Doanh Số, Tỷ Trọng, Tỷ Lệ Tăng Trưởng Tdxk Của Nhà Nước Tại Vdb Phân Theo Thị Trường Từ 2011 – 2015


• Thị trường EU: đây là thị trườngchiếm tỷ trọng cao nhất trong các thị trường do VDB tài trợ. Dư nợ tín dụng xuất khẩu tại khu vực thị trường này chiếm tỷ trọng bình quân trong 5 năm vào khoảng 54,40%.

Thị trường Nhật Bản: thị trường Nhật Bản có tỷ trọng thấp hơn thị trường, nhưng đây là khu vực thị trường có tiềm năng và đầy hứa hẹn. Đặc biệt đối với Nhật Bản, với những cam kết song phương giữa hai Chính phủ, đã mở ra nhiều triển vọng lớn cho hàng xuất khẩu Việt Nam, đặc biệt là mặt hàng thủy hải sản, vốn rất được người Nhật Bản tin dùng. Tỷ trọng xuất khẩu các nhóm hàng nằm trong mặt hàng hỗ trợ vào thị trường Nhật Bản khoảng trên 11%.

• Thị trường các nước trong khu vực Đông Nam Á: tín dụng xuất khẩu cho những nhóm hàng năm trong danh mục qua thị trường Đông Nam Á còn quá khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng và khả năng hợp tác giữa các nước trong khu vực này. Tỷ trọng bình quân trong 5 năm (2011 - 2015) chỉ khoảng 3,8%.

Bảng 2.14. Doanh số, tỷ trọng, tỷ lệ tăng trưởng TDXK của Nhà nước tại VDB phân theo thị trường từ 2011 – 2015

Đơn vị: Triệu VND


Thị trường

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Mỹ

2.797.275

2.425.582

2.294.199

2.103.270

2.366.252

Tỷ trọng

15,06%

15,23 %

15,29%

15,36%

15,52%

Tỷ lệ tăng trưởng

4,15%

(13,29%)

(4,42%)

(8,33%)

12,50%

EU

10.108.080

8.638.449

8.135.478

7.414.847

8.382.507

Tỷ trọng

54,42%

54,24%

54,22%

54,15%

54,98%

Tỷ lệ tăngtrưởng

2,76%

(4,54%)

(5,83%)

(8,86%)

13,05%

Nhật Bản:

2.145.320

1.855.419

1.751.033

1.600.731

1.811.280

Tỷ trọng

11,55%

11,65%

11,67%

11.69%

11,88%

Tỷ lệ tăng trưởng

27,16%

(13,52%)

(5,63%)

(8,59%)

13,15%

Trung Quốc

904.563

785.169

741.226

668.226

510.757

Tỷ trọng

4,87%

4,93%

4,94%

4,88%

3,35%

Tỷ lệ tăng trưởng

3,88%

( 13,20%)

(5,60%)

(9,95%)

(23,57%)

Nga

804.263

691.203

663.202

605.238

879.721

Tỷ trọng

4,33%

4,34%

4,39%

4,42%

5,77%

Tỷ lệ tăng trưởng

9,23%

(4,06%)

(4,06%)

(8,75%)

45,35%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 261 trang tài liệu này.

Phát triển hoạt động tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam - 15


Hàn quốc

518.220

442.752

414.126

379.301

445.825

Tỷ trọng

2,79%

2,78%

2,76%

2.77%

2,89%

Tỷ lệ tăng giảm

8,73%

(14,57%)

( 6,47%)

(8,41%)

1,18%

Asean:

807.998

665.721

628.691

571.005

501.609

Tỷ trọng

4,35%

4,18%

4,19%

4,17%

3,29%

Tỷ lệ tăng trưởng

2,96%

( 17,61%)

(5,57%)

(9,18%)

(12,16%)

TT khác*

486.644

422.048

381.116

350.545

359.817

Tỷ trọng

2,62%

2,65%

2,54%

2,56%

2,36%

Tỷ lệ tăng trưởng

6,10%

(13,28%)

(9,70%)

(8,03%

2,65%

Tổng cộng

18.574.200

15.926.344

15.004.570

13.693.162

15.246.466

Tăng trưởng

3,67%

(14,26%)

(5,79%)

(8,74%)

11,34%

Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu của luận án và tình toán của tác giả

Thị trường Nga, Trung quốc có tốc độ tăng trưởng khá ổn định, đạt tỷ trọng khoảng từ 4% đến gần 5 % mỗi nước.

Thị trường Hàn quốc: chiếm tỷ trong khoảng trên 2,7% tuy nhỏ nhưng dự báo có khả năng tăng trưởng trong tương lai.

• Thị trường khác (*) gồm Braxil, Mexico, Myanma, một số nước khác) Tín dụng xuất khẩu những nhóm hàng nằm trong danh mục sang thị trường các nước khác chiếm tỷ trọng bình quân khoảng 2.6 %, cho thấy sản phẩm xuất khẩu nằm trong danh mục hỗ trợ qua các nước nói trên chưa có vị trí và khả năng cạnh tranh còn khiêm tốn.

2.2.2.2. Phát triển tín dụng xuất khẩu của Nhà nước về mặt chất lượng và hiệu quả Theo Nghị định số 75/2011/NĐ –CP của Chính phủ về tín dụng đầu tư và TDXK của Nhà nước, việc phân loại nợ tại VDB thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tức là thực hiện theo quyết định 493/2005/QĐ – NHNN; Thông tư 18/2008/TT-NHNN; Thông tư 13/2010/TT – NHNN; Thông tư 02/2013/TT- NHNN.

Về chất lượng tín dụng xuất khẩu

Chất lượng TDXK của Nhà nước tại VDB từ 2011 đến 2015 diễn biến theo chiều hướng cải thiện: Tỷ lệ nợ trong hạn có xu hướng tăng. Năm 2011, tỷ lệ nợ trong hạn là 83,29 %, năm 2012 giảm xuống còn 81,02%.. Tuy nhiên, do áp dụng các biện pháp quản lý tín dụng chặt chẽ hơn, nên tỷ lệ nợ trong hạn năm 2013 đã tăng lên và đạt tỷ lệ 82,22%. Năm 2014 nợ trong hạn giảm xuống rất thấp chỉ còn 59,60%, nợ quá hạn


tăng lên đột biến và chiếm tỷ lệ rất cao lên đến 40,40%. Tuy tỷ lệ nợ quá hạn tăng cao trong năm 2014 nhưng nợ xấu ( nợ nhóm 5) trong số nợ quá hạn đã được khống chế ở mức 8,58%, thấp hơn năm 2013. Năm 2015 tỷ lệ trong hạn đã tăng lên 83,91%. Như vậy, có thể nói chất lượng TDXK của Nhà nước tại VDB đã có xu hướng cải thiện, cho thấy chiều hướng tích cực hơn trong quản lý chất lượng TDXK của Nhà nước tại VDB.

Diễn biến nợ quá hạn và nợ xấu theo chiều hướng ngược lại với nợ trong hạn. Nợ quá hạn (nợ nhóm 2,3,4,5) và nợ xấu (nợ nhóm 3,4,5) đều có động thái giảm, nhưng không đều. Trong đó nợ xấu chiếm tỷ lệ khá cao từ năm 2011 là 9,66% ,năm 2012 là 9,55%, năm 2013 là 9,06%. Từ năm 2014 do áp dụng các biện pháp quản lý tín dụng, nợ quá hạn và nợ xấu đã giảm. Nợ xấu từ năm 2014 giảm còn 8,58%, đến 2015 chỉ còn 7,02%, gần đạt chỉ tiêu của HĐQT và Ban điều hành đề ra. Như vậy chất lượng TDXK có sự cải thiện theo chiều hướng tích cực hơn. Nợ xấu đã được quản lý và đưa tỷ lệ xuống còn 7,02% gần đạt chỉ tiêu phấn đấu theo kế hoạch là 7%. (bảng 2.15).

Bảng 2.15. Phân loại nợ TDXK tại VDB từ 2011 -2015.

Đơn vị: Triệu VND


CHỈ TIÊU

31/12/ 2011

31/12/2012

31/12/2013

31/12/2014

31/12/2015

∑ Dư nợ TDXK

16.226.757

10.247.736

10.295.247

8.838.977

10.233.121

Tỷ lệ tăngtrưởng

0,92 %

(36,85 %)

0,46%

(14,15%)

15,17%

1.Nợ trong hạn

13.151.787

7.535.685

8.464.752

5.267.714

8.584.934

Tỷ trọng

81,05 %

73,54 %

82,22 %

59,60%

83,91%

2.Nợ quá hạn

3.074.242

2.712.051

1.830.495

3.571.263

1.610.072

Tỷ trọng

18,95%

26,46%

17,79 %

40,40%

16,04%

Trong đó: Nợ xấu

1.567.504

978.659

932.749

758.384

718.365

Tỷ trọng

9,66 %

9,55 %

9,06%

8,58 %

7, 02%

Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu của luận án và tình toán của tác giả


18000000

16000000

14000000

12000000

10000000

8000000

6000000

4000000

2000000

0

Tổng dư nợ TDXK

Nợ trong hạn Nợ quá hạn

Nợ xấu

2011 2012 2013 2014 2015

Biểu đồ 2.7. Cơ cấu nhóm nợ TDXK của nhà nước tại VDB từ 2011 -2015

Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu của luận án và tình toán của tác giả

Tình hình trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng rủi ro TDXK

Việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại VDB được thực hiện một cách nghiêm túc, mang tính chất bắt buộc. Theo quy định nội bộ của VDB, việc trích lập và hoàn nhập dự phòng được thực hiện mỗi quý một lần. Bộ phận quản lý tín dụng căn cứ vào dư nợ thực tế của từng nhóm nợ, giá trị tài sản bảo đảm và tỷ lệ trích lập dự phòng theo nhóm nợ quy định, tiến hành lập bảng kê dự phòng rủi ro phải trích trong kỳ, so sánh với dự phòng rủi ro đã trích kỳ trước để xác định số trích bổ sung kỳ này, hoặc phải hoàn nhập dự phòng. Bảng kê chuyển bộ phận kế toán hạch toán trích lập dự phòng theo quy định.

Thẩm quyền xử lý rủi ro tín dụng tại VDB được quy định như sau:

Tổng Giám đốc VDB xem xét quyết định điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ đối với các dự án vay vốn TDĐT và TDXK.

Bộ Trưởng Bộ Tài chính quyết định khoanh nợ cho chủ đầu tư và nhà xuất khẩu

theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng quản trị của VDB.

Thủ tướng Chính phủ quyết định các trường hợp xóa nợ, bán nợ do Bộ Tài chính trình trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch Hội đồng quản trị VDB.

Như vậy, việc sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro tín dụng phát sinh từ nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) được thực hiện mỗi năm một lần theo chỉ đạo thống nhất


của Hội đồng quản trị và Ban điều hành, trên cơ sở đề nghị của ban chuyên môn (Ban tín dụng xuất khẩu, Trung tâm Xử lý nợ và Ban Pháp chế).Văn bản đề nghị xử lý nợ nhóm 5 do Chủ tịch Hội đồng quản trị gửi cho Bộ Tài chính, Bộ Tài chính trình Chính phủ xem xét quyết định. Khi có quyết định xử lý của Chính phủ bằng văn bản, Hội đồng quản trị và Ban điều hành sẽ chỉ đạo bộ phận kế toán thực hiện.

2.2.2.3. Phát triển loại hình thức bảo lãnh tín dụng xuất khẩu

►Các loại hình bảo lãnh xuất khẩu tại Ngân hàngPhát triển Việt Nam

● Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu

Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu là cam kết bằng văn bản của VDB (bên bảo lãnh) đối với các tổ chức tín dụng cho khách hàng vay xuất khẩu (bên nhận bảo lãnh) về việc trả nợ thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) nếu khách hàng không thực hiện nghĩa vụ trả nợ, hoặc trả nợ không đầy đủ cho tổ chức tín dụng theo hợp đồng tín dụng đã ký kết giữa khách hàng với tổ chức tín dụng.

• Đối tượng bảo lãnh: đối tượng bảo lãnh là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế (gọi chung là nhà XK) trong nước đã có hợp đồng xuất khẩu hàng hóa nằm trong danh mục hàng hóa vay vốn TDXK của Nhà nước, nhưng khách hàng không vay vốn tại VDB mà vay vốn tại một TCTD khác, nếu có nhu cầu bảo lãnh vay vốn, VDB sẽ đáp ứng nếu nhà XK thỏa mãn các điều kiện quy định của VDB.

• Mức bảo lãnh: mức bảo lãnh tín dụng xuất khẩu được tính theo mức cho vay của TCTD đối với nhà xuất khẩu, nhưng tối đa không quá 85 % giá trị hợp đồng xuất khẩu hoặc giá trị của L/C đã được TCTD nước ngoài mở cho nhà XK. Với thời hạn bảo lãnh tối đa là 12 tháng.

Nếu mức bảo lãnh nằm trong phạm vi phân cấp của chi nhánh, Giám đốc chi nhánh chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định hồ sơ và quyết định chấp thuận bảo lãnh, với thời hạn không quá 5 ngày làm việc.

Nếu mức bảo lãnh vượt quá phân cấp của chi nhánh, Giám đốc chi nhánh chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định, đề xuất việc chấp thuận và gửi hồ sơ lên Hội sở để Tổng giám đốc xem xét quyết định, với thời hạn không quá 3 ngày làm việc.

Trường hợp từ chối bảo lãnh, Giám đốc chi nhánh phải có văn bản gửi cho khách

àng, trong đó nói rõ lý do từ chối.

• Ký hợp đồng và phát hành thư bảo lãnh


Sau khi thẩm định hồ sơ và quyết định chấp thuận bảo lãnh, VDB và khách hàng ký hợp đổng bảo lãnh. Khi đã hoàn thành thủ tục bảo đảm cho bảo lãnh, VDB (bên bảo lãnh) sẽ phát hành “Thư bảo lãnh” và gửi cho TCTD (bên nhận bảo lãnh) cho nhà xuất khẩu vay 1 bản (bên được bảo lãnh). Căn cứ vào thư bảo lãnh của VDB, TCTD sẽ giải ngân cho nhà XK theo yêu cầu.

Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh

Nếu nhà xuất khẩu hoàn thành hợp đồng xuất khẩu, được nhà nhập khẩu nước ngoài thanh toán tiền hàng đủ để trả nợ gốc và lãi vay cho TCTD cho vay, TCTD lập văn bản thông báo cho VDB về việc chấm dứt trách nhiệm bảo lãnh của VDB. Người XK thanh toán phí bảo lãnh cho VDB theo thời hạn, mức bảo lãnh và phí bảo lãnh (1,00% năm) đã ghi trong hợp đồng để thanh lý hợp đồng bảo lãnh.

Nếu hợp đồng xuất khẩu không được thực hiện, nhà XK không có tiền trả nợ cho TCTD, với tư cách bên nhận bảo lãnh, TCTD sẽ lập văn bả yêu cầu VDB thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Sau khi kiểm tra, đối chiếu các điều kiện, điều khoản trong thư bảo lãnh, nếu phù hợp, VDB thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, tức là trả nợ thay cho nhà XK. Nếu không phù hợp, VDB lập văn bản từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, trong đó nêu rõ các lý do từ chối.

Trường hợp VDB thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, sau khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, VDB thông báo cho nhà XK về việc trả nợ thay, đồng thời yêu cầu khách hàng nhận nợ bắt buộc theo số tiền VDB đã trả nợ thay. Nhà XK phải chịu lãi suất bằng 150 % lãi suất nhà XK đã vay của TCTD đối với nợ bắt buộc. VDB và nhà XK sẽ thống nhất xác định kỳ hạn trả nợ cho phù hợp, VDB đôn đốc nhà XK thực hiện trả nợ. Nếu nhà XK không trả được nợ, VDB sẽ xử lý tài sản bảo đảm để thu nợ, hoặc xử lý nợ theo quy định của pháp luật.

Bảo lãnh dự thầu và thực hiện hợp đồng xuất khẩu

Bảo lãnh dự thầu là cam kết bằng văn bản của VDB (bên bảo lãnh) đối với bên mời thầu là tổ chức ở nước ngoài (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ thay cho bên dự thầu là tổ chức kinh tế Việt Nam (bên được bảo lãnh) nếu bên dự thầu đã được xét trúng thầu nhưng không thực hiện hợp đồng đấu thầu.


Bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu là cam kết bằng văn bản của VDB (bên bảo lãnh) đối với người nhập khẩu là tổ chức kinh tế nước ngoài (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ thay cho người xuất khẩu là tổ chức kinh tế của Việt Nam (bên được bảo lãnh) nếu người xuất khẩu của Việt Nam không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các điều khoản của hợp đồng đã ký kết với người nhập khẩu nước ngoài.

• Đối tượng bảo lãnh: đối tượng bảo lãnh là DN, tổ chức kinh tế trong nước tham gia dự thầu hoặc thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hóa nằm trong danh mục hàng hóa vay vốn TDXK của Nhà nước, sẽ được VDB bảo lãnh nếu có nhu cầu.

• Điều kiện bảo lãnh: để được VDB bảo lãnh, DN phải thỏa mãn các điều kiện sau:

Có tài liệu hợp pháp chứng minh yêu cầu của phía nước ngoài về bảo lãnh dự thầu hoặc bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu;

Phải có đủ năng lực tài chính và năng lực kinh doanh để tham gia dự thầu hoặc thực hiện hợp đồng xuất khẩu, được VDB thẩm định và chấp thuận.

• Mức bảo lãnh: mức bảo lãnh tối đa 3% giá dự thầu, (đối với bảo lãnh dự thầu) tối đa 15 % giá trị hợp đồng xuất khẩu (đối với bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu) Thời hạn bảo lãnh tùy thuộc vào thời hạn thực hiện nghĩa vụ của khách hàng đã ghi trong hồ sơ dự thầu hoặc thời hạn đã ghi trong hợp đồng xuất khẩu.

Phí bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu là 0,5% trên giá trị bảo lãnh, với mức tối đa không quá 100.000.000 VND một hợp đồng.

Giám đốc chi nhánh chịu trách nhiệm hoàn thành việc thẩm định hồ sơ trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc, sau đó gửi hồ sơ về Hội sở chính. Trong 3 ngày làm việc, Tổng giám đốc VDB xem xét và quyết định chấp thuận hoặc từ chối bảo lãnh. Nếu từ chối phải có văn bản gửi cho khách hàng, trong đó nói rõ lý do từ chối.

Thủ tục thẩm định, ký hợp đồng bảo lãnh, thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của VDB và thủ tục nhận nợ bắt buộc đối với DN, tương tự như trường hợp bảo lãnh TDXK.

►Tình hình phát triển bảo lãnh xuất khẩu tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam Ngân hàng Phát triển Việt Nam là tổ chức tài chính của Chính phủ, có năng lực tài chính, lại được Chính phủ bảo đảm thanh toán, do đó bảo lãnh của VDB đều được các tổ chức tài chính, các tổ chức kinh tế tin tưởng. Tuy nhiên, qua số liệu phản ánh trong bảng 2.16 cho thấy hoạt động bảo lãnh của VDB còn quá khiêm tốn, chưa tương


xứng với vị trí và tiềm năng của VDB trong hệ thống tài chính Việt Nam. Tuy nhiên với tỷ lệ tăng trưởng bình quân trên 50% cho thấy VDB đang ngày càng chú ý và quan tâm phát triển loại hình nghiệp vụ này trong thời gian tới.

Bảng 2.16. Tình hình hoạt động bảo lãnh tại VDB từ 2011 -2015

Đơn vị: Triệu VND


CHỈ TIÊU

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

2015

Tổng GT bảo lãnh

106.734

217.196

140.971

149.711

167.675

Trong đó:






BLTDXK

69.377

134.662

87.571

92.270

100.605

BLĐT&THHĐ

37.357

82.534

53.400

57.000

67.070

Tỷ lệ tăng giảm

316%

203%

(35,10%)

6,19%

12,00%

Thu từ BL

2.098

2.924

1.903

1.982

2.216

Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu của luận án và tình toán của tác giả

2.3. KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG XUẤT KHẦU CỦA NHÀ NƯỚC TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

2.3.1. Khảo sát về tín dụng xuất khẩu của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Để có thêm thông tin có liên quan đến hoạt động TDXK của Nhà nước tại VDB, tác giả thiết kế bảng câu hỏ khảo sát với 9 câu hỏi và 4 mức độ đánh giá của đối tượng khảo sát (xem phụ lục 4).để phục vụ mục tiêu nghiên cứu. Trong đó đối tượng khảo sát là cán bộ, nhân viên đang công tác tại VDB, cán bộ nhân viên trong các doanh nghiệp xuất khẩu đang có quan hệ tín dụng với VDB và một số chuyên gia trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Kết quả thu được 178/200 ý kiến của các đối tượng khảo sát. Tác giả đã tổng hợp theo nội dung câu hỏi khảo sát như sau:


Câu hỏi khảo sát

Đánh giá

a

b

c

d

Nhận định gì về hiệu quả hoạt động

TDXK tại VDB trong những năm qua

52

29,2%

67

37,6%

35

19,7%

24

13,5%

Câu hỏi khảo sát về hiệu quả hoạt động TDXK cho kết quả như sau:

a. Hoạt động không tốt: 52 phiếu, chiếm tỷ lệ 29,2%.

b. Hoạt động bình thường: 67 phiếu, chiếm tỷ lệ 37,6%.

c. Hoạt động tốt: 35 phiếu, chiếm tỷ lệ 19,7%.

Xem tất cả 261 trang.

Ngày đăng: 26/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí