Phát Triển Du Lịch Thành Phố Viêng Chăn Trong Mối Quan Hệ Với Các Vùng Lân Cận

- Viêng Chăn - Siam Riep (Cam-pu-chia) - Viêng Chăn (đường hàng không).

- Tỉnh Nong Khai (Thái Lan) - Viêng Chăn Trung Quốc (đường bộ).

- Viêng Chăn - Côn Minh (Trung Quốc) (đường bộ, hàng không ).

* Tuyến du lịch nội tỉnh

Ngoài các tuyến du lịch đã kể trên còn có các tuyến du lịch từ trung tâm đến các huyện của TP Viêng Chăn.

- Viêng Chăn - huyện Sangthong

- Viêng Chăn - huyện Naxaithong

- Viêng Chăn - Pakngum

- Viêng Chăn - Hadxaifong

2.2.2.4. Phát triển du lịch thành phố Viêng Chăn trong mối quan hệ với các vùng lân cận

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Một số vùng phụ cận giáp thành phố Viêng Chăn:

- Tỉnh Viêng Chăn: Từ Thủ đô Viêng Chăn, theo đường 13 hướng về Tây Bắc Lào, đi đến cây số 52 (theo cách gọi của người Lào) sẽ đến tỉnh Viêng Chăn, nơi có nhiều khu nghỉ dưỡng và làng nghề rất phát triển. Đến với tỉnh Viêng Chăn, có thể đi theo đường 13 về hướng Đông Bắc, rẽ vào đường 10, cách Thủ đô 24km về phía Bắc. Theo con đường này, Thủ đô Viêng Chăn được nối với tỉnh Viêng Chăn qua cầu Thà Ngòn, nơi có rất nhiều danh lam thắng cảnh đẹp và các khu nghỉ dưỡng phát triển mạnh dọc theo tuyến đường đi từ cầu Thà Ngòn chạy dọc sông Nam Ngum.

- Tỉnh Bo Li Kham Xay: Từ Thủ đô Viêng Chăn, theo đường 13 về hướng Đông Nam của Lào, đi đến cây số 52 sẽ đến tỉnh Bo Li Khăm Xai, nơi có nhiều khu nghỉ dưỡng được đầu tư xây dựng đạt tiêu chuẩn quốc tế. Ngoài ra, phía Đông tỉnh Bo Li Khăm Xai có đường biên giới tiếp giáp với Việt Nam ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, với cửa khẩu quốc tế Namphao ở Lắc Xao, Lào và Cầu Treo ở Hà Tĩnh; Nặm On và Thanh Thủy, Nghệ An; phía Tây tiếp giáp với Bungkhan (Thái Lan), giao thương qua sông Mêkong. Đây là lợi thế rất lớn đối

với tỉnh Bo Li Khăm Xai nói riêng và tỉnh Viêng Chăn cùng với Thủ đô Viêng Chăn nói chung trong việc liên kết thu hút khách du lịch đi tuyến Việt Nam - Lào - Thái Lan hoặc ngược lại, từ Thái Lan - Lào - Việt Nam, bằng đường bộ.

Bên cạnh đó, theo hướng Tây, thành phố Viêng Chăn tiếp giáp với tỉnh Nongkhai ở vùng Đông Bắc Thái Lan, với đường biên giới là con sông Mekong, nơi có nhiều người thuộc sắc tộc Lào đang sinh sống. Trung tâm thàn phố Viêng Chăn cách tỉnh Nongkhai của Thái Lan 20km. Năm 1994, Chính phủ Úc đã tài trợ xây dựng chiếc cầu hữu nghị Lào - Thái Lan, kết nối thàn phố Viêng Chăn, Lào với tỉnh Noongkhai của Thái Lan. Với lợi thế này, việc phát triển du lịch, thương mại và dịch vụ giữa hai nước ngày càng được mở rộng, hành lang kinh tế Đông Tây được kết nối thuận tiện hơn, mở ra sự phát triển, thu hút khách du lịch cho thàn phố Viêng Chăn và các vùng phụ cận khi được khai thác đúng hướng.


65 Hình 2 5 Bản đồ các điểm tuyến du lịch thành phố Viêng Chăn nước CHDCND 1

65

Hình 2.5. Bản đồ các điểm, tuyến du lịch thành phố Viêng Chăn, nước CHDCND Lào

65

(Nguồn: Tác giả biên vẽ)

2.3. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong phát triển du lịch của thành phố Viêng Chăn

2.3.1. Điểm mạnh

Thành phố Viêng Chăn có mật độ dân số đông, vừa là trung tâm kinh tế thương mại, sự đầu tư, vừa là trung tâm cơ quan chính làm việc của nhà nước coi là thị trường lớn nhất của Lào… Viêng Chăn là trung tâm phân phối hành hóa đến các khu vực khác của đất nước, có biên giới giáp Thái Lan, một đối tác thương mại lớn, và gắn liền với Nong Khai, một thương mại mà là giá trị cao nhất. Với cơ sở hạ tầng như các cơ sở điện, nước có di tích nhiều hơn bất kỳ thành phố nào khác.

Với giao thông thuận tiện bằng đường bộ, đường thủy và hàng không, đặc biệt là có cầu hữu nghị qua sông Mekong giữa Viêng Chăn và Nong khai, ở Thái Lan làm cho việc đi lại dễ dàng và tiện hơn. Bao gồm đường sắt từ Nong Khai/Thái Lan- Thanaleng/thành phố Viêng Chăn của Lào. Các dự án này sẽ gây ra hoạt động thương mại sự đầu tư càng ngày càng tăng lên, về tuyến đường chính là số đường quốc lộ 13 nối phía nam và phía bắc của đất nước.

Viêng Chăn ngoài ra là trung tâm kinh tế còn là nguồn cây trồng nông nghiệp quan trọng như ngô, đậu tương, mía… vừa là nơi du lịch về văn hóa và lịch sử, làm cho khách du lịch đến nơi du lịch dễ dàng.

Phát triển du lịch ở Viêng Chăn có phương hướng, chiến lược, chính sách và có kế hoạch phát triển chính thức của nhà nước và được sự chỉ đạo thường xuyên của cấp trên.

2.3.2. Điểm yếu

Hệ thống cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực từ Trung ương, thành phố, địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc về số lượng và chất lượng, vai trò và các tố chức chưa phủ hợp với sự phát triển của du lịch. Nhận thức của các cấp các ngành về vị trí vai trò của ngành du lịch trong tổng thể nền kinh tế còn nhiều bất cập. Ngay trong ngành du lịch, vai trò của nguồn nhân lực

ngành đối với sự phát triển du lịch cũng chưa được đánh giá cao. Doanh nghiệp và người lao động chưa có ý thức về đào tạo bối dưỡng du lịch.

Tổ chức bộ máy quản lý, hệ thống các chính sách, công cụ chưa thực phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch, các cơ sử đào tạo có quy mô nhỏ bé năng lực đào tạo thấp, chất lương đào tạo chưa cao.

Thiếu kế hoạch chi tiết của các cấp, chiến lực chung phát triển nguồn nhân lực cho sự phát triển KT-XH và cho sự phát triển ngành DL.

Sự hợp tác làm việc giữa bộ phận nhà nước và bộ phận cá nhân, ngành và địa phương sự liên kết chưa hợp lý, chưa liên tục và chưa thường xuyên, sự làm việc chưa thỏa thuận với nhau.

2.3.3. Cơ hội

Thành phố Viêng Chăn có sự phát triển nhanh làm cho nhiều dự án thực hiện và tiềm năng sự chi tiêu của nhà nước và cá nhân, nhu cầu sản phẩm càng lớn, đặc biệt là sự phát triển cơ sở hạ tầng để hỗ trợ sự phát triển của thành phố. Du lịch đang tăng nhanh đáng kể, Uy tín của Lào đăng cai tổ chức thành công nhiều sự kiện lớn của thế giới như ASEAN Games và kỷ niệm Viêng Chăn 450 năm nó được cải hiện và phát triển điểm đến du lịch để hỗ trợ tiếp đón khách du lịch, hoạt động thương mại và đầu tư ở Lào đã tăng lên. Lào đã được giúp đỡ từ Việt Nam. Viêng Chăn gần tỉnh Nong Khai của Thái Lan nền

sử dụng cơ hội này xây dựng mối quan hệ đối tác với nhau.

Khách DL là yếu tố quan trọng. Có nhu cầu của khách đây là nguyên nhân làm cho các dịch vu, spa, thẩm mỹ, nhà hàng, vui chơi giải trí khác.

Du lịch ở Viêng Chăn đang đứng trước những cơ hội hết sức thuận lợi để phát triển, đặc biệt xu thế phát triển du lịch tập trung vào trung tâm đã thu hút một lượng lớn các nguồn đầu tư trong và ngoài nước vào các cơ sở kinh doanh du lịch Những cơ sở kinh doanh du lịch này khi đi vào hoạt động có nhu cầu rất lớn du lịch.

Du lịch là ngành rất khó áp dụng việc cơ giới hóa; quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ du lịch xảy ra đồng thời, được thực hiện bởi đội ngũ nhân viên đông đảo lành nghề, do đó nhu cầu về nguồn nhân lực du lịch là rất lớn, tỷ lệ với quy mô phát triển du lịch.

Hầu hết các huyện thị trong thành phố đều đã nhận thức được vai trò quan trọng của ngành DL đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nên có sự đầu tư đáng kể cho ngành du lịch.

Hệ thống các cơ sở đào tạo du lịch trong thành phố đang được cải thiện dần cả về quy mô và chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch. Mô hình đào tạo tại chỗ, đào tạo qua công việc ngày càng phát huy hiệu quả và được doanh nghiệp áp dụng. Các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài sử dụng mô hình này cũng với những chính sách đãi ngộ hợp lý nên đã thu được những thành công nhất định trong việc đào tạo phát triển ngành du lịch.

2.3.4. Thách thức

Thiếu định hướng phát triển du lịch cho toàn khu vực nói chung, định hướng phát triển ngành du lịch nói riêng. Các đề án, quy hoạch phát triển du lịch cho toàn khu vực chỉ dừng lại ở đình hướng chung chung, thiếu các điều kiện áp dụng, tính khả thi không cao.

Các công tác quản lý nhà nước đối với phát triển ngành du lịch ở khu vực còn nhiều bất cập và chưa thể khặc phục được trong thời gian trước mắt, ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển ngành DL.

Quy mô và chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.

Vai trò của doanh nghiệp du lịch và hiệp hội du lịch chưa được đề cao, phần lớn các doanh nghiệp vẫn đứng ngoài cuộc, không tham gia vào quá trình đào tạo nguồn nhân lực, thậm chí nhiều doanh nghiệp còn chưa có chiến lược phát triển nguồn nhân lực của riêng mình.

Tiểu kết chương 2


Thành phố Viêng Chăn có tiềm năng và lợi thế để phát triển du lịch. Trong những năm qua, ngành du lịch của thành phố Viêng Chăn đã đạt được nhiều thành tựu. Khách du lịch trong và ngoài nước đều tăng. Viêng Chăn cũng đã hình thành được các tuyến du lịch liên kết với các địa phương, kết nối những điểm du lịch nổi tiếng của viên Chăn nói riêng và của nước Lào nói chung. Tuy nhiên, ngành du lịch của Viêng Chăn vẫn còn có những bất cập. Vai trò của nguồn nhân lực ngành đối với sự phát triển du lịch cũng chưa được đánh giá cao. Doanh nghiệp và người lao động chưa có ý thức về đào tạo bồi dưỡng du lịch, thiếu định hướng cụ thể cho phát triển du lịch.

Chương 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA THÀNH PHỐ VIÊNG CHĂN, NƯỚC CHDCND LÀO ĐẾN NĂM 2020‌‌

3.1. Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển du lịch của thành phố Viêng Chăn

3.1.1. Quan điểm phát triển du lịch thành phố Viêng Chăn đến năm 2020

Du lịch ở Lào đã xác định trong giai đoạn từ nay đến 2020 cần phát huy các lợi thế so sánh để phát triển nhanh và bền vững ngành Du lịch, trong đó thủ đô Viêng Chăn là trung tâm kinh tế, văn hóa sự động lực phát triển du lịch của cả nước với tam giác tăng trưởng du lịch. Sự phát triển đó cũng căn cứ đặc điểm tài nguyên DL và các nguồn lực phục vụ phát triển DL, căn cứ vào các định hướng chính phát triển Du lịch Lào đến năm 2020, một số định hướng chính phát triển DL ở thủ đô Viêng Chăn được xác định là:

- Phát triển du lịch dựa trên việc phát huy tiềm năng và lợi thế về du lịch di tích lịch sử, đáp ứng được yêu cầu của khách du lịch có thu nhập cao. Phát triển các loại hình du lịch có khả năng đáp ứng được nhu cầu đa dạng với thời gian dài.

- Phát triển kết cấu hạ tầng du lịch: Ngoài việc đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, những tuyến đường được xác định là lộ trình du lịch với hành trình dài cần được xây dựng và hình thành các trạm dịch vụ (bãi đỗ, trạm bảo dưỡng xe kết hợp ăn uống, giải khát, bán các sản phẩm lưu niệm…) dọc theo các tuyến đường bộ với khoảng cách hợp lý. Xây dựng lộ trình mở khai thác các tuyến bay quốc tế đến khu vực và các tuyến bay nội địa trực tiếp giữa các thành phố lớn đến khu vực; nâng cấp, cải tạo nhà ga, phương tiện vận chuyển đường sắt, đường bộ...

- Về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: Nâng cao chất lượng dịch vụ tại các cơ sở lưu trú. Quy hoạch phát triển các khách sạn nghỉ dưỡng cao cấp tại các

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/04/2023