Sản Xuất Lương Thực Có Hạt Giai Đoạn 2005 - 2014

ngành nông nghiệp trên 70%, nên việc trồng cây lương thực có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của huyện.

Bảng 2.10: Sản xuất lương thực có hạt giai đoạn 2005 - 2014


Chỉ tiêu

Năm 2005

Năm 2010

Năm 2014

Diện tích (ha)

12.817

12.455

12.425

So với toàn tỉnh (%)

16,7

16,1

16,2

Sản lượng (tấn)

69.118

73.442

70.606

So với toàn tỉnh (%)

15,6

16,2

15,4

Bình quân lương thực (kg/người/năm)

474,4

501,1

457,3

So với toàn tỉnh (%)

104,1

116,0

113,3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Nguồn: Niên giám thồng kê tỉnh Bắc Ninh

+ Cây lúa:


Trong những năm gần đây, huyện Thuận Thành đã đưa diện tích gieo cấy bằng các loại giống mới có năng suất cao lên gần 90% tổng diện tích, đạt giá trị thu nhập bình quân 35 triệu đồng/ ha vào năm 2005 đến năm 2014 sản lượng lúa đạt 65.758 tấn và năng suất lúa trung bình cả năm đạt 57,5 tạ/ha.

Toàn huyện có 6 cánh đồng rộng trên 100 ha và hơn 10 cánh đồng rộng từ 5 đến 10 ha ở các xã Minh Đạo, Ngũ Thái, Ninh Xá, Trí Quả, Hoài Thượng, Nguyệt Đức... đạt giá trị thu nhập hàng năm từ 60 đến 80 triệu đồng/năm.

Bảng 2.11: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa giai đoan 2005 – 2014


Chỉ tiêu

Đơn vị

Năm 2005

Năm 2010

Năm 2014

Lúa cả năm

Diện tích

Ha

12.159

11.732

11.438

Năng suất

Tạ/ha

55,0

59,6

57,5

Sản lượng

Tấn

66.958

69.939

65.758

Lúa đông xuân

Diện tích

Ha

5.995

5.830

5.705

Năng suất

Tấn/ha

59,5

65,6

62,0

Sản lượng

Tấn

35.677

38.245

35.373

Lúa mùa

Diện tích

Ha

6.163

5.902

5.733

Năng suất

Tấn/ha

50,7

53,7

53,0

Sản lượng

Tấn

31.281

31.694

30.385

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh

+ Cây ngô:

Diện tích gieo trồng là 986 ha tăng 328 ha so với năm 2005. Huyện có diện tích trồng ngô lớn thứ 2 trong tỉnh chỉ sau huyện Gia Bình, sản lượng ngô năm 2014 đạt 4.848 tấn, tăng 2.688 tấn so với năm 2005. Cây ngô thường được trồng ở khu vực ven đê sông Đuống, vùng đất bãi, trồng xen canh với cây công nghiệp ngắn ngày. Các xã trồng ngô chủ yếu của huyện là: Đình Tổ, Đại Đồng Thành, Hoài Thượng, Mão Điền, Nguyệt Đức,…

+ Cây khoai lang:

Năm 2014, diện tích trồng khoai lang toàn huyện là 50 ha đứng thứ 3 toàn tỉnh. Những năm trở lại đây diện tích cây khoai lang trong huyện giảm mạnh do được thay thế bằng những cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn.

Chỉ tiêu

Đơn vị

Năm 2005

Năm 2010

Năm 2014


Cây ngô

Diện tích

Ha

658

723

986

Năng suất

Tấn/ha

32,8

48,5

49,1

Sản lượng

Tấn

2.160

3.503

4.848


Cây khoai

Diện tích

Ha

390

171

50

Năng suất

Tấn/ha

96,4

96,6

79,3

Sản lượng

Tấn

3.763

1.652

399

Bảng 2.12: Diện tích, năng suất và sản lượng cây mầu lương thực huyện Thuận Thành giai đoạn 2005 - 2014‌


Nguồn: Phòng thống kê huyện Thuận Thành.

+ Cây thực phẩm (rau, đậu các loại):

Hiện nay, tổng diện tích trồng rau trên địa bàn huyện đạt trên 937 ha các loại, trong đó diện tích rau được trồng tập trung trên 870 ha, chủ yếu tại các xã An Bình, Đình Tổ, Nghĩa Đạo, Đại Đồng Thành, 67 ha đậu các loại, … còn lại được trồng phân tán trên toàn địa bàn, bên cạnh việc cung ứng đủ toàn bộ lượng rau xanh cần thiết thì việc trồng rau xanh cũng mang lại lợi ích kinh tế không nhỏ cho người nông dân.

+ Cây công nghiệp và rau màu:

Sản lượng lạc và đậu tương năm 2014 đạt 933 tấn (lạc) và 694 tấn (đậu tương). Năm 2014, huyện Thuận Thành gieo trồng được 260 ha cây công nghiệp. Cây lạc là 113,9ha, đạt 89,3% so với kế hoạch và 140,1ha đậu tương, 6 ha cây mía.

Tập trung ở các xã có diện tích đất trồng màu lớn như: Hoài Thượng 210ha, Đại Đồng Thành 115,5ha, Đình Tổ 190ha, Trạm Lộ 50,2ha….Toàn bộ diện tích cây rau màu xuân đều sinh trưởng và phát triển tốt. Phát huy những kết quả đã đạt được vụ mùa năm 2013 huyện Thuận Thành phấn đấu gieo trồng 600ha cây rau màu, trong đó: 350ha đậu tương, 50ha ngô, 50ha lạc và 150ha cây rau màu khác.

Chỉ tiêu

Năm 2005

Năm 2014

I. Diện tích (ha)



1. Lạc

393,1

138,7

2. Đỗ tương

358,1

274,7

3. Mía

0,9

5

II. Năng suất ( tạ/ha)



1. Lạc

17,7

22,7

2. Đỗ tương

16,9

26,3

3. Mía

222,2

250

III. Sản lượng ( tấn)



1. Lạc

697

315,6

2. Đỗ tương

605

725

3. Mía

20

125

Bảng 2.13: Diện tích, năng suất, sản lượng cây công nghiệp giai đoạn 2005 - 2014‌


Nguồn: Phòng thống kê huyện Thuận Thành

+ Cây ăn quả:


Năm 2014, diện tích cây ăn quả của huyện là 222 ha. Một số loại cây được trồng như: cây nhãn, cây chuối, bưởi Diễn,... Diện tích trồng chuối năm 2014 là 124 ha, diện tích thu hoạch đạt 115 ha đạt 2.980 tấn chuối. Diện tích trồng nhãn trên địa bàn huyện có xu hướng giảm năm 2005 là 52 ha đến 2014 còn 36 ha, diện tích thu hoạch nhãn đạt 35,6 ha và sản lượng là 174 tấn nhãn.

* Chăn nuôi

Hình thức chăn nuôi của huyện khá đa dạng gồm có chăn nuôi chuồng trại, nửa chuồng trại, chăn thả, chăn nuôi trang trại, chăn nuôi công nghiệp. Với các vật nuôi chính là trâu, bò, lợn, gia cầm.

Bảng 2.14: Số lượng gia súc, gia cầm giai đoạn 2005 - 2014


Chỉ tiêu

Năm

Trâu

(con)

(con)

Lợn

(con)

Gia cầm

(nghìn con)

Năm 2005

533

4.478

71.572

436,1

Năm 2010

217

2.581

89.362

615,6

Năm 2012

173

1.807

83.510

566,2

Năm 2014

193

1.850

84.406

574,4

Nguồn: Phòng thống kê huyện Thuận Thành

+ Đàn trâu:


Tổng số đàn trâu toàn huyện đang có xu hướng giảm đi rõ rệt năm 2005 có 533 con trâu đến năm 2012 còn có 173 con trâu. Đến năm 2014 số lượng trâu tăng lên là 193 con với sản lượng là 18,0 tấn thịt trâu hơi xuất chuồng.

+ Đàn bò:

Số lượng và sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng trên địa bạn huyện cũng giảm xuống. Năm 2005 huyện có 4.478 con bò thì đến 2010 còn 2.581, năm 2014 tiếp tục giảm chỉ còn 1.850 con bò với sản lượng thịt hơi xuất chuồng là 190 tấn.

Đến nay trên địa bàn huyện có khoảng gần 150 con bò sữa các loại. Trong đó tập trung ở xã Gia Đông khoảng trên 80 con, còn lại ở các xã như: Đình Tổ, Ninh Xá, Xuân Lâm, một con bò sữa có giá khoảng 60 triệu đồng, mỗi ngày cho bình quân khoảng 22 đến 25 lít sữa tươi với giá khoảng 14.000 đồng/ lít. Ngoài việc thu nhập từ sữa tươi, các hộ chăn nuôi còn có thêm nhu nhập từ việc bán bê và bò đực.

+ Đàn lợn:

Chăn nuôi lợn là ngành giữ vai trò quan trọng trong chăn nuôi, sản lượng thịt hơi không chỉ cung cấp cho thị trường trong địa bàn huyện, mà còn cung cấp cho thành phố Bắc Ninh và Thủ đô Hà Nội. Năm 2005, huyện có 71.572 con lợn đến năm 2014 tăng lên 84.406 con lợn với sản lượng thịt hơi là 15.217 tấn thịt lợn, đứng đầu toàn tỉnh.

+ Đàn gia cầm:

Chăn nuôi gia cầm là một trong những thế mạnh của huyện với 574,4 nghìn con gia cầm năm 2014, trong đó có 464,6 nghìn con gà, sản lượng gia cầm giết mổ là 1.992 tấn.

Bảng 2.15: Sản lượng thịt hơi xuất chuồng giai đoạn 2005 - 2014


CHỈ TIÊU

Tổng số

Trong đó:

Trâu

Lợn

Gia cầm

Sản lượng - Tấn

Năm 2005

14.506

40,0

108,0

8.715,0

1.757,0

Năm 2010

17.228

13,0

298

14.936

1.981

Năm 2014

17.417

18,0

190

15.217

1.992

Nguồn: Phòng thống kê huyện Thuận Thành

* Dịch vụ nông nghiệp


Hiện nay, huyện Thuận Thành có 27/43 HTX dịch vụ nông nghiệp đang hoạt động, trong đó 11 HTX quy mô toàn xã và 16 HTX quy mô thôn. Các HTX cũng thể hiện vai trò quan trọng trong việc tiếp thu, hướng dẫn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao hiệu quả kinh tế, tạo việc làm cho xã viên, tăng tích lũy cho kinh tế tập thể.

Tỷ trọng dịch vụ trong nông nghiệp không ngừng tăng lên năm 2005 là 4,1% đến 2014 đạt 8,4%, với 111,5 tỷ đồng.

b. Thuỷ sản

Nuôi trồng thủy sản đã được đầu tư, mở rộng diện tích đào ao, thả cá t ại các hộ gia đình và đấu thầu ao cá của chính quyền với thời gian 5 đến 10 năm, đến năm 2008 tổng diện tích thực tế nuôi trồng thủy sản của toàn huyện là 607 ha, sản lượng đạt 2.366 tấn. Năm 2006 toàn huyện có 18 trang trại nuôi trồng thủy sản với số vốn là 181 triệu đồng, tổng thu nhập một trang trại nuôi trồng thủy sản trong năm là 84 triệu đồng

Bảng 2.16: Tình hình sản xuất ngành thủy sản của giai đoạn 2005 - 2014


Chỉ tiêu

Đơn vị

Năm 2005

Năm 2014

1. Diện tích mặt nước

Ha

495,5

547

2. Sản lượng thủy sản




2.1. Sản lượng nuôi trồng

Tấn

1.478

2.752

- Cá

Tấn

983

1.909

- Tôm

Tấn

400

768

- Thủy sản khác

Tấn

95

55

2.2. Sản lượng khai thác

Tấn

1.684

282

- Cá

Tấn

1.109

164

- Tôm

Tấn

520

100

- Thủy sản khác

Tấn

55

18

2.3. Tổng sản lượng thủy sản

nuôi trồng và khai thác

Tấn

3.162

3.034

- Cá

Tấn

2.092

2.073

- Tôm

Tấn

920

868

- Thủy sản khác

Tấn

150

73

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Thuận Thành

c. Một số hình chức lãnh thổ nông nghiệp

Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp của huyện gồm có: trang trại và hợp tác xã và vùng chuyên canh.

- Trang trại:

Hiện nay, mô hình trang trại trên địa bàn huyện phát triển mạnh, ngày càng đa dạng với 304 điểm (quy mô từ 1ha trở lên. Hầu hết các xã, thị trấn đều có số hộ gia đình nông dân phát triển sản xuất theo mô hình kinh tế trang trại. Nhiều nhất thuộc về xã Trí Quả với 41 trang trại, Xuân Lâm 38, Đình Tổ 32... Doanh thu bình quân hàng năm của 304 trang trại đạt 67,2 tỷ đồng, trong đó có 9 trang trại thu nhập bình quân hơn 150 triệu đồng/năm, 216 trang trại đạt từ 50 đến dưới 70 triệu đồng...

Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, đặc biệt là diện tích đất trũng cấy lúa 2 vụ tăng cao. Bình quân 1 ha đất trang trại cho thu nhập 62,9 triệu đồng. Ngoài ra, kinh tế trang trại tạo điều kiện giải quyết việc làm cho hơn 600 lao động. Những trang trại chuyên chăn nuôi, thuỷ sản quy mô lớn đã tách khỏi khu dân cư, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Với việc hình thành kinh tế trang trại, người dân đã có điều kiện tập trung đầu tư vốn mở rộng sản xuất kinh doanh. Tổng số vốn các trang trại sử dụng là 97,5 tỷ đồng, trong đó 25,3 tỷ đồng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, sản xuất 72,2 tỷ đồng. Nhiều trang trại phát triển theo quy mô lớn, thành vùng tập trung đã được đầu tư về hạ tầng (công trình thuỷ lợi, giao thông, điện) và hỗ trợ vốn mua giống.

Để tạo điều kiện cho các trang trại phát triển, thông qua tập huấn, tiếp nhận mô hình điểm, nhiều tiến bộ khoa học - kỹ thuật đã được ứng dụng, triển khai... Nổi bật là những chương trình, dự án được Nhà nước tài trợ (giống, quy trình kỹ thuật, thăm quan học tập, vaccin phòng bệnh...) đã góp phần nâng cao giá trị thu nhập hàng năm của các trang trại và tốc độ phát triển kinh tế của địa phương.

Tuy hiệu quả kinh tế đạt khá cao nhưng mô hình kinh tế trang trại vẫn còn một số hạn chế như: quy mô chưa đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất hàng hoá; sản phẩm thô không có giá trị tinh chế, vấn đề ô nhiễm môi trường...

- Hợp tác xã:

Hiện nay, huyện Thuận Thành có 27/43 HTX dịch vụ nông nghiệp đang hoạt động, trong đó 11 HTX quy mô toàn xã và 16 HTX quy mô thôn. Các HTX cũng thể hiện vai trò quan trọng trong việc tiếp thu, hướng dẫn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao hiệu quả kinh tế, tạo việc làm cho xã viên, tăng tích lũy cho kinh tế tập thể..

- Khu vực chuyên canh:

Vùng sản xuất lúa chất lượng cao tập trung ở các xã: Nghĩa Đạo, Ngũ Thái, Đại Đồng Thành.

Vùng trồng rau tập trung ở các xã Nghĩa Đạo, An Bình, Đình Tổ, Đại Đồng Thành. Vùng chăn nuôi tập trung ở các xã Trí Quả, Xuân Lâm, Đình Tổ.

Vùng trồng hoa chất lượng tốt ở xã Trạm Lộ.

Vùng trồng các loại cây xuất khẩu ở xã Nghĩa Đạo, Trạm Lộ, An Bình.

2.2.2.2. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

a. Khái quát chung

Trong giai đoạn 2005 - 2014, các ngành nghề phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là ngành sản xuất vật liệu xây dựng mà ở đây chủ yếu là gạch, ngói được sản xuất và nung đốt bằng phương pháp thủ công, tấm lợp Prô xi măng sản xuất theo công nghệ cũ, những ngành này đã đóng góp khá lớn vào giá trị tổng sản phẩm xã hội.

Trong thời gian này, Thuận Thành đã xây dựng được 3 cụm công nghiệp với tổng diện tích 138,93 ha. Trong đó, cụm công nghiệp xã Xuân Lâm 49,4 ha, cụm công nghiệp xã Thanh Khương 11,3 ha và cụm công nghiệp Hà Mãn - Trí Quả 87,93 ha. Ngoài ra, một số doanh nghiệp vào thuê đất được cấp rời ở các xã Gia Đông, Ngũ Thái, Hoài Thượng với tổng diện tích 20,447 ha và mở rộng hai cụm công nghiệp Xuân Lâm và Thanh Khương thêm 10 ha, thành lập khu công nghiệp Thuận Thành III với diện tích 440 ha, khu công nghiệp Thuận Thành II với diện tích 300 ha. Đến đây, tổng số đất nông nghiệp được chuyển sang sử dụng cho phát triển công nghiệp trong huyện là 249,3 ha.

Nhiều doanh nghiệp đã không ngừng đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, tạo việc làm ổn định cho hàng trăm lao động. Sản phẩm của các doanh nghiệp đã khẳng định được thương hiệu trên thị trường và đã ký hợp đồng tiêu thụ ổn định, do đó sản xuất tăng khá, điển hình như công ty TNHH Nhật Linh, nhà máy Sông Đáy II.

Hình 2 5 Biểu đồ giá trị sản xuất ngành công nghiệp tiểu thủ công nghiệp 1

Hình 2.5: Biểu đồ giá trị sản xuất ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp huyện Thuận Thành giai đoạn 2005 - 2014

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 24/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí