Tổng Huy Động Vốn Toàn Hệ Thống Tctd Và Vdb Từ 2011 -2015


Bảng 2.5. Cơ cấu nợ phải trả của VDB từ 2011 - 2015

Đơn vị: Triệu VND


CHỈ TIÊU

31/12/ 2011

31/12/2012

31/12/2013

31/12/2014

31/12/2015

Nợ phải trả

260.530.975

276.779.437

283.145.853

307.949.061

339.011.701

Tỷ lệ tăng giảm

7,12%

6,24%

2,32%

6,25%

10,07%

1.1.PH. GTCG

115.504.800

127.348.800

139.160.800

141.868.565

156.140.543

Tỷ trọng

44,34 %

46,01 %

46,54 %

46,07 %

46,06%

Tỷ lệ tăng giảm

20,39 %

10,25 %

9,28 %

1,95%

10,06%

1.2 Vốn UT ĐT

107.387.594

121.937.930

109.579.463

133.391.243

145.503.169

Tỷ trọng

41,22 %

44,06 %

36,65 %

43,32 %

42,10%

Tỷ lệ tăng giảm

71,20 %

13,55 %

(10,14%)

21,73%

9,08%

1.3. Vốn vay

14.523.560

12.604.690

12.631.407

19.150.316

21.662.848

Tỷ trọng

5,57 %

4,55 %-

4,22 %

6,22%

6,39%

Tỷ lệ tăng giảm

(6,71 %)

(13,22 %)

0,21 %

51,61 %

13,12%

1.4. Vốn khác

23.115.021

14.888.017

21.774.183

13.538.937

15.705.141

Tỷ trọng

8,87 %

5,38 %-

7,28 %

4,40 %

4,63%

Tỷ lệ tăng giảm

25,73 %

(35,60 %)

46,25 %

(37,835)

15,99%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 261 trang tài liệu này.

Phát triển hoạt động tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam - 13

Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu của luận án và tình toán của tác giả

Bảng 2.5 cho thấy trong cơ cấu nợ phải trả, có hai khoản chiếm tỷ trọng lớn, đó là vốn phát hành giấy tờ có giá, chiếm tỷ trọng bình quân khoảng 47% và vốn ủy thác đầu tư chiếm tỷ trọng bình quân khoảng hơn 38%. Còn lại hai khoản là vốn vay và vốn khác chiếm tỷ trọng khoảng 15%. Qua bảng 2.6 cho thấy quy mô nợ phải trả của VDB so với tổng nguồn huy động của toàn ngành là tương đối cao, tỷ trọng bình quân trong giai đoạn 2011 - 2015 là 7,72%. Điều này cho thấy quy mô nguồn vốn của VDB nằm trong nhóm ngân hàng có quy mô lớn tại Việt Nam.


Bảng 2.6. Tổng huy động vốn toàn hệ thống TCTD và VDB từ 2011 -2015

Đơn vị: Tỷ VND


Chỉ tiêu

2011

2012

2013

2014

2015

A.Tổng HĐV (*)

2.754.968

3.247.363

3.893.954

4.454.385

5.133.679

Tỷ lệ tăng trưởng

12,39%

17.87%

19,41%

14,39%

15,25%

1 NHTM NN

1.324.318

1.472.921

1.736.703

1.980.865

2.309.759

2. NHTMCP

1.260.912

1.372.563

1.639.355

1.888.659

2.183.743

3 NHLD& NN

272.933

304.427

359.821

449.892

503.890

4.TCTD phi NH

92.139

89.343

102.690

111.706

121.795

5.TCTD HTX

7.723

8.178

9.980

12.263

14.492

B. Nợ phải trả của

VDB

Tỷ trọng so với A

260.531

9,45 %

276.779

8,52%

283.145

7,27 %

307.949

6,91%

339.011

6,60%

Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu của luận án và tình toán của tác giả (*) Toàn ngành Ngân hàng ( không kể VDB)

• Về hiệu quả hoạt động của VDB

Ngân hàng Phát triển Việt Nam là tổ chức tài chính của Chính Phủ, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà vì sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế. Tuy không vì mục tiêu lợi nhuận, nhưng hoạt động của VDB phải có hiệu quả thực sự, tức là phải đảm bảo tối thiểu cân bằng thu chi, để giảm bớt phần cấp bù của ngân sách nhà nước và phải có lợi nhuận. Xét trên phương diện tài chính và quản lý, kết quả hoạt động, không những phải đảm bảo cân bằng thu chi mà còn phải tạo ra chênh lệch dương trong cân đối thu chi, tức là phải có lợi nhuận để trích lập các quỹ theo quy định, tạo cơ sở để không ngừng mở rộng quy mô hoạt động. Trên tinh thần đó, đòi hỏi VDB phải nâng cao hiệu quả quản lý tài sản có, sao cho nó được sử dụng mức tối đa cho nhu cầu của nền kinh tế, trong đó việc tăng cường quản lý để kiểm soát nợ xấu trong giới hạn cho phép là biện pháp tích cực nhất để nâng cao hiệu quả hoạt động của VDB. Song song với việc quản lý tài sản có một cách có hiệu quả, thì việc tiết kiệm chi phí hoạt động có ý nghĩa rất quan trọng. Trong điều kiện hoạt động tín dụng của VDB đều phải thực hiện theo mức lãi suất được ấn định bởi cơ quan có thẩm quyền, chứ không phải tự quyết định theo lãi suất thị trường, thì việc giải bài toán


tăng thu tiết kiệm chi là vấn đề hết sức khó khăn, nhưng bắt buộc phải thực hiện để

nâng cao hiệu quả hoạt động.

Qua số liệu thể hiện trong bảng 2.7 cho thấy thu nhập và chi phí của VDB đều có tốc độ tăng phù hợp với quy mô hoạt động qua các thời kỳ. Kết quả hoạt động qua 5 năm gần nhất cho thấy VDB hoạt động có hiệu quả không ổn định.

Nếu đem chênh lệch thu chi so sánh với tổng tài sản để có chỉ số ROA (Lợi nhuận/ tổng tài sản) một cách tương đối, kết quả năm 2011 là 0,64 %, năm 2012 là 0,51 %, năm 2013 lỗ, năm 2014 tiếp tục lỗ. Đến năm 2015 tỷ suất ROA tăng nhẹ và đạt tỷ lệ 0,16%. Như vậy, với tỷ suất lợi nhuận trên tài sản có xu hướng giảm trong 3 năm, nhưng sau đó lại được cải thiện, điều này cho thấy kết quả hoạt động diễn biến theo chiều hướng chưa ổn định.

Tương tự như vậy nếu đem so sánh chênh lệch thu chi với Vốn và Quỹ của VDB để có chỉ số ROE (lợi nhuận /vốn chủ sở hữu) một cách tương đối, với kết quả từ năm 2011, 2012 là 12,39 %, 10,03%. Trong 2 năm 2013 và 2014 hoạt động bị lỗ. Năm 2015 đã có lãi nhưng tỷ suất chỉ được 2,88%.

Tuy đây là thông tin để tham khảo, và sự so sánh có phần khập khiễng vì tính chất hoạt động của VDB, nhưng qua đó cũng cho thấy hiệu quả hoạt động của VDB là chưa cao, đòi hỏi VDB phải phấn đấu nhiều hơn trong công tác quản lý. Tình hình này thể hiện khá rõ trong bảng 2.7 trong đó phản ánh hiệu quả tài chính của toàn hệ thống TCTD thông qua chỉ tiêu ROA, ROE. Số liệu thông tin cho thấy ROA và ROE của VDB thất thường, thấp hơn so với bình quân chung, dặc biệt năm 2013 và 2014 bị lỗ:

ROA, ROE b/q ngành 2011 là 1,06%, 13,13% trong khi VDB là 0,64%, 12,39%;

ROA, ROE b/q ngành 2012 là 1,01%, 12,18 trong khi VDB là 0,51%, 10,03%; ROA, ROE bq ngành 2013 là 0,83%, 8,59% trong khi hoạt động của VDB bị lỗ; ROA, ROE b/q ngành 2014 là 0,86%, 8,83% trong khi hoạt động của VDB bị lỗ; ROA, ROE bq/ ngành 2015 là 0,52%, 6,26% trong khi của VDB là 0,16%, 2,88%.


Bảng 2.7. Thu nhập, chi phí và kết quả hoạt động của VDB từ 2011– 2015

Đơn vị: Triệu VND


CHỈ TIÊU

2011

2012

2013

2014

2015

1.Tổng thu nhập

16.225.333

18.149.823

17.394.976

16.345.599

18.587.845

Tỷ lệ tăng giảm

11,92%

11,86 %

(4,16 %)

(6,04%)

13,72%

Trong đó:


1.1 Thu lãi cho vay Tỷ trọng

1.2 Thu lãi tiền gửi Tỷ trọng

1.3 Thu khác


Tỷ trọng


12.353.969


13.771.619


10.645.521


9.619.148


11.004.009

76,14 %

75,88 %

61,19 %

58,85%

59,20%

2.884.864

3.356.762

1.202.312

525.614

594.803

17,78 %

17,94 %

6,93 %

3,22 %

3,20%

986.500

1.021.450

5.547.143

6.201.837

6.989.033

6,08 %

6,18 %

31,88 %

37,94%

37,60%

2 Tổng chi phí

14.476.072

17.539.540

17.782.283

17.361.652

17.988.265

Tỷ lệ tăng giảm

24,75 %

15,32 %

1,38 %

6,95%

3,62%

Trong đó:






2.1 Chi trả lãi

10.664.811

15.272.654

15.411.020

15.496.977

15.995.433

Tỷ trọng

73,67 %

71,36 %

86,66%

89,27 %

88,92%

2.2 Chi ngoài lãi

3.811.261

2.266.886

2.371.263

1.863..675

1.992.832

Tỷ trọng

26,32%

28,64%

13,34 %

10,73 %

11,08%

3 Kết quả h/động

1.749.261

1.497.246

(387.307)

(1.016.053)

599.580

4. Tổng tài sản

274.708.123

291.700.892

298.986.367

324.526.866

359.799.901

Tỷ suất ROA(*)

0,64 %

0,51 %

( 0,12%) Lỗ

(0,31%)

0,16%

5. Vốn chủ sở hữu

14.117.505

14.921.455

16.112.043

17. 640.965

20.788.200

Tỷ suất ROE(*)

12,39 %

10,03 %

(2,47%) Lỗ

(5,76%)

2,88%

Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu của luận án và tình toán của tác giả (*) Mang ý nghĩa tương đối


20000000

15000000

10000000


5000000

Tổng thu nhập

Tổng chi phí Kết Quả HĐ

0

2011

2012

2013

2014

2015

-5000000

Biểu đồ 2.3. Thu nhập, chi phí và kết quả hoạt động của VDB từ 2011 - 2015


Bảng 2.8. Tỷ suất ROA, ROE từ 2011 -2015 của hệ thống TCTD Việt Nam

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu

2011

2012

2013

2014

2015

Khối NHTM nhà nước

1.ROA

2.ROE

1,12

15,22

0,99

12,34

0,83

9,26

0,59

8,21

0,63

10,62

Khối NHTM Cổ phần

1.ROA

2.ROE

0,88

8,26

0,83

5,10

0,78

5,62

0,46

5,60

0,36

4,43

Khối NHTM Liên doanh & Nước ngoài

1.ROA

2.ROE

0.98

6,32

0,92

4,50

0, 88

4,38

0,71

4,29

0,48

3,05

Khối Cty Tài chính, Cty Cho thuê Tài chính

1.ROA

2.ROE

4,05

14,22

4,12

15,26

3,97

11,32

3,12

11,68

3,29

14,99

Khối Qũy Tín dụng Nhân dân

1.ROA

2.ROE

1,08

13,98

1,05

12,88

0,9

10,22

0,93

10,35

0,88

9,36

BÌNH QUÂN NGÀNH

1. ROA

2. ROE

1,06

13,13

1,01

12,18

0, 83

8,59

0,86

8,83

0,52

6,26


Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu của luận án và tình toán của tác giả


2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CỦA NHÀ

NƯỚC TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

2.2.1. Khái quát hoạt động nghiệp vụ tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Hoạt động nghiệp vụ (HĐNV) tại VDB bao gồm các loại sau:

• Tín dụng đầu tư (TDĐT: tín dụng đầu tư là tín dụng trung dài hạn do VDB thực hiện bằng nguồn cân đối vốn của Chính phủ vốn đối với các dự án đầu tư do Chính phủ quy định. Tín dụng đầu tư có vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế. Tín dụng đầu tư được thực hiện đối với các công trình dự án đầu tư nằm trong danh mục các dự án đầu tư đã được Chính phủ phê duyệt trong từng thời kỳ. Những dự án đầu tư này sẽ phát huy tác dụng tích cực đối với sự phát triển của nền kinh tế xã hội.

• Cho vay lại vốn ODA: cho vay lại vốn ODA được thực hiện cho những dự án đầu tư nằm trong danh mục các dự án đầu tư được tài trợ bằng nguồn vốn ODA đã được thỏa thuận song phương hoặc đa phương giữa Chính phủ Việt Nam với các Chính phủ, tổ chức tài chính, tổ chức phi Chính phủ ở nước ngoài.

• Tín dụng xuất khẩu (TDXK): TDXK của Nhà nước là các khoản tín dụng ngắn hạn, trung hạn (hiện chỉ triển khai tín dụng ngắn hạn) do VDB thực hiện đối với những ngành hàng, nhóm hàng, nằm trong danh mục do Chính phủ quy định để thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu. TDXH của Nhà nước được thực hiện tại VDB phù hợp với quy định hiện hành của Chính phủ Việt Nam, phù hợp với các cam kết của Chính phủ Việt Nam với Tổ chức Thương mại Thế giới.

• Bảo lãnh, tái bảo lãnh: ngoài việc cho vay theo 3 loại hình tín dụng nói trên, VDB còn thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh, tái bảo lãnh cho các loại hình doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, để giúp các doanh nghiệp này có điều kiện tiếp cận các nguồn tài trợ từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước.

Số liệu thực tế (Bảng 2.9) cho thấy tổng tài sản trong HĐNV của VDB có sự tăng trưởng, nhưng với tốc độ không đều, không ổn định. Năm 2011 tăng trưởng 32,64 %

, năm 2012 tăng trưởng chỉ còn 7,08%, năm 2013 tiếp tục sụt giảm, tỷ lệ tăng trưởng 5,96% năm 2014 tỷ lệ tăng trưởng 8,54%. Tuy nhiên đến năm 2015 đã có sự phát triển với tỷ lệ 12,10%. Tính b/q trong 5 năm, tỷ lệ tăng trưởng tài sản HĐNV đạt


trên 12,37% /năm. Tổng tài sản trong HĐNV chủ yếu tập trung ở hai danh mục lớn là TDĐT với tỷ trọng b/q khoảng 44 %. Cho vay lại vốn ODA với tỷ trọng khoảng 43%. Trong khi đó, TDXK chỉ chiếm tỷ trong rất khiêm tốn, từ năm 2011 đến 2015 lần lượt là 7,15% , 6,69% , 3,99%, 3,22 % và 3,30% . Mức dư nợ bình quân TDXK trong tổng tài sản HĐNV của VDB chiếm tỷ trọng 4,89 %. Điều này cho thấy quy mô TDXK còn thấp, VDB cần có biện pháp tăng tốc độ tăng trưởng TDXK trong thời gian tới.

Bảng 2.9. Tình hình hoạt động nghiệp vụ tại VDB từ 2011 -2015

Đơn vị: Triệu VND


CHỈ TIÊU

31/12/ 2011

31/12/2012

31/12/2013

31/12/2014

31/12/2015

A.Tổng TS

274.708.123

291.700.892

298.986.367

324.526.866

359.799.901

Tỷ lệ tăng trưởng

32,53%

6,19%

2,50%

8,54%

10,87%

B.TS HĐNV

226.932.798

242.990.839

257.489.601

274.326.337

310.275.735

Tỷtrọng/Tổng TS

82,61%

83,30%

86,12%

84,53%

86,23%

Tỷ lệ tăng trưởng

32,64 %

7,08 %

5,96 %

6,54 %

13,10%

B1.TDĐT

97.851.622

101.340.105

113.879.317

108.876.014

138.755.309

Tỷ trọng /B

43,18 %

41,71 %

44,22%

39,69%

44,72%

Tỷ lệ tăng trưởng

13,12 %

3,57 %

12,37 %

(4,41%)

27,44%

B2Cho vay lạiODA

102.634.869

111.307.989

107.828.819

127.002.067

128.134.757

Tỷ trọng /B

45,22 %

45,81 %

41,87 %

46,30 %

41,30%

Tỷ lệ tăng trưởng

67,65 %

8,45 %

( 5,13% )

13,14 %

13,60%

B3.Cho vay TDXK

16.226.757

10.247.736

10.295.247

8.838.977

10.233.121

Tỷ trọng /B

7,15 %

6,69 %

3,99 %

3,22%

3,30%

Tỷ lệ tăng trưởng

0,92 %

(36,85 %)

0,46%

(14,15%)

15,77%

B4. TS HĐNV khác

10.112.816

19.877.813

23.939.003

29.442.497

33.152.548

Tỷ trọng /B

4,44 %

5,79 %

9,88 %

10,73 %

10,68%

Tỷ lệ tăng trưởng

38,24 %

96,56 %

20,44%

22,98%

12,60%

C Tài sản khác

47.775.325

48.710.053

41.496.766

50.200.529

49.254.166

Tỷ trọng/Tổng TS

17,39%

16,70%

13,88%

15,47%

13,77%

Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu của luận án và tình toán của tác giả


350000000


300000000


250000000


200000000


150000000


100000000

Tổng TS HĐNV

Cho vay TDH- TDĐT Cho vay lại vốn ODA Cho vay TDXK

TS HĐNV khác

50000000


0

2011

2012

2013

2014

2015

Biểu đồ 2.4. Cơ cấu Tài sản HĐNV tại VDB từ 2011 - 2015

Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu của luận án và tình toán của tác giả

2.2.2. Thực trạng phát triển tín dụng xuất khẩu của Nhà nước tại NHPT Việt Nam

2.2.2.1. Phát triển tín dụng xuất khẩu của Nhà nước về quy mô và số lượng

► Phát triển TDXK của Nhà nước về quy mô và số lượng theo chỉ tiêu kế hoạch TDXK của Nhà nước được thực hiện theo danh mục mặt hàng xuất khẩu được vay vốn tín dụng xuất khẩu tại VDB theo quy định của Chính phủ. Theo đó, tất cả các loại hình doanh nghiệp, không phân biệt là doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp ngoài quốc doanh, nếu có tham gia vào quá trình sản xuất, khai thác, chế biến những mặt hàng nằm trong danh mục các mặt hàng theo quy định của Chính phủ Việt Nam, đều có quyền được tiếp cận và được giải ngân theo nguồn vốn tín dụng xuất khẩu, nếu thỏa mãn điều kiện theo quy định của VDB.

Khi doanh nghiệp thực hiện kế hoạch sản xuất, chế biến, khai thác lô hàng xuất khẩu, VDB sẽ cho vay theo lãi suất thỏa thuận, sau một thời gian nhất định doanh nghiệp đã hoàn tất quy trình xuất khẩu và đã được người nhập khẩu ở nước ngoài thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán, doanh nghiệp “ hoàn” bộ chứng từ cho VDB, nếu bộ chứng từ hoàn toàn hợp lệ, hợp pháp và phản ánh đúng tình hình thực tế về xuất khẩu lô hàng, doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ lãi suất theo quy định của Chính phủ. Đây chính là điểm khác biệt trong tín dụng xuất khẩu tại VDB. Như vậy, tín dụng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/11/2022