Số Ngành Được Phân Chia Trong Hệ Thống Xhtdnb Của Một Số Nhtm Việt Nam


- Tại ACB, XHTDNB được phân khúc theo ngành kinh tế (26 ngành); phân khúc theo quy mô doanh nghiệp: Lớn, vừa, nhỏ, rất nhỏ; Phân khúc theo loại hình sở hữu tương tự Vietinbank.

- Tại VIB, XHTDNB được phân khúc theo ngành kinh tế (22 ngành); phân khúc loại hình sở hữu: DNNN, DN có vốn đầu tư của nước ngoài; DN khác.

Nhìn chung, các chỉ tiêu tài chính được xây dựng tại các NHTM Việt Nam khá tương đồng và đang dần tiến tới thông lệ quốc tế.

Các chỉ tiêu phi tài chính được đưa vào hệ thống XHTDNB của mỗi NHTM Việt Nam được xây dựng tương đối giống nhau. Điều này cho thấy các NHTM đã có sự những quan điểm tương đồng trong việc xác định các chỉ tiêu này. Hệ thống chỉ tiêu phi tài chính thuộc hệ thống XHTD doanh nghiệp của một số NHTM Việt Nam hiện nay được cụ thể tại Phụ lục số 7 đính kèm.

2.4.2.3. Đánh giá chung về XHTDNB theo phân khúc thị trường của các NHTM Việt Nam hiện nay

Qua nội dung phân tích tại mục 2.4.3.2. trên đây cho thấy, hệ thống XHTDNB tại các NHTM Việt Nam hiện nay đã có sự phân khúc thị trường khá rõ nét, đặc biệt, đối với đối tượng khách hàng doanh nghiệp.

Các NHTM đã thực hiện phân khúc lần thứ nhất phân chia đối tượng khách hàng theo 04 nhóm chính: Nhóm khách hàng cá nhân, khách hàng hộ, khách hàng doanh nghiệp, khách hàng là các định chế tài chính.

Ở một số NHTM như ngân hàng BIDV, nhóm khách hàng cá nhân tiếp tục được phân khúc thành khách hàng cá nhân vay tiêu dùng và khách hàng vay để đầu tư, kinh doanh. Bên cạnh đó, cũng có một số NHTM như ACB, phân khúc nhóm khách hàng hộ thành 02 nhóm: khách hàng hộ nông dân; khách hàng hộ sản xuất/cá nhân kinh doanh.

XHTDNB theo phân khúc thị trường được thể hiện mạnh mẽ hơn ở đối tượng khách hàng doanh nghiệp. Hiện nay, 100% NHTM Việt Nam đã thực hiện phân khúc ngành đối với các khách hàng doanh nghiệp. Việc phân khúc này dựa trên hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành theo Quyết định số 10/2007/QĐ- TTg ngày 23/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ. Cùng một hệ thống chỉ tiêu, một hệ thống thang điểm được xây dựng đối với khách hàng doanh nghiệp, mỗi ngành kinh tế được đánh giá, cho điểm theo mức điểm khác nhau.


Bảng 2.7: Số ngành được phân chia trong hệ thống XHTDNB của một số NHTM Việt Nam



BIDV

VCB

VIETINBANK

VIB

ACB

Số ngành kinh tế

35

52

26

22

26

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 303 trang tài liệu này.

Xếp hạng tín dụng nội bộ theo phân khúc thị trường tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - 9

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ hệ thống XHTD doanh nghiệp tại các NHTM

Mỗi NHTM đều phân chia khách hàng doanh nghiệp thành nhiều nhóm ngành được mô tả tại bảng 2.7. Cụ thể: như BIDV có 35 ngành, VCB có 52 ngành, Vietinbank có 26 ngành …Theo đó, khách hàng ở mỗi ngành được xây dựng hệ thống XHTDNB riêng. Nhờ đó, các ngân hàng có thể dễ dàng hơn khi phân tích lợi thế, rủi ro ngành sản xuất kinh doanh của khách hàng nhằm đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả hơn.

Bên cạnh việc phân khúc theo ngành kinh tế, các NHTM đã phân khúc theo quy mô của doanh nghiệp trên cơ sở đưa ra một hệ thống chỉ tiêu để đánh giá quy mô. Ví dụ: chỉ tiêu: Vốn chủ sở hữu; doanh thu thuần; số lượng lao động; tổng tài sản. Các chỉ tiêu này được đánh giá cho điểm khác nhau tùy thuộc vào quy định của mỗi NHTM.

Ngoài việc XHTDNB được tiến hành phân khúc theo ngành, theo quy mô, các NHTM cũng tiến hành phân khúc theo loại hình sở hữu của doanh nghiệp: Sở hữu nhà nước; doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài; doanh nghiệp khác.

Hệ thống XHTDNB của các NHTM cũng có sự khác nhau khá lớn trong việc qui định điểm, tỷ trọng và các sử dụng các chỉ tiêu trong đánh giá xếp hạng tín dụng nội bộ. Do đó, cùng một khách hàng, có thể có kết quả đánh giá, xếp hạng tín dụng khác nhau ở mỗi ngân hàng.

Như vậy, tại hệ thống các NHTM Việt Nam hiện nay, công tác XHTDNB đã được thực hiện phân khúc thị trường theo đối tượng khách hàng vay vốn; theo lĩnh vực sản xuất kinh doanh; theo quy mô của doanh nghiệp; theo hình thức sở hữu. Tuy nhiên, với một thị trường tài chính - ngân hàng ở Việt Nam tương đối đa dạng về kết cấu địa lý, đất nước trải dài với đủ địa hình như: Miền biển, miền núi, đồng bằng; về văn hóa, về tập quán sinh sống…, XHTDNB cần được phân khúc sâu hơn nữa để phù hợp với từng đối tượng khách hàng, thực sự trở thành “công cụ sắc bén”


giúp các NHTM đưa ra quyết định cho vay đúng đắn giảm thiểu rủi ro cho hệ thống các NHTM Việt Nam nói chung và mỗi NHTM nói riêng.

2.4.3. Đánh giá thực trạng công tác xếp hạng tín dụng theo phân khúc thị trường tại một số NHTM Việt Nam

2.4.3.1. Kết quả

Với việc ban hành Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN về việc “Phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng”, NHNN đã có định hướng, khuyến khích để các NHTM chủ động nghiên cứu triển khai XHTDNB. Đến nay, hầu hết các NHTM Việt Nam đã xây dựng và áp dụng XHTDNB trong hoạt động tín dụng. Trên cơ sở nghiên cứu thị trường, các NHTM đã xây dựng được hệ thống XHTDNB theo phân khúc thị trường tại các NHTM Việt Nam và đạt được một số kết quả bước đầu.

Thứ nhất, XHTDNB đã được xây dựng với một hệ thống chỉ số, thang điểm, trọng số rất chi tiết, cụ thể và đã được phân khúc theo quy trình chặt chẽ và hợp lý. Hầu hết các NHTM lớn tại Việt Nam đã thực hiện XHTDNB tuân theo quy trình hợp lý, chặt chẽ: Thu thập thông tin, phân khúc khách hàng theo đối tượng vay vốn. Trên cơ sở phân khúc đối tượng vay vốn, các NHTM tiếp tục thực hiện phân khúc khách hàng phù hợp với tính chất hoạt động, lĩnh vực hoạt động của khách hàng. Mỗi nhóm khách hàng đều được thiết kế một hệ thống chỉ tiêu riêng biệt. Đối với những khúc khách hàng nhỏ, được qui định mức điểm, tỷ trọng điểm. Sau quá trình chấm điểm, tính toán, điểm số cuối cùng được đánh giá phân tích và ra quyết định xếp hạng khách hàng. Kết quả XHTDNB đã đảm bảo đánh giá một cách tương đối năng lực của khách hàng.

Thứ hai, kết quả của công tác XHTDNB theo phân khúc thị trường giúp các NHTM tiếp tục phân loại khách hàng theo khả năng sử dụng và hoàn trả các khoản vay. Nhờ đó, ngân hàng có thể giảm tỷ lệ rủi ro trong hoạt động tín dụng.

Thứ ba, việc XHTDNB theo phân khúc thị trường hiện nay giúp các NHTM Việt Nam có thể đánh giá khách hàng một cách đa chiều hơn, khách quan hơn do một số lý do sau:

Mỗi nhóm khách hàng được sử dụng một hệ thống chỉ tiêu khá phong phú: chỉ tiêu về nhân thân, về quan hệ với môi trường kinh doanh, kết quả hoạt động


kinh doanh, mối quan hệ với khách hàng, kết quả kinh doanh… Do đó khách hàng

được nhìn nhận đánh giá khá toàn diện.

Hệ thống chỉ tiêu được sử dụng tại các NHTM hiện nay được phân khúc tương đối rõ nét, khách hàng ở mỗi lĩnh vực, ngành nghề khác nhau được chấm điểm theo điểm số thiết kế hệ thống khác nhau. Do đó, các khách hàng được chấm điểm phù hợp với lĩnh vực sản xuất kinh doanh của khách hàng.

2.4.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

Thứ nhất, chưa có sự nhất quán trong việc xây dựng hệ thống XHTDNB tại các NHTM. Điều này được thể hiện ở phương pháp thực hiện XHTD; hệ thống chỉ tiêu; hệ thống thang điểm và phương pháp tính toán xác định đánh giá điểm. Từ hạn chế này, dẫn đến thực trạng: Cùng một khách hàng nhưng kết quả đánh giá không đồng nhất ở các NHTM, khách hàng không được đánh giá chính xác về hiệu quả sử dụng vốn và khả năng hoàn trả vốn cho ngân hàng. Với kết quả khác nhau như vậy, các khách hàng sẽ không được đối xử bình đẳng trong hoạt động tín dụng.

Nguyên nhân: Hiện nay, không có phương pháp xây dựng XHTDNB đồng nhất trong hệ thống NHTM Việt Nam; các công cụ được sử dụng trong công tác XHTDNB rất đa dạng ở các NHTM Việt Nam.

Thứ hai, hệ thống chỉ tiêu chưa được xác định trên cơ sở tính toán mức độ ảnh hưởng tới khả năng sử dụng vốn vay, khả năng trả nợ của khách hàng. Hầu hết hệ thống chỉ tiêu, thang điểm, mức điểm trong hệ thống XHTD khách hàng cá nhân ở các NHTM đều được xây dựng theo phương pháp chuyên gia; những quan sát và trải nghiệm thực tế còn mang tính chủ quan; một số chỉ tiêu được đánh giá hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ nhận biết, đánh giá của cán bộ chấm điểm; chưa có cơ sở và chưa phù hợp với đối tượng khách hàng được chấm. Bên cạnh đó, còn tồn tại một số chỉ tiêu được xây dựng còn chồng chéo.

Nguyên nhân: Tại các NHTM Việt Nam hệ thống chỉ tiêu được xác định mức điểm và trọng số tương đối chủ quan, mang tính cảm tính và kinh nghiệm của các chuyên gia. Do vậy, với những chuyên gia khác nhau sẽ mang đến những kết quả đánh giá về mức độ ảnh hưởng của các chỉ tiêu khác nhau.

Thứ ba, việc xây dựng hệ thống XHTDNB tại các NHTM Việt Nam chưa được tính đến yếu tố tác động của vùng miền, địa phương nơi khách hàng sinh sống và sản xuất, kinh doanh. Hay nói cách khác, hệ thống XHTDNB tại các NHTM Việt


Nam, đặc biệt là hệ thống XHTD cá nhân chưa được xây dựng dựa trên sự phân khúc thị trường. Đối với những khách hàng có những hoàn cảnh sống về địa lý, môi trường kinh tế - xã hội khác nhau không thể được đánh giá trên cùng một hệ thống chỉ tiêu, điểm số, thang điểm giống nhau. Cùng một chỉ tiêu có thể có tác động ảnh hưởng đến khả năng vay vốn của khách hàng. Tuy nhiên, ở vùng khác, chỉ tiêu đó chưa chắc đã có tác động ảnh hưởng.

Nguyên nhân: Nhiều chỉ tiêu trong hệ thống chỉ tiêu XHTDNB được các ngân hàng cho là có tác động, ảnh hưởng đến rủi ro của các khoản vốn vay thực sự bị chi phối mạnh mẽ bởi các yếu tố vùng miền. Tuy nhiên, khi xây dựng hệ thống XHTDNB, các NHTM chưa quan tâm đến sự ảnh hưởng của chúng đến kết quả xếp hạng của khách hàng vay vốn.

Thứ tư, công nghệ thông tin trong phòng ngừa rủi ro tín dụng của các NHTM còn hạn chế do sơ sở dữ liệu của khách hàng còn phân tán, các thông tin định hướng của các ngành hàng chưa có quy chuẩn nên việc thu thập thông tin khách hàng phục vụ cho công tác XHTD của các NHTM Việt Nam còn nhiều bất cập.

Nguyên nhân, trong giai đoạn hiện nay, các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh tại Việt Nam chưa bị chi phối nhiều bởi các chế tài xử phạt nghiêm khắc khi cung cấp các thông tin chưa chính xác hoặc bị sai lệch về hoạt động kinh doanh.

2.4.4. Bài học kinh nghiệm đối với Agribank

Qua nội dung đánh giá kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế của hệ thống XHTDNB tai các NHTM Việt Nam đã gợi mở cho Agribank trong việc hoàn thiện hệ thống XHTDNB theo 03 hướng sau:

Một là, cần phải có sự phân khúc thị trường trên cơ sở coi trọng việc đánh giá các yếu tố khác biệt về địa lý, môi trường... làm nền tảng để xây dựng hệ thống XHTDNB.

Hai là, hệ thống chỉ tiêu phải được xây dựng phù hợp với mỗi đoạn thị trường đã được phân khúc trên cở sở lượng hóa các chỉ tiêu thông qua việc áp dụng các mô hình toán kinh tế.

Ba là, cần xây dựng một cách đồng bộ hệ thống công nghệ nhằm giảm thiểu những yếu tố tác động chủ quan của người thực hiện chấm điểm XHTD.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 của luận án đã tập trung phân tích cơ sở lý thuyết và thực tiễn về vấn đề xếp hạng tín dụng nội bộ theo phân khúc thị trường, gồm:

Thứ nhất: Luận án đã nghiên cứu lý thuyết tổng quan về phân khúc thị trường tại các NHTM. Trên cơ sở khái niệm về phân khúc thị trường, vai trò của việc phân khúc thị trường trong hoạt động của các NHTM, luận án đã nghiên cứu cơ sở để phân khúc thị trường dựa vào các tiêu chí như địa lý, nhân chủng học, tâm lý và lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Luận án đã nghiên cứu phân khúc thị trường tín dụng tại các NHTM Việt Nam theo phương pháp và các cơ chế, chính sách tín dụng đối với 4 nhóm khách hàng là: Cá nhân, Hộ gia đình, Doanh nghiệp, Định chế tài chính và các đối tượng khách hàng theo chỉ định của Chính phủ.

Thứ hai: Luận án đã nghiên cứu vấn đề XHTDNB theo phân khúc thị trường của ngân hàng thương mại trên các phương diện: Khái niệm, đặc trưng, vai trò của XHTDNB trong quản trị rủi ro tín dụng, trong quản lý khách hàng và trong hoạch định chính sách.

Thứ ba, Luận án đã nêu bật vai trò của XHTDNB theo phân khúc khách hàng vay vốn với hạn chế rủi ro tín dụng tại các NHTM.

Thứ tư, Luận án đã phân tích thực trạng công tác XHTDNB theo phân khúc thị trường tại các NHTM Việt Nam và rút ra những bài học kinh nghiệm cho Agribank. Trên cơ sở nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển XHTDNB theo phân khúc thị trường tại các NHTM Việt Nam qua các thời kỳ, luận án đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng công tác xếp hạng tín dụng theo phân khúc thị trường tại một số NHTM tại Việt Nam về những kết quả đạt được cũng như những tồn tại hạn chế và nguyên nhân, từ đó rút ra 3 bài học kinh nghiệm cho Agribank.

Những nội dung nghiên cứu của chương 2 là tiền đề quan trọng cho việc xây dựng bảng hỏi và đề xuất mô hình khảo sát, đánh giá mức độ tác động, ảnh hưởng của hệ thống chỉ tiêu tới khả năng trả nợ của khách hàng theo 7 vùng kinh tế tại chương 4. Qua đó, thiết lập hệ thống XHTDNB theo phân khúc thị trường tại Agribank ở chương 5.


CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ THEO PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG TẠI AGRIBANK

3.1. Tổng quan về Agribank

3.1.1. Sự hình thành và phát triển của Agribank

Ngày 26/3/1988, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Ngày 30/7/1994 tại Quyết định số 160/QĐ-NHNo, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận mô hình đổi mới hệ thống quản lý của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam, trên cơ sở đó, Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam cụ thể hóa bằng văn bản số 927/TCCB-NHNo ngày 16/08/1994 xác định: Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam có 2 cấp: Cấp tham mưu và cấp trực tiếp kinh doanh. Đây thực sự là bước ngoặt về tổ chức bộ máy của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam và cũng là nền tảng cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam sau này. Ngày 15/10/1996, Ngân hàng được đổi tên lần thứ hai là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (NHNo&PTNT Việt Nam) tên tiếng Anh là: Vietnam Bank For Agriculture and Rural Development . Viết tắt tiếng Anh là: Agribank.

Ngày 31/01/2011, thực hiện Quyết định số 214/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN Việt Nam, Agribank được chuyển đổi hoạt động theo mô hình Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn, là DNNN hạng đặc biệt và là 1 trong 5 NHTM Nhà nước của Việt Nam. Agribank hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng và chịu sự quản lý trực tiếp của NHNN Việt Nam.

Mô hình Tổ chức bộ máy quản lý điều hành của Agribank được cụ thể theo mô hình dưới đây:



BỘ PHẬN GIÚP VIỆC


UBQL RỦI RO



ỦY BAN NHÂN SỰ

K

T

O

Á

N

T

R

N

G

UBQL TÀI SẢN

TỔNG GIÁM

ĐỐC

CÁC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

HỆ THỐNG CÁC BAN CHUYÊN MÔN TSC

HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN

BAN KIỂM SOÁT

ỦY BAN NHÂN SỰ

UBQL TÀI SẢN

TRƯỞNG BAN KTKSNB

KẾ TOÁN TRƯỞNG

CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP

HỆ THỐNG CÁC TRUNG TÂM

NH LIÊN DOANH, CÔNG TY

SGD, HỆ THỐNG CÁC CHI NHÁNH LOẠI I, II

HỆ THỐNG CÁC CHI NHÁNH LOẠI III, PGD

Mô hình 3.1: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý điều hành của Agribank

Nguồn: Tác giả nghiên cứu

Xem tất cả 303 trang.

Ngày đăng: 08/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí