Cơ Sở Lí Luận Và Thực Tiễn Phát Triển Du Lịch Nông Nghiệp Theo Hướng Bền Vững


hình trang trại đã hoạt động tại nhiều quốc gia như “Tỉnh Belluno”, “Du lịch nông nghiệp” của nước Ý, “Vườn nhà bà ngoại”, “Trung tâm Spa trong một trang trại được xây dựng vào năm 1645” tại Hà Lan, “Ngủ trong rơm rạ” ở Thụy Sĩ hoặc nước Phần Lan với “Ngôi Làng thông minh tương lai”.

Tác giả Duncan Hilchey (1993) đã nghiên cứu loại hình du lịch nông nghiệp tại điểm đến New York và California của Hoa Kỳ.

Nghiên cứu của Saugeres (2002) nhìn nhận sự phát triển du lịch nông thôn giúp vai trò của phụ nữ trong gia đình được nâng cao. Họ phụ trách quản lý, điều hành các hoạt động dịch vụ của trang trại hoặc cơ sở lưu trú phục vụ du khách lẫn đảm nhận công việc gia đình càng khẳng định vị trí và sự độc lập của bản thân.

Đại học Purdue (2007) xuất bản ấn phẩm chỉ dẫn giới thiệu các nguồn tài nguyên phát triển du lịch nông nghiệp ở quận Indiana, thuộc tiểu bang Pennsylvania (Hoa Kỳ) dựa trên khái niệm DLNN của trung tâm nghiên cứu trường Đại học Tổng hợp California Davis.

Trong một báo cáo của Ủy ban tư vấn du lịch nông nghiệp Michigan từng đề cập đến hoạt động DLNN như chiến lược gia tăng giá trị nông sản thông qua hoạt động hội chợ nông sản, tham quan, giải trí hoặc trải nghiệm. Có thể hiểu những người sản xuất nông nghiệp sử dụng phương thức tiếp thị bán trực tiếp các sản phẩm nông nghiệp.

Tác giả Curtis E. Beus (2008) tiến hành nghiên cứu về DLNN rút ra bài học kinh nghiệm tại các nước ở Châu Âu. Thông qua một số kết quả của bang Vermont và Kentucky (Hoa Kỳ) đạt được đề xuất mô hình phát triển DLNN tại các trang trại.

Ena Harvey (2011), chuyên gia kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp sau khi tiến hành nghiên cứu đã nêu sáu cách khác nhau tiến hành DLNN cho cộng đồng địa phương Caribbean. Chỉ ra một số lợi ích khi đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp nhằm gia tăng thu nhập bằng hoạt động du lịch.

Cùng thời điểm, Kukorelli I. Z xác định DLNN là một loại hình du lịch đang phát triển nhanh chóng ở Châu Âu lẫn Châu Mỹ nhằm ngăn chặn nguy cơ tỉ trọng đóng góp nông nghiệp quá thấp tác động nền kinh tế quốc gia.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

Giáo sư Margherita Ciervo (2012) đưa ra khuyến nghị DLNN nước Ý, vùng thung lũng Itria theo hướng bền vững thông qua kết nối giữa hoạt động du lịch, cảnh quan và môi trường. Nhà nghiên cứu này cũng đề cập sự liên kết các giá trị văn hóa và sinh thái trong việc thúc đẩy KT-XH đối với cộng đồng địa phương.

Trong một bài báo khoa học, các tác giả Bernard Lane, Kastenholz, E., Lima và J., Majewsjki, J. (2013) đã trình bày lịch sử phát triển DLNN và DLNT ở Châu Âu, tính bền vững và phương thức mở rộng phạm vi của loại hình này cùng với những lợi ích KT-XH tác động môi trường và khó khăn phát sinh.

Phát triển du lịch nông nghiệp ở huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai theo hướng bền vững - Trường hợp làng bưởi Tân Triều - 3

4.2. Ở Việt Nam

Trước đây, các nhà nghiên cứu Địa lý của Việt Nam rất ít quan tâm đến loại hình DLNT, DLNN cho đến thời điểm nó phát triển rộng khắp mang đến lợi nhuận lớn vào đóng góp cải thiện kinh tế nông thôn. Cả hai loại hình này hiện nay có sức thu hút rất lớn tại các quốc gia Châu Á, như một xu hướng du lịch mới. Đặc biệt, khu vực Đông Nam Á sở hữu lợi thế nông nghiệp trong đó có Việt Nam.

Đỗ Doãn Đạt (2008) biên dịch “Chương trình Thông tin quy hoạch vùng và tài nguyên môi trường – du lịch nông nghiệp - chiến lược phát triển nông thôn ở Hàn Quốc”.

Bùi Thị Lan Hương (2010) “Phân biệt khái niệm du lịch nông nghiệp và du lịch nông thôn”.

Ngô Kiều Oanh (2010) “Đánh giá sự hấp dẫn của du lịch nông nghiệp Việt Nam qua việc xây dựng một hệ thống tour du lịch nông nghiệp vùng xứ Đoài thuộc ngoại ô Hà Nội mở rộng”.

Nguyễn Văn Mạnh và Trần Huy Đức (2010) “Nhận thức về du lịch nông thôn, thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển du lịch nông thôn ở Hà Nội, các đề xuất và khuyến nghị dưới góc độ kinh tế du lịch”.

Đào Thế Tuấn, Nguyễn Xuân Hoản (2012): “Đa dạng hóa hình thức du lịch nông thôn”.

Hà Văn Siêu (2014) “Cẩm nang thực tiễn phát triển du lịch nông thôn Việt

Nam”.


Đỗ Hải Yến, Nguyễn Thị Ngọc Linh (2016) “Farm Tours, Mỹ - một loại hình du lịch mới gắn với việc khắc phục tính thời vụ trong nông nghiệp Việt Nam”.

Loại hình DLNN là hình thức du lịch rất phù hợp phát triển ở Việt Nam dựa vào lợi thế trong nông nghiệp phong phú, đa dạng mang tính chất nhiệt đới. Trong đề tài này, tác giả dựa vào các phương pháp tổng hợp tài liệu, chọn lọc dữ liệu và khảo sát thực tế làng bưởi Tân Triều ở huyện Vĩnh Cửu nhằm phát triển điểm đến DLNN tiềm năng với định hướng PTDLBV. Các tài liệu và công trình liên quan được một số tác giả nghiên cứu về đặc điểm, thực trạng phát triển DLNN đăng tạp chí và xuất bản như sau:

- “Tìm hiểu loại hình du lịch nông nghiệp tại Trang trại Đồng Quê – Ba Vì – Hà Nội”, Đặng Thị Thảo, Luận văn Thạc sĩ Địa lí học, năm 2011.

- “Phát triển du lịch nông nghiệp Thành phố Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng)”, Đỗ Thị Thùy Trang, Luận văn Thạc sĩ Địa lí học, Đỗ Thị Thùy Trang, năm 2018.

- “Giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp ở Mộc Châu – Sơn La”, Ngô Thị Thu Hằng, Luận văn Thạc sĩ Địa lí học, năm 2019.

-“Tiềm năng phát triển du lịch nông thôn tại cù lao Tân Triều, tỉnh Đồng Nai”, Hoàng Ngọc Minh Châu và Trần Duy Minh - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, Tập 19, số X5-2016.

- Đề án “ Phát triển du lịch huyện Vĩnh Cửu đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”, Uỷ ban nhân dân huyện Vĩnh Cửu, Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013. Thông qua đề án này, Chính quyền huyện Vĩnh Cửu xây dựng các định hướng phát triển, cụ thể: Du lịch đóng vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn; Xây dựng SPDL đa dạng, độc đáo và đậm đà bản sắc dân tộc để nâng khả năng cạnh tranh; Quy hoạch khu du lịch, các điểm đến sở hữu tài nguyên phục vụ du khách.

- “Nghiên cứu mô hình chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch nông nghiệp tại làng bưởi Tân Triều huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai”, Nguyễn Công Hoan và Hà Thị Vân Khanh – Khoa Du lịch, Trường Đại học Tài chính – Marketing và Khoa Kiến thức cơ bản, Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh, Tạp chí Công Thương, Số 11, Tháng 6/ 2019.


Nghiên cứu điểm đến DLNN tại làng bưởi Tân Triều, tác giả Nguyễn Công Hoan và Hà Thị Vân Khanh đã tiến hành phân tích thực trạng phát triển loại hình DLST hiện nay. Nghiên cứu chuỗi giá trị kinh tế dựa trên nông sản bưởi và các yếu tố lợi thế sẵn có ở Tân Triều đề xuất mô hình phù hợp hơn là DLNN.

Thông qua nghiên cứu tiềm năng DLNN làng bưởi Tân Triều, các tác giả cũng nêu vai trò của DLNN đối với cộng đồng nói riêng và sự phát triển KT-XH địa phương nói chung. Đồng thời, đề xuất một số khuyến nghị đến chính quyền địa phương.

Đề tài nghiên cứu loại hình DLNN trên phạm vi cả nước vẫn được nhiều tác giả quan tâm. Tuy nhiên, hướng nghiên cứu trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu chủ yếu tập trung trong khía cạnh quản lý kinh tế địa phương hơn thúc đẩy hoạt động du lịch nên các đề tài liên quan đến phát triển DLNN, đặc biệt về làng bưởi Tân Triều vẫn còn hạn chế.

5. Cấu trúc luận văn

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn phát triển du lịch nông nghiệp theo hướng bền vững

Chương 2: Phát triển du lịch nông nghiệp ở huyện Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng Nai) theo hướng bền vững: Điển cứu làng bưởi Tân Triều

Chương 3: Định hướng phát triển du lịch nông nghiệp ở làng bưởi Tân Triều, huyện Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng Nai) theo hướng bền vững

6. Ý nghĩa của luận văn

- Đóng góp vào các nghiên cứu vẫn đang còn hạn chế liên quan đến phát triển DLNN theo hướng bền vững.

- Đánh giá tiềm năng và thực trạng tài nguyên DLNN làng bưởi Tân Triều, huyện Vĩnh Cửu.

- Đề xuất định hướng và giải pháp phát triển DLNN ở nông thôn Việt Nam.


Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG BỀN VỮNG

1.1. Cơ sở lí luận

1.1.1. Tổng quan về du lịch, du lịch nông nghiệp

1.1.1.1. Các khái niệm

Du lịch

Trải qua nhiều thập kỷ, du lịch đã trở thành hoạt động giải trí phổ biến trên thế giới như một hiện tượng mang tính toàn cầu. Tuy nhiên, khái niệm thuật ngữ “du lịch” luôn gây ra tranh luận và thường có nhiều ý kiến khác nhau.

Theo ghi nhận của Robert Langquar, từ “tourism” (du lịch) xuất hiện lần đầu tiên trong tiếng Anh khoảng năm 1800, được quốc tế hóa nhiều quốc gia sử dụng trực tiếp mà không dịch nghĩa. Từ “tourism” được dùng lần đầu trên một bài báo Tạp chí thể thao nước Anh (Theobald, 1998).

Năm 1811, khái niệm về du lịch tương đối đơn giản tại nước Anh: “ Du lịch là sự phối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của các cuộc hành trình với mục đích giải trí”.

Năm 1942, hai học giả người Thụy Sĩ Hunziker và Krapf thuộc Đại học Beme đã đặt nền móng cho lý thuyết cung – cầu, đồng thời đưa ra định nghĩa: “Du lịch là tập hợp của các mối quan hệ và các hiện tượng phát sinh trong các cuộc hành trình và lưu trú của những người ngoài địa phương, nếu việc lưu trú đó không thành cư trú thường xuyên và không liên quan đến hoạt động kiếm lời”.

Theo các nhà du lịch Trung Quốc đánh giá thì: “Hoạt động du lịch là tổng hoà hàng loạt quan hệ và hiện tượng lấy sự tồn tại và phát triển kinh tế, xã hội nhất định làm cơ sở, lấy chủ thể du lịch, khách thể du lịch và trung gian du lịch làm điều kiện”.

Năm 1979, theo Leiper thuật ngữ du lịch có thể được hiểu là bao gồm tất cả các doanh nghiệp, tổ chức và cơ sở hạ tầng nhằm phục vụ và đáp ứng các nhu của khách du lịch.

Năm 1982, Mathieson và Wall đã giải thích du lịch là sự di chuyển tạm thời của con người đến các địa điểm bên ngoài nơi làm việc và cư trú quen thuộc của họ,


các hoạt động được tổ chức trong thời gian lưu trú tại các điểm đến và các cơ sở được tạo ra nhằm phục vụ cho nhu cầu của họ.

Năm 1986, Macintosh và Geoldner đưa ra một định nghĩa khác liên quan đến du lịch, nó là tổng thể các hiện tượng và mối quan hệ nảy sinh từ sự tương tác của khách du lịch, các nhà cung cấp kinh doanh, chính phủ nước sở tại và cộng đồng chủ nhà trong quá trình thu hút và tiếp đón những khách du lịch này và những du khách khác.

Cùng thời điểm, tác giả A.K. Bhatia giải thích du lịch như ngành dịch vụ không tồn tại độc lập. Nó bao gồm một số thành phần nhất định, ba trong số có thể được xem là cơ bản. Với ba thành phần cơ bản gồm: Vận tải, địa điểm tham quan và cơ sở lưu trú.

Trong Luật Du lịch Việt Nam (2005), tại điều 4, chương I định nghĩa: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.

Các khái niệm được hình thành dựa vào chính sách quốc gia, hoạt động tổ chức du lịch, nơi lưu trú, loại hình du lịch và lượng du khách. Những định nghĩa liên quan đến du lịch của một số học giả, tổ chức, khu vực du lịch hoặc các quốc gia chủ nhà trên thế giới vừa có nét tương đồng nhưng vẫn tồn tại sự khác biệt. Theo thời gian, định nghĩa du lịch dần hoàn thiện hơn và không chỉ tồn tại theo nghĩa thuần túy là một hoạt động giải trí, thư giãn mà hướng đến chi tiêu của du khách lưu trú tại các địa điểm tham quan.

Không thể phủ nhận sự tồn tại của du lịch có ý nghĩa rất khác biệt đối với hai nhóm nước phát triển và đang phát triển. Một vài trường hợp đặc biệt, quốc gia có diện tích nhỏ hoặc thiếu hụt nguồn TNTN phát triển nông, công nghiệp thì du lịch trở thành nhân tố quan trọng, giữ vai trò ngành kinh tế mũi nhọn nhằm gia tăng thu nhập quốc gia.

Hội nghị của Tổ chức du lịch thế giới (1980) diễn ra tại Manila (Philppines) công nhận du lịch là một nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống bởi những tác động trực


tiếp đến các lĩnh vực kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục đồng thời trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và giữ mối quan hệ hợp tác quốc tế giữa các quốc gia.

Dưới góc nhìn kinh tế học, Picara- Edmod đã đưa ra định nghĩa: “Du lịch là việc tổng hoà việc tổ chức và chức năng của nó không chỉ về phương diện khách vãng lai mà chính về phương diện giá trị do khách chỉ ra và của những khách vãng lai mang đến với một túi tiền đầy, tiêu dùng trực tiếp hoặc gián tiếp cho các chi phí của họ nhằm thoả mãn nhu cầu hiểu biết và giải trí”.

Nguồn gốc thuật ngữ “tourism” (du lịch)

Theo quan điểm từ nguyên học, "tourism" (du lịch) có nguồn gốc từ là tour ism, trong khi “tourist” (khách du lịch) là tour ist (William Theobald, 1998). Tour (tiếng Pháp) có nghĩa đi vòng quanh hay cuộc dạo chơi. Mô tả “tourism” như một hành trình tạm thời hoặc hành động rời đi sau đó quay trở lại điểm xuất phát ban đầu.

Thuật ngữ tour có nguồn gốc từ trong tiếng Hy Lạp tornos mang ý nghĩa đi một vòng và tiếng Latinh tornare. Xoay tròn được hiểu là sự chuyển động xung quanh một điểm hoặc trục trung tâm. Hậu tố -ism thể hiện một hành động hoặc quá trình, ngược lại hậu tố -ist chỉ người thực hiện một hành động cụ thể. Sự kết hợp giữa tour -ism biểu thị sự chuyển động vòng tròn. Trong tiếng Việt, thuật ngữ du lịch được giải nghĩa theo âm Hán – Việt: du có nghĩa đi chơi, lịch là sự từng trải.

Dưới góc nhìn cá nhân, du lịch là tập hợp của các mối quan hệ được phát sinh từ sự tương tác của khách du lịch, doanh nghiệp lữ hành, chính phủ du lịch, chính phủ sở tại và cộng đồng địa phương. Hơn nữa, du lịch không chỉ là một hiện tượng xã hội đơn thuần mà phải gắn chặt nó với sự tăng trưởng kinh tế, hoàn toàn phù hợp xu hướng phát triển hiện nay.

Đặc điểm

Theo Burkart và Medlik (1997), du lịch có 5 đặc điểm:

1. Du lịch là tổng hợp các hiện tượng, mối quan hệ vì có tính phức tạp.

2. Du lịch có hai yếu tố cần thiết: thứ nhất, yếu tố động - hành trình; thứ hai, yếu tố tĩnh - lưu trú.

3. Chuyến đi và chỗ lưu trú là các điểm địa cách xa nơi cư trú và làm việc.


4. Sự di chuyển đến các địa điểm du lịch tạm thời và ngắn hạn với việc quay trở về sau thời gian vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng.

5. Mục đích đến các điểm tham quan không có thù lao, nghĩa là không nhằm tìm việc làm hoặc vì lý do kinh doanh hoặc nghề nghiệp.

Ngoài ra, phân biệt du lịch với các ngành khác bởi một số đặc trưng sau:

Trong du lịch, để có được sản phẩm thì người tiêu dùng phải đi du lịch và đến địa điểm tham quan.

SPDL đa dạng nên không làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.

Du lịch là một ngành sử dụng nhiều lao động.

Du lịch chỉ hướng đến con người.

Du lịch là một hiện tượng đa chiều.

Du lịch có tính thời vụ.

Du lịch chứa đựng sự năng động.

Trong quá trình phát triển, ngành du lịch thể hiện rõ tính cạnh tranh gay gắt về mặt kinh tế giữa các doanh nghiệp, đại lý lữ hành. Bên cạnh đó, du lịch là ngành dịch vụ nên cần phải có khả năng thích ứng liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Một khía cạnh khác, muốn nâng cao khả năng chi tiêu tại các điểm đến thì phải giành được sự hài lòng, thích thú và đảm bảo an toàn của du khách.

Phân loại

Ngày 27/9/1970 có ý nghĩa quan trọng khi điều lệ của “Tổ chức Du lịch Thế giới” được chấp thuận. Năm 1980, UNWTO (The World Tourism Organization) cũng chọn ngày này hàng năm là “Ngày Du lịch thế giới”. Mục đích tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò của du lịch trong cộng đồng quốc tế và sự ảnh hưởng của ngành dịch vụ này đến các giá trị văn hóa – xã hội, chính trị và nền kinh tế toàn cầu.

Về cơ bản, du lịch có thể phân thành hai nhóm lớn: Một là, du lịch đại chúng

- một phong trào tổ chức của một số lượng lớn người đến các địa điểm chuyên biệt; Hai là, du lịch thay thế - các nhóm nhỏ người hoặc cá nhân đi đến các địa điểm không phải là điểm đến du lịch phổ biến. Bên cạnh đó, du lịch được phân loại thành các loại hình khác nhau dựa trên yêu cầu và mục đích tham quan. Theo các tác giả

Xem tất cả 141 trang.

Ngày đăng: 31/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí