Những Thành Tựu Kinh Tế Nổi Bật Của Tỉnh Bắc Ninh [5], [26]

chiếm 22,0% cả nước và 29,9% khách du lịch nội địa, chiếm 22,6% doanh thu về du lịch.

Vùng ĐBSH có nhiều tiềm năng để phát triển công nghiệp hiện đại, công nghiệp cổ truyền. Nông nghiệp phát triển đa dạng, đặc biệt là lúa, cây ăn quả, phát triển thuỷ sản. Du lịch là thế mạnh của ĐBSH vì có nhiều di tích lịch sử, văn hoá, thắng cảnh thiên nhiên, các làng nghề lâu đời… Bên cạnh còn phát triển quan hệ quốc tế, chính trị nhằm phát triển kinh tế cả nước nói chung và mức sống cho nhân dân trong vùng nói riêng.

Một số vấn đề cần quan tâm trong phát triển vùng là: chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đai hoá; vấn đề di dân và kiểm soát di dân vào các đô thị lớn; vấn đề dân số và lao động trong tương quan với nguồn lực đất lao động hạn chế,... Về phương diện lãnh thổ, sư phát triển kinh tế của vùng ĐBSH có sự mất cân đối giữa các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và các tỉnh thuộc tiểu vùng phía nam đồng bằng [1], [17], [21], [25].

1.2.2. Vài nét về phát triển kinh tế tỉnh Bắc Ninh

1.2.2.1. Đánh giá chung

Bắc Ninh là tỉnh có diện tích nhỏ nhất Việt Nam (822,7 km2, năm 2014) thuộc đồng bằng sông Hồng và nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Dân số năm 2014 là 1.131,2 nghìn người, mật độ dân số 1.375,0 người/km2, là tỉnh có mật độ dân số cao thứ 3 cả nước.

Ngày 01/01/1997, tỉnh Bắc Ninh được tái lập, trải qua chặng đường gần 20 năm xây dựng, kinh nghiệm lãnh đạo tổ chức quản lý và điều hành hoạt động kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường và định hướng XHCN từng bước được tích luỹ; các đơn vị kinh tế cơ sở đã và đang phát huy vai trò của mình trong cơ chế quản lý mới,... Vì thế, Bắc Ninh đã nhanh chóng thoát khỏi tình trạng yếu kém vốn có của một tỉnh thuần nông và đạt được nhiều kết quả khả quan trong quá trình mở cửa và hội nhập kinh tế Quốc tế. Những thành tựu đạt được đã khẳng định thế và lực mới của tỉnh Bắc Ninh, đồng thời tạo nền tảng vững chắc “Xây dựng tỉnh Bắc Ninh cơ bản là tỉnh công nghiệp vào năm 2015” [26].

1.2.2.2. Những thành tựu kinh tế nổi bật của tỉnh Bắc Ninh [5], [26]

Kinh tế tăng trưởng ở mức cao, cơ cấu chuyển dịch theo hướng CNH-HĐH. Trong giai đoạn 1997-2011, mặc dù bị tác động xấu bởi nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính nhưng kinh tế Bắc Ninh luôn tăng trưởng ở mức cao với hai con số, bình quân thời kỳ 1997-2011 đạt 14,1%/năm, trong đó giai đoạn 2006-2010 đạt 15,1%.

Theo TS. Trần Quang Nam, (bài báo Kinh tế Bắc Ninh - Thành tựu và thách thức, Tạp chí Lí luận chính trị, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2015), sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XVIII Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh (2011-2015), kinh tế

- xã hội của Bắc Ninh có sự ổn định và phát triển; môi trường đầu tư kinh doanh ngày càng được cải thiện, hệ thống kết cấu hạ tầng được đầu tư theo hướng đồng bộ, hiện đại, lợi thế so sánh và nguồn lực phát triển tiếp tục được phát huy theo hướng chủ động hội nhập quốc tế. Giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) giai đoạn 2011-2015 tăng cao, bình quân đạt 15,7%/năm (theo giá so sánh 1994). GRDP năm 2011 là 14.820 tỷ đồng, năm 2015 đạt 24.528 tỷ đồng. Quy mô GRDP của Bắc Ninh đứng thứ 6 toàn quốc. GRDP bình quân đầu người (2011) đạt 2,884 USD, dự kiến năm 2015 đạt 5.192 USD, gấp hơn 1,5 lần. Thu nhập bình quân đầu người năm 2014 đứng thứ 9 so với cả nước, dự kiến năm 2015 đạt 42 triệu đồng, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 là 16,3%/năm; trong đó khu vực nông thôn đạt 31,6 triệu đồng, tăng 15,8%/ năm. Đến năm 2015, chỉ số phát triển con người (HDI) của Bắc Ninh dự báo đạt 0,83 (mức chỉ số HDI cao so với các tỉnh, thành phố khác trong cả nước).

Quá trình tái cơ cấu kinh tế diễn ra mạnh mẽ, thúc đẩy cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng CNH, HĐH và đã đạt được những kết quả quan trọng. Chủ thể kinh tế tham gia vào sản xuất công nghiệp có thay đổi đáng kể. Doanh nghiệp FDI tăng nhanh, đặc biệt là các tập đoàn kinh tế lớn như Samsung, Cannon, Microsoft, ABB; hình thành các sản phẩm chủ lực có uy tín trên thị trường thế giới, công nghiệp chế biến tăng nhanh; công nghiệp phụ trợ phát triển, có 126 dự án đầu tư công nghiệp phụ trợ, trong đó có 44 dự án của các doanh nghiệp trong nước.

Cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ.Cơ cấu Tỷ trọng năm 2011 và dự báo năm 2015: nông nghiệp giảm từ 10,1% còn 4,9%; công nghiệp tăng từ 66,1% lên 76,5%. Dự báo năm 2015, tỷ trọng giá trị công nghiệp và dịch vụ chiếm 95% GRDP. Giá trị

sản xuất công nghiệp năm 2015 ước đạt 195,5 nghìn tỷ đồng, gấp 5,3 lần so với năm 2010 (đứng thứ 2 toàn quốc).

Tỷ trọng khu vực kinh tế ngoài nhà nước và khu vực FDI tăng nhanh. Tốc độ tăng trưởng của khu vực FDI và khu vực kinh tế ngoài Nhà nước cao. Tỷ trọng của khu vực FDI từ 45,6% (2011) lên 69,2 % (2014), dự báo năm 2015 đạt 70,3%. Riêng 4 tháng đầu năm 2015 khu vực FDI đạt 150.704 tỷ đồng, chiếm trên 90% giá trị sản xuất công nghiệp toàn Tỉnh Bắc Ninh.

Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong cơ cấu công nghiệp tăng qua các năm và đạt 61,1% năm 2014, dự báo đạt 73,5% năm 2015.

Công nghiệp phát triển có những tác động tích cực đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Giá trị sản xuất trồng trọt trên 1ha đất canh tác năm 2015 dự báo đạt 110 triệu đồng. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2015 dự báo đạt 2.687 tỷ đồng.

Tỉnh đã có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ nông nghiệp, nông dân, nông thôn, góp phần thay đổi diện mạo khu vực nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; cơ bản hoàn thành công tác “dồn điền, đổi thửa”, đã hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung, tạo điều kiện để tăng cường ứng dụng khoa học - kỹ thuật, cơ giới hóa, công nghệ cao, công nghệ sạch vào sản xuất, bảo quản và chế biến; nhiều giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất, chất lượng, giá trị kinh tế cao được đưa vào sản xuất. Trong trồng trọt đã hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, bước đầu hình thành nông nghiệp đô thị, doanh nghiệp nông nghiệp và liên kết sản xuất theo mô hình chuỗi giá trị trong nông nghiệp, nâng cao thu nhập; mô hình VAC và trang trại tiếp tục phát huy hiệu quả; phát triển chăn nuôi mô hình trang trại tập trung quy mô công nghiệp, bán công nghiệp; ổn định diện tích, nâng cao hiệu quả nuôi trồng thủy sản theo hướng thâm canh.

Kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh, có bước đột phá về tốc độ, góp phần cải thiện cán cân thương mại. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2011 đạt 7,757 tỷ USD, dự báo năm 2015 đạt 26 tỷ USD; tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2011-2015 là 60,4%/năm, trong đó nhóm hàng công nghiệp tăng 71,3%/năm. Năm 2014, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh, chiếm 17,7% kim ngạch xuất khẩu hàng hóa toàn quốc; chỉ sau Thành phố Hồ Chí Minh. Giá trị xuất khẩu trên địa bàn tăng nhanh do tăng mạnh về các sản phẩm thiết bị điện tử, công nghệ thông tin của các tập đoàn, doanh nghiệp FDI.

Khu vực FDI đóng góp ngày càng cao cho nền kinh tế và xuất khẩu của tỉnh. Tính đến tháng 8-2015, đã có 747 dự án FDI đầu tư vào Bắc Ninh, vốn đăng ký là 11,2 tỷ USD. Năm 2014, kim ngạch xuất khẩu đạt 23,057 tỷ USD, chiếm 15,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tăng 87,7% so với năm 2013, trong đó khu vực FDI chiếm 88%. Nhiều mặt hàng xuất khẩu thuộc nhóm công nghệ cao. Trong 4 tháng đầu năm 2015, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 7.033,2 triệu USD, giảm 25,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực FDI đạt 6.979,3 triệu USD, chiếm 99,2% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Tỷ trọng khu vực FDI trong GRDP tăng từ 33.9% (2011) lên 69% (2014), vẫn là “đầu tàu” kinh tế của tỉnh.

Có thể khẳng định, trong 5 năm 2011 - 2015, kinh tế Bắc Ninh đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ, là cơ sở quan trọng để 23 chỉ tiêu lớn của giai đoạn đều hoàn thành và vượt so với kế hoạch (đã đạt 13/15 tiêu chí tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại). Với kỳ vọng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào những năm 20 thế kỷ XXI, 5 năm tới kinh tế Bắc Ninh sẽ chuyển sang chu kỳ tăng trưởng mới để xây dựng nền tảng vững chắc cho các lĩnh vực xã hội phát triển. Triển vọng phát triển và cơ hội lớn nhưng cũng cần nhìn nhận những điểm yếu và thách thức đối với nền kinh tế của tỉnh.

- Khu vực FDI vẫn là “đầu tàu” kinh tế, nhưng việc huy động các nguồn vốn ngoài nhà nước cho đầu tư hạ tầng còn chưa nhiều.

- Thực hiện tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng còn chậm, nhất là khu vực trong nước; chủ yếu vẫn do tích lũy vốn, tài nguyên và lao động trình độ thấp. Dòng vốn FDI đổ vào tỉnh nhanh, hiện đã lên tới trên 11,2 tỷ USD, nhưng chưa thấy rõ những hiệu ứng lan tỏa tích cực từ khu vực này trong cải thiện năng suất và công nghệ. Năng suất lao động trong khu vực kinh tế trong nước (cả tư nhân và nhà nước) thấp, nhất là yếu tố năng suất tổng hợp (TFP); đổi mới công nghệ chậm, sản xuất chưa gắn được nhiều với mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. Hiệu suất hoạt động của khu vực kinh tế tư nhân thấp.

- Tái cơ cấu nông nghiệp gắn với công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng nông thôn mới còn nhiều bất cập. Mô hình kinh tế nông nghiệp, nông thôn hiện nay chủ yếu vẫn là kinh tế hộ nhỏ lẻ, manh mún, khó có khả năng tham gia được vào chuỗi sản xuất có giá trị cao; việc ứng dụng khoa học - công nghệ chậm và khó khăn,... Mô hình kinh tế hộ đã không còn phù hợp đang trở thành rào cản phát triển lực lượng sản xuất trong nông nghiệp. Trong quá trình tái cơ cấu kinh tế, việc chuyển

dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp còn chưa tương xứng với tốc độ tăng trưởng kinh tế.

- Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) cấp tỉnh của Bắc Ninh tuy luôn trong nhóm 10 tỉnh tốt nhất cả nước những năm gần đâynhưng còn tiềm ẩn những nhân tố thiếu bền vững. Năm 2014, chỉ số PCI Bắc Ninh đạt 60,92 điểm và nằm trong nhóm các tỉnh có chất lượng tốt. So với năm 2013, tỉnh Bắc Ninh tăng 2 bậc trong bảng xếp hạng, song lại giảm 0,15 điểm.

- Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; cán bộ trong bộ máy hành chính công.

Thách thức trên sẽ tác động, ảnh hưởng mạnh tới quá trình CNH, HĐH của Bắc Ninh trong những năm tới.


Tiểu kết chương 1

Trong nội dung chương 1 tác giả đã làm rõ những khái niệm về tăng trưởng, phát triển kinh tế, cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, các tiêu chí về phát triển xã hội, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, đồng thời cũng đưa ra những tiêu chí để đánh giá phát triển kinh tế cho cấp huyện. Khái quát những thành tựu mà vùng Đồng bằng sông Hồng và tỉnh Bắc Ninh đã đạt được trong những chặng đường đã qua, đặc biệt giai đoạn 2011-2015.

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế vấn đề nghiên cứu quá trình phát triển kinh tế cấp huyện ở tầm chính sách và hành động cụ thể. Đối với huyện Thuận Thành trong những năm qua mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu về phát triển kinh tế xã hội, nhưng vẫn là huyện có nền kinh tế phát triển chậm so với các huyện khác trong tỉnh, đời sống nhân dân chưa được cải thiện nhiều.

Từ thực tiễn của quá trình hội nhập, cả về lí luận và thực tiễn cho thấy huyện Thuận Thành cần tập trung phát huy những lợi thế để đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo bền vững, đồng thời vươn lên làm giàu để trở thành huyện có nền kinh tế phát triển, giải quyết hài hoà vấn đề bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế đảm bảo an ninh chính trị.

Việc phát triển kinh tế với tốc độ nhanh và bền vững là một yêu cầu cấp thiết nhằm sớm đưa huyện trở thành huyện có nền kinh tế phát triển, cùng với cả nước đi vào CNH – HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế.

Chương 2

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN THUẬN THÀNH

2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế huyện Thuận Thành

2.1.1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ

Thuận Thành là huyện ở phía nam tỉnh Bắc Ninh, tiếp giáp với Hà Nội, Hải Dương và Hưng Yên. Thuận Thành nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội 25 km về phía tây nam, cách trung tâm thành phố Bắc Ninh khoảng 15 km, phía bắc tiếp giáp huyện Tiên Du và huyện Quế Võ, được ngăn cách bởi sông Đuống, phía đông giáp huyện Gia Bình và Lương Tài, phía nam giáp huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương và huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên, phía tây giáp huyện Gia Lâm - Hà Nội. Đây là điều kiện thuận lợi để huyện phát triển kinh tế trong tương lai.

Diện tích tự nhiên là 11.791,01 ha, có Quốc lộ 38 nối liền thành phố Bắc Ninh (là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của tỉnh Bắc Ninh).

Huyện Thuận Thành có 18 đơn vị hành chính: Thị trấn Hồ và 17 xã: An Bình, Đại Đồng Thành, Đình Tổ, Gia Đông, Hà Mãn, Hoài Thượng, Mão Điền, Nghĩa Đạo, Ngũ Thái, Nguyệt Đức, Ninh Xá, Song Hồ, Song Liễu, Thanh Khương, Trạm Lộ, Trí Quả, Xuân Lâm.

2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên [7], [10]

2.1.2.1. Địa hình

Với vị trí địa lý nằm trong vùng đồng bằng Băc Bộ nên địa hình của tỉnh Bắc Ninh cũng như của huyện Thuận Thành khá bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, được thể hiện qua dòng chảy nước mặt đổ về sông Đuống, sông Cầu và sông Thái Bình.

2.1.2.2. Tài nguyên đất

Huyện Thuận Thành có diện tích tự nhiên là 11.791,01 ha (năm 2014), phân theo công dụng kinh tế như sau: đất nông nghiệp 6.995,08 ha (chiếm 59,33%), đất chuyên dùng là 4.734,76 ha (chiếm 40,15%), đất ở 1.408,97 ha (chiếm 11,9%).

Đất đai màu mỡ, chất lượng tốt, có tiềm năng phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, hình thành những vùng chuyên canh cây trồng như: cây rau màu, cây cảnh, cây lương thực,…

Hình 2 1 Bản đồ hành chính huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh Nguồn tác giả 1

Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh

(Nguồn: tác giả biên vẽ)

Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng các loại đất đai huyện Thuận Thành năm 2014


STT

Loại đất

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)


Tổng diện tích tự nhiên

11.791,01

100,0

1

Đất nông nghiệp

6.995,08

59,33

1.1

Đất lúa nước

5.842,64

49,5

1.2

Đất trồng cây hàng năm

600,93

5,09

1.3

Đất trồng cây lâu năm

23,69

0,20

1.4

Đất nuôi trồng thuỷ sản

391.09

3,31

1.5

Đất nông nghiệp khác

136,09

1,15

2

Đất phi nông nghiệp

4.734,76

40,15

2.1

Đất trụ sở cơ quan

35,09

0,29

2.2

Đất quốc phòng

2,03

0,01

2.3

Đất an ninh

28,80

0,24

2.4

Đất khu công nghiệp

413,29

3,50

2.5

Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp

117,85

0,99

2.6

Đất sản xuất vật liệu xây dựng

47,10

0,39

2.7

Đất di tích danh thắng

10,16

0,08

2.8

Đất xử lí chôn rác thải

13,12

0,11

2.9

Đất tôn giáo tín ngưỡng

37,01

0,31

2.10

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

157,49

1,33

2.11

Đất có mặt nước chuyên dùng

296,46

2,51

2.12

Đất sông suối, kênh rạch

369,46

3,13

2.13

Đất phát triển hạ tầng

1.792,78

15,20

2.13.1

Đất giao thông

989,47

8,39

2.13.2

Đất thuỷ lợi

689,29

5,84

2.13.3

Đất truyền dẫn NL truyền thông

10,62

0,09

2.13.4

Đất bưu chính viễn thông

0,68

0,005

2.13.5

Đất cơ sở văn hoá

9,25

0,07

2.13.6

Đất cơ sở y tế

7,92

0,06

2.13.7

Đất cơ sở giáo dục

62,22

0,52

2.13.8

Đất thể dục thể thao

16,19

0,13

2.13.9

Đất cơ sở dịch vụ về xã hội

8,09

0,06

2.13.10

Đất chợ

7,14

0,06

2.13.11

Đất phi nông nghiệp khác

5,15

0,04

3

Đất ở

1.408,97

11,9

3.1

Đất ở tại nông thôn

1.315,14

11,15

3.3

Đất ở tại đô thị

93,83

0,79

4

Đất chưa sử dụng

61,17

0,51

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Nguồn: Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Bắc Ninh năm 2014

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 24/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí