Thuận Lợi Và Khó Khăn Của Xã Trong Phát Triển Kinh Tế Xã

cuộc sống. Việc quan tâm xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, từng bước thay đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, xóa đói giảm nghèo và giảm dần khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.

­ Về giao thông:

Đường bộ: Nhìn chung giao thông xã Trực Đại tương đối phát triển, xã có vị trí địa lý thuận lợi, có tỉnh lộ 56 dài 1,7km, huyện lộ Nam Ninh Hải chạy qua góp phần mở rộng giao lưu hàng hóa với các huyện lân cận, thúc đẩy phát triển kinh tế, sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân. Hệ thống đường giao thông nông thôn có chiều dài 95,2km, gồm đường trục xã 4km, đường liên thôn 11,2km, đường dong xóm 56,9km, đường giao thông nội đồng 8,7km. Phần lớn đã được rải nhựa và bê tông hóa. Hệ thống giao

thông nội đồng chưa hoàn chỉnh còn nhỏ

hẹp. Để

đáp

ứng nhu cầu phát

triển kinh tế xã hội yêu cầu cấp thiết làm mới một số tuyến đường, mở rộng và nâng cấp những tuyến đường đã có.

Đường thủy: Địa bàn xã có sông Ninh Cơ, sông Thốp, dài 9,7km, bề rộng mặt nước trung bình 20­25m tạo thuận lợi cho việc vận chuyển bằng đường thủy.

­ Về thủy lợi:

Hệ thống tưới tiêu chủ yếu là tự chảy, phần lớn diện tích được tưới tiêu chủ động. Hệ thống sông cấp 1 dài 9,7km. Hàng năm chưa được nạo vét thường xuyên, chủ yêu giải tỏa vật cản. Cống tưới tiêu có 264 chiếc gồm 23 cống đầu kênh cấp 2 và 241 cống đầu kênh cấp 3. Hệ thống đầu mối hầu hết đã xuống cấp.

­ Hệ thống điện:

Hiện tại xã có 7 trạm biến áp, tổng công suất 1.470kv; đường dây

trục hạ

thế

10kv dài 6,6km, đường dây trục 0,4kv dài 36,4km. Tỷ

lệ hộ

dùng điện đạt 100%. Hệ thống điện được xây từ năm 1986. Tuy đã được sửa chữa, nâng cấp nhiều lần nhưng do được xây dựng từ lâu nên hiện tại

đường dây nhiều loại kích cỡ, tiết diện nhỏ gây tổn thất điện năng, không đảm bảo an toàn.

­ Trường học:

Trường mầm non gồm 2 trường với 16 phòng học, diện tích 676m2 diện tích sân chơi 4.464m2, tổng số 787 học sinh. Trường tiểu học gồm 2 trường với diện tích 3.028m2, có 966 học sinh. Để đạt tiêu chuẩn cần xây mới phòng chức năng và phòng đa năng, nâng cấp sân chơi của 2 trường. Trường trung học cơ sở có 1 trường với 914 học sinh, 23 lớp học. cần xây

thêm 18 phòng học và phòng chức năng để

đáp

ứng yêu cầu dạy và học.

Trung tâm giáo dục thường xuyên thành lập 2002, hiện tại đang tận dụng cơ sở của hợp tác xã nông nghiệp. Nhìn chung các trường học của xã Trực

Đại đều có vị trí hợp lý, đảm bảo yêu cầu hiện tại và phát triển trong

tương lai. Tuy nhiên còn thiếu phòng chức năng, phòng học, phòng thi đấu đa năng, chưa đạt chuẩn cần xây mới, mở rộng và nâng cấp trang thiết bị cho công tác dạy và học.

3.2.3. Văn hóa, xã hội và môi trường

­ Văn hóa: Hiện tại xã có 2 xóm đạt tiêu chuẩn làng văn hóa theo tiêu chí của tỉnh, đạt 9,5%.

­ Về giáo dục: tổng số giáo viên là 162 trong đó:

Phân theo trường: THCS có 56 giáo viên, Tiểu học có 55 giáo viên, mầm non là 51 giáo viên.

Phân theo trình độ: Đại học 68 giáo viên, Cao Đẳng 46 giáo viên, Trung Cấp 48 giáo viên.

Độ tuổi trung bình là 35 tuổi. So với tiêu chuẩn giáo viên đều đạt và vượt quy định của Bộ. Phổ cập giáo dục trung học đật 100%. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học trung học là 78%.

­ Về y tế: Trạm y tế xã đã đạt chuẩn giai đoạn 1. Số người tham gia các hình thức bảo hiểm y tế là 3.144 người, đạt 23% dân số xã.

­ Môi trường và nước sạch: xã chưa có hệ thống cấp nước sinh hoạt

tập trung. Nguồn nước mặt chịu ảnh hưởng của thủy triều, mạch nước

ngầm sâu hơn 100m. Nhân dân chủ yếu dùng nước ngầm qua giếng khoan. Tỷ lệ dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 90%. Tỷ lệ hộ có cơ sở chăn nuôi hợp vệ sinh 42%. Tỷ lệ cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn môi trường là 30%. Xã có 7 điểm thu gom rác thải, diện tích trung bình là 0,2ha.

3.2.4. Hệ thống chính trị tại xã:

Tổ chức Đảng có 519 đảng viên sin hoạt ở 29 chi bộ. Cán bộ xã có 21 người, trong đó có 2 người ở trình độ Cao Đẳng, 19 người thuộc trình độ Trung Cấp. Trực Đại là xã có truyền thống cách mạng, được phong tặng

danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ kháng chiến

chống Pháp. Đảng bộ, chính quyền địa phương nhiều năm được công nhận là trong sạch, vững mạnh, đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị địa phương. Tình hình ăn ninh, trật tự an toàn xã hội tại địa phương ổn định, không có khiếu kiện vượt cấp.

3.2.5. Hệ thống thông tin liên lạc

Xã hội ngày càng phát triển, hệ thống thông tin liên lạc là một

phần không thể thiếu được của bà con nhân dân trong xã. Nhờ hệ thống

thông tin thông suốt từ xã đến thôn đã thực hiện tuyên truyền những đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và những quy định của địa phương đến người dân. Góp phần nâng cao dân chí và phục vụ kịp thời cho các sự kiện chính trị, vận động học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tổ chức xét nhận gia đình văn hóa…

3.2.6. Thực trạng kinh tế

­ Kinh tế: Trực Đại là một xã sản xuất nông nghiệp chủ yếu, có

2.442 lao động sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm 17,7% dân số, chủ yếu là trồng lúa, rau màu, cây ăn quả, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.

Chăn nuôi tuy phát triển nhưng chủ yếu là chăn nuôi hộ gia đình quy mô

nhỏ, số

gia trại, trang trại chưa nhiều. Ngành nghề

nông thôn có: nghề

mộc, may mặc, xây dựng dân dụng, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản… nhìn chung ngành nghề phát triển, tỷ trọng khá tuy nhiên quy mô nhỏ lẻ, phân tán.

­ Giá trị sản xuất năm 2013 đạt 304.369 triệu đồng trong đó: Nông nghiệp thủy sản: 111.318 triệu đồng ( 36,57% )

Tiểu thủ công nghiệp, xây dựng: 88.711 triệu đồng ( 29,15%) Dịch vụ: 104.340 triệu đồng ( 34,28%)

Thu nhập bình quân là 12,67 triệu đồng/người/năm Tỷ lệ hộ nghèo là 11,6%


3.3. Thuận lợi và khó khăn của xã trong phát triển kinh tế xã

3.3.1. Thuận lợi

Trực Đại là xã có quy mô dân số, lao động, đất đai trung bình của huyện Trực Ninh. Xã có đường tỉnh lộ 56 chạy qua rất thuận lợi cho phát

triển thương mại, và dịch vụ. Xã có nghề dựng phát triển. (nghề may, mộc…)

tiểu thủ

công nghiệp và xây

Trong những năm qua Đảng bộ chính quyền và nhân dân trong xã đã

nỗ lực phấn đấu , từng bước chuyển dịch cơ

cấu kinh tế

nông nghiệp,

nông thôn, áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, đã có chuyển biến tich

cực, cơ sở hạ tầng nông thôn bước đầu được đầu tư, đặc biệt là giao

thông, thôn xóm đạt tỷ lệ rất cao, các trường học cơ bản tốt và các thôn đều có nhà văn hóa,…

Điều kiện nhà ở, điện nước sinh hoạt của nhân dân được đảm bảo, đời sống được cải thiện rõ rệt. An ninh chính trị, trật tự xã hội của nhân dân được đảm bảo. Đảng bộ chính quyền đoàn kết, hoàn thành tốt nhiệm vụ, là xã trung bình khá của huyện Trực Ninh.

3.3.2. Khó khăn

­ Thnht, ruộng đồng chưa được khai thác phục vụ sản xuất một

cách có hiệu quả

cao nhất. Đất đai vẫn còn manh mún nhỏ

lẻ, chưa tập

trung. Một gia đình có một mẫu ruộng thì thường bị chia nhỏ ra làm mấy nơi khác nhau, gây khó khăn cho việc chăm sóc và thu hoạch…

­ Th

hai, hoạt động chăn nuôi chủ

yếu nhỏ

lẻ ở

các hộ

gia đình.

Mới từng bước đầu một số hộ phát triển theo quy mô tập trung vừa và khá, nhưng chưa có quy hoạch, khu chăn nuôi tập trung nằm xa khu dân cư nên năng suất chăn nuôi thấp. Chăn nuôi chưa theo hướng công nghiệp, vẫn giữ

tập quán chăn nuôi ngày xưa, tốn nhiều thời gian và chi phí để có 1 sản

phẩm đầu ra. Giống lợn, bò còn là giống của địa phương chưa phát triển theo hương hiện đại hóa, chưa đưa được giống có năng suất, chất lượng cao vào trong chăn nuôi.

­ Thba, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm dẫn đến đời sống

của người dân còn gặp nhiều khó khăn.

­ Th

tư, hệ

thống hạ tầng kinh tế ­ xã hội, hạ

tầng kỹ thuật xây

dựng chưa có quy hoạch, nhiều công trình chưa được đầu tư, hoặc đầu tư chưa đồng bộ gây ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế xã hội, văn hóa và điều kiện sản xuất sinh hoạt của người dân.

­ Thnăm, nhiều tiêu chí nông thôn mới chưa đạt hoặc đạt ở mức

thấp.

Phần IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN


4.1. Thực trạng xây dựng nông thôn mới tại xãTrực Đại


4.1.1. Chủ

trương chính sách của Đảng và Nhà nước về

xây dựng nông

thôn mới tại xã Trực Đại

Trong những năm vừa qua, cùng với sự phát triển kinh tế chung của tỉnh Nam Định, kinh tế huyện Trực Ninh cũng đã phát triển với nhịp độ cao, hiệu quả và khá bền vững. Nhưng đến nay, bối cảnh đã có nhiều yếu tố mới tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển kinh tế ­ xã hội của cả nước nói chung, tỉnh Nam Định nói riêng và trong đó có huyện Trực Ninh. Sự phát triển của từng vùng lãnh thổ, huyện, thị xã, thành phố ngày càng năng động hơn và vị thế của Trực Ninh trong tổng thể nền kinh tế ­ xã hội của tỉnh ngày càng thấy nhiều yếu tố mang tầm lớn hơn, đòi hỏi phát triển mạnh hơn, vững chắc hơn. Do vậy cần phải cập nhật điều chỉnh bổ sung và xây dựng mới, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế huyện Trực Ninh hay xã Trực Đại nói riêng với tầm nhìn dài hạn.


Những năm gần đây, mô hình nông thôn mới đã không còn mới mẻ với nước ta, mô hình phát triển nông thôn đã góp phần quan trọng trong việc phát triển và cải thiện nông thôn nước ta. Để đáp ứng nhu cầu về đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cao của người nông dân theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, hợp tác hóa, Bộ chính trị đưa

ra Nghị

quyết số

06 NQ­TW ngày 10/11/1998 và chỉ

thị

số 49/2001/CT –

BNN/CS ngày 27/04/2001 của Bộ

trưởng Bộ

nông nghiệp và phát triển

nông thôn về việc “Xây dựng mô hình phát triển nông thôn mới”.


Quán triệt tình hình trên, xã Trực Đại thực hiện quyết định của UBND huyện Trực Ninh về việc phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới

xã Trực Đại, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định đến năm 2015. Đề án xây

dựng nông thôn mới nhằm giải quyết bốn nội dung cơ bản là: Phát triển

kinh tế nông thôn; Xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn; Xây dựng thiết

chế văn hóa, không ngừng nâng cao chất lượng văn hóa đời sống ở nông

thôn; Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của chính quyền, phát

huy sức mạnh của hệ thống chính trị ở nông thôn.


Với mục tiêu phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại với chủ thể là người nông dân được đảm bảo hài hòa các lợi ích. Do đó trên quan điểm: Lấy công nghiệp tác động vào nông nghiệp, văn minh đô thị tác động vào nông thôn, xã sẽ tiếp tục đẩy nhanh việc hoàn chỉnh

quy hoạch phát triển nông nghiệp và tăng cường đầu tư hạ tầng

nông thôn nhằm mục tiêu xây dựng nông thôn mới với đầy đủ các

tiêu chí từ kết cấu hạ tầng, đời sống kinh tế

xã hội, thiết chế

văn

hóa… đồng thời thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, với việc hình thành các vùng sản

xuất hàng hóa có năng suất, chất lượng và giá trị cao gắn với chế

biến, tiêu thụ, phục vụ thị trường đô thị, công nghiệp và đảm bảo an ninh lương thực.

4.1.2. Các hoạt động thúc đẩy mục tiêu phát triển đến năm 2015 của xã Trực Đại

Mỗi người đều mong muốn có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, tất

cả mọi người ai cũng được hưởng phúc lợi xã hội như nhau. Thực hiện

đường lối, chủ trương của Nhà nước, ban lãnh đạo xã cùng với nhân dân đã đưa ra các hoạt động và mục tiêu phát triển đến năm 2015 của xã được thể hiện qua bảng sau:


Bảng 4.1: Mức độ ưu tiên cho các hoạt động phát triển đến năm 2015 của xã Trực Đại


Tt ưu tiên

Mục tiêu

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Mức 5

Phát triển con người

Nâng cao trình độ dân trí

Chăm sóc sức khỏe ban đầu

Quan tâm gia đình chính sách

Quan tâm đến hộ nghèo


Phát triển tổ chức

Phát triển Nông dân

Hội

Nâng cao trình độ cho cán bộ




Phát triển kinh tế

Phát triển ngành nghề truyền thống

Đưa giống vào sản xuất

mới

Xuất động

khẩu

lao



Phát triển cơ sở hạ tầng

Bê tông hóa đường GTNT

Xây dựng nhà văn hóa

Nâng cấp sửa chữa trường học các

cấp

Kiên cố kênh mương, giao thông

nội đồng

Cải tạo hệ thống đèn đường

Phát triển văn hóa xã hội, bảo vệ môi

trường

Xây dựng khu sinh hoạt cộng đồng

Thực hiện hương

ước mới

Mở rộng và củng cố các câu lạc bộ


Tu sửa đình chùa

Thành lập đội ngũ gom rác

Nâng cao mức sống người dân

Cải thiện hệ thống tưới tiêu

Xây nhà vệ sinh tự hoại

Xây thống

sạch

dựng cấp

hệ nước



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 86 trang tài liệu này.

Đánh giá kết quả xây dựng nông thôn mới tại xã Trực Đại, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định - 4

Nguồn: Ban quản lý dự án xây dựng NTM xã Trực Đại

Xem tất cả 86 trang.

Ngày đăng: 01/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí