Tổng Quan Về Ngân Hàng Phát Triển, Quá Trình Hình Thành Ngân Hàng Phát Triển Việt Nam


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 là chương lý luận của luận án, phản ánh khung lý luận về TDXK và TDXK của Nhà nước.. Phân tích vai trò của tín dụng xuất khẩu trong hoạt động của các tổ chức tài chính. Trong nội dung của chương 1, ngoài phần lý luận cơ bản, còn trình bày những căn cứ pháp lý cho hoạt động tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam, đồng thời phân tích những điểm tương đồng và sự khác biệt giữa TDXK của Nhà nước và TDXK của ngân hàng thương mại. Điểm nổi bật trong chương 1 là dựa trên nền tảng lý thuyết về phát triển nói chung và phát triển kinh tế, phát triển tín dụng nói riêng, NCS tổng hợp và trình bày quan điểm của mình về “phát triển tín dụng xuất khẩu của Nhà nước” trên hai tiêu chí: số lượng và chất lượng.. Chương lý luận của bản luận án còn trình bày khái quát hoạt động TDXK của Nhà nước tại một số quốc gia trên thế giới, qua đó có cách nhìn nhận và học hỏi những kinh nghiệm cho loại hình chính sách tín dụng này ở Việt Nam. Từ các lập luận nêu trên, có thể khẳng định quan điểm phạt triển và mở rộng TDXK của Nhà nước tại VDB là một yêu cầu khách quan để thúc đẩy kinh tế xã hội Việt Nam phát triển trong giai đoạn mới.


CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CỦA

NHÀ NƯỚC TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

2.1.1. Tổng quan về Ngân hàng Phát triển, quá trình hình thành Ngân hàng Phát triển Việt Nam

2.1.1.1. Tổng quan về Ngân hàng Phát triển (Development Bank)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 261 trang tài liệu này.

Ngân hàng Phát triển là một hình thức của các trung gian tài chính được thiết kế để giúp một quốc gia hoặc một nhóm các quốc gia đạt được một mức độ cao hơn và bền vững của sự phát triển. Ngân hàng Phát triển cũng được định nghĩa là một hình thức trung gian tài chính cung cấp tài chính cho các dự án đầu tư ưu tiên cao trong nền kinh tế đang phát triển. Cả hai định nghĩa hàm ý rằng mục đích của Ngân hàng Phát triển là để đưa đất nước đến một mức độ cao hơn của sự phát triển [60].

Ngân hàng Phát triển hoạt động với 2 mục tiêu chính:

Phát triển hoạt động tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam - 11

• Tăng tích lũy và tiết kiệm

Mục tiêu này có thể đạt được bằng cách huy động vốn từ thị trường vốn ở nước ngoài, mời gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài, phát triển thị trường tài chính trong nước và huy động các nguồn vốn khác.

• Tăng mức độ và tỷ lệ đầu tư

Mục tiêu này có thể đạt được bằng cách đầu tư vào các dự án mà ngân hàng thương mại không có khả năng tham gia. Đây là những dự án "phát triển" tuy yêu cầu khối lượng vốn rất lớn, dài hạn, nhưng mức độ rủi ro thấp [60].

Theo hồ sơ của Hiệp hội các định chế tài trợ phát triển ở châu Á-Thái Bình Dương (ADFIAP), đã có trên 550 ngân hàng phát triển trên toàn thế giới, trung bình có 2,8 ngân hàng phát triển ở mỗi nước. Có 121 ngân hàng phát triển ở châu Á và khu vực Thái Bình Dương. Ngoài ra, có 32 ngân hàng phát triển quốc tế, khu vực, trong đó điển hình là Ngân hàng Phát triển Á Châu (Asia Development Bank –ADB). Châu Phi có 147 ngân hàng phát triển và 47 ngân hàng phát triển ở Trung Đông. Phần còn lại được đặt tại Tây bán cầu và Châu Âu.[60]


Hầu hết các Ngân hàng Phát triển thuộc sở hữu nhà nước, nhất là ở những nước đang

phát triển, một số ít Ngân hàng Phát triển thuộc loại ngân hàng cổ phần.

Nhiều nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam đã thành lập Ngân hàng Phát triển chuyên nghiệp để hỗ trợ phát triển đầu tư công, xuất nhập khẩu, sản xuất, phát triển nông nghiệp nông thôn, ngành du lịch và các khu vực phát triển khác.

2.1.1.2. Quá trình hình thành Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Ở Việt Nam, để thực hiện chính sách tín dụng nhà nước nhằm mục đích hỗ trợ phát triển kinh tế trong giai đoạn mới, trên tinh thần học hỏi kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về mô hình tổ chức tín dụng của nhà nước, Chính phủ Việt Nam đã thống nhất chủ trương thành lập một tổ chức tín dụng của nhà nước với mục đích tập trung nguồn vốn tín dụng của nhà nước để tài trợ cho các dự án đầu tư công, các ngành kinh tế mũi nhọn, kinh tế trọng điểm, các ngành kinh tế chậm phát triển, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển của nền kinh tế. Quỹ Hỗ trợ phát triển (Development Assistance Fund – DAF) ra đời trong hoàn cảnh đó và chính thức được thành lập theo Nghị định số 50/NĐ-CP ngày 08/07/1999 của Chính phủ nhằm thực hiện chính sách tín dụng nhà nước trong giai đoạn phát triển mới.

Trong thời gian tồn tại và hoạt động gần 7 năm, từ tháng 7/1999 đến tháng 5/2006, Quỹ Hỗ trợ Phát triển đã gặt hái được những thành công khi triển khai và thực thi chính sách tín dụng nhà nước. Các công trình thuộc kết cấu cơ sở hạ tầng của nền kinh tề đã được hoàn thành, đi vào khai thác sử dụng; Các ngành kinh tế trọng điểm, mũi nhọn, một số ngành nghề lĩnh vực kinh tế cũng đã có sự phát triển đáng khích lệ. Để đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ mới trong việc thực thi chính sách tín dụng nhà nước trong điều kiện hệ thống tài chính của Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, đồng thời để Quỹ Hỗ trợ Phát triển vươn lên xứng đáng với tầm vóc và quy mô to lớn của một tổ chức tài chính của Chính phủ, có vị trí quan trọng trong hệ thống tài chính quốc gia, cần thiết phải chuyển đổi mô hình từ Quỹ sang mô hình Ngân hàng với đầy đủ chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của một ngân hàng phát triển quốc gia. Ngân hàng Phát triển Việt Nam ra đời trong hoàn cảnh như vậy.

Ngân hàng Phát Triển Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 108/2006/QĐ- TTg, ngày 19/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ. Tên giao dịch bằng tiếng Anh là


Vietnam Development Bank, viết tắt là VDB được thành lập trên cơ sở sắp xếp và tổ chức lại hệ thống Quỹ Hỗ trợ Phát triển. Nhiệm vụ chính của Ngân hàng Phát triển Việt Nam là thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển và TDXK của Nhà nước. Phương châm hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt nam là: An toàn – Hiệu quả

- Hội nhập Quốc tế - Phát triển bền vững”[51].

So với mô hình Quỹ Hổ trợ Phát triển, với chức năng và nhiệm vụ thuần túy của một Quỹ theo đúng tên gọi là Hỗ trợ và Phát triển, chịu sự chi phối hoàn toàn bởi Luật Ngân sách Nhà nước, vì mục tiêu chung của Chính phủ, Ngân hàng Phát triển Việt Nam có bước đột phá mới về chất. Hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam với 2 nghiệp vụ lớn là thực hiện chính sách Tín dụng Đầu tư và thực hiện chính sách TDXK của Nhà nước với tư cách là một ngân hàng chính sách. Hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam vừa tuân thủ quy định của Luật Ngân sách nhà nước, vừa tuân thủ các quy định của Luật các Tổ chức Tín dụng và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Nếu như Quỹ hỗ trợ phát triển bị chi phối bởi Luật ngân sách nhà nước, thì Ngân hàng Phát triển Việt Nam không những bị chi phối bởi Luật Ngân sách Nhà nước, mà còn bị chi phối bởi Luật các Tổ chức Tín dụng, do đó hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam sẽ linh hoạt hơn, phong phú hơn, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đa dạng hơn. Ngân hàng Phát triển Việt Nam được tăng quyền tự chủ từng bước, tăng tính trách nhiệm và chủ động hơn trong việc thẩm định và cho vay các chương trình dự án đầu tư. Tuy là tổ chức tài chính của Chính phủ, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, nhưng Ngân hàng Phát triển Việt Nam vẫn phải chịu sự điều tiết và chi phối của Luật các tổ chức tín dụng, vẫn phải chấp hành các quy định trong việc thực hiện chính sách tiền tệ, chính sách tín dụng, chính sách quản lý ngoại hối và các chính sách khác có liên quan của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Chính những cam kết của Việt Nam với WTO và thực hiện đổi mới phương châm hoạt động tín dụng nhà nước trong thời kỳ mới, Chính phủ Việt Nam đã có những thay đổi trong chính sách tín dụng nhà nước, cụ thể là:

Thay đổi mô hình cơ quan thực hiện chính sách tín dụng nhà nước cho phù hợp với giai đoạn phát triển hội nhập quốc tế. Từ mô hình Quỹ Hỗ trợ phát triển sang mô hình Ngân hàng Phát triển.


• Chính phủ ban hành Nghị định 151/NĐ-CP ngày 26/10/2006 về tín dụng đầu tư phát triển và TDXK của Nhà nước thay thế cho các quy định trước đây về lĩnh vực này.Theo đó chính sách tín dụng mới, bên cạnh chính sách ưu đãi về lãi suất đối với tín dụng đầu tư phát triển, thì tín dụng hỗ trợ xuất khẩu sẽ phải giảm dần hình thức ưu đãi trực tiếp bằng lãi suất theo cam kết của Chính phủ, và thay vào đó là những hình thức ưu đãi gián tiếp về thủ tục, thời hạn cho vay, tài sản bảo đảm.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam ban hành theo quyết định số 1515/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 03/9/2015, Ngân hàng Phát triển Việt Nam là ngân hàng chính sách, hoạt động theo mô hình Công ty TNHH một

Thành viên, Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Ngân hàng Phát triển Việt Nam có tư cách pháp nhân; có vốn điều lệ, có con dấu, được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng thương mại, được tham gia hệ thống thanh toán với các ngân hàng và cung cấp dịch vụ thanh toán theo quy định của pháp luật. Nhà nước là chủ sở hữu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Chính phủ thống nhất quản lý thực hiện quyền, nhiệm vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ trực tiếp thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu theo phân công của Chính phủ.

Cơ cấu tổ chức quản lý của Ngân hàng Phát triển Việt Nam:

Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị Ngân hàng Phát triển Việt Nam, thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn của chủ sở hữu vốn nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam, nhân danh Ngân hàng Phát triển Việt Nam để quyết định, thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của chủ sở hữu, Bộ Tài chính; chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu, Bộ Tài chính trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật.

Cơ cấu Hội đồng quản trị gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên Hội đồng

quản trị khác. Số thành viên của Hội đồng quản trị tối đa là 05 người, làm việc theo


chế độ chuyên trách. Tổng giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam là thành viên Hội đồng quản trị. Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm; các thành viên Hội đồng quản trị còn lại do Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm, miễn nhiệm. Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là 05 năm; nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị không quá 05 năm và có thể được bổ

nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.

Ban kiểm soát: Ban kiểm soát thực hiện quyền kiểm soát, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật, quy định nội bộ, Điều lệ và nghị quyết, quyết định và các văn bản chỉ đạo khác của chủ sở hữu và bộ Tài chính, Hội đồng quản trị.

Ban Kiểm soát gồm 3 thành viên, trong đó 01 thành viên làm Trưởng Ban. Các thành viên do Bộ Tài chính bổ nhiệm, miễn nhiệm, làm việc theo chế độ chuyên trách. Nhiệm kỳ của Ban kiểm soát là 05 năm. Nhiệm kỳ của thành viên Ban kiểm soát theo nhiệm kỳ Ban kiểm soát. Thành viên Ban kiểm soát có thể được bầu hoặc bổ nhiệm với số nhiệm kỳ không hạn chế. Ban kiểm soát có bộ phận giúp việc, bộ phận kiểm toán nội bộ; hoạt động theo quy chế do Bộ Tài chính ban hành, chịu trách nhiệm

trước pháp luật và Bộ Tài chính về thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

Tổng giám đốc: Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, điều hành hoạt động hàng ngày của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình.Nhiệm kỳ của Tổng giám đốc là 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.

Các Ban thuộc Hội sở chính của Ngân hàng Phát triển Việt Nam

VDB có 22 Ban , 2 Sở Giao dịch, 16 Chi nhánh khu vực và 26 chi nhánh tỉnh. Trong đó Sở Giao dịch và Chi nhánh là những đơn vị giao dịch trực tiếp của VDB, thực hiện các giao dịch hoạt động nghiệp vụ với khách hàng theo ủy quyền của Hội sở chính.

2.1.3. Đặc điểm hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam có một số đặc điểm sau:

• Hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam không vì mục đích lợi nhuận, mà vì sự phát triển của nền kinh tế xã hội;


• Được miễn áp dụng dự trữ bắt buộc (Tỷ lệ dự trữ bắt buộc 0% );

• Không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi như các ngân hàng thương mại;

• Được Chính phủ bảo đảm khả năng thanh toán;

• Được miễn nộp thuế và các khoản nộp NSNN theo quy định của pháp luật;

• Được ngân sách nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý đối với hoạt

động tín dụng đầu tư phát triển và TDXK của Nhà nước.

2.1.4. Nguồn vốn hoạt động hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam

● Vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu của VDB bao gồm

• Vốn điều lệ Vốn điều lệ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam là phần vốn thuộc sở hữu 100% vốn của nhà nước do ngân sách nhà nước cấp phát ban đầu và được cấp bổ sung khi có nhu cầu để nâng cao năng lực tài chính và mở rộng quy mô hoạt động nhằm thực hiện nhiệm vụ TD nhà nước trong từng giai đoạn phát triển của đất nước. Vốn điều lệ ban đầu của Ngân hàng Phát triển VN là 5.000 tỷ đồng. Tháng 10/2007 theo Quyết định số 44/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Vốn điều lệ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã được tăng lên là 10.000 tỷ đồng. Tại thời điểm 31/12/2013 Vốn Điều lệ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam là 10.302 tỷ đồng, tại thời điểm 31/12/2015 là 20.000 tỷ đồng.

• Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ

Ngân hàng Phát triển Việt Nam là một tổ chức tài chính của Chính phủ, được quyền trích lập quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ như các tổ chức tín dụng khác. Tỷ lệ trích lập theo quy định là 5 % chênh lệch thu chi thu được hàng năm (nếu có ).

• Quỹ đầu tư phát triển.

Quỹ đầu tư phát triển của Ngân hàng phát triển Việt Nam được trích lập từ chênh lệch thu nhập và chi phí hàng năm theo tỷ lệ tối đa 50% và không giới hạn số dư của quỹ này. Quỹ đầu tư phát triển là nguồn vốn quan trọng cho nhu cầu đầu tư phát triển của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, đồng thời là nguồn vốn để phát triển công nghệ và hoạt động khoa học phục vụ hoạt động của NH Phát triển Việt Nam.

• Chênh lệch do đánh giá lại tài sản theo quyết định của nhà nước

Khi có quyết định đánh giá lại tài sản ( Tài sản cố định ) theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, nếu đánh giá tăng giá tài sản, phần giái trị đánh giá tăng thêm sẽ là một bộ phận của vốn chủ sở hữu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Khi có quyết


định xử lý chênh lệch tăng giá do đánh giá lại tài sản của Bộ Tài chính, phần chênh lệch tăng giá này sẽ được ghi vào bên có của tài khoản Vốn điều lệ.

Vốn phát hành giấy tờ có giá và đi vay các tổ chức tài chính

Phát hành GTCG và vốn đi vay là nguồn vốn chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của VDB (trên 50 %).

● Các nguồn vốn khác:

Nguồn vốn khác gồm:Vốn ngân sách nhà nước cấp hỗ trợ sau đầu tư; Vốn ODA được Bộ Tài chính uỷ quyền thực hiện cho vay lại; Nhận tiền gửi uỷ thác của các tổ chức trong và ngoài nước; Vốn nhận uỷ thác giải ngân cho các dự án và thu hồi nợ của khách hàng từ các tổ chức trong và ngoài nước thông qua hợp đồng nhận uỷ thác giữa Ngân hàng Phát triển Việt Nam với các tổ chức uỷ thác; Vốn đóng góp tự nguyện không hoàn trả của các cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, các tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước; Vốn do NSNN cấp để thực hiện nhiệm vụ tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu và các mục tiêu, chương trình của Chính phủ; Các nguồn vốn khác được pháp luật cho phép.

2.1.5. Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam

● Hoạt động huy động vốn

Là một tổ chức tài chính của Chính phủ, Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện chức năng nhiệm vụ huy động vốn có kỳ hạn từ một năm trở lên dưới các hình thức như phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi. Vay vốn của các tổ chức tài chính trong và ngoài nước; tiếp nhận vốn ủy thác của các tổ chức trong ngoài nước. Đây là một trong các nhiệm vụ quan trọng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, bởi nó cho phép tạo lập nguồn vốn ổn định để thực hiện các nhiệm vụ khác.

Ngân hàng Phát triển Việt Nam được huy động vốn dưới các hình thức sau đây:

• Phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh theo quy định của pháp luật;

• Phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, giấy tờ có giá bằng đồng Việt Nam của Ngân hàng Phát triển Việt Nam;

• Vay Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, vay của các tổ chức tài chính, tín dụng trong nước và nước ngoài;

Xem tất cả 261 trang.

Ngày đăng: 26/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí