Tình Hình Nghiên Cứu Tại Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào


pháp lý trong dịch vụ Ngân hàng điện tử còn chưa hiệu quả, dễ gây rủi ro cho Ngân hàng khi không xác minh thông tin của khách hàng.

Bùi Thị Thùy Dương và Đàm Văn Huệ [27] trong bài viết Phát triển dịch vụ thẻ tại các NHTM đã đề cập thực trạng phát triển dịch vụ thẻ tại các NHTM Việt Nam trước năm 2013.

Phạm Đức Thắng – Phạm Long [65] trong bài viết Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ Ngân hàng điện tử với sự thỏa mãn và lòng trung thành của khách hàng ở Việt Nam đề cập đến mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và lòng trung thành của khách hàng khi sử dụng dịch vụ Ngân hàng điện tử ở Việt Nam và chỉ ra rằng khách hàng chỉ trung thành khi sử dụng dịch vụ Ngân hàng điện tử nếu như chất lượng dịch vụ Ngân hàng điện tử thỏa mãn được yêu cầu của khách hàng và sự thỏa mãn càng cao thì lòng trung thành sẽ càng lớn.

Bùi Quang Tiên [68] trong bài viết Giải pháp phát triển thị trường thẻ Việt Nam giai đoạn 2013-2014 đã phân tích thực trạng phát triển dịch vụ thẻ Ngân hàng tại Việt Nam tính đến cuối quí 11/2013, từ đó chỉ ra những kết quả đạt được, những tồn tại. Trên cơ sở mục tiêu phát triển thị trường kinh doanh thẻ, tác giả đè xuất một số giải pháp nhằm phát triển thị trường thẻ Việt Nam trong tương lai.

Hỗ Diễm Thuần [67] trong bài viết Đánh giá chất lượng dịch vụ Ngân hàng điện tử đối với khách hàng cá nhân tại NH TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng cũng đã sử dụng mô hình Servperf và Gronroos để phân tích và kết quả đưa ra yếu tố chủ yếu tác động đến là khả năng đáp ứng và tăng sự thấu cảm về sự tiếp đón của nhân viên, sự đáp ứng về dịch vụ và yếu tố chi phí.

Nguyễn Văn Dũng [25] trong bài viết Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Thành phố Hồ Chí Minh – Thực trạng và tầm nhìn đến năm


2015 đã đề cập bức tranh tổng quan về tình hình triển khai dịch vụ Ngân hàng điện tử tại các NHTM trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn đến giữa năm 2015. Bài viết không đi sâu đánh giá mức độ phát triển của loại hình dịch vụ Ngân hàng điện tử, cũng không đi sâu làm rõ các nhân tố tác động đến sự phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại các NHTM trên địa bàn.

Lê Văn Huy – Phạm Thị Thanh Thảo [34] trong bài viết Phương pháp đo lường chất lượng dịch vụ trong lĩnh vực Ngân hàng đưa ra các phương pháp đo lường chất lượng dịch vụ Ngân hàng thông qua các mô hình kinh tế lượng cũng như các chỉ tiêu định tính và định lượng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Đặng Mạnh Phổ [55] trong bài viết Phát triển dịch vụ thanh toán điện tử - biện pháp hữu hiệu để đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tập trung làm rõ sự cần thiết phải phát triển dịch vụ thanh toán điện tử, một biện pháp hữu hiệu nhằm thúc đẩy hoạt dộng thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam.

Trần Mai Ước [74] trong bài viết Phát triển thanh toán thẻ tại Việt Nam: Thách thức và cơ hội đã đề cập các cơ hội cũng như làm rõ các thách thức trong phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Việt Nam.

Phát triển kinh doanh thẻ của Ngân hàng Nông Nghiệp Lào - 4

Một số công trình còn đề cập đến vấn đề chính sách, pháp lý đối với dịch vụ thanh toán thẻ như: “Một số khía cạnh pháp lý về thẻ thanh toán và thực tiễn điều chình pháp luật về thẻ thanh toán ở Việt nam hiện nay”, Phạm Danh Chương, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội, 2006; “Một số vấn đề pháp lý về dịch vụ thẻ ATM ở Việt Nam” Đặng Thị Thanh Hoa, Đại học Luật Hà Nội, 2008; “Những kiến nghị về chính sách phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam”, Phạm Ngọc Ngoạn, Luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia, 2006... Các tác giả đã phân tích, đánh giá, chỉ ra những bất cập cần tháo gỡ và đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách và hành lang pháp lý cho dịch vụ thanh toán thẻ.


v.v...

2.4 Tình hình nghiên cứu tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

VEUNSAVANH SIVISAY trong Luận án tiến sĩ “Quản trị marketing của các Ngân hàng thương mại quốc doanh tại nước CHDCND Lào” [75] đã tập trung đề cập công tác quản trị hoạt động marketing tại các NHTM Quốc doanh của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn trước 2010, trong đó, thẻ được xác định là nghiệp vụ kinh doanh quan trọng và là sản phẩm mới trong danh mục sản phẩm các Ngân hàng thương mại Quốc doanh Lào cung ứng ra thị trường trong những năm gần đây. Phát triển hoạt động kinh doanh thẻ được xác định là giải pháp quan trọng của quản trị marketing các Ngân hàng thương mại quốc doanh của nước CHDCND Lào.

Kham Pha Panemalaythong trong Luận án tiến sĩ “Hoàn thiện và phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Kho bạc Quốc gia Lào”, [57] đã hệ thống, phân tích, luận giải và làm rõ hơn một số vấn đề cơ bản về thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế. Nội dung tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển của hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại Kho bạc Quốc gia Lào. Trên cơ sở đó tác giả khẳng định thanh toán thẻ là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt quan trọng cần tập trung phát triển tại Lào. Các kết luận và giải pháp của Luận án phù hợp với giai đoạn đầu của thị trường thẻ Ngân hàng Lào. Tuy nhiên Luận án cũng chưa làm rõ nội hàm của phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, chưa đề cập đến hệ thống tiêu chí đánh giá mức độ phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, các điều kiện để phát triển thanh toán không dùng tiền mặt nói chung, dịch vụ thẻ Ngân hàng nói riêng.

Bouavina Phomsy trong Luận văn “Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Lào” [56] đã phân tích, đánh giá xác thực tình hình kinh doanh thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Lào. Nội dung Luận văn tập trung


vào 2 vấn đề là phát hành và thanh toán thẻ tại. Luận văn mới đánh giá mức độ phát triển dịch vụ thẻ của Ngân hàng Ngoại thương Lào theo các tiêu chí định lượng. Tuy nhiên Luận văn chưa nghiên cứu về chất lượng dịch vụ thẻ của Ngân hàng Ngoại thương Lào và chưa đánh giá mức độ phát triển theo các tiêu chí định tính, chưa dự báo được xu hướng phát triển của thị trường thẻ Ngân hàng Lào nhất là khi Lào gia nhập WTO, chưa chỉ rõ những cơ hội và thách thức đối với kinh doanh thẻ của hệ thống Ngân hàng thương mại Lào.

Lianepaseuth Keoladda trong Luận văn “Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán cho các doanh nghiệp tại Ngân hàng liên doanh Lào Việt”, [38] đã sử dụng mô hình Gronroos để đánh giá chất lượng dịch vụ thanh toán của Ngân hàng liên doanh Lào Việt. Nội dung Luận văn đã mô tả được thực trạng dịch vụ thanh toán của Ngân hàng liên doanh Lào Việt trên 2 góc độ: những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân. Tuy nhiên chưa làm rõ nội hàm của chất lượng dịch vụ thanh toán, các tiêu chí đo lường, các biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán của Ngân hàng thương mại.

Nivon Thepboualabath trong Luận văn: “Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ thanh toán qua thẻ của Ngân hàng Phát triển Lào - Chi nhánh Atapue” [46] đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận liên quan đến hình thức thanh toán thẻ của Ngân hàng thương mại. Trên cơ sở đó tác giả phân tích, đánh giá thực trạng đặc biệt đã chỉ rõ những hạn chế cùng nguyên nhân trong hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng Phát triển Lào - Chi nhánh Atapư. Tuy nhiên, nội dung của Luận văn chưa chỉ rõ hiệu quả kinh doanh thẻ và các biện pháp mà Chi nhánh tỉnh Atapư đã sử dụng để nâng cao hiệu quả và kết quả đem lại của nó.

Sompasert Phanthav trong Luận văn “Phát triển dịch vụ thẻ của Ngân hàng Ngoại thương – BCEL sau khi CHDCND Lào gia nhập WTO” [61] đã


phân tích, đánh giá thực trạng dịch vụ thẻ tại Ngân hàng ngoại thương sau khi gia nhập WTO để có cái nhìn bao quát và định hướng cho phát triển dịch vụ thẻ tại BCEL. Đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm giảm thiểu tổn thất, hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả kinh doanh thẻ tại BCEL trong giai đoạn 2017 đến 2020. Tuy nhiên Luận văn chưa đánh giá sâu về mặt chất lượng kinh doanh thẻ tại Ngân hàng. Các chỉ tiêu số lượng khách hàng, thị phần thẻ ATM, thị phần POS… được phân tích nhiều nhưng khá riêng rẽ, chưa thấy được mối liên hệ và mức độ hỗ trợ của các tiêu chí khi xây dựng các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh thẻ của Ngân hàng BCEL.

v.v...

2.5. Những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu

Mặc dù có khá nhiều công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài.

Tuy nhiên vẫn còn những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu:

- Nội hàm của phát triển kinh doanh thẻ Ngân hàng là phát triển cả số lượng (chiều rộng) và chất lượng (chiều sâu) chưa được các công trình xác định rõ ràng, phân tích, luận giải thấu đáo .

- Hầu hết các đề tài chưa phân tích luận giải rõ về mối quan hệ giữa phát triển về số lượng và chất lượng của phát triển dịch vụ thẻ Ngân hàng. Về

quan hệ giữa chất lượng dịch vụ thẻ và mức độ hài lòng của khách hàng sử

dụng thẻ Ngân hàng. Đây là những vấn đề quan trọng nhưng chưa được đề cập trong các đề tài trên.

- Hệ thống tiêu chí đánh giá mức độ phát triển kinh doanh thẻ của Ngân

hàng thường gồm 2 nhóm tiêu chí là nhóm tiêu chí số lượng và nhóm tiêu chí chất lượng. Nhưng hầu hết các công trình trên sử dụng các tiêu chí chưa toàn

diện, thiếu thống nhất, thiên về sử dụng các tiêu chí số lượng, ít sử dụng các


tiêu chí đánh giá chất lượng.

- Đo lượng chất lượng dịch vụ thẻ của Ngân hàng thương mại hầu hết các công trình mới chỉ xác định được mức độ hài lòng của khách hàng sử

dụng thẻ mà chưa xác độ mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự hài lòng của khách hàng sử dụng thẻ.

Từ phân tích trên có thể thấy mỗi công trình nghiên cứu ở một góc độ

không gian, thời gian khác nhau nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu sâu toàn diện về phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp Lào. Xét về

phương pháp tiếp cận, đối tượng, phạm vi và nội dung nghiên cứu thì đề tài

Phát triển kinh doanh thẻ của Ngân hàng Nông nghiệp Lào, không trùng

lặp với bất kì đề tài, công trình nghiên cứu nào mà tôi biết, nhất là các công trình nghiên cứu trên phạm vi nước Lào.

2.6. Câu hỏi nghiên cứu

Xuất phát thực tiễn kinh doanh thẻ của Ngân hàng Nông nghiệp Lào và

những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu, vì vậy đề tài Phát triển kinh doanh thẻ của Ngân hàng Nông nghiệp Lào, tập trung giải quyết 3 câu hỏi

cơ bản sau:

Một là, phát triển kinh doanh thẻ Ngân hàng bao gồm những nội dung

cơ bản nào ? Mối quan hệ giữa những nội dung đó ? Ý nghĩa của nghiên cứu mối quan hệ trên đối với sự phát triển kinh doanh thẻ Ngân hàng thương mại.

Hai là, thực trạng mức độ phát triển kinh doanh thẻ của Ngân hàng Nông nghiệp Lào? Những hạn chế trong phát triển hoạt động kinh doanh thẻ của Ngân hàng Nông nghiệp Lào cần tập trung giải quyết ?

Ba là, kết quả hoạt động kinh doanh thẻ của Ngân hàng Nông nghiệp Lào và những biện pháp cần tập trung nhằm nâng cao kết quả kinh doanh thẻ của Ngân hàng Nông nghiệp Lào trong những năm tiếp theo?


Tuy nhiên trong quá trình thực hiện Luận án, tác giả còn kế thừa những kết quả của những công trình đã công bố.

3. Mục tiêu nghiên cứu của Luận án

Luận án nghiên cứu nhằm đạt được 4 mục tiêu cơ bản sau:

- Hệ thống phân tích và luận giải để làm rõ hơn một số vấn đề cơ bản về phát triển kinh doanh thẻ của NHTM.

- Nghiên cứu phát triển kinh doanh thẻ của một số NHTM trong và ngoài

nước, trên cơ sở đó rút ra một số bài học có thể vận dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp Lào.

- Đánh giá đúng mức thực trạng phát triển kinh doanh thẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp Lào

- Đề xuất một hệ thống giải pháp nhằm phát triển kinh doanh thẻ của Ngân hàng Nông nghiệp Lào.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Thị trường thẻ của Ngân hàng có phạm vi rất rộng, Luận án chỉ tập trung nghiên cứu về phát triển kinh doanh thẻ của Ngân hàng thương mại. Lấy thực ttễn tại Ngân hàng Nông nghiệp Lào giai đoạn 2014 - 2017 làm cơ sở minh chứng.

5. Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học như :

3 Phương pháp thu thập thông tin, thống kê, so sánh, tổng hợp

Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học như thống kê, phân tích, so sánh, phân tổ, tổng hợp:

Nguồn số liệu thứ cấp: Tác giả thu thập nguồn thông tin, tài liệu, số liệu về kinh doanh thẻ của Ngân hàng Nông nghiệp Lào và một số Ngân hàng thương mại trong, ngoài nước và các tổ chức khác trong giai đoạn 2014-2017 từ các nguồn chính thống như: các báo trong lĩnh vực tài chính Ngân hàng,


số liệu báo cáo công khai trên webside của Ngân hàng, số liệu của tổ chức Visa, tổ chức thẻ Laps, Ngân hàng Trung Ương Lào (2014-2017).

Tham gia thị trường thẻ Ngân hàng Lào hiện có 17 Ngân hàng thương mại trong và nước ngoài.Thực tế, việc thu thập đầy đủ số liệu kinh doanh thẻ của cả 17 NHTM đối với NCS là vô cùng khó khăn. Nhất là hiện nay còn một số Ngân hàng không công bố tình hình và kết quả kinh doanh thẻ. Vì vậy, Luận án chủ yếu sử dụng số liệu kinh doanh thẻ của 4 Ngân hàng là Ngân hàng Ngoại thương Lào, Ngân hàng Phát triển Lào, Ngân hàng liên doanh Lào Việt và Ngân hàng Phongsavanh.

Phương pháp điều tra bằng phiếu khảo sát khách hàng:

Nguồn số liệu sơ cấp: Để tăng thêm độ chính xác khi đánh giá chất lượng kinh doanh thẻ của Ngân hàng Nông nghiệp Lào theo cảm nhận của khách hàng sử dụng thẻ. Tác giả đã tiến hành khảo sát bằng phiếu điều tra trực tiếp khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ của Ngân hàng Nông nghiệp Lào.

Phiếu khảo sát được xây dựng trên nội dung mô hình đo lường chất lượng dịch vụ SERVQUAL. Đánh giá chất lượng dịch vụ thẻ của Ngân hàng thương mại được dựa trên cơ sở đo lường mức độ hài lòng của khách hàng, theo các nội dung:

+ Mức độ đa dạng của dịch vụ thẻ

+ Hồ sơ thủ tục mở thẻ

+ Phí sử dụng thẻ.

+ Thời gian xử lý hồ sơ

+ Thái độ phục vụ của nhân viên

+ Tổng hợp mức độ hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ thẻ của Ngân hàng Nông nghiệp Lào.

Tác giả đã gửi 430 phiếu khảo sát khách hàng tại trụ sở chính và 3 Phòng giao dịch của Ngân hàng Nông nghiệp Lào. Đối tượng khảo sát bao

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/12/2022