Nghiên Cứu Về Du Lịch Sinh Thái Ở Việt Nam

7


liên quan tới những người điều hành những chuyến đi thiên về thiên nhiên; tuy nhiên về nghĩa rộng thì nó áp dụng việc sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên của du lịch, bao gồm những bãi biển và những phong cảnh làng quê.

Nói chung những quan niệm cơ bản về DLST tùy thuộc vào những đặc thù và những mục tiêu phát triển riêng, mỗi nhà nghiên cứu, mỗi quốc gia, mỗi tổ chức quốc tế đều phát triển định nghĩa riêng của mình về DLST, chẳng hạn như:

Định nghĩa của Nepan: "DLST là loại hình du lịch đề cao sự tham gia của nhân dân vào việc hoạch định và quản lý tài nguyên du lịch để tăng cường phát triển cộng đồng liên kết giữa bảo tồn tài nguyên và phát triển du lịch, đồng thời sử dụng thu nhập từ du lịch để bảo vệ nguồn lực mà ngành du lịch phụ thuộc vào”.

Định nghĩa của Malaysia: "DLST là loại hình du lịch và thăm viếng một cách có trách nhiệm về mặt môi trường tới những khu vực thiên nhiên còn nguyên vẹn nhằm tận hưởng và trân trọng các giá trị của thiên nhiên (và những đặc tính văn hóa kèm theo, trước đây cũng như hiện nay) mà hoạt động này sẽ thúc đẩy công tác bảo tồn có ảnh hưởng của du khách không lớn và tạo điều kiện cho dân chúng địa phương được tham dự một cách tích cực, có lợi về xã hội và kinh tế".

Định nghĩa của Ôxtrâylia: "DLST là du lịch dựa vào thiên nhiên, có liên quan đến sự giáo dục và diễn giải về môi trường tự nhiên, được quản lý bền vững về mặt sinh thái".

Định nghĩa của hiệp hội DLST quốc tế: "DLST là việc đi lại có trách nhiệm tại các khu vực mà bảo tồn được môi trường và cải thiện phúc lợi cho người dân địa phương".

Đến năm 1994, Mackey đã tổng hợp DLST như sau: "Chỉ có du lịch dựa vào thiên nhiên, được quản lý bền vững, hỗ trợ bảo tồn và có giáo dục môi trường mới được xem là DLST". Trong đó yếu tố quản lý bền vững bao hàm cả nội dung hỗ trợ và phát triển cộng đồng.

Năm 1996, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế (IUCN), xác định rằng: “DLST là loại hình du lịch có trách nhiệm đối với môi trường ở các khu thiên nhiên còn tương đối hoang sơ với mục đích thưởng ngoạn thiên nhiên và các giá trị văn hoá kèm theo của quá khứ và hiện tại, thúc đẩy công tác bảo tồn, có ít tác động tiêu cực đến môi trường và tạo ra các ảnh hưởng tích cực về mặt kinh tế xã hội cho cộng đồng địa phương.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 70 trang tài liệu này.

Năm 1999, Honey lại đưa ra một định nghĩa nữa về DLST và định nghĩa của Honey được xem như là định nghĩa chính xác và hoàn chỉnh nhất cho đến thời điểm hiện tại. Cụ thể là: "DLST là du lịch tới những khu vực nhạy cảm và nguyên sinh thường được bảo vệ với mục đích gây ra ít tác hại và với quy mô nhỏ nhất. Nó giúp

giáo dục du khách, tạo quỹ để bảo vệ môi trường, nó trực tiếp đem lại nguồn lợi kinh

8 tế và sự tự quản lý cho người dân địa phương và nó khuyến khích tôn 1

8


tế và sự tự quản lý cho người dân địa phương và nó khuyến khích tôn trọng các giá trị văn hóa và quyền con người". Hội thảo xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển DLST cho Việt Nam năm 1999 đã đưa ra định nghĩa: “ DLST là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa, có tính giáo dục môi trường, và đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”.

Gần đây bản tuyên ngôn Quebec (UNEP/WTO 2002) vào cuộc họp chót của năm du lịch quốc tế về du lịch sinh thái, đề nghị rằng 5 tiêu chí tiêu biểu được sử dụng để định nghĩa du lịch sinh thái như là sản phẩm dựa vào tự nhiên, quản lý ảnh hưởng tối thiểu, giáo dục môi trường, đóng góp bảo tồn và đóng góp vào cộng đồng.

Như vậy từ định nghĩa đầu tiên của HectorCeballos - Lascearain được đưa ra năm 1987 thì cho đến nay nội dung của khái niệm về DLST đã thay đổi rất nhiều, từ chỗ đơn thuần coi hoạt động DLST là loại du lịch ít tác động đến môi trường, là loại hình du lịch có trách nhiệm với môi trường sang cách nhìn tích cực hơn, theo đó DLST là loại hình du lịch ít tác động và có trách nhiệm với môi trường, có tính giáo dục và diễn giải cao về tự nhiên, có đóng góp cho hoạt động bảo tồn và đem lại lợi ích kinh tế xã hội cho cộng đồng địa phương. Khái quát lại chúng ta có thể thấy DLST là loại hình du lịch có những mặt tích cực sau:

Một là, phát triển phải dựa vào những giá trị (hấp dẫn) của tự nhiên và văn hóa bản địa.

Hai là, được quản lý bền vững về môi trường sinh thái. Ba là, có tính giáo dục và diễn giải về môi trường.

Bốn là, có đóng góp cho những nỗ lực bảo tồn và phát triển cộng đồng.

Tuy nhiên, khái niệm về DLST vẫn còn có những điểm chưa thống nhất và điều đó sẽ được nghiên cứu và hoàn thiện dần trong quá trình phát triển. Những đặc điểm cơ bản nhất của định nghĩa về DLST được tổ chức du lịch thế giới (WTO) tóm tắt lại như sau:

Thứ nhất, DLST bao gồm tất cả những hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên mà ở đó mục đích chính của khách du lịch là tham quan, tìm hiểu tự nhiên cũng như những giá trị văn hóa truyền thống ở các vùng thiên nhiên đó.

Thứ hai, DLST phải bao gồm những hoạt động giáo dục và diễn giải về mặt môi trường.

Thứ ba, thông thường DLST được các tổ chức chuyên nghiệp và doanh nghiệp ở quy mô nhỏ ở các nước sở tại tổ chức cho các nhóm nhỏ du khách. Các công ty lữ hành có quy mô khác nhau có thể tổ chức, điều hành hoặc quảng cáo các Tour DLST

cho các nhóm du khách có số lượng hạn chế.

9 Thứ tư DLST hạn chế đến mức thấp nhất các tác động đến môi trường 2

9


Thứ tư, DLST hạn chế đến mức thấp nhất các tác động đến môi trường tự nhiên và văn hóa xã hội.

Thứ năm, DLST có sự hỗ trợ cho hoạt động bảo tồn tự nhiên bằng cách: Tạo ra những lợi ích kinh tế cho địa phương, các tổ chức và chủ thể quản lý, với mục đích bảo tồn các khu tự nhiên đó cũng như việc tạo ra các cơ hội việc làm và tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương. Đồng thời tăng cuờng nhận thức của du khách và người dân địa phương về sự cần thiết phải bảo tồn các giá trị văn hóa.

1.2.2. Nghiên cứu về du lịch sinh thái ở Việt Nam

Việt Nam là nước có tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch nói chung và DLST nói riêng. DLST là hướng ưu tiên trong chiến lược phát triển du lịch ở Việt Nam.

DLST ở nước ta là lĩnh vực mới được nghiên cứu từ khoảng giữa thập kỷ 90 của thế kỷ XX, song đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu về DLST và môi trường, một trong những lĩnh vực nghiên cứu đó là:

- Nghiên cứu về "Vai trò đa dạng sinh học trong phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam" của Đặng Huy Huỳnh được trình bày trong tuyển tập báo cáo hội nghị quốc tế về phát triển bền vững ở Việt Nam tại Huế năm 1997.

- Nghiên cứu của Lê Văn Lanh về: "Du lịch sinh thái trong các khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam" được trình bày tại hội thảo xây dựng chiến lược quốc gia phát triển DLST ở Việt Nam.

- Nghiên cứu của Phạm Trung Lương cùng cộng sự về: " Du lịch sinh thái - Những vấn đề về lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam" - NXB Giáo dục - 2002.

Ngoài ra còn có rất nhiều nghiên cứu khác của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước như của: Lê Văn Lanh, Phạm Trung Lương, Nguyễn Tài Cung cùng cộng sự, Philip Dearden, D. James MacNeill; nghiên cứu của Viện phát triển du lịch; Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới được trình bày trong tuyển tập báo cáo hội thảo: "Du lịch sinh thái và phát triển bền vững ở Việt Nam" tại Hà Nội năm 1998; Nghiên cứu của VNAT/ IUCN/... được trình bày ở tuyển tập báo cáo hội thảo về: "Xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam" tại Hà Nội năm 1999.

Tuy nhiên do trình độ nhận thức khác nhau, ở những góc độ nhìn nhận khác nhau, khái niệm về DLST cũng còn nhiều điểm chưa thống nhất. Trong những năm cuối cùng của thế kỷ XX, với những mong muốn có được sự thống nhất về khái niệm DLST, nhằm làm cơ sở cho việc nghiên cứu và hoạt động thực tiễn trong quá trình phát triển DLST ở Việt Nam. Tổng cục du lịch Việt Nam đã phối hợp với nhiều tổ chức quốc tế như: WWF, IUCN,... và có sự quan tâm tham gia của các chuyên gia, các nhà khoa học quốc tế cũng như trong nước về DLST và các lĩnh vực khác liên quan, tổ chức hội thảo quốc gia về xây dựng chiến lược phát triển

DLST ở Việt Nam từ 07-09/09/1999.

10 Một trong những kết quả đạt được của hội thảo là lần đầu tiên đã 3

10


Một trong những kết quả đạt được của hội thảo là lần đầu tiên đã đưa ra được định nghĩa về DLST ở Việt Nam đó là: " Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương". Đây là cơ sở, là tiền đề mở đầu thuận lợi cho các bước tiếp theo trong quá trình nghiên cứu, phát triển DLST ở Việt Nam.

Trong thời gian qua, đã có nhiều hội thảo quốc gia về du lịch sinh thái được Tổng cục Du lịch tổ chức với sự tham gia của các tổ chức quốc tế và khu vực như WWF, IUCN, FFI, UNDP, ESCAP,... các công trình nghiên cứu khoa học, quy hoạch phát triển DLST từ cấp vi mô đến vĩ mô như "Cơ sở khoa học phát triển DLST Việt Nam", "Quy hoạch khu du lịch sinh thái hồ Ba Bể",... cũng đã được tích cực chỉ đạo triển khai. Một số sản phẩm du lịch sinh thái như tham quan các VQG, các KBTTN, du lịch nghiên cứu thám hiểm vùng núi cao Phanxipăng, du lịch tham quan miệt vườn, sông nước đồng bằng sông Cửu Long,... đã được nhiều công ty du lịch xây dựng, khai thác và bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định về bảo tồn thiên nhiên và góp phần tạo công ăn việc làm cho cộng đồng.

1.3. THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN DLST Ở VIỆT NAM

Việt Nam là quốc gia nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 3/4 diện tích đất nước bao phủ bởi các dãy núi, đồi và cao nguyên. Bờ biển Việt Nam trải dài 3.260km từ Bắc chí Nam với hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ. Không chỉ đa dạng về các hệ sinh thái, thiên nhiên còn ban tặng cho Việt Nam một khu hệ động thực vật vô cùng phong phú với khoảng 12.000 loài thực vật và 15.570 loài động vật trong đó có nhiều loài đặc hữu. Đặc biệt từ năm 1992 đến nay, các nhà khoa học Việt Nam đã phát hiện ra 7 trong số 12 loài thú mới được phát hiện trên thế giới kể từ đầu thế kỷ XX. Các loài thú này bao gồm Sao la, Mang lớn, Mang Pù Hoạt tỉnh (Nghệ An), Voọc chân xám (Cúc Phương - Ninh Bình), Cầy giông (Gia Lai), Mang Trường Sơn (dãy Trường Sơn) và Bò sừng xoắn (Lâm Đồng).

Hệ thống các VQG nói riêng, các KBTTN nói chung chứa đựng rất nhiều yếu tố hấp dẫn du khách. Đó là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch đặc biệt là DLST. Tuy nhiên DLST ở Việt Nam chỉ mới ở giai đoạn đầu của sự phát triển và phát triển chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của nó. Trong những năm gần đây các hoạt động DLST ở các VQG, các KBTTN Việt Nam đã phát triển song vẫn còn mang nặng tính tự phát, chưa có sản phẩm và thị trường mục tiêu, chưa có sự đầu tư cho công việc xúc tiến và phát triển công nghệ phục vụ cho DLST. Xét về nội dung và cách thức tổ chức thì hoạt động DLST ở các VQG và KBTTN hiện nay thuộc loại hình du lịch dựa

vào thiên nhiên có định hướng DLST.

11 Khu bảo tồn thiên nhiên là nơi chứa đựng nhiều yếu tố hấp dẫn cho du 4

11


Khu bảo tồn thiên nhiên là nơi chứa đựng nhiều yếu tố hấp dẫn cho du khách trên thế giới. Những yếu tố này có thể là một hoặc nhiều loài động thực vật quý hiếm và đặc hữu, cuộc sống hoang dã phong phú, đa dạng sinh học cao, địa hình đồng nhất hoặc hùng vĩ, các khu di tích lịch sử hoặc văn hoá đương đại, mang tính đặc thù trong điều kiện tự nhiên. Một yếu tố gây hấp dẫn cho khách du lịch đến Việt Nam là những thông tin về đa dạng sinh học, những phát hiện mới về các loài động vật và những cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp.

Một số VQG và KBTTN hiện nay đã thành lập Ban du lịch hoặc trung tâm giáo dục môi trường (GDMT) để điều hành các hoạt động GDMT và du lịch. Công tác nghiên cứu, quy hoạch và phát triển DLST được tiến hành ở một số VQG như Cúc Phương, Ba Bể, Ba Vì, Tam Đảo, Bạch Mã, Cát Tiên, Tràm Chim,... Một số VQG và KBTTN đã chú trọng tuyển dụng nhân viên có nghiệp vụ về du lịch cũng như chú trọng công tác đào tạo nghiệp vụ du lịch cho CBCNV. Trước đây việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để phục vụ du lịch và phát triển du lịch ở các VQG, các KBTTN chủ yếu do Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đầu tư. Hiện nay, Tổng cục du lịch, các tỉnh, các công ty du lịch, các hãng lữ hành, các địa phương cũng đã tập trung nguồn kinh phí để phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch. Chẳng hạn như tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Tổng cục du lịch đã đầu tư 11 tỷ đồng để xây dựng đường cáp điện ngầm lên đỉnh núi để tránh tàn phá 50ha rừng và phá vỡ cảnh quan tại VQG Bạch Mã. Tại VQG Ba Vì, nhiều Công ty du lịch tư nhân đã được hình thành và nhận hàng trăm ha rừng để quản lý, phục vụ cho phát triển du lịch. Nhiều VQG và KBTTN đã xây dựng được một số tuyến tham quan, tuy nhiên cũng chưa tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc của DLST. Hiện tại khách DLST đến các VQG, các KBTTN mới chỉ tiếp cận được các hệ sinh thái rừng, các loài thực vật, một số loài côn trùng, các di tích tự nhiên cùng một số di tích lịch sử có trong VQG, KBTTN. Rất hiếm khi khách bắt gặp thú trong rừng. Duy chỉ có ở VQG Cát Tiên, khách du lịch có thể quan sát được một số thú lớn như Hươu, Nai, Lợn rừng, Cầy, Chồn, Nhím vào ban đêm nhờ có khu nuôi nhốt động vật hoang dã. Tại VQG Cúc Phương, Ba Vì cũng đã xây dựng khu nuôi thú hoang dã để bảo tồn và phục vụ khách tham quan. Khu cứu hộ các loại Linh trưởng, trạm cứu hộ Rùa, Cầy vằn tạ VQG Cúc Phương cũng là điểm dừng chân thú vị cho khách tham quan du lịch. Một số VQG và KBTTN du khách có thể tiếp xúc, quan sát một số loài Linh trưởng, Rùa, Lợn rừng,...

Nước ta có đường bờ biển dài, có hệ thống sông hồ rất nhiều do đó cũng có rất nhiều hệ sinh thái ngập nước với nhiều loài chim nước, các loài động thực vật thuỷ sinh cũng như cảnh quan rất đặc sắc, hấp dẫn và điều đó cũng thu hút nhiều du khách tham quan du lịch. Chẳng hạn như VQG Xuân Thuỷ, VQG Tràm Chim, KBTTN Vân

Long, khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ VQG Ba Bể, VQG Cát Bà,... Ngoài ra các khu

12 du lịch nổi tiếng như Hạ Long Hòn Mun Côn Đảo Phú Quốc đã và đang có kế 5

12


du lịch nổi tiếng như: Hạ Long, Hòn Mun, Côn Đảo, Phú Quốc,... đã và đang có kế hoạch sử dụng tài nguyên sinh vật biển để phát triển du lịch và nhiều dịch vụ du lịch hấp dẫn khác, trong đó có DLST.

Hiện nay các VQG như Cúc Phương, Cát Bà, Ba Bể, Bạch Mã, Cát Tiên,... đã xây dựng trung tâm du khách, trung tâm thông tin và các đường mòn diễn giải để giới thiệu cho du khách tham quan một cách có hệ thống các tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên sinh vật. Qua các hiện vật trưng bày trong trung tâm mà du khách đã thấy được sự đa dạng sinh học và ý nghĩa của việc bảo tồn cũng như sự cần thiết thành lập VQG, KBTTN. Các vườn thực vật trong các VQG bao gồm rất nhiều loài thực vật bản địa mà du khách có thể tham quan học tập mà không cần phải tìm kiếm vất vả trong rừng sâu. Đây còn là nơi triển khai các hoạt động GDMT cho khách tham quan du lịch và cộng đồng người dân địa phương.

Cùng với đặc tính đa dạng sinh học cao, những giá trị văn hoá đặc sắc mang đậm màu sắc và tinh hoa cổ truyền của dân tộc Việt cũng là những tiềm năng du lịch sinh thái hết sức to lớn của đất nước. Đất nước ta có 54 dân tộc, hầu hết các dân tộc đều có một bề dày truyền thống, văn hoá và phong tục tập quán riêng. Kho tàng văn hoá truyền thống của Việt Nam cũng chính là sự thể hiện tính đa dạng, muôn hình, muôn vẻ của các dân tộc cùng sống trên dải đất hình tia chớp. Các giáo sư đến từ Trường đại học Edith Cowan, Australia khẳng định rằng với 5 địa điểm được công nhận là di sản văn hoá thế giới, 105 khu bảo vệ tự nhiên, bao gồm 27 VQG, 44 KBTTN và 34 khu rừng văn hoá, lịch sử, Việt Nam đang có rất nhiều lợi thế trong việc phát triển DLST.

Mặc dù có nhiều tiềm năng to lớn, song DLST ở Việt Nam chỉ mới ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển. Mục đích và ý nghĩa của DLST vẫn còn bị hiểu sai và hay bị lạm dụng. Nhiều nguyên tắc cơ bản của DLST vẫn chưa được áp dụng như: cơ sở hạ tầng của các khu du lịch chưa được phát triển hài hoà với môi trường, chưa coi trọng công tác bảo tồn ở các khu du lịch sinh thái, mức độ tham gia của cộng đồng còn ít, tính giáo dục tuyên truyền và thông tin trong các tuyến du lịch chưa cao, ý thức và mức độ bảo vệ môi trường của du khách ở các điểm du lịch sinh thái còn kém... Đây cũng là những thách thức không nhỏ trong quá trình nỗ lực phát triển DLST của nước ta hiện nay.

Để phát triển DLST Việt Nam tương xứng với tiềm năng, góp phần tích cực hơn vào các nỗ lực bảo tồn thiên nhiên và phát triển bền vững, các giá trị văn hoá bản địa, ngành du lịch Việt Nam còn phải phấn đấu nỗ lực nhiều hơn, phối hợp với các ban ngành hữu quan, các địa phương, tranh thủ sự giúp đỡ về kinh nghiệm và tài chính của các tổ chức quốc tế, các quốc gia nhằm xây dựng các chiến lược phát triển DLST Việt

Nam với các chương trình hành động cụ thể, tạo ra các sản phẩm hấp dẫn mang bản

13 sắc Việt Nam Đây sẽ là những hành động cụ thể để thực hiện một trong 6

13


sắc Việt Nam. Đây sẽ là những hành động cụ thể để thực hiện một trong hai định hướng ưu tiên được xác định trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020: "Phát triển DLST và du lịch văn hoá khi bước vào thế kỷ XXI, góp phần tích cực để nước ta trở thành "Việt Nam xanh" trên bản đồ thế giới". Tuy nhiên cũng cần phải nhấn mạnh rằng nếu chỉ phát triển DLST không thôi sẽ không nhận ra được tiềm năng to lớn của ngành du lịch trên cả nước. Điều cốt lõi là phải làm sao cho tất cả các loại hình du lịch ở nước ta phải trở nên bền vững hơn.

Cách trung tâm thành phố Tam Kỳ khoảng 50km về phía tây, vùng sơn cước Bắc Trà My được người xưa lưu truyền là “Cao sơn ngọc quế”. Do sự kỳ thú của thiên nhiên và đặc điểm địa hình miền núi cao, Bắc Trà My xưa và nay đang nắm giữ nhiều thắng cảnh hấp dẫn, say đắm lòng người như núi Hòn Bà sừng sững chìm trong mây trắng mỗi lúc bình minh; thác Năm Tầng nước tung trắng xóa như rót vào lòng người; đỉnh Ngọc Linh lạnh buốt, thẳng đứng chọc trời. Cạnh đó, sự hoang sơ, hiểm trở của địa hình đồi núi và tấm lòng kiên trung của đồng bào các dân tộc Trà My cũng đã được ghi vào sử sách.

Trong những năm kháng chiến, nơi đây luôn là chỗ dựa tin cậy và là nơi trú ẩn an toàn cho cán bộ và bộ đội để xây dựng hậu cứ đánh địch. Tiêu biểu là khu di tích Nước Oa (xã Trà Tân) đã được Khu ủy 5 chọn làm căn cứ đầu não của chiến trường Khu 5 và ngày nay được tôn tạo trở thành khu di tích cấp quốc gia. Bước đầu, khu di tích này có đến 4 tiểu khu di tích tập trung, gồm Khu tưởng niệm An ninh Khu 5, Bia tưởng niệm Dân y Khu 5, Khu tưởng niệm Nông dân Khu 5 và Khu di tích lịch sử văn hóa Nước Oa, quần thể khu dích này, trong 2 năm trở lại đây, mỗi năm đón hàng nghìn lượt du khách tìm về với cội nguồn cách mạng, tri ân đồng đội và nhiều đoàn viên thanh niên đến tìm hiểu, học tập truyền thống

Đặc biệt, Trà My còn là nơi diễn ra trận thắng Mỹ vang dội tại đồn Trà Đốc của bộ đội ta cùng đồng bào các dân tộc Trà My vào rạng sáng ngày 27-3-1971, giải phóng hoàn toàn Trà My, báo hiệu cho sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ Mỹ, ngụy tại chiến trường miền Nam Việt Nam. Cũng chính tại mảnh đất anh hùng này, một nhà máy thủy điện lớn - thủy điện Sông Tranh 2 được đầu tư xây dựng trên thượng nguồn Sông Tranh thuộc địa phận 8 xã của hai huyện Nam, Bắc Trà My; trong đó có 04 xã thuộc địa phận huyện Bắc Trà My là: Trà Đốc, Trà Bui, Trà Giác, Trà Tân. Công trình thủy điện hoàn thành với diện tích lưu vực là: 1.100km2; diện tích mặt hồ ứng với mực nước dâng bình thường là: 21,52km2, Bao quanh hồ là những cánh rừng nguyên sinh với hệ thực vật phong phú, đa dạng tạo nên cảnh quan “sơn thủy hữu tình”, Bắc Trà My cũng là địa phương còn bảo tồn được nhiều nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số. Gần đây nhất, nghi lễ dựng cây Nêu và bộ Gu của người Cor đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Hơn nữa, Nhà nước cũng đang triển khai nhiều dự án giao thông quan trọng: đường

14 Đông Trường Sơn huyền thoại nối liền giữa các huyện miền núi phía tây 7

14


Đông Trường Sơn huyền thoại nối liền giữa các huyện miền núi phía tây Quảng Nam, đường Nam Quảng Nam (Tam Thanh - Trà My - Kon Tum)… Khi những tuyến đường huyết mạch này hoàn thành, hành trình du lịch của Quảng Nam sẽ không chỉ dừng lại ở khu vực đồng bằng, trung du, mà Khu du lịch sinh thái Hồ thủy điện Sông Tranh, quần thể di tích Nước Oa… ở vùng sơn cước Trà My.

Hồ thủy điện Sông Tranh có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái nhất của tỉnh Quảng Nam hiện nay. Để “đánh thức” những tiềm năng du lịch sinh thái hiện có cần phải có những định hướng phát triển phù hợp, biến Bắc Trà My thành trung tâm du lịch của tỉnh, hy vọng trong thời gian không xa vùng đất căn cứ địa cách mạng Bắc

Trà My sẽ trở thành một điểm đến hấp dẫn đối với du khách gần xa.

Bắc Trà My sẽ trở thành một điểm đến hấp dẫn đối với du khách gần xa 8

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/07/2023