát triển mạnh, do đó con người và tri thức càng trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia. Quá trình quốc tế hoá sản xuất và phân công lao động diễn ra ngày càng sâu rộng; toàn cầu hóa kinh tế, với vai trò ngày càng lớn của các công ty quốc tế xuyên quốc gia ngày càng lớn, tiếp tục phát triển về quy mô, mức độ và hình thức biểu hiện với nhữmg tác động tích cực và tiêu cực, cơ hội và thách thức đan xen rất phức tạp.

Việc tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu đã trở thành yêu cầu đối với các nền kinh tế.

b. Bối cảnh trong nước

Kinh tế tăng trưởng theo xu hướng tích cực. Việt Nam đã tham gia tổ chức thương mại Thế giới (WTO) năm 2006, Việt Nam tham gia hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP (2015). Đây là dấu mốc quan trọng của Việt Nam trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế mang đến cho Việt Nam rất nhiều thuận lợi như:

- Tạo điều kiện thuận lợi trong thị trường xuất nhập khẩu.

- Góp phần thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

- Tạo điều kiện tiếp thu khoa học, công nghệ cao.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình CNH - HĐH đất nước.

- Nâng cao vị thế trên trường quốc tế về kinh tế, chính trị, ngoại giao,...

Tuy nhiên, nền kinh tế nước ta sẽ tiếp tục đối mặt với không ít khó khăn, thách thức khi tham gia vào tiến trình hội nhập ngày càng sâu do năng lực cạnh tranh thấp, thương hiệu sản phẩm yếu và uy tín doanh nghiệp chưa có nhiều cải thiện. Bên cạnh đó, tình hình cung, cầu trên thị trường thế giới còn nhiều biến động phức tạp gây áp lực cạnh tranh cho xuất khẩu của Việt Nam [23], [26].


CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2014


11.791,01

(ha)



DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG GIAI ĐOẠN 2005 - 2014

Nghìn người



2.1.4. Đánh giá chung

Hình 2.3: Bản đồ nguồn lực phát triển kinh tế huyện Thuận Thành‌

(Nguồn: tác giả biên vẽ)

2.1.4.1. Thuận lợi

Vị trí địa lí của huyện Thuận Thành thuận lợi cho việc gia lưu phát triển kinh tế với các huyện và các tỉnh thành xung quanh.

Thuận Thành có điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp đa dạng và phong phú. Mùa Đông với khí hậu khô, lạnh làm cho vụ đông trở thành vụ chính có thể trồng được nhiều loại cây rau màu ngắn ngày cho giá trị kinh tế cao và xuất khẩu.

Đất đai có địa hình bằng phẳng, chất lượng tốt, có tiềm năng phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, hình thành những vùng chuyên canh cây trồng như: cây rau màu, cây cảnh, cây lương thực…

Thuận Thành có nguồn nước mặt tương đối dồi dào bao gồm sông Đuống, sông Liễu Khê, sông Dâu, sông Nguyệt Đức, sông Đông Côi, sông Bùi. Sông Đuống có hàm lượng phù sa nhiều, vào mùa mưa trung bình cứ 1m3 nước có 2,8 kg phù sa.

Hệ thống sông ngòi, kênh mương cùng với số lượng ao hồ dày đặc tạo điều kiện thuận lợi cung cấp nước ngọt quanh năm cho sản xuất, cũng như cải tạo đất.

Thuận Thành là huyện thuộc loại dân số trẻ, dân số trong độ tuổi lao động đạt

97.587 người chiếm 63,19% (năm 2014) so với tổng số dân. Đây có thể coi là một điểm lợi thế của huyện về nguồn nhân lực và lao động trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Về cơ sở hạ tầng - vật chất kĩ thuật tương đối phát triển, khoa học kĩ thuật cũng từng bước được áp dụng vào sản xuất đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp.

2.1.4.2. Khó khăn, thách thức

Đặc điểm địa chất huyện Thuận Thành nói chung mang những nét đặc trưng của cấu trúc địa chất thuộc sụt trũng của vùng sông Hồng, bề dầy trầm tích đê tứ chịu ảnh hưởng rõ rệt của cấu trúc mỏng nên khó khăn cho việc xây dựng các công trình phục vụ cho sự phát triển KT - XH của huyện (nhất là những vùng ngoài đê).

Do lượng mưa phân bố không đều trong năm làm cho tình trạng ngập úng, hạn hán cục bộ vẫn thường xảy ra ở một số nơi trên địa bàn huyện. Gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và ảnh hưởng tới sinh hoạt và vận chuyển hàng hóa cuẩ nhân dân (vùng ngoài đê ảnh hưởng lớn nhất).

Cùng với quá trình sản xuất nông nghiệp các tài nguyên (nhất là đất, nước) đã bị thoái hóa đi một cách nhanh chóng hoặc chưa khảo sát đánh giá đầy đủ đã hạn chế phần nào đến khả năng khai thác và sử dụng một cách tốt nhất.

Về dân số và lao động: quy mô dân số ngày càng tăng lên năm 2014 dân số toàn huyện là 154.410 chiếm 13,68% dân số của toàn tỉnh. Kết cấu giới tính của huyện Thuận Thành có sự chênh lệch khá lớn. Đến năm 2012 tỷ lệ giới tính là 125 bé trai/100 bé gái.

Cơ cấu lao động chuyển dịch chậm, chất lượng thấp, chưa thích ứng với mức độ chuyển dịch của các nguồn lực sản xuất khác. Trong cơ cấu lao động huyện Thuận Thành, lao động trong nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ cao năm 2014 chiếm 78,4%, lao động phi nông nghiệp chỉ chiếm 21,6% tổng số lao động.

Hệ thống đường trục xã, đường thôn xóm tuy đã được cứng hoá bằng nhựa, bê tông mặt đường, nhưng việc thiết kế, thi công còn nhiều bất cập và thiếu đồng bộ. Tải trọng thiết kế nhỏ, chưa quan tâm đến làm rãnh thoát nước, thiếu biển báo giao thông...

2.2. Thực trạng phát triển kinh tế huyện Thuận Thành

2.2.1. Khái quát chung

Tổng giá trị sản xuất của huyện không ngừng tăng cao và năm 2014 đạt 7.072,9 tỷ đồng. Đây là một kết quả khả quan của chặng đường đổi mới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần làm cho thu nhập bình quân trên đầu người tăng nhanh. Giá trị sản xuất bình quân đầu người tăng lên đáng kể, năm 2005 là 17,5 triệu đồng/người/năm, đến năm 2014 đã đạt đến 28,4triệu đồng/người/năm.

Chỉ tiêu

Năm

2005

Năm

2010

Năm

2014

GTSX trong huyện (tỉ đồng)

1.045

3.768,6

7.072,9

% so với GTSX tỉnh Bắc Ninh

2,27

2,64

1,04

GTSX/người (triệu đồng)

17,5

21,2

28,4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Bảng 2.6: Giá trị sản xuất và giá trị sản xuất /người của Thuận Thành giai đoạn 2005 - 2014 (Giá thực tế)‌


Nguồn:Cục thống kê Bắc Ninh

Tốc độ tăng trưởng kinh tề của huyện luôn đạt ở mức cao năm 2014 là 14,5% với tốc độ tăng trưởng như vậy huyện Thuận Thành có tốc độ tăng trưởng cao hơn mức tăng của tỉnh Bắc Ninh.

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành: Từ năm 2005 đến nay, cơ cấu kinh tế huyện Thuận Thành đã có những chuyển dịch rất quan trọng. Trong cơ cấu ngành kinh tế, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ đã tăng lên.

Bảng 2.7: Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất huyện Thuận Thành giai đoạn 2005 - 2014 (Giá thực tế)

Năm

Tổng số (tỷ đồng)

Cơ cấu (%)

Nông-Lâm-TS

CN-XD

DV

2005

1.045

39,6

30,6

29,8

2010

3.768,6

31,9

41,8

26,3

2012

5.981,6

26,1

50,2

23,7

2014

7.072,9

21,1

54.0

24,9

Nguồn: Phòng thống kê huyện Thuận Thành


Hình 2 4 Biểu đồ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của huyện Thuận Thành giai 1

Hình 2.4: Biểu đồ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của huyện Thuận Thành giai đoạn 2005 - 2014‌

2.2.2. Phát triển kinh tế theo ngành

2.2.2.1. Ngành Nông - Lâm - Thủy sản

Giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản của huyện thuận Thành ngày càng tăng năm 2005 giá trị sản xuất của ngành là 477 tỷ đồng đến năm 2014 giá trị sản xuất đã tăng lên 1.493,9 tỷ đồng.

Bảng 2.8: Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông-lâm-thuỷ sản của huyện Thuận Thành giai đoạn 2005 - 2014‌


Ngành

Năm 2005

Năm 2010

Năm 2014

Tỷ đồng

(giá hiện hành)

%

Tỷ đồng

(giá hiện hành)

%

Tỷ đồng

(giá hiện hành)

%

Tổng số toàn tỉnh

4.786

100

7.980

100

10.257

100

So với toàn tỉnh (%)







Nông nghiệp

460,8

6,45

1.142,2

13,72

1.331,9

12,98

Lâm nghiệp

2,1

0,04

2,9

0,03

4,9

0,04

Thủy sản

14,1

0,29

104,7

1,31

157,1

1,53

Nguồn: Phòng thống kê huyện Thuận Thành

a. Nông nghiệp


Giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản của huyện Thuận Thành ngày càng tăng nhưng tỷ trọng của ngành trong cơ cấu kinh tế của huyện có xu hướng giảm năm 2005 giá trị sản xuất của ngành là 477 tỷ đồng chiếm 39,6% nhưng đến năm 2014 giá trị sản xuất đã tăng lên 1.493,9 tỷ đồng nhưng chỉ chiếm có 21,1%.


Ngành

Năm 2005

Năm 2010

Năm 2014

Giá trị

(Tỉ đồng)

Cơ cấu

(%)

Giá trị

(Tỉ đồng)

Cơ cấu

(%)

Giá trị

(Tỉ đồng)

Cơ cấu

(%)

Tổng số

460.8

100

1.142,2

100

1.331,9

100

Trồng trọt

253,4

55

529,9

46.4

524,9

39,4

Chăn nuôi

188,8

41

544,3

47,7

695,5

52,2

Dịch vụ nông nghiệp

18,6

4

68,0

6,0

111,5

8,4

Bảng 2.9: Gía trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp huyện Thuận Thành giai đoạn 2005 - 2014‌


Nguồn: Phòng thống kê huyện Thuận Thành

* Trồng trọt

- Sản xuất lương thực:

Thuận Thành là huyện có diên tích đất sản xuất nông nghiệp tương đối lớn chiếm 15,97% diện tích sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh. Với lượng lao động trong

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/12/2023