Mối Quan Hệ Giữa Các Cách Tiếp Cận Về Phát Triển Du Lịch Gắn Với Xóa Đói Giảm Nghèo


Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (WTTC), 1996 thì “Du lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách mà vẫn đảm bảo những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch trong tương lai”[3, tr.14].

Theo Hens L., 1998, thì “Du lịch bền vững đòi hỏi phải quản lý tất cả các dạng tài nguyên theo cách nào đó để chúng ta có thể đáp ứng các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ trong khi vẫn duy trì được bản sắc văn hóa, các quy trình sinh thái cơ bản, đa dạng hóa sinh học và các hệ đảm bảo sự sống”[3, tr.14].

Tại hội nghị về môi trường và phát triển của Liên hợp quốc tại Rio de Janeiro năm 1992, Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đã đưa ra định nghĩa: “Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt dộng du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai. Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thỏa mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi đó vẫn duy trì được sự vẹn toàn về văn hóa, đa dạng hóa sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống con người”[3, tr.14].

Tại Điều 4 Luật Du lịch Việt Nam 2005 định nghĩa như sau: “Du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng được các như cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của tương lai”[13, tr.10].

Từ các định nghĩa trên, có thể thấy du lịch bền vững vừa là quan điểm phát triển du lịch vừa là xu thế phát triển của ngành du lịch. Phát triển du lịch bền vững vừa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch, bảo vệ và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho phát triển du lịch trong tương lai, duy trì truyền thống


văn hóa, hỗ trợ và góp phần nâng cao mức sống của người dân trong cộng đồng, góp phần cho việc xóa đói giảm nghèo.

1.2.1.2. Phát triển du lịch sinh thái

Du lịch sinh thái chỉ mới xuất hiện cuối những năm của thập kỷ 80 và trở thành một loại hình được ưa chuộng và phát triển nhanh trên phạm vi toàn thế giới những năm cuối của thế kỷ 20. Du lịch sinh thái đã được Tổng cục Du lịch Việt Nam đề cập như một loại hình được khuyến khích chú trọng nhằm phát triển du lịch bền vững trong Chiến lược du lịch quốc gia giai đoạn 2001 - 2010. Tuy nhiên cho tới nay trong các tài liệu khoa học về Du lịch vẫn chưa có một khái niệm du lịch sinh thái thống nhất mang tính toàn cầu. Dưới đây là một số khái niệm tiêu biểu về du lịch sinh thái:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.

Theo Tổ chức du lịch Thế giới (UNWTO): “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch được thực hiện tại những khu vực tự nhiên còn ít bị can thiệp bởi con người, với mục đích chính là để chiêm ngưỡng, học hỏi về các loại động thực vật cư ngụ trong khu vực, giúp giảm thiểu và tránh được các tác động tiêu cực tới khu vực mà du khách đến thăm. Ngoài ra, du lịch sinh thái phải đóng góp vào công tác bảo tồn những khu vực tự nhiên và phát triển những khu vực cộng đồng lân cận một cách bền vững đồng thời phải nâng cao được khả năng nhận thức về môi trường và công tác bảo tồn đối với người dân bản địa và du khách đến thăm”[46, tr.18].

Theo tổ chức DLST (Ecotourism society): “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch có trách nhiệm tới những khu vực tự nhiên. Nó được sử dụng để bảo vệ môi trường và cải thiện phúc lợi xã hội và kinh tế cho người dân địa phương”[6, tr.58].

Phát triển du lịch gắn với xóa đói giảm nghèo ở Lào Cai - 4

Theo cơ quan Quản lý Du lịch của Chính phủ Thái Lan: “Du lịch sinh thái là loại hình có trách nhiệm diễn ra ở những nơi có những nguồn tài nguyên tự nhiên mang các đặc tính địa phương cũng như những tài nguyên


mang tính lịch sử và văn hóa gắn với hệ sinh thái ở địa phương, với mục đích chính là hình thành nhận thức của các bên liên quan về sự cần thiết và các biện pháp bảo tồn các hệ sinh thái, hướng vào việc lôi kéo sự tham gia của cộng đồng địa phương cũng như cung cấp những kinh nghiệm học hỏi trong quản lý môi trường và phát triển du lịch bền vững”[49].

Theo học giả Honey (1999): “Du lịch sinh thái là du lịch tới những khu vực nhạy cảm và nguyên sinh, thường được bảo vệ với mục đích nhằm gây ra ít tác hại và với quy mô nhỏ nhất nó giúp giáo dục du khách, tạo quỹ để bảo vệ môi trường, nó trực tiếp đem lại nguồn lợi kinh tế và sự tự quản lý cho người dân địa phương và nó khuyến khích tôn trọng các giá trị văn hóa và quyền con người”[36, tr.14].

Hội thảo xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển du lịch sinh thái tháng 9-1999 tại Hà Nội: “Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, có tính giáo dục môi trường và đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn và phát triển với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”[6, tr.11].

Hội thảo khoa học “Tối ưu hóa các dịch vụ du lịch: Triển vọng và tương lai cho Việt Nam” tháng 6-2005 tại Hà Nội: “Du lịch sinh thái không đơn giản là một loại hình du lịch tạo ra một loại sản phẩm mới của ngành du lịch mà hơn thế nữa nó là một triết lý của sự phát triển, là hoạt động mang tính nguyên tắc để phát triển bền vững. Du lịch sinh thái một mặt vừa thỏa mãn tốt nhu cầu hiện tại của du khách, mặt khác có trách nhiệm cao trong việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho phát triển du lịch trong tương lai. Phương châm 3 không trong hành động của khách du lịch sinh thái là: không giết gì ngoài thời gian, không lấy gì ngoài những tấm ảnh chụp được, không để lại gì ngoài những dấu chân”[5, tr.58].


Tại Điều 4 Luật Du lịch Việt Nam 2005 định nghĩa như sau: “Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững”[13, tr.10].

Qua các định nghĩa trên, có rút ra nhận xét sau: du lịch sinh thái là một loại hình du lịch tập trung vào bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên, giáo dục du khách và đặc biệt là phát triển loại hình này phải mang lại lợi ích cho cộng đồng dân cư bản địa - nơi có các giá trị của tài nguyên sinh thái, góp phần cho xóa đói giảm nghèo cho người dân địa phương.

1.2.1.3. Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng

Trên thế giới du lịch dựa vào cộng đồng đã được quan tâm nghiên cứu từ những thập kỷ 70 của thế kỷ XX và được bắt đầu phát triển tại các nước châu Phi, châu Úc, châu Âu và châu Mỹ La Tinh từ những năm 80 và 90 của thế kỷ trước. Ở châu Á khái niệm du lịch dựa vào cộng đồng mới xuất hiện rộng rãi ở các nước ASEAN thông qua hội thảo “Xây dựng khung cho phát triển du lịch dựa vào cộng đồng” được tổ chức tại đảo BaLi-Indonesia tháng 5 năm 1995.

Hiện nay có rất nhiều tên gọi khác nhau có liên quan đến phát triển du lịch và tham gia của cộng đồng đến phát triển du lịch như: Community Tourism (du lịch cộng đồng); Community - Based Tourism (du lịch dựa vào cộng đồng); Commmunity - Development in Tourism (Phát triển cộng đồng dựa vào du lịch); Community - Based Ecotourism (Phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng); Community - Participation in Tourism (Phát triển du lịch có sự tham gia của cộng đồng); Community- Based Mountain Tourism (Phát triển du lịch núi dựa vào cộng đồng). Tuy có tên gọi khác nhau nhưng có một số vấn đề cơ bản giống hoặc tương đồng về phương pháp tổ chức, địa điểm, mục tiêu vị trí tổ chức phát triển du lịch và cộng đồng.


Tùy theo góc nhìn, quan điểm nghiên cứu khác nhau nên đã có nhiều định nghĩa khác nhau về du lịch dựa vào cộng đồng được các nhà nghiên cứu khác đưa ra như:

Nhà nghiên cứu Nicole Hausle và Wolffgang Strasdas đưa ra khái niệm: "Du lịch cộng đồng là mô hình phát triển du lịch trong đó chủ yếu là người dân địa phương đứng ra phát triển và quản lý. Lợi ích kinh tế có được từ du lịch sẽ đọng lại nền kinh tế địa phương "[7, tr.44]. Quan niệm trên nhấn mạnh đến vai trò chính của người dân địa phương trong vấn đề phát triển du lịch ngay trên địa bàn quản lý.

Ông John Mock là chuyên gia nghiên cứu du lịch dựa vào cộng đồng đưa ra quan điểm về phát triển du lịch dựa vào cộng đồng đối với vấn đề du lịch tại các vùng có tài nguyên thiên nhiên hoang dã với hệ sinh thái đa dạng trên các lý do sau:

Tài nguyên thiên nhiên và môi trường các vùng đó đang đối mặt với sự gia tăng số lượng khách du lịch. Các vùng đó chỉ có cộng đồng sống hàng ngàn năm, qua nhiều thế hệ họ đã dựa vào đây để kiếm kế sinh nhai nên chỉ có cộng đồng mới điều chỉnh, kiểm soát và duy trì bảo vệ được nguồn tài nguyên vì họ hiểu được tài nguyên thiên nhiên có liên quan đến cuộc sống của cộng đồng.

Chỉ có cộng đồng dân cư tham gia tổ chức phát triển du lịch mới đưa ra các tình huống công cụ cho việc đảm bảo chất lượng về kinh tế - xã hội cho cộng đồng. Chỉ có cộng đồng tham gia mới nâng cao nhận thức, kiến thức và sự hiểu biết của thế giới bên ngoài cho cộng đồng.

Phát triển du lịch du lịch dựa vào cộng đồng là một hình thức thúc đẩy cộng đồng các bà con dân tộc tại các bản, làng có quyền tham gia, thảo luận các vấn đề có liên quan, cộng đồng cũng được hưởng lợi từ cung cấp làm việc và nguồn lợi du lịch mang lại.


Nhờ phát triển du lịch dựa vào cộng đồng mà cộng đồng dân cư có thu nhập, có điều kiện nâng cao mức sống cho bản thân, gia đình và xã hội. Du lịch dựa vào cộng đồng đã đóng góp cho ngân sách địa phương và quỹ cộng đồng góp phần thay đổi cơ sở hạ tầng và bộ mặt địa phương.

Viện Miền núi (Mountain Insititues) đưa ra khái niệm về du lịch dựa vào cộng đồng như sau: “Du lịch cộng đồng là nhằm bảo tồn tài nguyên du lịch tại điểm du lịch đón khách vì sự phát triển du lịch bền vững dài hạn. Du lịch cộng đồng khuyến khích sự tham gia của người dân địa phương trong du lịch và có cơ chế tạo các cơ hội cho cộng đồng”. "Du lịch cộng đồng là một quá trình tương tác giữa cộng đồng (chủ) và khách du lịch mà sự tham gia có ý nghĩa của cả hai phía mang lại các lợi ích kinh tế, bảo tồn cho cộng đồng và môi trường địa phương"[7, tr.46].

Khái niệm về du lịch dựa vào cộng đồng tại Đài Loan của giáo sư Hsien Hue Lee - Hiệu trưởng Trường Đại học cộng đồng Hsin - Hsing - Đài Loan nêu lên: “Du lịch cộng đồng là nhằm bảo tồn tài nguyên du lịch tại các điểm du lịch đón khách vì sự phát triển du lịch bền vững dài hạn. Đồng thời khuyến khích và tạo ra các cơ hội về tham gia của người dân địa phương trong du lịch”[7, tr.48]. Khái niệm đã đề cập đến vấn đề tài nguyên du lịch, các điều kiện khuyến khích, giải quyết công ăn việc làm cho cộng đồng tại các điểm phát triển du lịch.

Theo BEST (Business Enterprises for Sustainable Travel) thì du lịch cộng đồng là du lịch mang tính địa phương, nhằm bảo vệ các giá trị của cộng đồng, được nhân dân địa phương và các tổ chức liên quan triển khai tạo ra lợi ích cho cộng đồng. Du lịch cộng đồng phải giữ gìn, bảo vệ sự toàn vẹn của tài nguyên thiên nhiên và khung cảnh của địa phương, tạo ra các môi trường để cộng đồng dân cư có thể duy trì cuộc sống truyền thống của họ để khách du lịch có cơ hội thưởng thức và tìm hiểu. Du lịch cộng đồng là một “mô hình”


không phải là một “sản phẩm”. Những loại hình sản phẩm du lịch đang được dùng như “du lịch di sản”, “du lịch nông thôn”, “du lịch sinh thái”, “du lịch văn hoá”... có thể phối hợp lại thành “du lịch cộng đồng”.

Đối với trong nước, vấn đề phát triển du lịch dựa vào cộng đồng lần đầu tiên được đưa ra tại Hội thảo “Chia sẻ bài học kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng Việt Nam - 2003” được tổ chức tại Hà Nội. Các chuyên gia trong và ngoài nước đã khái quát du lịch cộng đồng của Việt Nam như sau:

Du lịch cộng đồng đảm bảo văn hoá, thiên nhiên bền vững: Du lịch cân bằng với các tiêu chuần kinh tế, văn hoá xã hội và môi trường; nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hoá được khai thác hợp lý; bảo vệ môi trường sinh thái cảnh quan; bảo tồn được môi trường văn hoá. Du lịch cộng đồng chính là cách tốt nhất vừa làm du lịch vừa giữ gìn bản sắc văn hoá, sử dụng dịch vụ tại chỗ, phát triển văn hoá, tôn trọng văn hoá địa phương, du lịch cộng đồng thúc đẩy nghề nghiệp truyền thống phát triển và giữ gìn bản sắc văn hoá; cần có người dân địa phương tham gia để dân có ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường, giáo dục nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường sinh thái, bản sắc văn hoá, vệ sinh cộng đồng.

Du lịch cộng đồng cần có sở hữu cộng đồng: Cộng đồng là những người quản lý di sản dân tộc, có phong cách và lối sống riêng cần được tôn trọng; cộng đồng có quyền sở hữu các tài nguyên và do vậy họ có quyền tham gia vào các hoạt động du lịch.

Thu nhập giữ lại cho cộng đồng: Lợi nhuận thu được từ du lịch được chia sẻ công bằng cho cộng đồng để bảo vệ môi trường; cộng đồng thu lợi nhuận và lợi ích kinh tế trực tiếp để tái đầu tư cho địa phương ngoài hỗ trợ của Chính phủ.


Nâng cao nhận thức cho cộng đồng: nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bảo vệ môi trường và bảo tồn hệ sinh thái; nâng cao ý thức bảo vệ di sản văn hoá cộng đồng, chống các trào lưu du nhập.

Tăng cường quyền lực cho cộng đồng: Du lịch cộng đồng là do cộng đồng tổ chức quản lý; du lịch cộng đồng là thúc đẩy, tạo cơ hội cho cộng đồng tham gia nhiệt tình vào phát triển du lịch; cộng đồng dân cư được trao quyền làm chủ, thực hiện các dịch vụ và quản lý phát triển du lịch.

Tăng cường hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ và cơ quan quản lý nhà nước: Có sự hỗ trợ về kinh nghiệm và vốn đầu tư của các tổ chức phi chính phủ; được sự hỗ trợ về cơ sở vật chất và ưu tiên về các chính sách cho cộng đồng trong việc phát triển du lịch và phát triển cộng đồng.

Như vậy, du lịch cộng đồng là một mô hình phát triển du lịch, trong đó cộng đồng dân cư là người cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho khách du lịch. Cộng đồng dân cư cũng chính là người có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch và họ được chia sẻ các nguồn lợi kinh tế do phát triển du lịch tạo ra. Phát triển du lịch cộng đồng sẽ tạo ra thêm công ăn việc làm và tăng thêm thu nhập cho cộng đồng dân cư bản địa, góp phần cho việc xóa đói giảm nghèo của địa phương.

1.2.1.4. Mối quan hệ giữa các cách tiếp cận về phát triển du lịch gắn với xóa đói giảm nghèo

Qua nghiên cứu các vấn đề cơ bản về du lịch bền vững, du lịch sinh thái và du lịch dựa vào cộng đồng trong phát triển du lịch gắn với xóa đói giảm nghèo có thể thấy sự khác biệt và mối quan hệ như sau:

Du lịch bền vững có mục tiêu phát triển, gia tăng sự đóng góp của du lịch vào kinh tế và môi trường; tăng đóng góp của của du lịch đối với sự phát triển của nền kinh tế địa phương tại các điểm du lịch; cải thiện tính công bằng xã hội trong phát triển, phân phối lại lợi ích kinh tế và xã hội thu được từ hoạt

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/08/2022