Cơ Sở Lý Luận Về Phát Triển Du Lịch Bền Vững


định những vấn đề cơ bản đặt ra đối với phát triển du lịch bền vững thông qua phân tích thực trạng phát triển du lịch từ 1992 đến nay và phát triển du lịch từ góc độ khai thác sử dụng tài nguyên và thực trạng môi trường du lịch. Đề tài cũng nghiên cứu và phân tích một số kinh nghiệm quốc tế về phát triển du lịch bền vững, qua đó đề xuất hệ thống các giải pháp đảm bảo phát triển du lịch bền vững trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam.

Các công trình nghiên cứu này đã cung cấp cơ sở lý luận nền tảng, quan trọng cho việc phát triển du lịch và du lịch bền vững nói riêng. Bên cạnh đó, các công trình này đã tạo ra khung lý thuyết cho hoạt động nghiên cứu khung pháp lý và chính sách cho phát triển du lịch ở Việt Nam như Quyết định của Thủ tướng Chính phủ (2011): “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.

Có thể thấy, các công trình trên đều đưa ra những lý thuyết cơ bản về du lịch bền vững làm căn cứ để thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu về phát triển du lịch bền vững trong các giai đoạn sau đó. Tuy nhiên, các công trình trên chưa cho thấy được hết vai trò của phát triển du lịch bền vững. Phát triển du lịch bền vững không chỉ đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch, ngành du lịch và cộng đồng địa phương mà còn không ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai và du lịch bền vững đóng góp vào giảm các tệ nạn xã hội, duy trì và phát huy được tính đa dạng và bản sắc văn hóa dân tộc, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, giảm tình trạng ô nhiễm môi trường.

Nhóm thứ hai, nghiên cứu về tiêu chí đánh giá du lịch bền vững, cũng đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này, cụ thể có thể kể đến như: "Managing Sustainable Tourism : Indicators for Better Decisions” (Quản lý du lịch bền vững : Các chỉ số cho các quyết định tốt hơn) của Manning Edward (1992); “Statistical Indicators Needed to Monitor Sustainable Travel and Tourism Development”(Các chỉ số thống kê cần thiết để giám sát du lịch và phát triển du lịch bền vững), của World Travel and Tourism Council (1993). Điển hình có công trình của Ted Manning (2000) “Indicators of Sustainable Development for Tourism Destinations” (Các chỉ tiêu phát triển bền vững cho điểm du lịch), nghiên cứu sâu rộng về các chỉ


số về phát triển du lịch bền vững trên toàn thế giới. Công trình nghiên cứu là tài nguyên toàn diện nhất về chủ đề này, kết quả của một nghiên cứu sâu rộng bao gồm 62 chuyên gia từ hơn 20 quốc gia. Công trình mô tả trên 40 vấn đề bền vững lớn, từ việc quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên (chất thải, nước, năng lượng, vv), để kiểm soát sự hài lòng của khách du lịch và cộng đồng sở tại, bảo tồn di sản văn hóa, tính mùa vụ, rò rỉ kinh tế, hoặc thay đổi khí hậu. Đối với mỗi vấn đề, chỉ số và kỹ thuật đo lường được gợi ý với các nguồn thông tin thực tế và ví dụ, nghiên cứu cũng có chứa một số thủ tục để xây dựng các chỉ đích đến cụ thể, việc sử dụng chúng trong chính sách du lịch và quy trình lập kế hoạch, cũng như các ứng dụng trong các loại đích khác nhau (ví dụ như ven biển, đô thị, du lịch sinh thái, cộng đồng nhỏ). Nhiều ví dụ và 25 trường hợp nghiên cứu toàn diện cung cấp một loạt các kinh nghiệm tại các công ty, địa điểm, cấp quốc gia và khu vực từ tất cả các châu lục. UNWTO tổ chức một loạt các hội thảo khu vực và quốc gia về chỉ tiêu du lịch bền vững để đào tạo các quan chức du lịch và các chuyên gia về ứng dụng của họ.

Nhóm thứ ba, nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch bền vững tại một số địa bàn cụ thể, có các công trình như đề tài luận án Tiến sĩ kinh tế “Phát triển du lịch bền vững ở Phong Nha – Kẻ Bàng” của Trần Tiến Dũng (2007). Luận án đã phân tích các quan niệm về hệ thống đánh giá về du lịch bền vững, các kinh nghiệm du lịch bền vững và không bền vững trên thế giới và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch bền vững Phong Nha – Kẻ Bàng. Đây là luận án về du lịch bền vững ở một vùng du lịch cụ thể, có tính đặc trưng. Các quan niệm về du lịch bền vững và không bền vững là điểm mới của nghiên cứu này, tuy nhiên, các chỉ tiêu đánh giá vẫn chưa được tác giả quan tâm sâu sắc. Gần đây có luận án Tiến sĩ Kinh tế“Phát triển du lịch bền vững Bà Rịa – Vũng Tàu” của tác giả Nguyễn Văn Đông (2013),đây là nghiên cứu công phu về phát triển du lịch bền vững ở Bà Rịa – Vũng Tàu. Tác giả đưa ra các quan niệm mới về du lịch bền vững, phân tích các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững và đưa ra các bộ tiêu chí phân tích, đánh giá du lịch bền vững; sử dụng các phương pháp nghiên cứu và mô hình định lượng để đánh giá sự phát triển du lịch bền vững qua các bộ tiêu chí đã đưa ra trên địa bàn nghiên cứu. Tuy nhiên, nội dung phát triển du lịch bền vững tác giả đưa


ra còn chưa thực sự phù hợp; các bộ tiêu chỉ mà tác giả đưa ra vẫn còn sự mâu thuẫn, một số tiêu chí chưa phù hợp và thống nhất với nhau.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Ngoài ra còn một số luận án tiến sỹ và luận văn thạc sỹ nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững ở nhiều địa phương như: “Phát triển du lịch bền vững Bình Thuận”, luận án tiến sỹ của tác giả La Nữ Ánh Vân (2013);luận án “Một số giải pháp phát triển du lịch bền vững ở thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020” của tác giả Đoàn Liêng Diễm (2009), trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh; luận văn “Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở tỉnh Ninh Bình” của Lâm Thị Hồng Loan (2014);…

Bên cạnh đó, phát triển du lịch bền vững còn là chủ đề thảo luận của các cuộc hội thảo quốc tế và trong nước như Hội thảo quốc tế về Phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam do Tổng cục Du lịch Việt Nam kết hợp với Quỹ Hanns Seidel (CHLB Đức) tổ chức tại Huế (tháng 5/1997), Hội thảo về Du lịch sinh thái với phát triển bền vững ở Việt Nam (tại Hà Nội, tháng 4/1998)…

Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa - 3

Nhóm thứ tư, nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững ở thị xã Sầm Sơn, có một số nghiên cứu như: luận văn thạc sỹ của Lê Thị Diễm Hương (2006) "Sầm Sơn - phát triển du lịch bền vững", luận văn đã nêu lên được những điều kiện cơ bản và đặt ra một số giải pháp để phát triển du lịch bền vững tại thị xã Sầm Sơn. Tuy nhiên, các giải pháp đặt ra để phát triển du lịch theo hướng bền vững chưa bám sát được các nguyên tắc và tiêu chí về phát triển bền vững ở cả 3 mặt: kinh tế, văn hóa - xã hội và tài nguyên môi trường. Luận văn Thạc sỹ của tác giả Nguyễn Văn Thanh (2013) "Nâng cao hiệu quả quản lý các di tích lịch sử trên địa bàn thị xã Sầm Sơn". Trên cơ sở thực trạng các di tích trên địa bàn thị xã Sầm Sơn, tác giả đã đề xuất các giải pháp quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động của các di tích trong phục vụ du lịch. Tuy nhiên, luận văn mới chỉ dừng lại ở việc đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý các di tích lịch sử từ góc độ của chính quyền địa phương.

* Những kết quả đạt được trong các công trình nghiên cứu

Thứ nhất, từ nhiều cách tiếp cận và góc độ khác nhau, với những phương pháp và phạm vi nghiên cứu cụ thể, các nhà khoa học đã đưa ra những định nghĩa khác nhau về phát triển du lịch bền vững. Qua việc tổng hợp, phân tích, khái quát để đưa ra định nghĩa về phát triển du lịch bền vững có thể rút ra được nội hàm cơ bản,


các nguyên tắc, nội dung phát triển du lịch bền vững cũng chưa bộ tiêu chí đánh giá phát triển du lịch bền vững.

Thứ hai, thông qua việc sử dụng các luận cứ khoa học vào quá trình khảo sát, nghiên cứu thực tiễn, các công trình đã phân tích thực trạng phát triển du lịch ở Việt Nam nói chung và một số đia phương cụ thể nói riêng. Cùng với việc chỉ ra những thành tựu và hạn chế, những ưu điểm và khuyết điểm, các công trình còn luận giải những nguyên nhân sâu xa của nó, và qua đó, đưa ra các khuyến nghị, đề xuất phương hướng cơ bản và các nhóm giải pháp cụ thể để phát triển du lịch theo hướng bền vững nhằm đáp ứng những yêu cầu cấp thiết của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Thứ ba, mỗi địa phương, vùng miền có những đặc điểm riêng nên cùng với việc nghiên cứu về phát triển du lịch nói chung, những nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững ngày càng được chú trọng. Từ việc khảo cứu các đặc thù về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hóa, tập quán,…các nghiên cứu đã góp phần đưa ra những nhận thức đa chiều và cập nhật về thực trạng phát triển du lịch ở các địa phương, trong đó có thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Đây là một nguồn tài liệu tham khảo trực tiếp, có giá trị to lớn đối với đề tài này.

* Những khoảng trống nghiên cứu

- Các công trình đã nghiên cứu một cách hệ thống về khái niệm, nội dung cũng như các tiêu chí đánh giá du lịch bền vững, tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững cấp huyện, cũng như xây dựng nội dung và các tiêu chí đánh giá du lịch bền vững trên địa bàn cấp huyện.Đây là những gợi mở nghiên cứu và hướng tiếp cận cho luận văn.

- Mặc dù có nhiều công trình nghiên cứu về du lịch Sầm Sơn, nhưng chưa có nhiều công trình nghiên cứu về phát triển du lịch theo hướng bền vững ở thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa dưới góc độ kinh tế chính trị. Đặc biệt, trong giai đoạn nền kinh tế hội nhập ngày càng sâu rộng, du lịch phát triển và cạnh tranh như hiện nay đòi hỏi phải có sự thay đổi trong chính sách, giải pháp phát triển nền kinh tế nói chung, du lịch nói riêng.

Chính vì vậy, tác giả lựa chọn thị xã Sầm Sơn để nghiên cứu phát triển du lịch trên quan điểm phát triển bền vững. Đề tài luận văn nghiên cứu không trùng với các


nghiên cứu trước đây về lĩnh vực này. Hơn nữa, trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2015, thị xã Sầm Sơn đã có nhiều sự thay đổi tích cực và tiêu cực ảnh hướng đến sự phát triển du lịch. Vì vậy, một nghiên cứu phân tích thực trạng phát triển du lịch ở Sầm Sơn trong thời gian vừa qua và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch theo hướng bền vững ở Sầm Sơn trong giai đoạn 2016 – 2020 là cần thiết.

1.2. Cơ sở lý luận về phát triển du lịch bền vững

1.2.1. Phát triển bền vững

Thuật ngữ “phát triển bền vững” được biết đến từ những năm 70 của thế kỷ

XX. Tư duy về phát triển bền vững manh nha trong cả quá trình sản xuất xã hội và bắt đầu từ việc nhìn nhận tầm quan trọng của bảo vệ môi trường và tiếp đó là nhận ra sự cần thiết phải giải quyết những bất ổn trong xã hội. Chính vì thế, năm 1992, Hội nghị thượng đỉnh về Môi trường và Phát triển của Liên hợp quốc được tổ chức ở Ri-ô đơ Gia-nê-rô đề ra Chương trình nghị sự toàn cầu cho thế kỷ XXI, theo đó, phát triển bền vững được xác định là: “Một sự phát triển thỏa mãn những nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm hại đến khả năng đáp ứng những nhu cầu của thế hệ tương lai”. Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới nhiều quốc gia trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa... riêng để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó.

Ba trụ cột phát triển bền vững được xác định là: Thứ nhất, bền vững về mặt kinh tế, hay phát triển kinh tế bền vững là phát triển nhanh và an toàn, chất lượng; Thứ hai, bền vững về mặt xã hội là công bằng xã hội và phát triển con người, bao gồm: thu nhập bình quân đầu người; trình độ dân trí, giáo dục, sức khỏe, tuổi thọ, mức hưởng thụ về văn hóa, văn minh; Thứ ba, bền vững về sinh thái môi trường là khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và cải thiện chất lượng môi trường sống.

1.2.2. Phát triển du lịch theo hướng bền vững

1.2.2.1. Khái niệm phát triển du lịch theo hướng bền vững

Theo quan điểm của nhiều học giả trên thế giới cho rằng du lịch bền vững là “hoạt động khai thác môi trường tự nhiên và văn hóa nhằm thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của khách du lịch, có quan tâm đến các lợi ích kinh tế dài hạn, đồng thời


tiếp tục duy trì các khoản đóng góp cho công tác bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương” (Nguyễn Đình Hòe và Vũ Văn Hiếu, 2001, trang 25).

Theo định nghĩa của Tổ chức Du lịch Thế giới - WTO đưa ra tại Hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên hợp quốc tại Rio de Janeiro năm 1992 thì “Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai. Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thỏa mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi đó vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống của con người” (Nguyễn Đình Hòe và Vũ Văn Hiếu, 2001, trang 26).

Như vậy có thể coi Phát triển du lịch bền vững là một nhánh của Phát triển bền vững đã được Hội nghị của Uỷ ban Thế giới về Phát triển và Môi trường (hay Uỷ ban Brudtlant) xác định năm 1987. Tính bền vững của hoạt động phát triển du lịch được xây dựng trên nền tảng sự thành công trong phát triển của các ngành khác, sự phát triển bền vững chung của khu vực.

Du lịch bền vững” ở Việt Nam là một khái niệm còn mới. Tuy nhiên, nhận thức về một phương thức phát triển du lịch có trách nhiệm với môi trường, có tác dụng giáo dục, nâng cao hiểu biết cho cộng đồng đã bước đầu được hình thành. Điều đó được thể hiện bằng việc một số loại hình du lịch thân thiện với môi trường đã xuất hiện ở Việt Nam với các tên gọi như: du lịch sinh thái, du lịch xanh..... Nhiều nhà nghiên cứu đã nghiên cứu tác động của du lịch và so sánh các yếu tố được coi là bền vững với các yếu tố được coi là không bền vững có một số cuộc nghiên cứu đã chỉ ra tác động của du lịch trên cả ba lĩnh vực kinh tế, môi trường, xã hội đã đưa ra so sánh các yếu tố được coi là không bền vững và các yếu tố được coi là bền vững trong phát triển du lịch.


Tùy thuộc vào đặc điểm của khu du lịch để sử dụng các yếu tố để đánh giá tính bền vững của phát triển du lịch. Tuy nhiên, hiện nay đa số ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch và các lĩnh vực có liên quan khác ở Việt Nam đều cho rằng: “Phát triển du lịch theo hướng bền vững là hoạt động khai thác có quản lý các giá trị tự nhiên và nhân văn nhằm thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của khách du lịch, có quan tâm đến các lợi ích kinh tế dài hạn trong khi vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên, duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa để phát triển hoạt động du lịch trong tương lai; cho công tác bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương”.

Tóm lại, cho đến nay vẫn còn nhiều quan niệm khác nhau về phát triển du lịch theo hướng bền vững, vì thế việc đi đến một quan điểm thống nhất là một yêu cầu cấp thiết. Cụ thể, phát triển du lịch theo hướng bền vững cần hướng tới: (1) đóng góp vào sự thỏa mãn các nhu cầu của du khách và cộng đồng tại một điểm đến nhất định; (2) đóng góp và việc giảm sự bất bình đẳng và nghèo đói của cộng đồng tại điểm đến nhất định; (3) hỗ trợ cộng đồng tại điểm cảm thấy được tự do, được tiếp cận với các dịch vụ du lịch tốt hơn, giảm các tệ nạn xã hội, duy trì và phát huy được tính đa dạng và bản sắc văn hóa dân tộc, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, giảm tình trạng ô nhiễm môi trường; (4) không chỉ góp phần tăng trưởng kinh tế của quốc gia, khu vực và địa phương mà sự phát triển còn góp phần nâng cao mức độ công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các thành viên và giữa các thế hệ trong xã hội; (5) không chỉ chú ý đạt được các mục tiêu trên trong một thời kỳ nhất định mà còn không ảnh hưởng đến nhu cầu của thế hệ tương lai.

1.2.2.2. Nội dung phát triển du lịchtheo hướng bền vững cấp huyện

* Xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch cấp huyện

Quy hoạch là một trong những nội dung quan trọng đầu tiên để đảm bảo phát triển du lịch bền vững. Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch là cơ sở quan trọng để thúc đẩy du lịch phát triển bền vững, nó tác động tích cực đối với việc định hướng đầu tư. Phát triển theo quy hoạch góp phần phát huy tối đa nguồn lực đầu tư,


hệ thống khách sạn, nhà hàng và các công trình phục vụ cho du lịch sẽ được đầu tư xây dựng đúng hướng, tạo nên sự đồng bộ của cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch. Chiến lược phát triển ngành du lịch trên địa bàn một địa phương quyết định những phương hướng phát triển lâu dài, nội dung cơ bản của nó là: Hệ thống các quan điểm phát triển; các hướng phát triển, các mục tiêu phát triển, các nhiệm vụ và chính sách lớn cần thực hiện. Do đó, nội dung quy hoạch tổng thể phải xác định và thể hiện được tầm nhìn dài hạn, đánh giá sát thực những lợi thế so sánh để khai thác tối đa nguồn lực thúc đẩy phát triển du lịch. Những mục tiêu, chỉ tiêu phát triển du lịch theo hướng bền vững cấp huyện phải phù hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh và triển vọng phát triển của ngành du lịch trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế,

và thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ởnước ta.

Để xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch cấp huyện, trước hết chính quyền cấp huyện cần xác định, đánh giá những nguồn lực, tiềm năng và lợi thế của địa phương trong việc phát triển du lịch. Tiếp đó, cần xác định được nhu cầu của khách du lịch để đưa ra chiến lược phát triển du lịch đáp ứng nhu cầu của du khách phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương và bối cảnh phát triển du lịch của tỉnh cũng như của cả nước. Trên cơ sở chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch của đất nước và của tỉnh, chính quyền cấp huyện lập quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển du lịch cho từng giai đoạn, phù hợp điều kiện nguồn lực và tiềm năng, lợi thế về du lịch. Quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch cấp huyện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt phải công bố, công khai rộng rãi để nhân dân và các cơ quan liên quan được biết.

* Xây dựng cơ chế vận dụng pháp luật và chính sách phát triển du lịch cấp huyện

Để khai thác tốt các nguồn lực, lợi thế, tiềm năng phát triển du lịch địa phương. Chính quyền địa phươngcấp huyện cần xây dựng chính sách có tính chất đặc thù trên cơ sở khung pháp lý chung của nhà nước và của tỉnh. Chính sách khuyến khích thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch phải được cụ thể hóa bằng những văn bản quy phạm pháp luật, là cơ sở để các nhà đầu tư nghiên cứu, xem quyết định đầu tư.

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 30/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí