Phát triển du lịch mùa nước nổi ở tỉnh An Giang - 2

Biểu đồ 2.1. Dân số tỉnh An Giang giai đoạn 2000 - 2010 30‌

Biểu đồ 2.2. Nhiệt độ và lượng mưa các tháng trong năm 2010 ở An Giang 36

Biểu đồ 2.3. Số lượng khách quốc tế và khách nội địa ở An Giang, giai đoạn

2006 - 2010..........................................................................................70

Biểu đồ 2.4. Doanh thu từ các doanh nghiệp du lịch ở An Giang giai đoạn

2006 - 2010..........................................................................................71


DANH MỤC HÌNH ẢNH‌‌


Hình 2.1. Hệ thống thực vật ở RTTS 82

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Hình 2.2.Các phân khu chức năng RTTS 82

Hình 2.3. Các khoảnh trong các phân khu chức năng RTTS 83

Phát triển du lịch mùa nước nổi ở tỉnh An Giang - 2

Hình 2.4. Mùa nước nổi ở Láng Linh 89


DANH MỤC BẢN ĐỒ


Bản đồ 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh An Giang 25

Bản đồ 2.2. Phân vùng ngập lụt tỉnh An Giang ứng với mực nước đỉnh lũ có tần suất 10% tại Tân Châu 37

Bản đồ 2.3. Hệ thống tuyến, điểm du lịch tỉnh An Giang 72

Bản đồ 2.4. Các điểm DLMNN ở An Giang 81

Bản đồ 2.5. Địa bàn tổ chức hoạt động DLMNN 92



1. Tính cấp thiết của đề tài‌

MỞ ĐẦU

Trong những thập niên gần đây, trong xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế diễn ra mạnh mẽ, Du lịch – Ngành công nghiệp không khói có tốc độ phát triển rất nhanh trên toàn thế giới. Nó trở thành nguồn thu ngoại tệ lớn của nhiều nước, đặc biệt là các nước đang phát triển.

Đối với Việt Nam, ngoài yếu tố thuận lợi cơ bản là nằm trong vùng Châu Á, nơi mà tổ chức du lịch thế giới và nhiều nhà chuyên môn du lịch có tên tuổi đã khẳng định và dự báo rằng sẽ thu hút nhiều khách du lịch quốc tế nhất ở thế kỷ 21, chúng ta còn có những điều kiện về pháp lý, cộng đồng và tiềm năng phát triển du lịch sinh thái to lớn. Tiềm năng và thế mạnh về sự đa dạng sinh thái của Việt Nam hấp dẫn du lịch ở nhiều đặc trưng sinh thái. Các đặc trưng đó cũng được thể hiện rất rõ rệt ở vùng du lịch ĐBSCL. Hội nghị các nước tiểu vùng lưu vực sông MeKong năm 1996-1997 đã đánh giá ĐBSCL là khu vực có tiềm năng và có thế mạnh loại hình du lịch văn hóa, tự nhiên. Tổ chức du lịch thế giới (WTO) cũng xác định: Du lịch sông MeKong nhất là vùng sông nước khu vực hạ lưu thuộc ĐBSCL là một trong mười điểm du lịch nổi tiếng thế giới vào năm 2000. Đó là một sự thu hút mạnh mẽ đối với khách du lịch trong và ngoài nước.

Thấy rỏ xu hướng phát triển du lịch hiện nay. An Giang đã mạnh dạn chọn du lịch là một trong những ngành mũi nhọn phát triển, là ngành đầy triển vọng và khả năng đóng góp GDP rất lớn cho tỉnh nhà. Vốn là tỉnh thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long, vốn đã mang trong mình hương vị của một vùng sông nước mênh mông và tràn ngập phù sa với những cánh đồng bạt ngàn xanh thẩm phù hợp với xu hướng chung của du lịch thế giới hiện nay đó là trở về với những gì đơn sơ, mộc mạc, trở về với thiên nhiên cây cỏ với đời sống dân dã vốn đã xa lạ với nếp sống công nghiệp hiện đại nhưng lại mang lại những giá trị tinh thần thuần thúy và to lớn nhất. Đặc biệt vào mùa nước nổi khoảng tháng 7 âm lịch những cánh đồng bạt ngàn xanh thẩm ấy không còn nửa mà thay vào đó là những cánh đồng nước mênh mông len lỏi vào từng con kênh con gạch, từng đàn cá từ thượng nguồn sông Mekong đổ về


đây sinh sôi và phát triển, những hoạt động giản dị nhất đã chính thức bắt đầu. Mùa nước nổi không chỉ là mùa kiếm sống từ nguồn lợi thủy sản của người dân miền sông nước, không chỉ là mùa mang đến nhiều khó khăn cho người dân nơi đây mà còn là mùa du lịch hấp dẫn. Tuy nhiên vấn đề này chưa được nghiên cứu một cách hợp lý và nghiêm túc, việc khai thác ít nhiều đã mang lại những tốn thất về môi trường và tự nhiên. Như vậy làm thế nào để tiềm năng ấy trở thành tài sản quý giá? làm thế nào để người dân miền sông nước có thể tăng thêm thu nhập trong mùa lũ? Và làm thế nào để bảo tồn được những giá trị thiên nhiên ấy? Đây là một vấn đề rất cấp bách hiện nay..

Với mong muốn đóng góp phần nào công sức cho việc đáp ứng yêu cầu đó, tôi đã chọn đề tài luận văn thạc sĩ: “PHÁT TRIỂN DU LỊCH MÙA NƯỚC NỔI Ở TỈNH AN GIANG”.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở phân tích triềm năng và thực trạng hoạt động du lịch mùa nước nổi ở tỉnh An Giang, đề xuất các định hướng và giải pháp phát triển loại hình du lịch mùa nước nổi (DLMNN) ở địa phương đến năm 2020.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tổng quan có chọn lọc một số vấn đề lý luận cơ bản về du lịch mùa nước nổi.

- Phân tích các điều kiện phát triển DLMNN ở An Giang.

- Phân tích thực trạng hoạt động DLMNN ở tỉnh An Giang trong giai đoạn 2005- 2010.

- Đề xuất định hướng và giải pháp phát triển DLMNN ở tỉnh An Giang đến năm 2020.

4. Giới hạn nghiên cứu

- Nội dung nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển DLMN, không mở rộng sang các loại hình du lịch khác.

- Thời gian: Thực trạng phát triển DLMNN giai đoạn 2005-2011; Định hướng phát triển DLMNN đến năm 2020.

- Không gian: Trên địa bàn tỉnh An Giang


5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu

5.1 Các quan điểm nghiên cứu

5.1.1 Quan điểm hệ thống

Theo quan điểm hệ thống, địa lý của một vùng chính là một hệ thống. Trong đó lại tồn tại các hệ thống cấp thấp hơn, đó là các yếu tố tự nhiên (địa hình, địa mạo, khí tượng, tài nguyên thiên nhiên,…) và các yếu tố kinh tế - xã hội (con người, cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng, đường lối - chính sách,…). Giữa các hệ thống có mối quan hệ với nhau và giữa các yếu tố trong cùng một hệ thống cũng hiện hữu mối quan hệ tác động. Trong cùng hệ thống, giữa các hệ thống, mối quan hệ này có thể dẫn đến kết quả tích cực hay tiêu cực.

5.1.2 Quan điểm tổng hợp lãnh thổ

Dựa vào quan điểm này để thấy được bức tranh toàn cảnh của cả đối tượng nghiên cứu và các yếu tố xung quanh, thấy rõ mối quan hệ qua lại, tác động lẫn nhau giữa chúng. Thông qua quan điểm tổng hợp lãnh thổ, nét đặc trưng tiêu biểu của đối tượng nghiên cứu cũng được nêu bật, giúp ta phân biệt, nhận biết được đối tượng so với các yếu tố khác. Đặc biệt, khi nghiên cứu sự khác biệt về mặt tự nhiên sẽ phát hiện ra mối quan hệ hữu cơ trong tổng thể, phát hiện các đặc trưng quan trọng nhất, chuẩn bị cho việc quy hoạch, thiết kế không gian sản xuất và sinh sống trong các hoạt động của lãnh thổ với một cấu trúc hợp lý nhất.

5.1.3 Quan điểm lịch sử - viễn cảnh

Dù bất cứ là một đối tượng địa lý nào cũng có nguồn gốc phát sinh, quá trình tồn tại và phát triển. Các biến động đều diễn ra trong những điều kiện địa lý nhất định với những xu hướng nhất định. Xu hướng phát triển của chúng đi từ quá khứ, hiện tại đến tương lai. Trong đó tồn tại một mối quan hệ rất đặc biệt tạo nên một mối quan hệ khép kín từ quá khứ đến tương lai; hiện tại có bị ảnh hưởng, bị tác động có kế thừa, có phát sinh cái mới, đôi khi cũng loại bỏ một bộ phận, một yếu tố của quá khứ và tương tự đối với hiện tại thì tương lai cũng thế.

Với quan điểm lịch sử - viễn cảnh ta sẽ nhìn thấy đối tượng trong quá khứ, liên hệ đến hiện tại và sau đó phát hoạ bức tranh toàn cảnh cho sự phát triển trong tương


lai và có thể đưa ra những định hướng, giải pháp cụ thể để nhằm phát triển và sử dụng tốt đối tượng.

5.2 Phương pháp nghiên cứu

5.2.1. Phương pháp phân tích tổng hợp và nghiên cứu hệ thống

Đây là phương pháp cơ bản được sử dụng trong đề tài nghiên cứu. Phương pháp này được sử dụng nghiên cứu những đối tượng có mối quan hệ đa chiều và biến động trong không gian và thời gian như ngành du lịch.

5.2.2. Phương pháp điều tra thực địa

Nhằm điều tra bổ sung và kiểm tra lại những thông tin cần thiết cho quá trình phân tích, xử lí số liệu trước khi thực hiện đề tài. Trên thực tế, các số liệu thống kê của ngành du lịch nói chung còn rất nhiều bất cập và chưa thống nhất.

5.2.3. Phương pháp bản đồ

Trên cơ sở phân tích, đánh giá tổng hợp, đề tài sẽ áp dụng phương pháp bản đồ nhằm thể hiện một cách trực quan các nội dung nghiên cứu, các số liệu cụ thể trên biểu đồ cũng như xác định được địa điểm và phân bố theo lãnh thổ của các đối tượng nghiên cứu trên bản đồ. Xây dựng một số bản đồ mang tính chức năng như: bản đồ hành chính, bản đồ tài nguyên du lịch, bản đồ tổ chức lãnh thổ du lịch trên địa bàn. Trên bản đồ cũng thể hiện quy luật của toàn bộ hệ thống trong không gian.

5.2.4. Phương pháp thống kê toán học

Phương pháp này nghiên cứu về mặt định lượng của các chỉ tiêu phát triển trong hoạt động du lịch. Những thông tin, số liệu có liên quan đến các hoạt động du lịch ở địa phương sẽ thu thập, thống kê làm cơ sở cho việc xử lí, phân tích và đánh giá nhằm thực hiện những mục tiêu của đề tài đã đề ra.

5.2.5. Phương pháp dự báo

Để đánh giá và xác định các vấn đề trong nội dung có lien quan, dựa vào các nguyên nhân, hệ quả và tính hệ thống trong việc nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch, từ đó dự báo các chỉ tiêu phát triển du lịch trong tương lai của tỉnh.


5.2.6. Phương pháp khai thác phần mềm của hệ thống thông tin

Các chương trình phần mềm xử lí các thông tin thu được thông qua điều tra như Excel, Word, Windows, Mapinfo…để xử lý, phân tích kết quả điều tra và thể hiện qua các bảng thống kê, các bản đồ, biểu đồ, sơ đồ…

5.2.7. Phương pháp chuyên gia

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi đã nhận được các ý kiến của các nhà quản lý du lịch của tỉnh và một số cán bộ am hiểu về DLMNN để đưa ra các đánh giá, đề xuất định hướng phát triển DLMNN sát hợp hơn với thực tiễn địa phương.

6. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Du lịch dân dã ngày nay đã trở thành một xu thế chung của du lịch hiện đại ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới.

Trên địa bàn tỉnh An Giang, cho đến nay đã có một số công trình nghiên cứu về du lịch nói chung, du lịch sinh thái nói riêng, trong đó có DLMNN. Một số công trình tiêu biều là:

Các bài báo

- Mai Bửu Hoàng Hưng - Lễ hội văn hóa mùa nước nổi, năm 2008

- Mai Bửu Minh – An Giang chinh phục lũ, năm 2011

- Đăng nguyên – Du lịch miền tây mùa nước nổi, năm 2011

- Trần Kim Mỹ Xuyên – Về An Giang đi tour mùa nước nổi, năm 2009

- Bành Thanh Hùng – Định hướng phát triển du lịch sinh thái tại rừng tràm Trà Sư.

- Bành Thanh Hùng – Khu bảo tồn rừng tràm Trà Sư.

- Thanh Bình - Vương Thoại Trung - Đánh thức tiềm năng du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư-An Giang, năm 2009

- Báo An Giang - Tịnh Biên: tiếp tục đẩy mạnh khai thác tiềm năng du lịch gắn với du lịch sinh thái cộng đồng mùa nước nổi, năm 2011

Đề tài

- Võ Ngọc Ánh – Phát huy lợi thế mùa nước nổi ở An Giang, năm 2004

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/06/2023