Định Hướng Phát Triển Du Lịch Thành Phố Viêng Chăn Đến 2020

khu du lịch. Khuyến khích tạo điều kiện cho cộng đồng dân cư tại địa phương tham gia phát triển CSVC kỹ thuật phục vụ du lịch con người như đáp ứng nhu cầu tìm hiểu về đặc thù văn hoá Lào của khách du lịch, đồng thời tạo khả năng khắc phục khó khăn về cơ sở lưu trú theo thời vụ, tạo việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân địa phương. Tại các trung tâm du lịch lớn cần có các khu vui chơi giải trí đa dạng, quy mô lớn. Triển khai xây dựng các khu Trung tâm Hội chợ Triển lãm, Trung tâm mua sắm, Khu phức hợp thương mại - khách sạn; xây dựng các Công viên Văn hóa Lịch sử Dân tộc, Bảo tàng Lịch sử.

- Về quy hoạch và quản lý phát triển du lịch cần chủ động điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển DL theo nguyên tắc gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và quy hoạch phát triển KT-XH của cả nước, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển DL Lào. Quy hoạch phát triển DL của địa phương phải gắn với quy hoạch phát triển DL vùng. Các khu du lịch quốc gia phải có quy hoạch chi tiết và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trước khi thực hiện. Đối với các quy hoạch khu DL lớn, hiện đại, quy hoạch các địa bàn trọng điểm phát triển DL đòi hỏi phải có chất lượng cao và có tầm chiến lược trong phát triển DL quốc gia cũng như phát triển KT- XH của từng địa phương, toàn vùng và cả nước nếu khả năng trong nước chưa đáp ứng được thì có thể thuê nước ngoài thực hiện.

- Về đầu tư phát triển du lịch: Có cơ chế, chính sách thích hợp về vốn, nhân lực, đất đai, thuế, huy động đầu tư nước ngoài, phát hành trái phiếu công trình và cải tiến các thủ tục hành chính để mọi thành phần kinh tế, cả trong và ngoài nước đầu tư phát triển du lịch.

- Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch ở thu đô Viêng Chăn đảm bảo quy trình: Chiến lược - quy hoạch - kế hoạch; có lộ trình cụ thể; phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của khu vực và chiến lược phát triển du lịch của cả nước.

- Phát triển nguồn nhân lực ngành DL có chất lượng cao, toàn diện, đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng; hợp lý về cơ cấu ngành nghề và trình độ

đào tạo để đảm bảo tính chuyên nghiệp, đủ sức cạnh tranh và hội nhập khu vực; góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, đáp ứng nhu cầu xã hội.

- Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng du lịch; đa dạng hoá các loại hình đào tạo; thực hiện đào tạo nguồn nhân lực ngành Du lịch theo nhu cầu xã hội, ph hợp với yêu cầu của thị trường; đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động đào tạo, bồi dưỡng du lịch; tăng cường hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch.

- Phát huy tính chủ động của các bên có liên quan là nhà nước, nhà trường, doanh nghiệp du lịch và bản thân người lao động; tăng cường vai trò của các hiệp hội ngành nghề và các doanh nghiệp du lịch. Chú ý đúng mức tới công tác quản lý nhà nước cả ở cấp vĩ mô là nhà nước Trung ương và địa phương, doanh nghiệp, xã hội trong công tác phát triển nguồn nhân lực ngành DL; quan tâm đến tính đặc th và tính liên kết v ng, liên kết quốc tế trong hội nhập để phát triển nguồn nhân lực.

- Tăng cường nghiên cứu khoa học, liên kết, hợp tác trong nước và hợp tác quốc tế về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực Du lịch.

3.1.2. Mục tiêu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

- Tiếp tục đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, là động lực quan trọng trong kinh tế - xã hội của thành phố.

- Nâng tầm Viêng Chăn trở thành một trong những trung tâm du lịch hấp dẫn khác biệt trong quốc gia và trong khu vực.

Phát triển du lịch của thành phố Viêng Chăn Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - 11

- Chuyển đổi cơ cấu khách theo hướng tăng tỷ trọng khách chi tiêu cao để tăng về chất cho du lịch thành phố Viêng Chăn.

- Phát huy truyền thống lễ hội truyền thống văn hóa dân tộc truyền thống tốt đẹp của địa phương và độc đáo bản địa để phát triển bền vững gắn với phát triển du lịch để thu hút khách du lịch, trong nước và nước ngoài.

- Thu hút khách du lịch đến thăm thành phố và có chi tiêu cao hơn.

- Phát triển và quảng bá du lịch phù hợp với năng lực thực sự tập trung phát triển và mục tiêu nhất định để đảm bảo chất lượng dịch vụ.

- Thực hiện các tiêu chuẩn pháp lý và quy định trong kinh doanh du lịch.

- Nâng cao nguồn nhân lực ngành du lịch cả về số lượng và chất lượng.

- Phát triển du lịch giúp người dân xóa đói giảm nghèo, nâng cao an sinh xã hội.

- Tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch văn hóa bình quân thời kỳ 2011 • 2020 đạt 8 ­ 10%/năm.

- Dự kiến đến năm 2020, Viêng Chăn đón 2,5 ­ 3,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 3 • 4 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 250 • 300 triệu USD, đóng góp 15­ 20% GDP thành phố.

- Đầu tư xây dựng mới, nâng cấp tu sửa hạ tầng cơ sở kỹ thuật, các khu du lịch, các tuyến, các điểm du lịch, các loại hình và sản phẩm du lịch,.. Đến năm 2020 có tổng số 30.000 buồng lưu trú với 35 ­ 40% đạt chuẩn từ 3 đến 5 sao; tạo ra 80.000 việc làm trong đó có 15.000 lao động trực tiếp du lịch.

3.1.3. Định hướng phát triển du lịch thành phố Viêng Chăn đến 2020

3.1.3.1. Định hướng chung

- Tạo ra doanh thu từ du lịch hơn 4 triệu đô la mỗi năm, thời gian lưu trú 4 ngày/người và chi tiêu du lịch 60 USD/người.

- Ưu tiên phát triển du lịch ở 20 điểm.

- Hoàn thành kế hoạch phát triển 5 điểm du lịch đặc biệt.

- Cải thiện và phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất

- Hoàn thành, bổ sung quy định pháp luật du lịch và pháp lý khi tham quan du lịch Lào

- Xếp hạng cấp khách sạn, nhà nghỉ và Resort

- Quảng cáo và quảng bá du lịch đa dạng trong và ngoài nước.

- Có thể tham dự chương trình triển lãm trong nước 2 lần/năm và ở nước ngoài ít nhất 2 năm/lần.

- Nhân viên làm việc trong ngành du lịch được đào tạo nâng cấp kỹ thuật ít nhất 40 người.

- Cung cấp các giáo trình đào tạo việc du lịch ngắn hạn và dài hạn cho Sở Văn hóa, Thông tin và Du lịch.

-Thu hút đầu tư từ đầu tư trong nước và nước ngoài để phát triển lĩnh vực du lịch.

3.1.3.2. Định hướng phát triển du lịch theo lãnh thổ

Phát triển du lịch theo vùng lãnh thổ thành phố Viêng Chăn cần định hướng và tổ chức phát triển du lịch trên các vùng lãnh thổ phù hợp với đặc điểm tài nguyên du lịch gắn với vùng kinh tế, vùng văn hóa, vùng địa lý, khí hậu và các hành lang kinh tế; trong đó có các địa bàn trọng điểm du lịch tạo thành các cụm liên kết phát triển mạnh về du lịch. Vùng phát triển du lịch có không gian và quy mô phù hợp, có đặc điểm thuần nhất về tài nguyên, địa lý và hiện trạng phát triển du lịch; tăng cường khai thác yếu tố tương đồng và bổ trợ trong vùng, yếu tố đặc trưng của vùng và liên kết khai thác yếu tố liên vùng để phát triển mạnh sản phẩm đặc thù, tạo các thương hiệu du lịch vùng. Tập trung ưu tiên phát triển các địa bàn trọng điểm, điểm đến nổi bật trong mỗi vùng, có mối tương quan bổ trợ liên kết nội vùng và liên vùng.

Theo định hướng phát triển không gian thành phố Viêng Chăn đến năm 2020, thành phố chú trọng mở rộng phát triển các khu, điểm du lịch tại các quận, huyện, điển hình như:

* Ở quận Xaysettha: Phát triển các điểm du lịch tự nhiên, lịch sử. Du lịch liên kết với các cơ sở hạ tầng của nền kinh tế góp phần nâng cao cuộc sống của người dân bản địa, tăng nguồn thu. Tạo điều kiện và cơ hội trực tiếp cho các doanh nghiệp, cá nhân và tổ chức nước ngoài vào đầu tư ở một số điểm du lịch. Xác định đây là một trong số các huyện trọng điểm phát triển du lịch với nhiều khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng và khu vui chơi, giải trí. Có điểm du lịch Phathat Luong Viêng Chăn, Itecc, vườn Xaysettha, hồ That Luong.

* Xác định quận Hadxaifong có điểm du lịch cầu hữu nghị Viêng Chăn - Nongkhai, vườn Inpeng, vườn văn hóa dân tộc Lào, chùa tượng phật Xiêng Khuan trở thành trung tâm du lịch văn hóa, nghỉ ngơi, tham quan.

- Phát triển hệ thống chợ đêm để tạo cơ hội cho người dân ở các địa phương mang sản phẩm bán trực tiếp cho khách du lịch nhằm khuyến khích sản xuất phát triển, tăng khả năng cạnh tranh của hàng thủ công mĩ nghệ, tạo ấn tượng cho du khách.

- Thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư trong nước và nước ngoài vào xây dựng hệ thống khách sạn và khu nghỉ dưỡng.

- Thúc đẩy xây dựng sân vận động, nhà hát để khai thác và phát huy nguồn giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống, tổ chức triển lãm các công cụ cổ xưa, triển lãm về chiến tranh.

- Phối hợp với các bên liên quan để cải thiện và xâu dựng sân Goft ở những nơi có cảnh quan đẹp.

3.2. Một số giải pháp phát triển du lịch của thành phố Viêng Chăn

3.2.1. Giải pháp về tổ chức, quản lí và quy hoạch du lịch

Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển du lịch thành phố Viêng Chăn đến năm 2020 đã được phê duyệt, tiến hành rà soát lại những quy hoạch đã có, hoàn thành dứt điểm những quy hoạch còn dở dang; tổ chức triển khai quy hoạch các khu du lịch trọng điểm còn chưa có quy hoạch.

Phát triển các loại hình du lịch tiêu biểu, đặc thù của từng địa phương trong thành phố, như du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, nghỉ cuối tuần, vui chơi giải trí tại các điểm du lịch xung quanh trung tâm thành phố Viêng Chăn.

3.2.2. Giải pháp về cơ chế chính sách

Rà soát các chính sách về du lịch và các chính sách hiện hành có ảnh hưởng tới du lịch (chính sách quản lý biên giới, chính sách xuất nhập cảnh, các loại phí, phụ phí, lưu trú của người nước ngoài tại khu vực biên giới... liên quan tới khách du lịch và kinh doanh du lịch) để sửa đổi và kiến nghị, phối hợp với các cơ quan liên quan sửa đổi.

Hoàn thiện cơ sở dữ liệu các văn bản quy định liên quan tới hoạt động du lịch được phổ biến rộng rãi trên trang web của sở du lịch theo hướng dễ dàng tra cứu và thường xuyên được cập nhật.

Nghiên cứu thành lập các phòng quản lý du lịch trực thuộc UBND thành phố tại các huyện trọng điểm phát triển du lịch nhằm nâng cao năng lực quản lý về du lịch. Thành lập ban quản lý khu du lịch trọng điểm triển khai công tác xúc tiến du lịch một cách có hiệu quả. Nghiên cứu và ban hành các cơ chế đặc thù cho phát triển du lịch theo đề xuất của các địa phương.

Tăng cường hiệu quả của Ban chỉ đạo phát triển du lịch thành phố trong giải quyết mối quan hệ liên ngành, liên vùng như chính sách ưu tiên và khuyến khích đầu tư cho du lịch phát triển thông qua những ưu đãi (về đất đai, thuế, tín dụng, hỗ trợ đào tạo...) nhằm khuyến khích thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch nhất là các dự án ưu tiên đầu tư tại các khu trọng điểm phát triển du lịch.

Xác định rõ chức năng và trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc hướng dẫn, xúc tiến đầu tư. Giải quyết hợp lý chính sách đối với đất đai làm mặt bằng sản xuất kinh doanh.

Khuyến khích phát triển các hiệp hội nghề nghiệp trên địa bàn như Hiệp hội kinh doanh khách sạn, Hiệp hội kinh doanh lữ hành... nhằm ổn định kinh doanh, ổn định thị trường và tránh hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh. Xây dựng các cơ chế đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ phát triển lữ hành.

Phối hợp với các ban ngành trong tỉnh xây dựng các chính sách ưu đãi, tín dụng, hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo cho phát triển du lịch ở cộng đồng với vai trò là một sinh kế hiệu quả trong các chương trình phát triển nông thôn, phát triển đồng bào dân tộc thiểu số.

- Xây dựng cơ chế đối thoại hai năm 1 lần giữa hiệp hội du lịch và giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để thúc đẩy các hiệp hội để phản ánh thường xuyên những vướng mắc trong quá trình kinh doanh, các chính sách để có định hướng hoàn thiện.

- Tiếp tục triển khai “Đề án hiện đại hóa thủ tục xuất nhập qua của khẩu quốc tế Lào - Thái” làm cơ sở thúc đẩy hoạt động du lịch biên giới.

3.2.3. Giải pháp về đầu tư và thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch

Để hoạt động đầu tư vào ngành du lịch đạt hiệu quả lâu dài ngành Du lịch thành phố Viêng Chăn cần đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng cơ bản; quan tâm đến hệ thống đường xá, điện, nước, bưu điện, y tế và các dịch vụ công khác nhằm kích thích đầu tư từ bên ngoài và tạo tâm lý ổn định cho du khách cũng như doanh nghiệp. Đặc biệt, chú trọng đầu tư vào những điểm có khả năng phát triển du lịch cao, quy mô lớn và có khả năng mở rộng trong tương lai nhằm tránh sự phát triển nhỏ lẻ, không hiệu quả. Xác định đầu tư phải theo mức độ ưu tiên cho các điểm du lịch giàu tiềm năng, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu cần có, và phát triển sản phẩm du lịch chủ đạo của từng địa phương trong thành phố.

3.2.4. Giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Vấn đề xây dựng và tổ chức hoạt động ở các cơ sở đào tạo về trình độ quản lý và nghiệp vụ du lịch tại Viêng Chăn rất cần thiết. Bên cạnh việc đào tạo cán bộ ngành tại các trường nghiệp vụ ở Viêng Chăn cần khuyến khích doanh nghiệp tham gia chương trình đào tạo nguồn nhân lực du lịch, tổ chức các khóa đào tạo tại chỗ nhằm nhanh chóng cung cấp nguồn nhân lực du lịch đáp ứng nhu cầu trước mắt.

Tiến hành tổng kết, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý hoạt động du lịch từ huyện đến địa phương, đặc biệt là đội ngũ cán bộ các khu di tích, thắng cảnh để nắm được thực trạng toàn diện các mặt, các đặc trưng phẩm chất, năng lực,các mặt còn yếu kém… Từ đó, xây dựng các phương án đào tạo, bồi dưỡng kịp thời.

Điều tra phân loại trình độ nghiệp vụ của toàn thể cán bộ nhân viên và lao động hiện đang làm việc trong ngành du lịch của thành phố để từ đó đưa ra kế hoạch đào tạo cụ thể các cấp trình độ chuyên ngành;

Phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo, bồi dưỡng về du lịch trong thành phố bao gồm: các trường đại học và trường cao đẳng, trường trung cấp giáo dục nghề nghiệp, giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố có đăng ký đào tạo trình độ về nghiệp vụ du lịch. Thực hiện liên kết giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các doanh nghiệp du lịch để đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng theo nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường du lịch;

Xây dựng và thực hiện các chương trình riêng đào tạo người dân làm du lịch theo đúng định hướng của thành phố và đảm bảo du lịch bền vững. Trên cơ sở phối hợp, liên kết với các cơ sở đào tạo trong và ngoài thành phố, từng bước chuyển giao chương trình đào tạo;

Kiểm tra đánh giá lại chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên, từ đó có các chương trình đào tạo cụ thể riêng với đội ngũ này;

Tiến hành thực hiện chương trình đào tạo lại (đào tạo bổ túc, tại chức) lao động trong ngành du lịch Viêng Chăn ở các cấp trình độ khác nhau, chuyên ngành khác nhau. Các lớp đào tạo ngắn hạn theo chương trình trên sẽ được tổ chức định kỳ phục vụ mọi đối tượng doanh nghiệp du lịch của thành phố. Có kế hoạch cử các cán bộ trẻ đi đào tạo ở trình độ đại học và trên đại học về nghiệp vụ du lịch;

Kết hợp với một số doanh nghiệp lớn, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, các cơ sở giáo dục nghề trong và ngoài thành phố đào tạo các nghiệp vụ khách sạn và du lịch.

Huy động các nguồn lực trong việc đào tạo, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế vùng biên giới...cũng như các nguồn vốn quốc tế trong việc thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực.

Thúc đẩy đào tạo về du lịch bền vững, du lịch có trách nhiệm trên cơ sở hợp tác của các bên và việc triển khai các chương trình phát triển du lịch bền vững, du lịch có trách nhiệm.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/04/2023