xử lý vệ sinh môi trường giữa các ngành, các cấp, các cơ sở sản xuất kinh doanh.
Thực hiện nghiêm chỉnh Quy chế bảo vệ môi trường trong ngành du lịch được Bộ Tài nguyên - Môi trường ban hành tháng 7/2003 và điều 15,16 chương II “Tài nguyên Du lịch” của Luật du lịch Việt Nam.
Có sự phôí hợp, hợp tác trao đổi kinh nghiệm giữa các cơ quan tổ chức trong và ngoài nước về quan trắc, phân tích quản lý và xử lý các ảnh hưởng của môi trường.
3.2.5.5. Nhóm giải pháp về tuyên truyền quảng cáo
Lồng ghép các hoạt động tuyên truyền bằng nhiều hình thức với các nội dung cụ thể thiết thực, dễ hiểu, thể hiện các nội dung về bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch nhằm nâng cao trách nhiệm của mọi đối tượng tham gia hoạt động du lịch, coi việc gìn giữ tài nguyên để phát triển du lịch là tài sản sinh lời của mọi người dân trong khu vực không chỉ trước mắt mà còn cho giai đoạn lâu dài.
3.2.5.6. Nhóm giải pháp về đào tạo, giáo dục môi trường: Là nhóm giải pháp mang tính toàn diện, lâu dài. Việc đào tạo, giáo dục môi trường không chỉ nhằm trang bị những kiến thức về môi trường cho cán bộ quản lý và kinh doanh du lịch mà còn cho du khách và cộng đồng dân cư địa phương, tạo thành ý thức đối với việc bảo vệ môi trường và tài nguyên cho phát triển du lịch.
3.2.5.7. Nhóm giải pháp về áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật
Yêu cầu bảo vệ được nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhân văn phục vụ cho sự nghiệp phát triển bền vững cũng như việc quản lý về các hoạt động du lịch theo phương hướng mục tiêu nhiệm vụ đã xác định là “Nhiệm vụ vô cùng lớn và quan trọng đối với không chỉ ngành du lịch mà còn là nhiệm vụ của các cấp các ngành và nhân dân địa phương ”. Ngoài hàng loạt những giải pháp kể trên thì việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong quản lý và sử dụng các tài nguyên cũng như việc xử lý các thông tin từ các hoạt động du lịch và dịch vụ để có những quyết định đúng đắn và kịp thời trong từng giai đoạn với từng hoạt động phát triển là rất cần thiết.
Ngành du lịch cần có sự phối hợp với các cơ quan chức năng để sử dụng các
Có thể bạn quan tâm!
- Nguyên Nhân Của Những Tồn Tại Trong Quá Trình Phát Triển Du Lịch Nha Trang
- Định Hướng Phát Triển Các Trung Tâm, Tuyến, Điểm Du Lịch Xung Quanh Nha Trang
- Giải Pháp Tăng Cường Công Tác Xúc Tiến Quảng Bá Du Lịch
- Phát triển du lịch Nha Trang Khánh Hòa theo hướng bền vững - 17
Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.
phương tiện, thiết bị kỹ thuật quan trắc thường xuyên trạng thái môi trường trong phạm vi các khu du lịch để có những điều chỉnh hoạt động thích hợp nhằm đảm bảo môi trường bền vững.
Để môi trường hoạt động du lịch phát triển bền vững cũng như kích thích các ngành kinh tế khác phát triển, đảm bảo lợi ích lâu dài cho cộng đồng dân cư thì việc áp dụng đan xen, lồng ghép các giải pháp cũng như các biện pháp của ngành du lịch với các cấp các ngành là vô cùng quan trọng, việc gìn giữ môi trường tài nguyên chỉ có ý nghĩa thiết thực khi các đối tượng kinh doanh du lịch và cộng đồng dân cư coi đó là nhiệm vụ của mình.
3.2.6. Giải pháp về liên kết phát triển du lịch
a) Liên kết vùng du lịch
Du lịch là ngành kinh tế mang tính liên vùng vì vậy phối hợp liên kết vùng là hướng mở phát triển du lịch cho các địa phương nói chung và Nha Trang nói riêng. Du lịch Nha Trang là một cực của Trung tâm du lịch Nha Trang - Ninh Chữ - Đà Lạt, ngoài ra mối quan hệ giữa Du lịch Nha Trang với du lịch TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh duyên hải miền Đông Nam Bộ như Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu...không thể thiếu được trong hướng phát triển du lịch tỉnh trong những năm tiếp theo. Trong mối liên kết vùng của du lịch Khánh Hòa đặc biệt là đối với các tỉnh Tây Nguyên, sản phẩm du lịch biển càng có vai trò đặc biệt. Liên kết vùng được thể hiện trong việc xây dựng tour và sản phẩm du lịch, trong việc phối hợp đào tạo nhân lực du lịch, trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ.v.v...Phải tạo thành sân chơi chung cho du lịch các tỉnh trong khu vực để vươn lên nhiều mặt. Chính vì vậy, mối liên kết vùng du lịch với các tỉnh Tây Nguyên và TP. Hồ Chí Minh là một trong những giải pháp quan trọng trong việc thực hiện điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Nha Trang.
Đối với điểm du lịch nước ngoài, Ban quản lý các khu du lịch ở Nha Trang cần đề nghị phối hợp với Ban quản lý các khu du lịch ở nước ngoài trong việc sáng tạo phát triển các sản phẩm du lịch, tạo ra các tour du lịch xuyên quốc gia nhằm tận dụng tối đa tài nguyên du lịch địa phương.
b) Liên kết bốn nhà trong du lịch
Trong những năm đổi mới với chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, hoạt động du lịch cũng cần có sự hợp tác giữa các thành phần đó. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm môi trường ở các điểm du lịch sinh thái ngày càng có xu hướng gia tăng. Với thực trạng đó, tác giả đề xuất một số giải pháp dựa trên mối “liên kết 4 nhà” để phát triển loại hình du lịch nhằm bảo vệ môi trường tự nhiên, góp phần phát triển du lịch bền vững. Trong đó bao gồm các nhà: nhà nước, nhà nông, nhà trường và nhà doanh nghiệp:
Liên kết 1: Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch cần liên kết với các doanh nghiệp và các hộ dân tham gia hoạt động du lịch sinh thái để thu thập thông tin, vận động sự hợp tác, hỗ trợ của các tác nhân tham gia vào loại hình du lịch sinh thái để tham mưu cho UBND thành phố Nha Trang trong việc xây dựng chiến lược phát triển du lịch sinh thái, qui hoạch các điểm du lịch sinh thái gắn với bảo vệ môi trường đảm bảo sự phát triển bền vững của du lịch. Đặc biệt, các dự án đầu tư xây dựng cơ sở vật chất du lịch sinh thái đều có đánh giá tác động môi trường; có biện pháp hạn chế mức thấp nhất tác động đến cảnh quan môi trường sinh thái du lịch,...
Liên kết 2: Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch cần liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp du lịch: Thường xuyên có những chương trình, hành động nhằm nâng cao nhận thức của người dân tại các điểm du lịch sinh thái về cách bảo vệ môi trường để người dân hiểu được rằng họ cũng được thu lợi từ việc tham giabảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch. Tuyên truyền sâu rộng những lợi ích mà du lịch sinh thái gắn liền với bảo vệ môi trường mang lại cho cộng đồng dân cư địa phương. Việc phát triển loại hình du lịch sinh thái sẽ giúp kinh tế địa phương phát triển, hạn chế sự ô nhiễm và bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của người dân.
Thường xuyên hướng dẫn, chỉ đạo kịp thời về công tác vệ sinh môi trường tại các chợ nỗi, làng nghề truyền thống, môi trường biển, vịnh,… nhằm tạo cảnh quan môi trường trong lành, hấp dẫn du khách. Tổ chức tốt các hoạt động môi trường như mít tinh, cổ động, làm vệ sinh đường phố, trồng cây xanh, đặt thùng rác ở nơi công
cộng; làm panô, áp phích, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để cộng đồng dân cư có ý thức bảo vệ môi trường tại các điểm tham quan du lịch. Đồng thời, tích cực tổ chức các hoạt động gây quỹ bảo vệ môi trường như: Tổ chức các cuộc thi đua thuyền, chuyền trái cây giữa các ghe, thi sản xuất các sản phẩm làng nghề truyền thống của địa phương … Số tiền thu được từ các hoạt động này dùng để gây quỹ bảo vệ môi trường.
Liên kết 3: Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch cần liên kết chặt chẽ với các đơn vị đào tạo nghề du lịch: đặt hàng đào tạo theo kết quả khảo sát và thống kê thực tế nguồn nhân lực phục vụ du lịch, cần sớm đưa các môn học, các nghiệp vụ du lịch gắn liền với bảo vệ môi trường vào chương trình đào tạo của các bậc học nhằm nâng cao nhận thức làm du lịch phải gắn liền với môi trường, du lịch và môi trường không thể tách rời trong việc phát triển du lịch bền vững. Thường xuyên phối hợp tổ chức các khóa kiến tập, thực tập cho sinh viên tiếp cận với các mô hình du lịch gắn liền với bảo vệ môi trường để nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường của nguồn nhân lực du lịch từ khi còn ngồi ghế nhà trường.
Liên kết 4: Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch cùng liên kết với các doanh nghiệp du lịch và các đơn vị đào tạo nghề du lịch: thường xuyên tổ chức các sân chơi cho lao động trong ngành nhằm nâng cao ý thức tự rèn luyện, ý thức bảo vệ môi trường trong từng hoạt động du lịch hàng ngày. Thường xuyên tổ chức các đoàn tham quan, học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm về các điểm du lịch đã xây dựng thành công mô hình du lịch gắn liền với bảo vệ môi trường. Tuân thủ mọi quy định của nhà nước đối với việc sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Hưởng ứng và kết hợp chặt chẽ với nhau trong các hoạt động bảo vệ môi trường.
Liên kết 5: Các doanh nghiệp du lịch liên kết với các hộ dân tham gia hoạt động du lịch trong việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ du lịch, đặc biệt là phương tiện bảo vệ môi trường và giữ gìn vệ sinh công cộng. Đồng thời, phối hợp tổ chức các hình thức du lịch mới như: du lịch trồng cây, du lịch xanh – bảo vệ cuộc sống, du lịch chung tay vì cộng đồng, du lịch cây trái vườn xanh …
3.2.7. Giải pháp về tổ chức quản lý
Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch với việc tiếp tục kiện toàn bộ máy của Sở Du lịch - Thương mại để tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước đối với mọi hoạt động du lịch, bao gồm cả công tác tư vấn giúp Uỷ ban Nhân dân thành phố xét duyệt các dự án đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn thành phố.
Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, hoàn thiện và nâng cao hiệu lực của bộ máy quản lý nhà nước về du lịch từ tỉnh đến huyện: hoàn chỉnh hệ thống các cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban Nhân dân, Hội đồng Nhân dân trong quản lý quy hoạch và phát triển du lịch.
Xây dựng đội ngũ cán bộ du lịch có năng lực phù hợp với nhu cầu quản lý và phát triển du lịch trong tiến trình hội nhập với khu vực và quốc tế.
Tăng cường phối hợp hành động liên ngành và liên vùng trên địa bàn tỉnh trong việc thực hiện điều chỉnh Quy hoạch Tổng thể phát triển Du lịch Khánh Hòa dưới sự chỉ đạo thống nhất của UBND tỉnh; phát huy vai trò của Ban chỉ đạo Nhà nước về Du lịch tỉnh để giải quyết những vấn đề có liên quan đến quản lý phát triển du lịch như đầu tư phát triển sản phẩm, xúc tiến quảng bá du lịch, khai thác và bảo vệ tài nguyên môi trường, quản lý sử dụng đất, cơ sở hạ tầng,..
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp mang tính liên ngành và xã hội hoá cao, vì vậy cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành có liên quan dưới sự điều hành của UBND tỉnh thông qua Ban chỉ đạo phát triển Du lịch tỉnh. Để làm tốt công tác này cần thiết phải tăng cường hiệu lực của Ban Chỉ đạo thống nhất chương trình hành động của các ban ngành đối với các việc sau:
Phối hợp quản lý khai thác và bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch ;
Lồng ghép các quy hoạch, dự án chuyên ngành có liên quan như quy hoạch giao thông, phát triển đô thị, bảo tồn và phát triển văn hoá, trồng rừng, xoá đói giảm nghèo.v.v...để tháo gỡ những khó khăn hiện nay về nguồn vốn ngân sách nhằm đảm bảo chất lượng và tính khả thi của đồ án quy hoạch du lịch.
Tích cực ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý phát triển du lịch.
3.2.8. Giải pháp về tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, phát triển các lễ hội truyền thống vầ nâng cáp khu nghỉ ngơi, vui chơi giải trí phục vụ du lịch
Bên cạnh việc khai thác tài nguyên du lịch thì chúng ta phải có trách nhiệm tôn tạo, bảo tồn và phát triển tài nguyên du lịch ở vùng Nha Trang - Khánh Hòa đó được xem như là giải pháp hàng đầu để phát triển du lịch biển bền vững.
Xây dựng hệ thống quản lý tài nguyên du lịch, quản lý môi trường, xử lý chất thải một cách có hiệu quả tại địa điểm du lịch. Xây dựng tốt các chính sách tài chính để nâng cao tính trách nhiệm của các đơn vị hoạt động du lịch nhằm kiểm soát được hoạt động của các dơn vị này.
Hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc sử dụng công nghệ xanh, tiết kiệm năng lượng trong hoạt động du lịch của mình bằng cách miễn giảm thuế, cho vay ưu đãi..
Khuyến khích các dự án du lịch mới nhưng có những cam kết về bảo tồn tài nguyên cũng như bảo vệ môi trường du lịch biển.
Phát triển các làng nghề truyền thống, lễ hội, phong tục tập quán của dân cư địa phương để phục vụ du lịch
Nâng cấp và xây dựng mới nhiều khu vui chơi, giải trí để phục vụ du lịch.
Phục hồi các công trình có giá trị nghệ thuật - lịch sử phục vụ du lịch đồng thời cũng giáo dục cho du khách cũng như người dân hiểu về văn hoá - nghệ thuật - lịch sử của địa phương. Đây thực sự là sản phẩm du lịch độc đáo của địa phương, giúp thu hút du khách đến với vùng Khánh Hòa ngày một nhiều hơn.
Nâng cấp, tôn tạo các điểm di tích lịch sử văn hoá, bảo tàng cách mạng, bảo đảm được tiêu chuẩn của các điểm du lịch, gìn giữ được cảnh quan khu du lịch..
3.2.9. Tăng cường, nâng cao tính trách nghiệm và khả năng tham gia của cộng đồng trong quá trình phát triển du lịch
Bất cứ ngành kinh tế nào mà nếu không có sự quan tâm, hỗ trợ về phát triển kinh tế, chia sẻ quyền lợi với cộng đồng dân cư địa phương thì sẽ làm cho kinh tế và cuộc sống của dân cư địa phương gặp nhiều khó khăn. Điều này đồng nghĩa với việc cộng đồng dân cư phải khai thác tối đa các nguồn lợi tài nguyên trên địa bàn để phục vụ cuộc sống, sẽ làm cho tài nguyên bị hao mòn gây tổn hại đến môi trường
du lịch và đó là hệ quả gây những tác động xấu đến sự phát triển bền vững. Vì vậy việc chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động du lịch và cùng nhau giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình phát triển là hết sức cần thiết để có thể đảm bảo gìn giữ được các tài nguyên, tiềm năng cho sự phát triển du lịch lâu dài tại tất cả các điểm, cụm du lịch, bằng các biện pháp đồng bộ giữa khai thác, bảo tồn với bồi dưỡng nguồn tài nguyên.
Việc liên kết với cộng đồng dân cư có thể thực hiện bằng nhiều hình thức như tạo việc làm, giáo dục nhận thức, chia sẻ quyền lợi.v.v...Bằng cách nào thì cũng phải đảm bảo du lịch đem lại lợi ích kinh tế thiết thực cho cộng đồng dân cư.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch tại thành phố Nha Trang, tác giả rút ra được một số kêt luận như sau:
Nha Trang là một địa điểm thu hút nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế bởi tài nguyên du lịch phong phú:
Tài nguyên tự nhiên ở Nha Trang đa dạng trong đó nổi bật nhất là tài nguyên biển đảo với các vịnh, biển, đảo có phong cảnh tự nhiên đẹp thu hút lòng người. Bên cạnh đó thời tiết khí hậu cũng được ưu ái bởi nhiệt độ ôn hòa quanh năm, tạo điều kiện cho phát triển du lịch.
Tài nguyên du lịch nhân văn cũng được kể đến với nhiều lễ hội, phong tục tập quán của người dân địa phương. Ngoài ra Nha Trang tài nguyên di tích lịch sử cũng tạo thêm sự phong phú cho tài nguyên du lịch Nha Trang.
Cở sở hạ tầng phục vụ cho du lịch Nha Trang đang được củng cố và dây dựng. Theo đó số lượng các khu lưu trú ngày càng tăng, chất lượng dịch vụ ngày càng được cải thiện. Hệ thống giao thông, hệ thống điện nước, truyền tin ngày càng được củng cố để phục vụ cho phát triển du lịch.
Với những điều kiện đó, ngành du lịch đã phát triển nhanh qua các năm, số lượng du lịch ngày càng nhiều, tăng thu nhập và góp phần cải thiện đời sống người dân ở địa phương, đóng góp một phần không nhỏ vào tổng thu nhập quốc dân và đặc biệt là đã giải quyết việc làm cho một lượng lớn người lao động.
Tuy nhiên, ngoài những mặt đạt được, du lịch Nha Trang còn một số hạn chế như sau:
Kinh tế xã hội địa phương tuy phát triển hơn nhưng ô nhiễm môi trường lại trở thành mối đe dọa cho người dân địa phương và khách du lịch tham quan Nha Trang.
Tình trạng săn bắt động vật quý hiếm để kinh doanh lấy lợi nhuận cao làm tổn hại đến tài nguyên du lịch vẫn còn xảy ra.
Chất lượng dịch vụ tuy có được cải thiện nhưng vẫn còn kém do trình độ của người lao động trong lĩnh vực du lịch còn hạn chế.