Giải Pháp Tổ Chức, Quản Lí Nâng Cao Chất Lượng Phục Vụ Du Lịch‌


- Kêu gọi đầu tư phát triển cụm du lịch mới đó là cụm du lịch sinh thái Tân Bình tại huyện mới Bình Tân, nơi đây dự kiến phát triển các mô hình du lịch nghỉ dưỡng, trên quy mô 23ha, số vốn dự kiến 230 tỷ đồng.

c. Các tuyến du lịch

- Tuyến sông Tiền: Ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ tại các điểm du lịch đã và đang hoạt động có hiệu quả, đẩy mạnh khai thác hệ thống nhà vườn, làng nghề, di tích đáp ứng cho nhu cầu tham quan của du khách.

Các sản phẩm chủ yếu: Tham quan sông nước, di tích, sinh hoạt truyền thống dân cư địa phương, làng nghề, qui trình chế biến phục vụ ăn uống và các loại trái cây, hàng lưu niệm địa phương, các loại hình thể thao giải trí sông nước, văn hoá dân gian (đờn ca tài tử, trò chơi dân gian, lễ hội địa phương,…). Ngoài ra còn có thể nối tuyến đi Campuchia (do doanh nghiệp thực hiện).

- Tuyến sông Hậu: hình thành các điểm đến, tạo tuyến tham quan liên tục từ Bình Minh đến Trà Ôn với các sản phẩm: du lịch sinh thái – làng nghề thủ công, vườn ươm, trồng rau, củ - di tích, lễ hội, văn hoá của người Khmer - chợ nổi, đặc sản Bưởi 5 roi, tham quan nghiên cứu nghỉ dưỡng nhằm thu hút khách từ Tp. Phố Cần Thơ đặc biệt là khách quốc tế sau khi cầu Cần Thơ khánh thành. Hình thành một số điểm du lịch phục vụ du khách.

- Tuyến sông Mang Thít: Ngoài các điểm tham quan như làng nghề, vườn trái cây đặc sản Cam Sành,… phối hợp lựa chọn địa điểm xây dựng khu bảo tàng lúa nước (trưng bày nông cụ, mô hình trồng lúa nước, tái hiện lại quy trình trồng lúa nước và cảnh sinh hoạt của người dân nông thôn vùng đồng bằng Nam Bộ) làm điểm tham quan du lịch phục vụ du khách.

- Lựa chọn duy trì và phát triển một số làng nghề và nghề truyền thống (nghề làm bánh tráng, tàu hủ ky, chằm lá, …) để gắn với hoạt động du lịch góp phần nâng cao cuộc sống vật chất và tinh thần của người dân, tạo cho doanh nghiệp nhận thức được tính cần thiết về vấn đề hợp tác, liên kết trong quá trình hội nhập và phát triển, tạo ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng, xã hội và cùng chia sẽ lợi ích. Ngoài ra chọn một số di tích tiêu biểu để có chính sách hổ trợ trùng tu nhằm bổ sung vào


điểm tham quan cho du khách, tạo tính đa dạng, phong phú cho sản phẩm du lịch phục vụ nhu cầu của nhiều đối tượng khách.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 155 trang tài liệu này.

3.2. Một số giải pháp chủ yếu‌

3.2.1. Giải pháp qui hoạch phát triển‌

Phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2000 - 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 - 16

- Đầu tư cho phát triển hạ tầng giao thông, việc cung cấp điện tại các địa phương phát triển du lịch và các khu quy hoạch, đồng thời sớm triển khai quy hoạch khu dịch vụ du lịch tại phường 1, thành phố Vĩnh Long; khu du lịch Trường An mở rộng.

- Tăng cường công tác đào tạo kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý nhà nước, phổ cập kiến thức chuyên môn cho lao động trong ngành, đồng thời phối hợp với cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về du lịch cho cả cộng đồng, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, nhắc nhở các cơ sở quan tâm duy trì điều kiện hoạt động đã được công nhận, nâng cao chất lượng cơ sở vật chất và dịch vụ nhằm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của du khách.

- Khảo sát và phát triển một số điểm du lịch mới đạt chất lượng, nhằm tạo điểm nhấn để nhân rộng mô hình trên địa bàn toàn tỉnh. Tăng cường công tác xúc tiến du lịch trên phạm vi rộng (trong và ngoài nước).

- Thực hiện tốt sự phối hợp giữa các ban ngành có liên quan, phát huy vai trò của Hiệp hội du lịch tỉnh Vĩnh Long.

3.2.2. Giải pháp thu hút đầu tư‌

- Nhà nước cần có chính sách ưu đãi về thuế, lãi suất ngân hàng nhất là tạo điều kiện để cho các doanh nghiệp du lịch nhỏ và vừa tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của nhà nước như các doanh nghiệp của các lĩnh vực khác để các doanh nghiệp này có cơ hội đầu tư mở rộng quy mô hoạt động và nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ.

- Trước mắt Vĩnh Long cần xây dựng quy hoạch chi tiết các khu du lịch, lập kế hoạch xây dựng và phát triển, tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng du lịch nhằm kêu gọi vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước cho các khu du lịch này.

- Xây dựng cơ chế huy động vốn đầu tư phát triển hạ tầng các khu, điểm du lịch theo các hình thức khác nhau, điều tiết các khoản thu ngân sách của địa phương


trong việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch. Thực hiện tốt cơ chế ưu đãi đầu tư để phát triển các khu, điểm du lịch nhất là các địa bàn kinh tế còn khó khăn.

- Đầu tư phát triển một số cơ sở lưu trú cao cấp, đạt tiêu chuẩn 3 sao, 4 sao tạo ra sự khang trang hiện đại cho địa phương, có ý nghĩa như là một đẳng cấp trong phát triển du lịch. Về định hướng không gian đầu tư phát triển cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn cao cấp tập trung tại TP Vĩnh Long, huyện Long Hồ mà đặc biệt là khu vực cù lao An Bình nơi các hoạt động du lịch diễn ra khá sôi nổi.

- Đầu tư phát triển đồng bộ, có chất lượng đối với dịch vụ vui chơi giải trí để thu hút du khách. Hiện nay trên địa bàn tỉnh các hoạt động vui chơi giải trí, thể dục thể thao có chất lượng cao còn ít về số lượng, hạn chế về chất lượng. Điều này đã hạn chế đáng kể thời gian lưu trú và mức chi tiêu của du khách, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh du lịch. Trước mắt cần ưu tiên xây dựng tại địa bàn thu hút đông đảo du khách như TP Vĩnh Long, cù lao An Bình. Cá loại hình có thể tổ chức trên địa bàn tỉnh như: Du lịch mạo hiểm, đua thuyền, câu cá, xây dựng các khu du lịch thám hiểm nhân tạo...

3.2.3. Giải pháp tổ chức, quản lí nâng cao chất lượng phục vụ du lịch‌

- Ổn định bộ máy tổ chức Ban Chỉ đạo phát triển du lịch từ 2010 – 2015, bổ sung tổ chuyên viên và sửa đổi quy chế làm việc nhằm phát huy hiệu quả của Ban chỉ đạo.

- Phối hợp các ngành có liên quan tổ chức triển khai định hướng phát triển du lịch, cơ chế chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến du lịch nhằm đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẵng, đúng luật. Phối hợp tốt trong việc đưa các định hướng, chương trình phát triển du lịch có liên quan đến các ngành; địa phương vào chương trình, kế hoạch của ngành, địa phương như chương trình phát triển hạ tầng đến các khu quy hoạch du lịch với chương trình giao thông nông thôn trên địa phương có quy hoạch.

- Từng bước thiết lập hệ thống báo cáo, thông tin qua mạng giữa các doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước tạo điều kiện tiếp cận nhanh các thông tin và nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước.


- Tạo điều kiện tốt cho Hiệp hội Du lịch Vĩnh Long phát huy hết tác dụng trong công tác liên kết và phát triển.

3.2.4. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực phục vụ du lịch‌

- Hiện nay, số lượng lao động đã được đào tạo nghề du lịch chiếm tỷ lệ rất thấp khoảng 20% (250 lao động) trên tổng số 1.300 lao động đang làm việc trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch.

- Để đáp ứng nhu cầu lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ làm việc trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long cần thiết mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ. Cụ thể cần mở các lớp sau:

+ Nghiệp vụ Hướng dẫn viên du lịch

+ Quản lý khách sạn vừa và nhỏ

+ Nghiệp vụ phòng

+ Nghiệp vụ tiếp tân

+ Nghiệp vụ bàn

+ Văn hóa giao tiếp ứng xử

+ Chuyên đề du lịch cộng đồng

- Tăng cường thu hút đội ngũ lao động có trình độ cao đẳng, đại học được đào tạo chính quy tại các trường đại học về Vĩnh Long làm việc, đặc biệt là tạo điều kiện cho lao động có hộ khẩu thường trú tại Vĩnh Long có điều kiện phục vụ quê hương.

3.2.5. Giải pháp quảng bá, xúc tiến du lịch‌

- Xây dựng và in ấn bổ sung bộ ấn phẩm quảng bá du lịch bằng Tiếng Việt và Tiếng Anh phục vụ khách dụ lịch Việt Nam và quốc tế.

- Tăng cường tổ chức và tham gia các hội chợ, hội thảo về du lịch trong và ngoài tỉnh kể cả ở nước ngoài; tham gia các hội chợ do Tổng cục Du lịch tổ chức.

- Khảo sát mô hình du lịch cộng đồng có hiệu quả tại các địa phương vùng Tây bắc, Tây nguyên và đồng bằng sông Cửu Long (có sự tham gia của doanh nghiệp; các địa phương trong tỉnh đã, đang và có tiềm năng phát triển du lịch) nhằm thực hiện mô hình du lịch cộng đồng tại Vĩnh Long.


- Tăng cường chuẩn bị cơ sở vật chất kỹ thuật để chủ động đăng cai tổ chức các sự kiện du lịch cấp vùng hoặc cấp quốc gia.

- Dần dần đăng tải các hình ảnh du lịch Vĩnh Long trên các website nhằm quảng bá một cách mạnh mẽ hơn về hình ảnh du lịch Vĩnh Long đến du khách trên toàn thế giới.

3.2.6. Giải pháp bảo vệ môi trường du lịch‌

- Công tác bảo vệ môi trường phải được đặt ra hàng đầu trong việc phát triển, quy hoạch, thi công các dự án du lịch. Có nhận thức được tầm quan trọng về vấn đề bảo vệ môi trường thì mới có thể phát triển một cách lâu dài. Do vậy, cần nâng cao năng lực quản lí nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn toàn tỉnh.

- Xây dựng các phương án phòng ngừa ô nhiểm tại nguồn như các lưu vực sông, nơi các điểm du lịch, khu du lịch…nhằm chủ động quản lí môi trường.

- Thực hiện tốt công tác thu gom và xử lý chất thải, rác thải đặc biệt các chất thải có tính chất độc hại để được xử lý triệt để.

- Tại các điểm phát triển du lịch phải có hệ thống thu gom và xử lý rác thác, nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường.

- Công tác giáo dục nâng cao ý thức, trách nhiệm đối với môi trường cho tất cả các bên tham gia phải được thực hiện một cách thường xuyên và liên tục, trong đó cần chú trọng giáo dục đối với dân cư xung quanh địa bàn phát triển du lịch, và kể cả với du khách.


KẾT LUẬN‌

1. Du lịch là ngành được phát triển mạnh trong những năm gần đây và trở thành một ngành có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế. Du lịch phát triển mạnh hay yếu chịu sự ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau, trong đó những nhân tố có vai trò quan trọng hàng đầu như: tài nguyên du; nguồn nhân; hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông vận tải; chính sách, vốn đầu tư... Sự phát triển của các điểm du lịch, khu du lịch và các hình thức phát triển, sản phẩm đặc thù của từng điểm, khu du lịch có tầm quan trọng rất lớn trong việc thu hút du khách. Du lịch Việt Nam đã có những bước phát triển mới trong vài thập kỉ qua và trở thành một điểm đến hấp dẫn của khách du lịch quốc tế.

2. ĐBSCL có thế mạnh chủ yếu về du lịch miệt vườn sông nước, với các hình thức phát triển du lịch chủ yếu như: du lịch sinh thái, du lịch miệt vườn kết hợp nghỉ tại nhà dân, du lịch văn hóa tìm hiểu văn hóa các dân tộc trong vùng, đặc biệt du lịch tham quan nghiên cứu các hệ sinh thái đa dạng của vùng và du lịch nghỉ dưỡng biển đảo.

3. Vĩnh Long là tỉnh có nhiều tài nguyên du lịch nổi bật của vùng sông nước như: du lịch sinh thái vườn cây như ăn trái, du lịch homestay,... Bên cạnh đó cũng có khá nhiều tài nguyên du lịch nhân văn với các di tích văn hóa lịch sử, các làng nghề thủ công truyền thống, phong tục tập quán cũng ẩm thực đặc trưng...đây là điều kiện khá thuận lợi để phát triển du lịch.

4. Sự phát triển du lịch của tỉnh Vĩnh Long đã có những thành tựu nhất định trong giai đoạn 200-2010: lượng khách du lịch tăng từ 99975 người năm 2000 tăng lên 665000 người năm 2010, doanh thu từ hoạt động du lịch đạt 120 tỷ đồng năm 2010.

Cơ sở phục vụ du lịch được cải thiện đáng kể, nhất là cơ sở lưu trú phục vụ du lịch, số lượng cơ sở lưu trú tăng lên 70 cơ sở, hệ thống khách sạn đạt tiêu chuẩn sao tăng lên, hiên toàn tỉnh có 4 khách sao, 20 khách sạn 1 sao. Hệ thống cơ sở vui chơi giải trí cũng có bước cải thiện đáng kể với sự gia tăng các điểm du lịch thì tại các điểm du lịch, khu du lịch các hình thức vui chơi giải trí cũng được cải thiện


đáng kể với sự xuất hiện của trò chơi câu cá sấu, cưỡi đà điểu, trượt cỏ... đã góp phần tích cực trong việc thu hút du khách.

5. Tuy nhiên, hoạt động du lịch còn nhiều hạn chế như: sản phẩm du lịch còn đơn điệu, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật còn hạn chế, trình độ lao động có chất lượng cao còn ít, vốn đầu tư còn hạn chế, công tác xúc tiến quản bá du lịch, xây dựng thương hiệu bền vững còn hạ chế.

6. Định hướng phát triển du lịch Vĩnh Long chủ yếu tập trung vào phát triển các sản phẩm du lịch ngày càng phong phú đa dạng với những nét đặc trưng riêng, đầu tư và kêu gọi đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; đào tạo đội ngũ lao động có đủ năng lực phát triển; đồng thời chú ý đến công tác xúc tiến và quảng bá hình ảnh du lịch Vĩnh Long thông qua các diễn đàn, các hội nghị, tổ chức các sự kiện, cũng như xây dựng thương hiệu du lịch tỉnh nhà.

7. Các giải pháp cần được chú trọng quan tâm là: giải pháp quy hoạch phát triển, giải pháp thu hút đầu tư, giải pháp nâng cao năng lực bộ máy tổ chức quản lí, giải pháp đào tạo nguồn nhân lực, giải pháp xúc tiến hình ảnh du lịch và bên cạnh là giải pháp bảo vệ môi trường du lịch. Với những giải pháp trên chắc chắn du lịch Vĩnh Long sẽ có bước phát triển ngày càng cao và bền vững trong tương lai.

Hy vọng sau năm 2020 du lịch Vĩnh Long có bước phát triển mới, những dịch vụ du lịch đạt chất lượng cao, nhiều khu du lịch có quy mô lớn được hình thành, đó là một hướng mới để tác giả có thể nghiên cứu tiếp theo.


TÀI LIỆU THAM KHẢO‌

1. Lê Huy Bá, Thái Lê Nguyên, Nguyễn Thị Thanh Nga, Lệ Hằng, Thái Vũ Bình, Võ Đình Long (2009), Du lịch sinh thái, NXB khoa học kĩ thuật.

2. Thanh Bình, Hồng Yến (2009), Việt Nam-63 tỉnh thành và các địa danh du lịch, NXB Lao động.

3. Bộ kế hoạch và đầu tư (1996), Dự án quy hoạch tổng thể vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Trung tâm nghiên cứu kinh tế miền Nam.

4. Cục thống kê Vĩnh Long, Niên giám thống kê từ năm 2000, 2004, 2005, 2010,2011.

5. Cục thống kê Vĩnh Long, Thông báo tình hình KT-XH tỉnh Vĩnh Long năm 2005.

6. Cục thống kê Vĩnh Long, Thông báo tình hình KT-XH tỉnh Vĩnh Long năm 2010.

7. Diễn đàn hợp tác kinh tế ĐBSCL (2010), Tham luận hội thảo Liên kết phát triển du lịch biển, đảo và sông vùng ĐBSCL.

8. Phạm Xuân Hậu (2000), Du lịch sinh thái Việt Nam-Tiềm năng và triển vọng,

Hội thảo khoa học địa lý KTXH-lý luận và thực tiễn, TP Hồ Chí Minh.

9. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, Trường đại học quốc gia Hà Nội.

10. Kỷ yếu hội thảo quốc gia (2010), Phát triển du lịch Việt Nam trong bối cảnh tích cực, chủ động hội nhập quốc tế, Hà Nội.

11. Phạm Hồng Long, Bùi Thị Hải Yến (2007), Tài Nguyên Du Lịch, NXB Giáo Dục.

12. Phạm Trung Lương, Đặng Duy Lợi, Vũ Tuấn Cảnh, Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Ngọc Khánh (2001), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục.

13. Phạm Trung Lương (2002), Du lịch sinh thái, những vấn đề về lí luận và thực tiển phát triển ở Việt Nam, NXB Giáo Dục.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/04/2023