Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH VĨNH LONG ĐẾN NĂM 2020
3.1. Định hướng phát triển du lịch đến năm 2020
3.1.1. Những cơ sở để định hướng
3.1.1.1. Chiến lược phát triển du lịch vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đến 2020
a. Quan điểm phát triển
Quan điểm chủ đạo xuyên suốt đối với phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long là nhằm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế có đóng góp thực sự quan trọng vào công cuộc phát triển đất nước, góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vào nỗ lực xóa đói giảm nghèo cho người dân, đảm bảo an ninh, quốc phòng và góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch của cả nước, nâng cao vị thế ngành du lịch trên cơ sở khai thác có hiệu quả và bền vững những lợi thế về vị trí, tài nguyên của Vùng.
b. Mục tiêu phát triển
Phát triển du lịch dựa trên thế mạnh của từng khu vực, từng địa bàn trong Vùng, tạo sản phẩm đặc thù, độc đáo, tạo điểm đến đặc trưng khu vực, mở ra khả năng kết nối sản phẩm nội vùng, liên vùng, liên quốc gia, tạo hiệu quả kinh tế cao từ du lịch, góp phần cải thiện bộ mặt đô thị. Đẩy mạnh xã hội hóa phát triển du lịch trong Vùng, khuyến khích phát triển du lịch cộng đồng gắn du lịch với xóa đói giảm nghèo, kêu gọi đầu tư xây dựng các dự án về du lịch có quy mô và chất lượng quốc tế.
c. Các định hướng phát triển chủ yếu
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2000 - 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 - 11
- Kết Quả Khảo Sát Mức Độ Hài Lòng Của Du Khách Đối Với Sản Phẩm Du Lịch Tỉnh Vĩnh Long.
- Mức Độ Hiểu Biết Sản Phẩm Du Lịch Đặc Trưng Của Vĩnh Long
- Định Hướng Phát Triển Du Lịch Cụ Thể Đến Năm 2020
- Giải Pháp Tổ Chức, Quản Lí Nâng Cao Chất Lượng Phục Vụ Du Lịch
- Thu Nhập Trung Bình/tháng Của Ông (Bà) Nằm Trong Khoảng?
Xem toàn bộ 155 trang tài liệu này.
* Thị trường du lịch
Tập trung khai thác thị trường Đông Nam Á, đặc biệt là Campuchia và thị trường Việt kiều. Duy trì các thị trường Đông Bắc Á, Tây Âu, Bắc Mỹ.
Phát huy thị trường khách du lịch nội địa truyền thống của vùng là thị trường thành phố Hồ Chí Minh và miền Đông Nam Bộ. Khai thác thị trường khách từ Hà Nội.
* Sản phẩm du lịch
Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của Vùng đồng bằng sông Cửu Long: du lịch tham quan sông nước, miệt vườn kết hợp nghỉ tại nhà dân, du lịch văn hóa tìm hiểu văn hóa các dân tộc trong vùng, du lịch sinh thái, tham quan nghiên cứu các hệ sinh thái đa dạng của vùng, du lịch nghỉ dưỡng biển đảo cao cấp (tại Phú Quốc, Hà Tiên).
Hình thành và phát huy các sản phẩm liên kết của từng khu vực tạo sức cạnh tranh cao cho các chương trình du lịch tổng hợp.
* Tổ chức không gian du lịch vùng
Nhằm phát huy thế mạnh từng khu vực, xây dựng sản phẩm đặc thù trên cơ sở phân vùng sinh thái, văn hóa, tạo điều kiện phát triển các sản phẩm liên kết, khai thác lợi thế về cơ sở vật chất của từng địa phương, phân vùng lãnh thổ du lịch đồng bằng sông Cửu Long được chia thành 4 cụm du lịch:
- Cụm trung tâm: gồm thành phố Cần Thơ và các tỉnh An Giang, Kiên Giang và Hậu Giang với sản phẩm nổi trội của vùng là du lịch tham quan sông nước, du lịch với mục đích thương mại, du lịch lễ hội và du lịch nghỉ dưỡng biển cao cấp.
- Cụm bán đảo Cà Mau: gồm các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng với các sản phẩm du lịch quan trọng là tham quan điểm cực Nam của Tổ quốc, du lịch sinh thái tại các khu rừng ngập mặn và du lịch văn hóa, lễ hội gắn với văn hóa dân tộc Khmer tại Sóc Trăng.
- Cụm duyên hải phía Đông: gồm các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long và Trà Vinh với các sản phẩm chủ đạo là du lịch sông nước, miệt vườn, nghỉ tại nhà dân, tham quan làng nghề, di tích lịch sử cách mạng.
- Cụm Đồng Tháp Mười: gồm 2 tỉnh Long An và Đồng Tháp với sản phẩm chủ đạo là du lịch sinh thái tại các khu rừng đặc dụng ngập nước nội địa Đồng Tháp Mười.
* Các tuyến du lịch vùng
- Tuyến du lịch đường bộ:
+ Tuyến du lịch thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ, từ trục này xuất phát các tuyến nhánh đi các địa phương khác trong vùng.
+ Tuyến du lịch duyên hải theo quốc lộ 80.
+ Tuyến N1 bám dọc theo biên giới Việt Nam – Campuchia.
- Tuyến du lịch đường hàng không:
Xuất phát từ vùng hiện có 4 sân bay Cần Thơ, Phú Quốc, Rạch Giá và Cà Mau tới các sân bay khác trong cả nước. Có khả năng kết nối với các tuyến hàng không quốc tế qua các sân bay Cần Thơ và Phú Quốc.
- Tuyến du lịch đường sông:
+ Tuyến du lịch dọc sông Tiền, và sông Hậu.
+ Tuyến kết nội đường sông với thành phố Hồ Chí Minh.
- Tuyến du lịch đường biển:
Các tuyến du lịch đường biển quốc tế kết nối đồng bằng sông Cửu Long với khu vực qua cảng An Thới, Phú Quốc.
3.1.1.2. Định hướng phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Vĩnh Long đến 2020
a. Định hướng phát triển
- Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 phải phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long; bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với quy hoạch các ngành, lĩnh vực.
- Phát huy tối đa những tiềm năng, thế mạnh của tỉnh; tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế; từng bước củng cố nội lực, tăng dần tỷ lệ tích lũy cho nền kinh tế, giảm thiểu thách thức tiến tới hình thành một cơ cấu kinh tế tiên tiến, mở, hài hòa cân đối và có sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
- Phát triển kinh tế gắn với phát triển y tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân, giảm dần tỷ lệ hộ nghèo; tập trung đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường, gắn phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ.
- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, củng cố quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội.
b. Mục tiêu phát triển
*. Mục tiêu tổng quát
Xây dựng tỉnh Vĩnh Long thành vùng đô thị sinh thái, xanh, sạch, đẹp, phát triển hài hòa giữa đô thị và nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ theo hướng công nghệ và chất lượng cao; từng bước hình thành nền kinh tế tri thức dựa trên nguồn nhân lực có chất lượng; tăng cường quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Liên kết với Cần Thơ, phát triển thành vùng kinh tế động lực, trung tâm kinh tế, đào tạo, văn hóa và khoa học kỹ thuật của vùng đồng bằng sông Cửu Long, góp phần cùng cả nước thực hiện thành công mục tiêu xây dựng nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020
* Mục tiêu cụ thể:
+ Về kinh tế
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 13%/năm giai đoạn 2011 - 2015 và 14,5%/năm giai đoạn 2016 - 2020; thu nhập bình quân đầu người đạt trên 1.900 USD vào năm 2015 và đạt trên 4.000 USD vào năm 2020.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ; đến năm 2015 cơ cấu các ngành nông - lâm - thủy sản, công nghiệp
- xây dựng, dịch vụ trong GDP đạt 36% - 26% - 38%; đến năm 2020 tương ứng là 23% - 32% - 45%.
- Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đến năm 2015 đạt 460 triệu USD, năm 2020 đạt trên 1.000 triệu USD; thu ngân sách bình quân giai đoạn 2011 - 2015 đạt 20%/năm và 22% - 23%/năm giai đoạn 2016 - 2020; tỷ lệ huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội so với GDP là 33 - 34%.
+ Về xã hội
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ổn định ở mức 1% - 1,1%/năm giai đoạn 2011 - 2015 và 0,8% - 0,9%/năm giai đoạn 2016 - 2020; giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm (theo tiêu chuẩn mới) từ 1,5% - 2%; phấn đấu đến năm 2015, số xã đạt
tiêu chí nông thôn mới là 22 xã và năm 2020 đạt 50% số xã trong tỉnh.
- Phấn đấu tạo việc làm mới cho khoảng 25.000 - 27.000 lao động/năm giai đoạn 2011 - 2015 và khoảng 18.000 - 20.000 lao động/năm giai đoạn 2016 - 2020; tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2015 là 55% và năm 2020 là 65 - 66%; giảm tỷ lệ lao động trong nông nghiệp đến năm 2015 còn khoảng 52% và năm 2020 còn 28%.
- Đến năm 2015, số học sinh đến trường trong độ tuổi mẫu giáo đạt 80%, tiểu học đạt 100%, trung học cơ sở đạt trên 98%, trung học phổ thông đạt 63%; phổ cập mẫu giáo cho trẻ 5 tuổi; đến năm 2020, các tỷ lệ trên tương ứng là mẫu giáo đạt 90%, trung học cơ sở đạt 100%, trung học phổ thông đạt 85%, hoàn thành phổ cập giáo dục bậc trung học. Số trường các cấp đạt chuẩn quốc gia là 40% vào năm 2015 và 50% - 60% vào năm 2020.
- Đến năm 2015, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi giảm xuống dưới 15% và năm 2020 dưới 8%.
+ Về môi trường
- Phấn đấu đến năm 2015, 100% người dân đô thị, 60% người dân nông thôn được sử dụng nước sạch; tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt đạt 90% ở khu vực đô thị và 60% ở khu vực nông thôn.
- Phấn đấu đến năm 2020, 90% người dân nông thôn được sử dụng nước sạch; 100% các trường học được cung cấp đủ nước sinh hoạt; 100% nước thải, chất thải rắn từ các cơ sở y tế được thu gom và xử lý; 100% các khu, cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải.
+Về thương mại, dịch vụ, du lịch
Phấn đấu tăng trưởng bình quân đạt 13,5%/năm giai đoạn 2011 - 2015 và 15,0%/năm giai đoạn 2016 - 2020. Phát triển ngành dịch vụ theo hướng đa dạng hóa, ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao, hình thành các ngành dịch vụ mới.
Phát triển mạng lưới phân phối hàng hóa bán lẻ, phấn đấu tỷ lệ hàng hóa bán lẻ qua hệ thống phân phối hiện đại đạt khoảng 15% vào năm 2015 và đạt 20% vào năm 2020; xây dựng hệ thống chợ theo quy hoạch, chú trọng phát triển hệ thống
chợ đầu mối, chợ nông thôn; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia xây dựng chợ và trung tâm thương mại; mở rộng thị trường xuất khẩu, trong 5 - 7 năm tới những mặt xuất khẩu chủ yếu là nông sản, thủy sản qua chế biến, dệt may và một số hàng thủ công mỹ nghệ. Từ 2015 đến 2020 bổ sung thêm các mặt hàng hóa chất, điện, điện tử và các mặt hàng tiêu dùng khác.
- Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, thực hiện liên kết phát triển du lịch với các địa phương trong Vùng, đặc biệt với thành phố Cần Thơ; nâng cao chất lượng dịch vụ, có phấn đấu thu hút lượng khách du lịch đạt 1,3 triệu lượt/năm vào năm 2015 và đạt 2,6 triệu lượt/năm vào năm 2020; phát triển các loại hình du lịch tham quan nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, tham quan các di tích lịch sử…
- Tập trung phát triển đồng bộ các dịch vụ tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, vận tải, dịch vụ đào tạo, tư vấn, bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin là những ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao và có tác dụng thúc đẩy các ngành sản xuất, dịch vụ khác phát triển.
3.1.1.3. Mục tiêu và quan điểm phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Long đến 2020
a. Mục tiêu phát triển
* Mục tiêu kinh tế
- Tạo bước phát triển mạnh mẽ và bền vững cho du lịch Vĩnh Long, khẳng định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn từ năm 2011-2010.
- Phát triển du lịch cho phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của Tỉnh góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng hướng trong đó ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất, tăng tỉ trọng đóng góp của ngành du lịch vào tổng thu nhập quốc dân.
- Phấn đấu đưa Vĩnh Long trở thành tỉnh phát triển mạnh du lịch, có cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối phát triển. Các sản phẩm du lịch mang nét đặc trưng của vùng sông nước, trở thành tỉnh hấp dẫn du khách nổi bật trong vùng ĐBSCL.
* Mục tiêu xã hội
- Góp phần bảo tồn, tôn tạo và phát triển các nguồn tài nguyên, các giá trị văn hóa xã hội của tỉnh nhà.
- Thu được nguồn thu phục vụ cho việc đầu tư trở lại cho phát triển xã hội, các công trình văn hóa, phục vụ đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân.
- Tạo ra các sản phẩm du lịch đặc trưng, độc đáo của địa phương hấp dẫn du khách nhằm tăng mức chi tiêu của du khách cơ cơ sở nguồn lực đó nhằm nâng cấp đầu tư cơ sở hạ tầng, đầu tư xây dựng các khu du lịch mới nhằm khai thác hết tiềm năng phục vụ phát triển du lịch. Qua đó tạo thêm nhiều việc làm mới cho xã hội, góp phần hạn chế nạn thất nghiệp, nâng cao thu nhập cũng như đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của nhân dân trong tỉnh.
- Qua phát triển du lịch sự nhận thức về xã hội của những người tham gia hoạt động du lịch được nâng cao, qua đó góp phần xây dựng văn minh đô thị, văn minh nơi phát triển du lịch và phát triển xã hội văn hóa.
* Mục tiêu về môi trường
Phát tiển du lịch không những phải thực hiện các cơ chế quản lý, bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn tài nguyên phục vụ cho phát triển du lịch một cách có hiệu quả và bền vững mà còn qua đó làm cho môi trường ngày càng tốt hơn, nâng cao ý thức và thực hiện các chương trình hành động bảo vệ môi trường một cách thiết thực và hiệu quả. Ví dụ như: tại các điểm khu du lịch không sử dụng bịt nhựa, ly nhựa, nói không với việc vứt rác bừa bãi…
b. Quan điểm phát triển
Đối với sự phát triển của ngành du lịch không chỉ chú trọng đến sự phát triển nhanh, doanh thu có đóng góp cao trong tổng thu nhập quốc dân mà còn phải chú ý đến bảo vệ tài nguyên và phát triển bền vững cụ thể như sau:
- Phát triển du lịch là hoạt động gắn với môi trường xung quanh nên hoạt động du lịch phải đặc biệt chú ý tới công tác bảo vệ môi trường, cũng chính là duy trùy và bảo vệ sự phát triển lâu dài của ngành du lịch.
- Phát triển du lịch sao cho phù hợp với định hướng phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, phải đảm bảo sự phát triển trong kinh tế tổng hợp của tỉnh.
- Điều kiện về kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật là điều kiện rất quan trọng trong phát triển du lịch nên khi phát triển du lịch phải chú trọng trong công tác đầu
tư và cải tạo.
- Phát triển du lịch phải góp phần cải tạo cuộc sống, nâng cao thu nhập của cư dân bản đại nơi phát triển du lịch, có như vậy mới đảm bảo sự phát triển hài hòa trong lĩnh vực kinh tế và xã hội.
- Phát triển du lịch phải gắn với các điều kiện an toàn, gắn bó mật thiết với công tác bảo vệ an ninh trật tự nơi đón khách vui chơi giải trí.
c. Chiến lược phát triển
* Chiến lược nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch
Trong phát triển du lịch cần chú trọng đầu tư nâng cấp và mở rộng hệ thống cơ sở vật chất phục vụ du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách. Chú ý nâng cao chất lượng phục vụ của nguồn nhân lực phục vụ hướng tới sự phát triển chuyên nghiệp trong các khâu tổ chức dịch vụ, các sự kiện nhàm phát triển du lịch, thu hút du khách kể cả khách quốc tế và nội địa.
* Chiến lược về đầu tư phát triển
- Cần nghiêm túc trong nghiên cứu, đánh giá thị trường du lịch hiện tại và các thị trường tiềm năng nhằm có cơ sở cho việc nghiên cứu đầu tư.
- Trong quá trình phát triển có thể nhận thấy rõ rằng khách nội địa chiếm phần lớn lượng du khách đến Vĩnh Long, nên cần có những đầu tư phát triển các dịch vụ vui chơi giải trí phù hợp với nhu cầu số lượng rất lớn du khách nội địa, bên cạnh cũng cần có những dịch vụ đặc trưng nhằm thu hút khách quốc tế.
* Chiến lược thị trường
- Vĩnh Long là tỉnh ở ĐBSCL nên có thể nói sự phát triển thị trường du lịch có ý nghĩa cực kì quan trọng, việc xác định thị trường mục tiêu nhằm tăng cường quảng cáo, tăng cường thu hút tiềm năng, đẩy mạnh chiến lược marketing…
- Trong những năm qua Vĩnh Long đã rất chú trọng thị trường Thành Phố Hồ Chí Minh, đây là thị trường lớn cung cấp du khách đến với Vĩnh Long nên trong những năm tới cần chú trọng các biện pháp phát triển thị trường ngày càng mạnh hơn tại phân khúc thị trường rất lớn và đầy tiềm năng này.