Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa - 2


DANH MỤC BẢNG



STT

Bảng

Nội dung

Trang

1

Bảng 3.1

Một số loại hải sản phục vụ khách du lịch

43

2

Bảng 3.2

Tổng doanh thu du lịch thị xã Sầm Sơn giai đoạn 2010 – 2015

60


3


Bảng 3.3

Lượng khách du lịch nội địa đến Sầm Sơn giai đoạn

2010 – 2014


61

4

Bảng 3.4

So sánh cơ sở lưu trú giai đoạn 2006-2010 và 2011- 2015

63

5

Bảng 3.5

Lao động du lịch trực tiếp giai đoạn 2011-2015

65

6

Bảng 3.6

Thời gian lưu trú trung bình của khách du lịch ở Sầm Sơn

69

7

Bảng 3.7

Các cơ sở lưu trú phân theo chất lượng dịch vụ năm 2015

70

8

Bảng 4.1

Định hướng phát triển du lịch Sầm Sơn đến năm 2020

79

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa - 2


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ


STT

Hình

Nội dung

Trang

1

Sơ đồ 3.1

Bộ máy tổ chức quản lý du lịch ở thị xã Sầm Sơn

51


2


Hình 3. 1

Số lượt khách du lịch quốc tế đến Sầm Sơn giai

đoạn 2011-2015


68

3

Hình 3.2

Lưu lượng khách du lịch đến trong tuần

69


MỞ ĐẦU


1. Tínhcấp thiết của đề tài

Sự phát triển nhanh và mạnh của ngành công nghiệp không khói trong những năm vừa qua đã và đang mang lại nguồn thu quan trọng cho các nền kinh tế. Với tiềm năng hết sức to lớn của mình, du lịch được xem là một trong những ngành kinh tế lớn của thế giới. Tuy nhiên, cũng như nhiều ngành kinh tế khác, bên cạnh sự phát triển nhanh của ngành công nghiệp này, chúng đang ta phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường tại các khu du lịch, các tệ nạn xã hội liên quan đến du lịch gia tăng. Đứng trước vấn đề đó đòi hỏi phải tìm ra một con đường phát triển du lịch hợp lý và hài hòa, sao cho các vấn đề về kinh tế, văn hóa, dân số, xã hội, tài nguyên, môi trường phải được xem xét một cách tổng thể để cùng phát triển, để không cản trở đến sự phát triển của nhau ở hiện tại cũng như trong tương lai. Con đường đó chính là sự phát triển bền vững du lịch theo hướng bền vững.

Khu du lịch Sầm Sơn thuộc thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa là một trong những khu du lịch nghỉ mát nổi tiếng ở Việt Nam từ những năm đầu thế kỷ 20. Sầm Sơn có nhiều tiềm năng du lịch, nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử văn hóa. Trong những năm gần đây, Sầm Sơn đã có những đổi mới và chuyển biến tích cực tạo rađiểm nhấn cho một địa danh hấp dẫn đối với du khách. Mặt khác, những thay đổi trong cách thức tổ chức và quản lý hoạt động du lịch cũng góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế – xã hội Sầm Sơn, cũng như ngành kinh tế du lịch Thanh Hóa phát triển, tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, đồng thời tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động, tăng thu ngân sách cho nhà nước và mở rộng hợp tác kinh tế, giao lưu văn hoá, phát triển xã hội giữa Sầm Sơn – Thanh Hoá với các tỉnh trong cả nước.

Tuy nhiên, du lịch Sầm Sơn vẫn mang tính mùa vụ, chưa khai thác hết tiềm năng và lợi thế về du lịch của thị xã; sản phẩm du lịch còn đơn điệu, chất lượng dịch vụ du lịch chưa cao; khách lưu trú, đặc biệt là khách quốc tế còn rất ít. Tại một số điểm tài nguyên có giá trị, mặc dù đã có được sự đầu tư khai thác, song thời gian


qua những giá trị tài nguyên này chưa phát huy được để tạo thành sản phẩm du lịch hấp dẫn tương xứng. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới trình trạng này, một trong những nguyên nhân đó là vai trò quản lý nhà nước đối với ngành du lịch ở thị xã Sầm Sơn còn nhiều bất cập, vấn đề quy hoạch và thực hiện quy hoạch còn nhiều thiếu sót; cơ chế, chính sách phát triển du lịch còn nhiều bất cập, chưa tạo ra môi trường thuận lợi để các chủ thể kinh tế phát triển du lịch,…

Xuất phát từ những thực tế nêu trên, việc nghiên cứu phát triển du lịch, nhất là phát triển du lịch theo hướng bền vững ở thị xã Sầm Sơn là rất cần thiết và cấp bách. Làm sao để vừa phát triển du lịch, vừa bảo tồn, gìn giữ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo công bằng xã hội, giữ gìn bản sắc văn hóa địa phương. Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài: “Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ chuyên ngành kinh tế chính trị.

2. Mục tiêu, nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu

2.1.Mục tiêu nghiên cứu:

Trên cơ sở lý luận chung về du lịch, luận văn đi sâu phân tích, đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch ở thị xã Sầm Sơn. Từ đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị để phát triển du lịch theo hướng bền vững ở thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. 2.2.Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Khái quát hoá những vấn đề lý luận về phát triển du lịch bền vững; kinh nghiệm phát triển du lịch theo hướng bền vững và du lịch không bền vững ở một số địa phương trong nước và trên thế giới, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho phát triển du lịch theo hướng bền vững ở thị xã Sầm Sơn.

- Đánh giá tài nguyên du lịch của khu vực nghiên cứu. Nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch theo hướng bền vững ở thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

- Đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm phát triển du lịch ở thị xã Sầm Sơn một cách bền vững.

2.3. Câu hỏi nghiên cứu

Cần phải làm gì và làm như thế nào để phát triển du lịch theo hướng bền vững ở thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn làcác hoạt động phát triển du lịch theo hướng bền vững ở thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về không gian: Phạm vi không gian được giới hạn trong khu vực thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa trong mối liên hệ với các điểm du lịch ở tỉnh Thanh Hóa và các tỉnh lân cận. Để có thêm cơ sở thực tiễn, luận văn nghiên cứu kinh nghiệm phát triển du lịch không bền vững ở quần đảo Canary (Tây Ban Nha), Pattaya (Thái Lan) và kinh nghiệm du lịch bền vững ở Phong Nha – Kẻ Bàng và Cát Tiên.

Phạm vi về thời gian: Thời gian nghiên cứu về thực trạng phát triển du lịch ở thị xã Sầm Sơn giai đoạn 2010 – 2015, đề xuất các giải pháp đến năm 2020.

4. Những đóng góp của luận văn

- Nghiên cứu lý luận chung về phát triển du lịch theo hướng bền vững; nội dung, tiêu chí, các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch theo hướng bền vững cấp huyện; kinh nghiệm phát triển du lịch theo hướng bền vững và không bền vững của một số quốc gia trên thế giới và một số địa phương trong nước, từ đó rút ra bài học cho phát triển du lịch theo hướng bền vững ở Sầm Sơn.

- Nghiên cứu và xác định được những vấn đề cơ bản trong nội dung phát triển du lịch theo hướng bền vững ở thị xã Sầm Sơn bao gồm: xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch; xây dựng cơ chế chính sách vận dụng pháp luật và chính sách phát triển du lịch; xây dựng bộ máy và quản lý các hoạt động du lịch; thanh tra, kiểm tra công tác tổ chức, quản lý và các hoạt động kinh doanh cấp huyện. Từ đó, đánh giá mức độ phát triển du lịch theo hướng bền vững ở thị xã Sầm Sơn theo quan điểm phát triển bền vững để tìm ra những vấn đề đặt ra đối với phát triển du lịch trên các mặt: kinh tế, xã hội và môi trường;

- Đề xuất hệ thống các giải pháp đồng bộ và cụ thể đã được nghiên cứu nhằm phát huy những lợi thế và hạnchế bất cập để góp phần đảm bảo sự phát triển du lịch theo hướng bền vững ở thị xã Sầm Sơn.


5. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 4 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở khoa học về phát triển du lịch theo hướng bền vững

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Thực trạng phát triển du lịch theo hướng bền vững ở thị xã Sầm Sơn Chương 4: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch theo hướng bền vững ở

thị xã Sầm Sơn


Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO HƯỚNG BỀN VỮNG


1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Du lịch hiện nay được xem là một trong những ngành kinh tế lớn nhất của thế giới với tiềm năng kinh tế to lớn. Chính vì vậy, hoạt động du lịch được rất nhiều chuyên gia, nhà khoa học và cả các nhà quản lý quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, mãi đến những năm 80 của Thế kỷ XX, khái niệm “Phát triển bền vững” mới xuất hiện và đến đầu những năm 90, khái niệm về “Du lịch bền vững” mới bắt đầu được đề cập đến, khi mà các tác động tiêu cực lên môi trường của sự bùng nổ du lịch từ những năm 1960 trở nên rõ rệt hơn. Các nghiên cứu về “Du lịch bền vững” cho thấy Du lịch bền vững không chỉ bảo vệ môi trường, giữ gìn sinh thái mà còn quan tâm đến khả năng duy trì lợi ích kinh tế dài hạn và công bằng xã hội. Du lịch bền vững không thể tách rời khỏi tranh luận rộng rãi về phát triển bền vững nói chung và là lĩnh vực tiên phong, là mối quan tâm hàng đầu của tất cả các quốc gia trên thế giới nói riêng. Trong lĩnh vực học thuật, có thể khái quát thành 4 nhóm nghiên cứu chính liên quan đến đề tài nhưsau:

Nhóm thứ nhất, nghiên cứu về khung lý thuyết cho phát triển du lịch bền vững trên bình diện chung nhất có nghiên cứu của Butler, R. W (1993) “Tourism An evolutionary perspective” (Một khía cạnh tiến hóa của du lịch), cho rằng phát triển du lịch bền vững là quá trình phát triển và duy trì trong một không gian và thời gian nhất định (ở đó tồn tại cộng đồng, môi trường), thêm nữa sự phát triển sẽ không làm giảm khả năng thích ứng môi trường của con người trong khi vẫn có thể ngăn chặn những tác động tiêu cực tới sự phát triển lâu dài. Đây là quan điểm đã nhận được sự đồng thuận khá cao của các tác giả khác như Murphy (1994)“Tourism and sustainable development” (Du lịch và phát triển bền vững). Trong khi đó, Machado (2003) trong nghiên cứu “Capacity Building for Tourism Development in Viet Nam” (Khả năng xây dựng phát triển du lich ở Việt Nam), nhấn mạnh đến tính bền vững của các sản phẩm trong phát triển du lịch, ông cho rằng phát triển du lịch bền


vững là quá trình phát triển các sản phẩm du lịch nhằm đóng góp vào sự thỏa mãn các nhu cầu của du khách và cộng đồng tại một điểm đến nhất định; góp phần tăng trưởng kinh tế của quốc gia, khu vực và địa phương mà sự phát triển còn góp phần nâng cao mức độ công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các thành viên và giữa các thế hệ trong xã hội; đóng góp vào việc giảm sự bất bình đẳng và nghèo đói của cộng đồng tại điểm đến nhất định. Cũng nghiên cứu về du lịch bền vững có công trình của đồng tác giả Larry Dwyer và Deborah Edwards (2010)“Understanding the Sustainable development of tourism” (Hiểu phát triển bền vững về du lịch), đã trình bày các kết quả của nghiên cứu được tiến hành giữa các thành viên của công chúng ở Anh về sự hiểu biết của họ về du lịch bền vững; phản ứng của họ với bốn mục tiêu hành vi du lịch mong muốn và kỳ vọng về vai trò của chính phủ và ngành công nghiệp du lịch trong việc khuyến khích du lịch bền vững. Nghiên cứu này cho thấy sự thiếu nhận thức về du lịch tác động liên quan đến hành vi hàng ngày, cảm giác không có quyền và không sẵn sàng để thực hiện những thay đổi đáng kể đối với hành vi du lịch hiện nay.

Ở Việt Nam, phát triển du lịch bền vững đã và đang trở thành nhu cầu cấp thiết đối với phát triển kinh tế - xã hội nói chung và du lịch nói riêng, điều đó đặt ra yêu cầu nghiên cứu về du lịch và phát triển du lịch bền vững cả về học thuật, thực tiễn và chính sách. Nghiên cứu hệ thống lý luận của du lịch bền vững có công trình điển hình của đồng tác giả Nguyễn Đình Hòe và Vũ Văn Hiếu (2001)“Du lịch bền vững”, tác phẩm nghiên cứu về sự tương quan tác động nhiều mặt của hoạt động du lịch đối với môi trường (tự nhiên, xã hội nhân văn và kinh tế), với sự tập trung chú ý phân tích sâu sắc hơn các tác động xấu do du lịch gây ra. Tác giả còn đề xuất định hướng xây dựng các chính sách phát triển du lịch, các biện pháp kiểm soát tác động của môi trường nhằm đạt được du lịch bền vững, phương pháp đánh giá tính bền vững của một lãnh thổ du lịch hay một dự án du lịch bền vững. Cùng nghiên cứu lý luận về du lịch bền vững, có đề nghiên cứu cấp Nhà nước của tác giả Phạm Trung Lương (2002) Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam”. Đề tài đã hệ thống hoá các vấn đề lý luận về phát triển du lịch bền vững; xác

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/08/2022