Bản Đồ Hiện Trạng Phát Triển Kinh Tế Huyện Thuận Thà

2.2.3.2. Tiểu vùng 2

Tiểu vùng 2 bao gồm các xã ven sông Đuống như: Đình Tổ, Đại Đồng Thành, Song Hồ, Hoài Thượng và Mão Điền. Tiểu vùng có diện tích tự nhiên là 38.732,6 km2 chiếm 32,8% diện tích tự nhiên toàn huyện. Năm 2014, dân số là 63.817 người chiếm 41,3% dân số toàn huyện, với mật độ là 1.647,6 người/km2.

Các xã đều có diện tích trong đê và ngoài đê thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp và vật liệu xây dựng. Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp không phát triển ở vùng này được vì nền địa chất ở đây mới được hình thành nên rất yếu. Diện tích cây lương thực có hạt là 3.976,6 ha, diện tích trồng ngô đạt 833,2 ha. Tổng số đàn trâu, bò đạt 697 con. Do có vị trí ven sông Đuống, các xã trong tiểu vùng có điều kiện thuận lợi phát triển nông nghiệp, đặc biệt trồng các loại cây hoa màu, cây công nghiệp như ngô, khoai, đậu tương, dâu tằm,...

Ven sông thuận lợi cho phát triển ngành sản xuất vật liệu xây dựng như: sản xuất gạch, khai thác cát.

Hệ thống chợ thương mại gồm có chợ Hồ, chợ trung tâm huyện phục vụ cho hoạt động buôn bán trong vùng.

Tiểu vùng cũng có thế mạnh về du lịch. Đền thờ Kinh Dương Vương - Thuộc thôn Á Lữ, xã Đại Đồng Thành, Nam Bang Thủy Tổ. Chùa Bút Tháp thuộc xã Đình Tổ, Di tích quốc gia đặc biệt về kiến trúc nghệ thuật. Bảo vật Quốc gia Tháp Cửu phẩm Liên Hoa, Phật bà Thiên thủ Thiên nhãn. Nhà thờ dòng họ Lê Doãn thôn Đại Mão, xã Hoài Thượng; cảng Á Lữ, đình làng Tú Tháp xã Song Hồ.

Tiểu vùng có làng tranh dân gian Đông Hồ, nghề làm vàng mã, tạo việc làm cho một lượng lớn lao động các xã xung quanh. Sản phẩm vàng mã được vận chuyển buôn bán trong nước và xuất khẩu, đem lại nguồn thu nhập lớn cho người lao động.

2.2.3.3. Tiểu vùng 3

Tiểu vùng 3 gồm các xã Song Liễu, Ngũ Thái, Nguyệt Đức, Ninh Xá, Gia Đông, Nghĩa Đạo, Trạm Lộ, An Bình. Diện tích tự nhiển là 60.564,9 km2 chiếm 51% diện tích tự nhiên toàn huyện. Dân số đạt 62.997 người chiếm 40,9% dân số toàn huyện (năm 2014). Mật độ dân số trung bình là 1.040,1 người/km2.

Tiểu vùng này có địa hình tương đối bằng phẳng, có cuộc sống ổn định. Nền sản xuất ở đây phát triển được cả công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ hàng hóa. Vùng có diện tích cây lương thực có hạt là 6.626,8 ha, diện tích ngô là 38,5 ha (năm 2014). Tổng số trâu của vùng là 58 con, bò là 1.032 con.


100 %

CƠ CẤU GTSX GIAI ĐOẠN 2005 - 2014

GTSX NGÀNH CÔNG NGHIỆP

GIAI ĐOẠN 2005 - 2014 (Tỉ đồng – Giá HH)

80 29.8

60

26.3 23.7

24.9

Tỷ đồng

30.6

40

41.8 50.2 54


Năm

20 39.6

0

31.9 26.1


21.1

Năm

2005 2010 2012 2014

Dịch vụ

Công nghiệp - xây dựng Nông -Lâm-Thủy sản



GTSX VÀ GTSX/NGƯỜI GIAI ĐOẠN 2005 - 2014


(Tỉ đồng) (Triệu đồng)


Năm



Hình 2.6: Bản đồ hiện trạng phát triển kinh tế huyện Thuận Thà

Hình 2.6: Bản đồ thực trạng phát triển kinh tế huyện Thuận Thành

(Nguồn: tác giả biên vẽ)

Tiểu vùng chủ yếu là phát triển nông nghiệp. Với các vùng chuyên canh như: Vùng sản xuất lúa chất lượng cao tập trung như: Nghĩa Đạo, Ngũ Thái, Vùng trồng rau tập trung ở các xã Nghĩa Đạo, An Bình, Ninh Xá.Vùng trồng hoa chất lượng tốt ở xã Trạm Lộ. Vùng trồng các loại cây xuất khẩu ở xã Nghĩa Đạo, Trạm Lộ, An Bình, Ninh Xá.

Chợ thương mại của vùng gồm có chợ Chẹm, chợ Vàng, chợ An Bình, ngoài ra còn có các chợ cóc, chợ tạm bợ.

Đền thờ Sỹ Nhiếp ở Gia Đông, Nam Giao Học Tổ. Chùa Linh Ứng xã Gia Đông. Bảo vật Quốc gia Ba pho tượng Tam Thế bằng Cẩm Thạch. Các xã trong vùng còn có các lễ hội là những địa điểm thu hút khách du lịch.

2.2.4. Đánh giá chung

2.2.4.1. Những kết quả chủ yếu

Huyện đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng: Tổng giá trị sản xuất của huyện không ngừng tăng cao năm 2014 đạt 7.072,9 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng kinh tề của huyện luôn đạt ở mức cao năm 2014 là 14,5%. Thu nhập bình quân đầu người tăng lên đáng kể, năm 2005 thu nhập bình quân đầu người của huyện là 17,5 triệu đồng/người/năm, đến năm 2014 thu nhập bình quân đầu người đã đạt đến 28,4triệu đồng/người/năm.

Cơ cấu ngành kinh tế đang chuyển dịch theo hướng tiến bộ, giảm tỉ trọng ngành nông - lâm - thuỷ sản (từ 39,6% năm 2005 xuống còn 21,1% năm 2014), tăng tỉ trọng ngành công nghiệp - xây dựng (từ 30,6% lên 54%, năm 2005 đến 2014), dịch vụ chiếm 24,9%.

Các lĩnh vực văn hóa xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, đảm bảo an ninh quốc phòng.

Hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật của huyện trong giai đoạn trên luôn được cải tạo, nâng cấp và xây mới nhằm phục vụ cho sự phát triển kinh tế của huyện.

2.2.4.2. Những khó khăn thách thức

Tuy nhiên trình độ phát triển KT-XH của huyện vẫn còn nhiều hạn chế yếu kém và nhiều thách thức không nhỏ. Kinh tế phát triển, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhưng xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, các ngành kinh tế có sự chuyển dịch tích cực nhưng còn chậm chưa tương xứng với tiềm năng hiện có của huyện.

Trong nông nghiệp sản xuất còn manh mún, quỹ thời gian còn chưa được sử dụng hết, sản xuất hàng hóa chưa phát triển, sức cạnh tranh của hàng nông sản còn

thấp. Kinh tế phát triển chủ yếu ở thị trấn và các xã gần với thành phố Bắc Ninh, thành phố Hà Nội.

Mặc dù có sự chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các thành phần kinh tế nhưng vẫn còn chậm, chất lượng thấp,chưa thích ứng với mức độ chuyển dịch của các nguồn lực sản xuất khác. Đời sống và thu nhập của người dân còn thấp hơn so với mức trung bình của toàn tỉnh, sự phân hóa giàu - nghèo ngày càng tăng, an ninh nông thôn trật tự xã hội còn nhiều điểm bức xúc chậm được giải quyết.

Vấn đề đặt ra trong công cuộc CNH - HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay huyện Thuận Thành cần phải có những định hướng và giải pháp đúng đắn để KTXH của huyện phát triển nhanh và bền vững.

Tiểu kết chương 2

Thuận Thành là huyện ở phía nam tỉnh Bắc Ninh, nằm cách xa trung tâm tỉnh nhưng lại tiếp giáp với thủ đô Hà Nội cách trung tâm thủ đô khoảng 25km về phía tây nam. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để huyện phát triển kinh tế trong tương lai. Thiên nhiên không có nhiều ưu đãi đối với huyện, tuy nhiên hiện nay các ngành công nghiệp trên địa bàn huyện cũng khá phát triển. Do có dân số đông đã tạo ra nguồn lao động dồi dào với trình độ nguồn lao động ngày một nâng cao và thị trường tiêu thụ rộng lớn; cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật được đầu tư hiện đại; những chính sách phát triển công nghiệp hợp lí…tất cả đã tạo nên động lực cho sự phát triển công nghiệp của huyện.

Trong những năm qua huyện đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng: Tổng giá trị sản xuất của huyện không ngừng tăng cao năm 2014 đạt 7.072,9 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng kinh tề của huyện luôn đạt ở mức cao, thu nhập bình quân đầu người tăng lên đáng kể. Cơ cấu ngành kinh tế đang chuyển dịch theo hướng tiến bộ, giảm tỉ trọng ngành nông - lâm - thuỷ sản, tăng tỉ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch. Các lĩnh vực văn hóa xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, đảm bảo an ninh quốc phòng.

Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế của huyện còn gặp nhiều khó khăn và tồn tại những hạn chế nhất định, cần đưa ra những định hướng cụ thể và giải pháp phát triển hiệu quả để khắc phục những khó khăn và hạn chế này vì mục tiêu phát triển bền vững tương lai của huyện.

Chương 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ

HUYỆN THUẬN THÀNH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN NĂM 2030


3.1. Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển

3.1.1. Quan điểm

Trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước ta đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng, của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh; các Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh và các Nghị quyết của Đảng bộ huyện Thuận Thành, đồng thời xuất phát từ các tiềm năng, lợi thế và thực trạng kinh tế huyện, trong giai đoạn tới phát triển kinh tế - xã hội huyện Thuận Thành theo các quan điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, phát triển kinh tế - xã hội huyện Thuận Thành phải đặt trong quan hệ tổng thể với phát triển kinh tế - xã hội cả nước, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng Thủ đô Hà Nội. Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững (bao gồm hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường; đồng thời đảm bảo hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dài) làm cơ sở để nâng cao đời sống của cộng đồng dân cư.

Thứ hai, phát triển kinh tế huyện Thuận Thành với bước đi hợp lí theo hướng đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; đẩy mạnh xúc tiến thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, hạ tầng du lịch, phát triển làng nghề bền vững, chuyển mạnh nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá, coi trọng nông nghiệp công nghệ cao và nông nghiệp đô thị; gắn phát triển kinh tế với chỉnh trang, mở rộng đô thị và phát triển kết cấu hạ tầng; đảm bảo phát triển bền vững, phát triển kinh tế kết hợp chặt chẽ với phát triển xã hội, gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng, tiến bộ xã hội.

Thứ ba, phát triển kinh tế gằn liền với ổn định xã hội, giảm tối đa chênh lệch mức sống giữa các khu vực dân cư; đảm bảo mọi người dân được tiếp cận thuận tiện với các dịch vụ xã hội. Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền

vững không những đối với phạm vi toàn huyện mà còn cả khu vực khác có liên quan, hướng tới hình thành một vùng chức năng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, xanh, sạch về môi trường.

Thứ tư, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với củng cố hệ thống chính trị, bảo vệ an ninh quốc phòng, nền hành chính vững mạnh; góp phần giữ vững an ninh quốc phòng [10].

3.1.2. Mục tiêu phát triển

3.1.2.1. Mục tiêu tổng quát

Phát triển kinh tế toàn diện, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển kinh tế đô thị, lấy công nghiệp là đột phá, dịch vụ là trọng tâm, nông nghiệp là nền tảng. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội. Phát triển văn hoá xã hội, không ngừng nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng nông thôn mới theo hướng hiện đại. Phấn đấu quy hoạch và xây dựng thị trấn Hồ trở thành thị xã trước năm 2025.

3.1.2.2.Mục tiêu cụ thể

a. Về kinh tế:

- Tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 10%/năm, trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 14,3%/năm; dịch vụ tăng khoảng 9%/năm; nông, lâm, thuỷ sản tăng 0,8%/năm; giai đoạn 2021 - 2030 đạt 9,5%/năm, trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 11,6%/năm; dịch vụ tăng khoảng 8,5%/năm; nông, lâm, thuỷ sản tăng 1,0%/năm.

- Tổng giá trị gia tăng (GRDP) bình quân đầu người (theo giá hiện hành) đến năm 2020 đạt 45,6 triệu đồng/người/năm (tương đương 2.066 USD) và đến năm 2030 đạt trên 121 triệu đồng (tương đương 5.390 USD). Tổng thu ngân sách huyện hàng năm: tăng bình quân 10,7%/năm giai đoạn 2016 - 2020, đến năm 2020 tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt: 301.130 triệu đồng.

- Cơ cấu kinh tế theo hướng ưu tiên phát triển công nghiệp, và cơ cấu kinh tế theo các khu vực đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 như sau:


2020

2030

Tổng số

100%

100%

- Công nghiệp - xây dựng

45,9%

56,0%

- Dịch vụ

40,9%

37,7%

- Nông, lâm nghiệp – thuỷ sản

13,4%

6,3%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Phát triển kinh tế huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh - 10

Bảng 3.1: Cơ cấu kinh tế theo khu vực huyện Thuận Thành đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030‌


Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyện Thuận Thành đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

b. Về xã hội:

- Tốc độ tăng quy mô dân số của huyện khoảng 1,53% trong giai đoạn 2016 – 2020; khoảng 1,28% trong giai đoạn 2021 - 2030.

- Giải quyết việc làm cho khoảng 3.000 người mỗi năm; Đến năm 2020 giảm tỷ lệ thất nghiệp thành thị xuống dưới 3%.

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 1-2% vào năm 2020 (theo tiêu chí của giai đoạn).

- Đến năm 2020, 100% số hộ gia đình sử dụng nước sạch và nước hợp vệ sinh.

- Sức khoẻ của nhân dân được nâng cao, thể trạng, tầm vóc người Bắc Ninh được cải thiện: tuổi thọ trung bình đến năm 2020 đạt trên 75 tuổi. Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi đến năm 2020 xuống còn 7-8%.

- Đến năm 2020, 100% trường đạt chuẩn quốc gia, 100% trường học được kiên cố hoá.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề năm 2020 đạt 60% và năm 2030 đạt trên 75%.

- Tỷ trọng lao động khu vực dịch vụ và công nghiệp – xây dựng năm 2020 là 75% và năm 2030 là trên 85%.

- Xây dựng, phát triển và vận hành mạng lưới an sinh xã hội rộng khắp, đa dạng và hiệu quả. Thực hiện có hiệu quả các chính sách xã hội (chính sách đối với người có công, chính sách trợ cấp xã hội,..).

- Đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao quần chúng, thể thao thành tích cao, phấn đấu đến năm 2020 có trên 50% số dân trên địa bàn thường xuyên tập thể dục.

c. Về môi trường:

- Bảo tồn và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học; bảo tồn và tôn tạo các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể.

- Bảo đảm sự hài hoà giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý và có hiệu quả tài nguyên (trước hết là quỹ đất, tài nguyên nước mặt và nước ngầm), cảnh quan thiên nhiên và các không gian đô thị, văn hoá, du lịch, công nghiệp, nông nghiêp sinh thái theo hướng phát triển bền vững.

- Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống xử lý rác thải, chất thải (gồm cả chất thải rắn, nước sinh hoạt và khí thải). Đến năm 2020, 100% rác thải, nước thải y tế, rác thải sinh hoạt, chất thải trong sản xuất được thu gom xử lý đạt tiêu chuẩn. [10].

3.1.3. Định hướng phát triển

3.1.3.1. Định hướng phát triển theo ngành

a. Phát triển công nghiệp

- Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp Thuận Thành II, III, cụm công nghiệp: Xuân Lâm (49,4 ha), Thanh Khương (11,3 ha), Hà Mãn - Trí Quả (87,93 ha), cùng với các nhà đầu tư hạ tầng để thu hút một số dự án lớn, tập đoàn đa quốc gia, tạo điểm nhấn đột phá thu hút các nhà đầu tư khác, tạo ảnh hưởng lan toả và xây dựng thương hiệu Thuận Thành trong con mắt nhà đầu tư. Đây là bước đi không chỉ đột phá mà còn có tính chất chiến lược để khái thác triệt để cá lợi thế so sánh, tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế công nghiệp – xây dựng; đồng thời tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm để phát triển và hội nhập.

- Thu hút công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có quy mô vừa và nhỏ có chức năng cung cấp sản phẩm công nghiệp và dịch vụ cho các KCN.

- Hỗ trợ, khôi phục, bảo tồn, duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống và các làng nghề hiện có, khuyến khích các hộ gia đình, tư nhân, HTX, doanh nghiệp

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/12/2023