Nghiên Cứu Một Số Khía Cạnh Khác Nhau Của Dịch Vụ Thẻ Ngân Hàng Thương Mại


không đề cập đến các chỉ tiêu định tính cũng như mô hình lượng hóa các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động kinh doanh thẻ của NHTM

Vũ Thị Hồng Anh [19] trong Luận văn Thạc sĩ Phát triển dịch vụ thẻ ATM tại NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam tập trung phân tích thực trạng phát triển dịch vụ thẻ ATM tại Techcombank giai đoạn 2012-2014.

Nguyễn Thị Trang [73] trong Luận văn Thạc sỹ Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam chủ yếu đề cập thực trạng hoạt động thanh toán thẻ tại Techcombank giai đoạn từ trước 2013, các phân tích của tác giả chưa sử dụng mô hình nhằm lượng hóa các nhân tố ảnh hưởng từ phía khách hàng đến sự phát triển hoạt động thanh toán thẻ ở NHTM.

Lê Huyền Trang [72] trong Luận văn Thạc sỹ Nâng cao chất lượng dịch vụ kinh doanh thẻ của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam đã sử dụng mô hình Servqual tiến hành đánh giá 5 yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng tại Vietcombank bao gồm: sự tin cậy, sự đồng cảm, năng lực phục vụ, sự đáp ứng và phương tiện hữu hình. Kết quả nghiên cứu của tác giả chỉ ra yếu tố phương tiện hữu hình có tác động nhiều nhất đến sự hài lòng của khách hàng.

Nguyễn Lâm Hoàng Yến [76] trong Luận văn thạc sỹ Đo lường chất lượng dịch vụ Internet banking của NHTMCP Á Châu – Chi nhánh Đà Nẵng sử dụng mô hình Servqual để đánh giá chất lượng dịch vụ Internet banking của ACB – Chi nhánh Đà Nẵng. Nội dung đề tài đã xác định 3 nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn nhu cầu của khách hàng sử dụng dịch vụ Internet banking đó là: “Sự tin cậy và phương tiện hữu hình”, “năng lực phục vụ và sự thấu cảm”, “khả năng đáp ứng”. Trong đó, tác giả cho rằng “năng lực phục vụ và sự thấu cảm” là nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất đến chất lượng dịch vụ và làm hài lòng khách hàng.


Lương Thị Ngọc Mai [45] trong Luận văn Phát triển dịch vụ Home- Banking tại NHNo&PTNT đã sử dụng các chỉ tiêu định lượng và định tính nhằm đánh giá mức độ phát triển dịch vụ Home Banking. Tác giả không sử dụng mô hình để lượng hóa nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ Home-Banking.

Nguyễn Thị Thu Lan [39] trong Luận văn Đo lường chất lượng dịch vụ thẻ ATM tại NHĐT&PT Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng đã sử dụng mô hình Servperf để đánh giá chất lượng dịch vụ thẻ tại BIDV Đà Nẵng.

Lê Hoàng Duy [26] trong Luận văn Thạc sỹ Đánh giá chất lượng dịch vụ thẻ ATM của NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam Chi nhánh Hồ Chí Minh đã sử dụng tổng hợp các chỉ tiêu định lượng kết hợp với mô hình kinh tế để đánh giá chất lượng dịch vụ thẻ ATM ở Vietcombank Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Nguyễn Danh Lương [44] trong Luận án Những giải pháp nhằm phát

triển hình thức thanh toán thẻ ở Việt Nam, tác giả đã tổng hợp về sự hình thành và phát triển của hình thức thanh toán thẻ, phân tích, đánh giá đúng

Phát triển kinh doanh thẻ của Ngân hàng Nông Nghiệp Lào - 3

mức thực trạng phát triển hình thức thanh toán thẻ tại Việt Nam trong giai đoạn thị trường thẻ Ngân hàng Việt Nam mới đi vào hoạt động. Kết luận và

giải pháp của Luận án tuy chưa toàn diện nhưng phù hợp với thị trường thẻ Việt Nam trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên Luận án chưa dự báo được xu

hướng phát triển của thị trường thẻ Việt Nam và những cơ hội và thách thức của môi trường kinh doanh thẻ đối với các Ngân hàng thương mại Việt Nam .

Trần Tấn Lộc [43] trong Luận án Giải pháp cơ bản nhằm phát triển thị trường thẻ Ngân hàng Việt Nam đã mô tả khá xác thực về thị trường thẻ

Ngân hàng Việt Nam mới gia nhập WTO và thực hiện tái cơ cấu hệ thống Ngân hàng. Kết luận của Luận án phù hợp với phạm vi và đối tượng nghiên


cứu giai đoạn nghiên cứu. Tuy nhiên về lý luận tác giả chưa chỉ rõ nội hàm của phát triển thị trường thẻ và các điều kiện nhằm đảm bảo để phát triển thị

trường thẻ bền vững trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập của thị trường thẻ Việt Nam.

Hoàng Tuấn Linh [40] trong Luận án Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại các Ngân hàng thương mại Nhà nước Việt Namtập trung nghiên cứu thực trạng phát hành và thanh toán thẻ tại 4 Ngân hàng thương mại Nhà nước là:

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt

Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và Ngân hàng Công thương Việt Nam (trước khi cổ phần hóa). Trên cơ sở đó tác giả

chỉ rõ những kết quả đạt được đáng kích lệ của kinh doanh thẻ các Ngân hàng thương mại Nhà nước Việt Nam trong những năm gần đây, đó là sự gia tăng quy mô, chủng loại, chất lượng, tiện ích và với tốc độ nhanh, góp phần đa

dạng hóa dịch vụ Ngân hàng, nâng cao vai trò, uy tín và ảnh hưởng của các Ngân hàng thương mại Nhà nước trên thị trường thẻ. Đồng thời Luận án dự

báo xu hướng phát triển của thị trường thẻ Việt Nam là sự đa dạng của các sản phẩm thẻ trên nền tảng công nghệ thẻ hiện đại và sự thống nhất liên kết

mạng thanh toán Banknet; sự tham gia ngày của nhiều tổ chức, ngành vào cung cấp và sử dụng dịch vụ thẻ. Điều đó dẫn đến sự cạnh tranh trên thị

trường thẻ Việt Nam ngày càng gay gắt hơn.

Như vậy, phạm vi nghiên cứu của Luận án mới chỉ là 4 Ngân hàng thương mại Nhà nước của Việt Nam. Những nhận định, kết luận phù hợp

giai đoạn đầu của thị trường thẻ Việt Nam. Tuy nhiên về lý luận Luận án chưa làm rõ nội dung phát triển dịch vụ thẻ Ngân hàng và các biện pháp


nhằm phát triển dịch vụ thẻ của Ngân hàng thương mại bền vững trong cạnh trạnh và hội nhập.

Phạm Ngọc Ngoạn [49] trong Luận án Hoàn thiện quản lý Nhà nước

đối với dịch vụ thẻ thanh toán tại các Ngân hàng thương mại Việt Namđã tổng hợp, phân tích và đánh giá đúng mức thực trạng quản lý Nhà nước đối với dịch vụ thẻ thanh toán của các Ngân hàng thương mại Việt Nam trong

điều kiện đổi mới nhưng nghiệp vụ kinh doanh thẻ của Ngân hàng thương mại Việt Nam chưa phát triển. Tuy nhiên Luận án chưa chỉ rõ việc hoàn thiện

khuôn khổ pháp lý kinh doanh thẻ của Ngân hàng thương mại cần phải tập trung vào những nội dung cơ bản là tăng cường tính an toàn, bảo mật của các tổ chức cung ứng dịch vụ thẻ, trong đó cần tập trung giải quyết ngay các vấn

đề là cần sửa đổi, bổ sung khuôn khổ pháp lý và cơ chế chính sách liên quan đến dịch vụ thẻ để đáp ứng yêu cầu thực tế của các đối tượng sử dụng thẻ.

Ban hành các cơ chế, chính sách thích hợp về phí sử dụng dịch vụ thanh toán để khuyến khích tổ chức, cá nhân thanh toán bằng thẻ.

2.2Nghiên cứu một số khía cạnh khác nhau của dịch vụ thẻ Ngân hàng thương mại

Rủi ro, gian lận trong hoạt động kinh doanh thẻ:

Rủi ro, gian lận trong hoạt động thanh toán thẻ là một trong những vấn

đề được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu như: Trần Hoàng Ngân với đề tài “Tiện ích và an ninh trong thanh toán thẻ Ngân hàng[47]; Trần Cảnh Hưng

và Hoàng Thị Thu Hà với bài viết Một số giải pháp nâng cao hiệu quả phòng, chống tội phạm về thẻ thanh toán ở Việt Nam hiện nay[37]; Lê Hữu

Nghị với Luận văn Những giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại các Ngân hàng thương mại[48]; Phạm Tuấn Anh với đề tài


Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro khi thanh toán bằng thẻ thanh toán trong thương mại điện tử[21]

Nhìn chung các đề tài trên đã tổng hợp, phân tích, luận giải và chỉ rõ

các loại rủi ro thường gặp trong hoạt động kinh doanh thẻ của Ngân hàng thương mại. Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro

trong kinh doanh thẻ của Ngân hàng thương mại.

Hệ thống pháp lý của dịch vụ thẻ:

Có khá nhiều nghiên cứu đề cập đến vấn đề pháp lý trong dịch vụ thẻ, như: Phạm Danh Chương với Luận văn Một số khía cạnh pháp lý về thẻ

thanh toán và thực tiễn điều chỉnh pháp luật về thẻ thanh toán ở Việt nam hiện nay, [24]; Phạm Ngọc Ngoạn với Luận văn Những kiến nghị về chính sách phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam

[48] ; Đặng Thị Thanh Hoa với Luận văn Một số vấn đề pháp lý về dịch vụ thẻ ATM ở Việt Nam[32]…. Nhìn chung các tác giả đã hệ thống, phân tích

và chỉ rõ không chỉ rõ những kết quả đạt được mà đặc biệt còn chỉ rõ những bất cập của các văn bản pháp lý quản lý thị trường thẻ hiện hành cần phải tập

trung hoàn thiện mới đảm bảo cho thị trường thẻ Việt nam phát triển bền vững.


Chất lượng dịch vụ thẻ Ngân hàng:

Có liên quan đến chất lượng dịch vụ thẻ những năm qua đã có khá nhiều nghiên cứu, chẳng hạn:

Lê Thế Giới với nghiên cứu Mô hình lý thuyết các nhân tố tác động

đến sử dụng thẻ ATM của Việt Nam[29] đã sử dụng mô hình thang đo lường

thái độ bằng thang điểm Likert với 5 sự lựa chọn để xác định rõ các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ ATM của khách hàng. Đồng thời cũng


chỉ ra những biện pháp mà Chính phủ và Ngân hàng phát hành thẻ cần phải làm để khuyến khích việc sử dụng thẻ ATM của người dân. Trên cơ sở đó đã

xác định rõ những giải pháp thuộc vĩ mô của Nhà nước và những biện pháp

của đơn vị phát hành thẻ, đồng thời cần có cơ chế để phối kết hợp mới phát huy hết hiệu quả của nó.

Nguyễn Thị Thu Lan trong Luận văn Đo lường chất lượng dịch vụ thẻ ATM tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Đà Nẵng,

[39] đã hệ thống được một số vấn đề cơ bản về thẻ, kinh doanh thẻ của Ngân

hàng thương mại, chất lượng dịch vụ thẻ của Ngân hàng thương mại và mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ thẻ. Tác giả đã sử dụng mô hình Servpere để

đo lường chất lượng dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Đầu tư &Phát triển Việt Nam

Chi nhánh Đà Nẵng. Trên cơ sở đó xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ thẻ của Chi nhánh Đà Nẵng. Tuy nhiên Luận văn chưa xác

định được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chất lượng dịch vụ thẻ ATM của Chi nhánh.

Nguyễn Lâm Hoàng Yến trong Luận văn Đo lường chất lượng dịch vụ Internet banking của Ngân hàng TMCP Á Châu Chi nhánh Đà Nẵng

[75] sử dụng mô hình Servqual để đánh giá chất lượng dịch vụ Internet banking của Ngân hàng TMCP Á Châu Chi nhánh Đà Nẵng. Nội dung đề

tài đã xác định 3 nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn nhu cầu của khách hàng sử dụng dịch vụ Internet banking đó là: “Sự tin cậy và phương tiện hữu hình,

năng lực phục vụ và sự thấu cảm, khả năng đáp ứng”. Trong đó tác giả cho rằng năng lực phục vụ và sự thấu cảmlà nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất đến chất lượng dịch vụ và làm hài lòng khách hàng.


Lê Huyền Trang trong Luận văn Nâng cao chất lượng dịch vụ kinh doanh thẻ của Ngân hàng Ngoại thương Việt nam[72] đã tiến hành nghiên

cứu chất lượng dịch vụ thẻ và sự hài lòng của khách hàng thông qua mô hình

SERVQUAL, tác giả tiến hành đánh giá 5 yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng bao gồm: sự tin cậy, sự đồng cảm, năng lực phục vụ, sự đáp

ứng và phương tiện hữu hình. Kết quả nghiên cứu của tác giả mới cho thấy

yếu tố phương tiện hữu hình có tác động nhiều nhất đến sự hài lòng của khách hàng. Tuy nhiên chưa chỉ rõ mức độ ảnh hưởng và nguyên nhân của từng yếu

tố còn lại đến sự hài lòng của khách hàng sử dụng thẻ.

2.3Các công trình khoa học, bài viết đăng tải trên các Tạp chí/Hội thảo khoa học

Nguyễn Thị Việt Hà [30] trong đề tài Xác định các nhân tố tác động đến hành vi sử dụng dịch vụ e-banking của khách hàng cá nhân tại Việt Nam đã tập trung nghiên cứu các nhân tố tác động đến hành vi của các cá nhân trong sử dụng dịch vụ Ngân hàng điện tử của các NHTM tại Việt Nam.

Nguyễn Minh Loan và Nguyễn Thị Hưng [42] trong bài viết Phát triển thanh toán qua dịch vụ Ngân hàng điện tử cho thấy năm 2014 thanh toán bằng tiền mặt chiếm tỷ trọng 72% trong khi thanh toán qua dịch vụ Internet banking chỉ chiếm 6%, qua đó cũng phân tích và đưa ra những giải pháp đẩy mạnh dịch vụ Internet banking. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa đi sâu vào dịch vụ Internet banking, cũng chưa phân tích sâu các tính năng này trên các sản phẩm dịch vụ tại các Ngân hàng hiện nay.

Châu Đình Linh [41] trong bài viết Thẻ NH, ATM, phí dịch vụ: Những nghịch lý và các cuộc đua tiếp theo đã đề cập thực trạng phát triển thị trường thẻ Ngân hàng tại Việt Nam giai đoạn 2010 đến hết Quí 1/2015, trong đó, tác giả đưa ra những nghịch lý trong phát triển dịch vụ thẻ tại các NHTM Việt Nam.


Đỗ Thị Lan Phương [59] trong bài viết Thanh toán bằng thẻ Ngân hàng: Xu hướng trên thế iới và thực tiễn tại Việt Nam tập trung đề cập thực trạng phát triển thẻ Ngân hàng tại Việt Nam, trên cơ sở dự báo xu hướng phát triển hoạt động thanh toán thẻ trên thế giới trong tương lai, tác giả đề xuất các giải pháp phát triển hoạt động thanh toán thẻ ở Việt Nam

Huỳnh Kim Anh [20] trong bài viết Khai thác dịch vụ Ngân hàng điện tử - trọng tâm trong phát triển dịch vụ Ngân hàng đã vận dụng các mô hình và các nghiên cứu trên thế giới để có thể tìm ra hướng phát triển đúng cho dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Việt Nam, đồng thời tìm ra mô hình dịch vụ tối ưu cho các Ngân hàng để có thể phát triển hiệu quả dịch vụ này. Tác giả nhận định ưu điểm và lợi ích khi sử dụng mô hình Ngân hàng điện tử so với mô hình Ngân hàng truyền thống, do đó theo tác giả cần chú trọng phát triển mô hình này, đây được coi là hướng đi đúng đắn, có sự nắm bắt xu hướng nhanh nhạy và có tầm nhìn.

Phạm Đức Tài [62] trong bài viết Triển vọng thúc đẩy dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Việt Nam đã chỉ ra thực trạng của dịch vụ Ngân hàng điện tử hiện nay tại Việt Nam là dịch vụ Ngân hàng điện tử hầu hết đã được các NHTM áp dụng triển khai thực hiện, nhưng lượng giao dịch còn thấp, chỉ ra nguyên nhân dịch vụ này còn nhiều khó khăn là do thanh toán không dùng tiền mặt còn thấp; mỗi hệ thống Ngân hàng có một chiến lược phát triển khác nhau, không có sự gắn kết với nhau gây ra sự lãng phí về vốn và thời gian. Khả năng tài chính của các NHTM hiện nay còn thấp, vốn điều lệ đã tăng nhưng chưa cao, nếu so sánh với các Ngân hàng trên thế giới và trong khu vực chỉ ở mức khiêm tốn. Chưa kể, hiện nay thương mại điện tử của Việt Nam hiện vẫn đang trong giai đoạn phát triển, làm hạn chế sự phát triển của dịch vụ này; việc chứng thực khách hàng trong giao dịch điện tử và khía cạnh

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 09/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí