Phát triển du lịch làng nghề tại Bến Tre - 2

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 81

5.1 Kết luận 81

5.2 Kiến nghị 83

5.2.1 Đối với cấp quản lý vĩ mô: 83

5.2.2 Đối với cơ quan quản lý ngành du lịch tỉnh Bến Tre: 84

5.2.3 Đối với cấp quản lý và công ty lữ hành tại các làng nghề 84

TÀI LIỆU THAM KHẢO 86

PHỤ LỤC 1

PHỤ LỤC 2

PHỤ LỤC 3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

PHỤ LỤC 4


Phát triển du lịch làng nghề tại Bến Tre - 2

DANH MỤC CÁC KÝ TỰ VIẾT TẮT


TỪ VIẾT TẮT NỘI DUNG

1. ĐBSCL : Đồng bằng song Cửu Long

2. G20 : Diễn đàn của 20 nền kinh tế lớn

3. GDP : Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm nội địa

4. KV1 (NLTS) : Khu vực 1 (Nông Lâm Thủy Sản)

5. KV2 (CN & XD) : Khu vực 2 (Công nghiệp và xây dựng)

6. KV3 (Dịch vụ) : Khu vực 3 (Dịch vụ)

7. TCDL : Tổng cục du lịch

8. UBND : Ủy ban nhân dân

9. WTO : Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization)

10. TCMT : Thủ công mỹ nghệ

11. TTCN : Tiểu thủ công nghiệp


DANH MỤC CÁC HÌNH


Trang

Hình 3.1: Bản đồ hành chính tỉnh Bến Tre 33

Hình 3.2: Quy trình lũy tiến trong phương pháp tình huống 44

Hình 3.3: Quy trình nghiên cứu lý thuyết 47

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Lượng khách du lịch đến Bến Tre giai đoạn 2011-2015 40

Biểu đồ 3.2: Doanh thu từ du lịch tỉnh Bến Tre qua các năm 41

Biểu đồ 4.1: Biểu đồ thể hiện mục đích của du khách đến Bến Tre 58

Biểu đồ 4.2: Biểu đồ đánh giá về mức độ hài lòng về khuôn viên, cảnh quan tại các địa điểm du lịch làng nghề tại Bến Tre 65

Biểu đồ 4.3: Biểu đồ đánh giá các sản phẩm của làng nghề tại Bến Tre 65

Biểu đồ 4.4: Biểu đồ đánh giá về dịch vụ nhà trọ, khách sạn tại Bến Tre 66

Biểu đồ 4.5: Biểu đồ đánh giá về dịch vụ ăn uống tại các địa điểm du lịch làng nghề.67 Biểu đồ 4.6: Biểu đồ đánh giá chất lượng quà lưu niệm tại Bến Tre 67

Biểu đồ 4.7: Biểu đồ đánh giá về đặc sản tại Bến Tre 68

Biểu đồ 4.8: Biểu đồ đánh giá về giá cả các mặt hàng dịch vụ tại Bến Tre 69

Biểu đồ 4.9: Biểu đồ đánh giá về tình hình an ninh, trật tự tại các điểm du lịch làng nghề ở Bến Tre 69

Biểu đồ 4.10: Biểu đồ đánh giá về thực trạng giao thông tại tỉnh Bến Tre 70

Biểu đồ 4.11: Biểu đồ đánh giá về thái độ phục vụ khi sử dụng các dịch vụ tại làng nghề Bến Tre 71

Biểu đồ 4.12: Biểu đồ đánh giá về chất lượng vệ sinh thực phẩm tại tỉnh Bến Tre ngành ăn uống 71

Biểu đồ 4.13: Biểu đồ đánh giá về các địa điểm vui chơi, giải trí tại Bến Tre 72

Biểu đồ 4.14: Biểu đồ đánh giá về dịch vụ vận chuyển du khách đến làng nghề 72

Biểu đồ 4.15: Biểu đồ đánh giá về mức độ thân thiện của người dân tại Bến Tre 73

Biểu đồ 4.16: Biểu đồ đánh giá các hình thức hỗ trợ du khách tại Bến Tre 73

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Trang


Bảng 3.1: Thống kê lượng khách du lịch đến Bến Tre năm 2015 38


Bảng 3.2: Cơ cấu GDP theo từng khu vực (Giá hiện hành) 39


Bảng 3.3: Thống kê số lượng khách du lịch tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011-2015 40


Bảng 3.4: Doanh thu từ du lịch tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011-2015 41


Bảng 3.5: Các bước nghiên cứu của đề tài 46


Bảng 4.1: Khẩu hiệu ngành du lịch Việt Nam qua các giai đoạn 56


Bảng 4.2: Bảng kết quả thông tn mẫu khảo sát điều tra 61


Bảng 4.3: Bảng kết quả thông tin về điều tra chất lượng dịch vụ 64

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

1.1 Lý do chọn đề tài

Trong xã hội ngày nay, du lịch dường như được thức tỉnh cùng với sự tiến bộ về kinh tế và sự nhận thức của con người. Đặc biệt, khi đời sống càng cao, trong nhịp sống gấp gáp, con người càng có nhu cầu đi du lịch để giải tỏa bớt căng thẳng trong công việc, nhưng đa phần họ tìm về những nét truyền thống khám phá. Du lịch đồng quê, du lịch về nguồn, du lịch các làng nghề cũng từ đó mà có nhiều điều kiện để hình thành và phát triển.

Thực tế, trải qua hàng ngàn năm lịch sử, nghề thủ công truyền thống vẫn tồn tại và phát triển cùng với lịch sử dân tộc. Mỗi làng nghề, mỗi sản phẩm đặc trưng và độc đáo, đã làm nên bức tranh đa dạng. Trong đó có các làng nghề truyền thống tại Bến Tre góp phần làm phong phú thêm bức tranh bản sắc văn hóa của Việt Nam.

Bến Tre là một trong 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, được hình thành bởi cù lao An Hóa, cù lao Bảo, cù lao Minh, do phù sa của 4 nhánh sông Cửu Long bồi tụ mà thành, với nét sinh thái đặc thù sông nước, miệt vườn. Đồng thời, tỉnh còn có tài nguyên du lịch nhân văn có giá trị nhất định trong phát triển du lịch, trong đó có du lịch làng nghề truyền thống. Nhận thức được tiềm năng to lớn này, các làng nghề truyền thống ở Bến tre bước đầu có ý thức khai thác sự hấp dẫn, độc đáo của sản phẩm truyền thống mà mình tạo ra nhằm thu hút khách du lịch. Toàn tỉnh có khoảng 45 làng nghề, trong đó có 19 làng nghề truyền thống, 7 nhóm nghề của 36 ngành nghề nông thôn với 30.552 cơ sở. Thế nhưng thực tế cho thấy rằng chỉ có một số làng nghề truyền thống bước đầu khai thác được tiềm năng du lịch của làng nghề truyền thống, còn nhìn chung thì hoạt động du lịch làng nghề vẫn chưa thu được kết quả nhất định, chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao do chưa có chiến lược tiếp thị, quảng bá hình ảnh, quy hoạch làng nghề phù hợp, chất lượng sản phẩm chưa cao, mà chỉ có tự phát, manh mún nên chưa khai thác thành công tiềm năng đó.

Trước thực trạng đó, bài viết muốn nhìn nhận và đánh giá thực trạng việc phát triền du lịch làng nghề truyền thống ở Bến Tre hiện nay, rồi từ đó có một số giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế làng nghề, bảo tồn nét văn hóa độc đáo, tạo tiềm lực phát triển kinh tế từ du lịch cho tỉnh Bến Tre.

Đó là lý do mà tác giả chọn đề tài: Phát triển du lịch làng nghề tại Bến Tre

làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu tổng quát

Nhằm tôn vinh những vai trò và giá trị của làng nghề truyền thống, phản ánh về thực trạng sản xuất và phát triển du lịch làng nghề, tìm ra hướng phát triển du lịch làng nghề hiệu quả nhất để phát triển kinh tế ở Bến Tre.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Tổng quan những vấn đề về làng nghề truyền thống Việt Nam và phát triển du lịch làng nghề truyền thống.

Đúc kết một số cơ sở lý luận về phát triển du lịch, du lịch làng nghề và nghề thủ công truyền thống.

Phân tích hiện trạng làng nghề truyền thống Bến Tre và thực trạng khai thác phát triển du lịch.

Đề xuất một vài giải pháp và kiến nghị nhằm khai thác có hiệu quả từ hoạt

động du lịch làng nghề truyền thống.

1.3 Tình hình nghiên cứu

Từ thập niên 90 trở lại đây, đề tài về Du lịch bắt đầu được quan tâm nghiên cứu ở Việt Nam. Kể từ đó đã xuất hiện nhiều công trình khoa học, luận án, luận văn, nghiên cứu vấn đề du lịch ở các khía cạnh khác nhau, gồm: Một số công trình khởi đầu và cũng là nền tảng cho nghiên cứu và phát triển du lịch như: Dự án VIE/ 89/ 003 về Kế hoạch chỉ đạo phát triển du lịch Việt Nam do tổ chức Du Lịch Thế Giới (OMT) thực hiện;…nhóm các giáo trình, sách chuyên khảo, Luận văn, nhóm các bài viết về du lịch của tỉnh Bến Tre như:

1) Lý Anh Tuấn(2011), Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bến Tre đến năm 2020, luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế HCM

2) Huỳnh Hoa Hồng My(2014), Phát triển sản phẩm du lịch tâm linh góp phần xây dựng kinh tế, thành phố Châu Đốc - tỉnh An Giang, luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc tế Hồng Bàng

3) Nguyễn Anh Phú(2015), Phát triển sản phẩm du lịch làng nghề gốm sứ tỉnh Bình Dương, luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc tế Hồng Bàng.

Trong đó, đề tài “Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bến Tre đến năm 2020” của tác giả Lý Anh Tuấn là đề tài bao quát tất cả loại hình du lịch hiện có ở Bến Tre, chưa

thực sự định hướng rõ ràng cho việc phát triển du lịch làng nghề tại Bến Tre trong tình hình mới hiện nay.

Cũng như những địa phương khác, du lịch dịch vụ đang chiếm tỉ trọng ngày càng tăng trong tổng thu nhập quốc dân của tỉnh Bến Tre. Cùng với sự phát triển của xã hội, khách hàng càng có những đòi hỏi cao hơn. Những khu du lịch nào đáp ứng tốt những yêu cầu này sẽ tạo được lợi thế cạnh tranh cho mình thông qua việc tạo dựng lòng trung thành của du khách.

Tuy nhiên, sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2009 đã làm cho thu nhập của người dân bị ảnh hưởng cũng như việc chi tiêu một cách dè dặt hơn để đảm bảo cho cuộc sống. Hành vi của người tiêu dùng đã bị ảnh hưởng, nhất là việc chi tiêu cho nhu cầu giải trí cũng như đi du lịch. Cho nên, việc nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch là một việc làm vô cùng khó khăn và tốn kém trong hoàn cảnh hiện nay, và để thực hiện được công việc này đòi hỏi phải có sự hiểu biết sâu sắc về các yếu tố cấu thành dịch vụ du lịch và biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ.

Các đề tài, bài viết nêu trên chủ yếu đề cập đến vấn đề phát triển du lịch tại điạ phương; các hoạt động văn hóa, xã hội của người Nam bộ nói chung, trong đó có đề xuất một số giải pháp để phát huy tiềm năng và thế mạnh của ngành du lịch tại địa phương trên lĩnh vực kinh tế, giúp cho cơ quan quản lý, người dân kinh doanh du lịch và du khách nhận thức 1 cách đầy đủ về giá trị lịch sử - văn hóa của các địa điểm du lịch. Tuy nhiên, vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu tác động của du lịch làng nghề đến việc phát triển kinh tế địa phương.

1.4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Du lịch làng nghề ở Bến Tre tác động đến phát triển kinh tế của địa phương

- Khách thể nghiên cứu: Du khách đến với hình thức du lịch làng nghề tại tỉnh Bến Tre, lãnh đạo địa phương, cán bộ đang công tác tại ngành du lịch và người dân địa phương.

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Nghiên cứu chỉ tập trung vào các địa điểm du lịch làng nghề tại tỉnh Bến Tre có lượt khách du lịch hàng năm cao; nghiên cứu thực hiện đối

4

với khách du lịch nội địa và quốc tế. Đồng thời so sánh trong bối cảnh chung giữa hoạt

động du lịch tại Bến Tre trong mối quan hệ với các vùng lân cận.

Phạm vi thời gian:

- Số liệu thứ cấp: thu thập từ 2011 – 2015

- Số liệu sơ cấp: thu thập từ tháng 08/2015 đến 12/2015

1.5 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, đề tài kết hợp nhiều phương pháp khác nhau làm cơ sở khoa học cho việc thực hiện luận văn: Phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp khảo sát, phương pháp điều tra, thống kê mô tả, phương pháp định tính được lựa chọn, phương pháp chuyên gia, nghiên cứu tư liệu. Nguồn tài liệu nghiên cứu gồm các thông tin, số liệu, văn bản có liên quan đến phát triển du lịch ở địa phương. Trên cơ sở đó, luận văn kế thừa, bổ sung, vận dụng, tổng hợp các kết quả đó để đưa ra nhận định chung có liên quan đến việc phát triển ngành du lịch làng nghề và tác động của nó đến kinh tế địa phương.

Các kết quả nghiên cứu có được dựa vào việc phân tích các dữ liệu thu thập

được, bao gồm cả dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp.

Nghiên cứu định tính: được sử dụng trong thời gian đầu khi tiến hành đề tài nghiên cứu. Các bước nghiên cứu định tính được sử dụng là việc tìm kiếm các dữ liệu thứ cấp sẵn có có liên quan đến đề tài đang nghiên cứu. Ngoài ra, các cuộc phỏng vấn chuyên gia về lĩnh vực du lịch và nghiên cứu khách hàng sẽ cung cấp những thông tin hữu ích trong việc triển khai các mô hình nghiên cứu vào thực tiễn. Trong quá trình xây dựng phiếu phỏng vấn, phương pháp nghiên cứu định tính Delphi được áp dụng để có thể thu thập được những thông tin khách quan từ phía đối tượng phỏng vấn nhằm bổ sung và hoàn chỉnh phiếu phỏng vấn.

1.6 Những đóng góp mới

Du lịch tỉnh Bến Tre đang phát triển với lượng khách hàng năm ổn định trên 1 triệu lượt/năm nhưng có hơn 1/2 số đó đến đây vì nhu cầu tham quan, tìm hiểu về các làng nghề truyền thống của tỉnh và bình quân mỗi khách chỉ lưu trú lại 1 ngày. Đề tài sẽ khảo sát và tìm ra những nguyên nhân chưa đáp ứng và làm hài lòng nhu cầu du lịch của du khách. Từ đó có những giải pháp nhằm thúc đẩy du lịch làng nghề tại địa phương.

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 18/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí