Phát triển kinh doanh thẻ của Ngân hàng Nông Nghiệp Lào - 2



T&E Card

Travel and Entertainment

Card

Thẻ du lịch và giải trí

TCTQT

Organization of payment and

settlement

Tổ chức thanh quyết toán

TGKKH

Demand deposit

Tiền gửi không kỳ hạn

TTKDTM

Non-cash payment

Thanh toán không dùng tiền

mặt

VCB

Joint Stock Commercial Bank

For Foreign Trade Of Vietnam

Ngân hàng Ngoại thương Việt

Nam (VietcomBank)

VTB

Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry

and Trade

Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam

(VietinBank)

WTO

Word Trade Organization

Tổ chức thương mại thế giới

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Phát triển kinh doanh thẻ của Ngân hàng Nông Nghiệp Lào - 2


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, BẢNG


STT

Tên hình, sơ đồ, biểu đồ, bảng

Số trang

SƠ ĐỒ

1

1.1: Quy trình phát hành thẻ

39

2

1.2: Quy trình thanh toán thẻ

41

3

2.1: Hệ thống Ngân hàng tại Lào

77

4

2.2: Cơ cấu tổ chức Ngân hàng Nông nghiệp Lào

82

5

3.1: Cơ cấu tổ chức Trung tâm thẻ của Ngân hàng

Nông nghiệp Lào

128

HÌNH

6

1.1: Mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ thẻ

54

BIỂU ĐỒ

7

2.1: Cơ cấu danh mục các sản phẩm thẻ trên thị trường

Lào năm 2017

78

8

2.2: Thị phần thẻ thị trường Lào năm 2017

79

9

2.3: Mạng lưới ATM của các Ngân hàng tại Lào

80

10

2.4: Cơ cấu nguồn vốn của APB

85

11

2.5: Cơ cấu dư nợ của APB

87

12

2.6: Cơ cấu loại thẻ của Ngân hàng APB giai đoạn

2014-2017

92

13

2.7: Tốc độ tăng trưởng doanh số thanh toán thẻ của

toàn thị trường và một số Ngân hàng tại Lào năm 2017

96

14

2.8 Số lượng ATM, EDC năm 2014-2017

98

15

2.9: Thị Phần thẻ của các NHTM tại Lào năm 2017

100

BẢNG

15

2.1: Tình hình huy động vốn của APB giai đoạn 2014

-2017

84

16

2.2: Tình hình cho vay của Ngân hàng APB giai đoạn

86




2014 – 2017


17

2.3: Kết quả kinh doanh APB giai đoạn 2014 – 2017

88

18

2.4: Số lượng các loại thẻ được APB phát hành 2014-

2017

91

19

2.5: Số lượng thẻ phát hành trên toàn hệ thống

93

20

2.6: Bảng tổng hợp tỷ lệ thẻ hoạt động của APB

94

21

2.7: Doanh số thanh toán thẻ APB 2014-2017

95

22

2.8: Doanh số phát hành và doanh số thanh toán thẻ

một số Ngân hàng tại Lào

96

23

2.9: Sự gia tăng của số lượng khách hàng sử dụng dịch

vụ thẻ của APB giai đoạn 2014-2017

97

24

2.10: Số lượng và tốc độ tăng trưởng ATM/EDC

99

25

2.11: Tốc độ tăng trưởng thị phần thẻ của Ngân hàng

APB giai đoạn 2014-2017

100

26

2.12: Phí phát hành và phí thường niên một số loại thẻ

của APB

101

27

2.13: Kết quả kinh doanh thẻ của APB giai đoạn 2014

– 2017

102

28

2.14: Xếp hạng mức độ hài lòng của khách hàng về

dịch vụ thẻ của các Ngân hàng năm 2016

104

29

2.15: Các biến quan sát trong từng thành phần của chất

lượng dịch vụ thẻ

107

30

2.16: Mức độ hài lòng của khách hàng về dịch thẻ tại

Ngân hàng Nông nghiệp Lào

108

31

2.17: Danh sách 05 Ngân hàng uy tín nhất trong hoạt

động kinh doanh thẻ

112


LỜI MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Thực tế các quốc gia trên thế giới cho thấy nền kinh tế càng phát triển, tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt càng giảm và tỷ lệ sử dụng các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt càng tăng. Cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, thương mại điện tử, tự động hóa, hiện nay có rất nhiều hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tiện lợi, an toàn đã và đang được sử dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Một trong số đó là hình thức thanh toán thẻ. Bởi thanh toán thẻ giúp giảm được khối lượng tiền mặt trong lưu thông, tiết kiệm chi phí trong khâu in ấn, bảo quản, vận chuyển tiền, giảm được chi phí lao động xã hội, nâng cao hiệu quả thanh toán trong nền kinh tế và đem lại nhiều tiện ích, lợi ích đối với khách hàng sử dụng thẻ. Vì vậy, phát triển kinh doanh thẻ đã trở thành yêu cầu tất yếu khách quan của hội nhập, liên kết thanh toán toàn cầu đối với các nền kinh tế nói chung, hệ thống Ngân hàng thương mại nói riêng.

Nền kinh tế Lào không nằm ngoài quỹ đạo trên. Thị trường thẻ Ngân hàng Lào bắt đầu hoạt động từ năm 2005. Tham gia thị trường thẻ Ngân hàng Lào hiện gồm 17 NHTM trong nước và nước ngoài, trong đó gồm: 04 NHTM Nhà nước Lào, 03 Ngân hàng liên doanh, 04 Ngân hàng cổ phần, 05 Ngân hàng 100% vốn nước ngoài và 01 Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài. Năm 2016, tổng doanh số thẻ phát hành trên 1,4 triệu thẻ các loại, tăng 38,5% so với năm 2012. Trong đó, thẻ ghi nợ chiếm 98,6%, thẻ tín dụng chỉ chiếm 1,4%. Dẫn đầu thị phần thẻ là Ngân hàng Ngoại thương Lào 26%, tiếp theo là Ngân hàng Phát triển Lào 15,4%, thứ ba là Ngân hàng Nông nghiệp Lào với 13,5%, Ngân hàng Liên doanh Lào Việt 5,8%, còn lại là các Ngân hàng khác


[102]. Điều này cho thấy sự cạnh tranh trên thị trường thẻ Ngân hàng Lào sẽ ngày càng gia tăng.

Ngân hàng Nông nghiệp Lào tham gia thị trường thẻ từ năm 2012. Mặc dù muộn hơn so với 3 NHTM Nhà nước của Lào, nhưng Ngân hàng Nông nghiệp Lào đã có nhiều đổi mới trong phát triển kinh doanh nên bước đầu đã đạt được một số kết quả, nhất là năm 2016 doanh số phát hành tăng14%, thanh toán tăng 11%, hệ thống máy ATM đứng thứ 3 với 140 máy ATM, chiếm 12,2% phủ sóng trên 17 tỉnh thành cả nước Lào [8]. Tuy nhiên, phát triển kinh doanh thẻ của Ngân hàng Nông nghiệp Lào chưa toàn diện, mới tập trung phát triển về số lượng, chưa chú trọng phát triển chất lượng thể hiện danh mục sản phẩm thẻ đơn điệu, cả về chủng loại và tính năng, chủ yếu sử dụng thẻ từ, thẻ ATM chỉ dùng để rút tiền mặt. Chất lượng chăm sóc khách hàng thấp nên mức độ hài lòng của khách hành sử dụng thẻ cũng thấp, xếp thứ 6 trong 6 Ngân hàng được hiệp Hội thẻ Lào khảo sát. Tất cả những yếu tố đó là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến kết quả kinh doanh thẻ của Ngân hàng Nông nghiệp Lào lỗ liên tục trong những năm qua. Do vậy, nghiên cứu để tìm giải pháp giúp Ngân hàng Nông nghiệp Lào phát triển kinh doanh thẻ bền vững trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập là vô cùng cần thiết.

Xuất phát từ thực tiễn trên tác giả quyết định chọn đề tài: Phát triển kinh doanh thẻ của Ngân hàng Nông Nghiệp Lào, làm đề tài Luận án Tiến sĩ.

2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu:

Đến thời điểm hiện nay đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến

đề tài về thẻ Ngân hàng được công bố dưới các hình thức khác nhau cả ở trong và ngoài nước. Có thể tổng hợp một số công trình nghiên cứu tiêu biểu sau:


2.1. Nghiên cứu chung về dịch vụ thẻ

Trên thế giới có không ít các công trình, bài viết đề cập với dịch vụ thẻ, tiêu biểu là một số công trình nghiên cứu sau:

Sadaf Firdous & Rahela Farooqi [96] trong nghiên cứu Impact of Internet Banking Service quality on Customer satisfaction đã sử dụng mô hình để phân tích đánh giá sự hài lòng của khách hàng, nhằm giúp các Ngân hàng và nhà hoạch định chính sách hiểu rõ đóng góp dịch vụ này đối với sự hài lòng của khách hàng.

Mohammad Pouerasadi và Leyla Dastanian [89] trong nghiên cứu An empritical investigation on factors influencing intention of Internet Banking đã tập trung nghiên cứu các nhân tố tác động đến quyết định của khách hàng khi sử dụng dịch vụ Ngân hàng điện tử, bao gồm cả dịch vụ thẻ.

Mohammad Mehdi Parhizgar và Paria Poursaleh [88] trong nghiên cứu Factors Affecting the Intention to use Internet Banking Services tập trung phân tích các nhân tố tác động đến các quyết định của khách hàng khi sử dụng dịch vụ Ngân hàng điện tử nói chung cũng như dịch vụ thẻ nói riêng.

Ogunlowore Akindele John & Oladele Rotimi [92] trong nghiên cứu Analysis of Electronic Banking and Customer satisfaction in Nigeria tập trung nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ Ngân hàng trực tuyến tại Nigeria. 3 câu hỏi nghiên cứu được nhóm tác giả đặt ra là:

(i) What are the challenges facing effective implementation of electronic banking system in Nigeria? (Những thách thức đối với Nigeria khi triển khai dịch vụ Ngân hàng điện tử có hiệu quả là gì)

(ii) What is the impact of Electronic Banking on Customers’ service delivery? (Tác động của dịch vụ Ngân hàng điện tử đến cung cấp dịch vụ khách hàng là gì?).


(iii) What are the possible solutions to e-Banking challenges in Nigeria? (Giải pháp khả thi cho những thách thức dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Nigeria là gì?).

Jannatul Mawa Nupur [83] trong e-Banking and Customers’ Satisfaction in Bangladesh chỉ ra những lợi ích của dịch vụ Ngân hàng trực tuyến mang đến dịch vụ với tốc độ cao, nhanh hơn và đáng tin cậy hơn tại Bangladesh.

Parasuraman, A., Zeithaml, V. A., & Malhotra, A. [94] trong nghiên cứu ES-QUAL a multiple-item scale for assessing Electronic Service quality đưa ra các thang đo nhằm đánh giá chất lượng dịch vụ Ngân hàng điện tử.

Serkan Akinci, Safak Aksoy and Eda Atilgan [98] trong nghiên cứu Adoption of Internet Banking among sophisticated consumer segments in an advanced developing country lại chỉ ra các nhân tố tác động đến việc ra quyết định trong chấp nhận sử dụng dịch vụ Ngân hàng điện tử giữa các phân khúc khách hàng.

Thanh Nguyen, Mohini Singh [91] trong nghiên cứu Impact of Internet Banking on Customer Satisfaction and Loyalty: A Conceptual Model Thanh Nguyen, Mohini Singh chỉ ra lợi ích của dịch vụ Ngân hàng điện tử đối với cả khách hàng và Ngân hàng. Nhóm tác giả cũng đã xây dựng mô hình đo lường sự hài lòng khách hàng và dịch vụ, đưa ra các nhân tố tác động đến lòng trung thành của khách hàng đối với dịch vụ Ngân hàng điện tử, đồng thời, cũng đề cập đến khó khăn cho hệ thống Ngân hàng khi cung cấp dịch vụ Ngân hàng điện tử với mục đích thỏa mãn sự hài lòng khách hàng.

Jayawardhena, C., & Foley, P [84] trong nghiên cứu Changes in the banking sector-the case of Internet banking in the UK đưa ra so sánh về những thay đổi khi sử dụng Ngân hàng điện tử tại Anh.

Daniel, E. [80] trong nghiên cứu Provision of Electronic Banking in the


UK and the Republic of Ireland đề cập thực trạng phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Anh và Ai Len, trong đó, tác giả đưa ra các phân tích đánh giá định lượng về sự phát triển của loại hình dịch vụ này.

Sathye, M. [97] trong nghiên cứu Adoption of Internet Banking by Australian consumers: an empirical investigation tiến hành các nghiên cứu thực nghiệm về quyết định của khách hàng khi sử dụng dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Australia.

BIS [78] trong Risk Management for Electronic Banking and Electronic Money Activities đã đề cập đến những rủi ro và quản trị rủi ro về dịch vụ Ngân hàng điện tử và tiền điện tử trong hệ thống Ngân hàng.

Kalakota, R., & Whinston, A. B [85] trong nghiên cứu Electronic Commerce: a manager's guide đưa ra những hướng dẫn về thương mại điện tử.…

Hà Thạch [63] trong Luận án Tiến sĩ Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế đề cập làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn chất lượng dịch vụ ở NHTM lấy Agribank Quảng Nam làm đối tượng phân tích.

Hoàng Tuấn Linh [40] trong Luận án Tiến sĩ Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại các NHTMNN Việt Nam các vấn đề lý luận về phát triển dịch vụ thẻ đã được đề cập song chủ yếu tác giả đề xuất các chỉ tiêu đánh giá định tính và định lượng, không đưa ra mô hình kinh tế nhằm lượng hóa các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ thẻ ở NHTM.

Lưu Thị Phương Thoan [66] trong Luận văn Thạc sĩ Phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam đề cập một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển họat động kinh doanh thẻ lấy Techcombank làm đối tượng phân tích chính. Một số chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển hoạt động kinh doanh thẻ được tác giả đề xuất là các chỉ tiêu định lượng,

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 09/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí