Ghi Nhận Tổng Quan Thí Nghiệm Giống Lúa Om4218 Sạ Với Các Mật Độ Khác Nhau Tại Huyện Vị Thủy, Tỉnh Hậu Giang Vụ Hè Thu 2012.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1 ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN

Thí nghiệm được thực hiện trong điều kiện ở ruộng sản xuất của nông dân nên sự ảnh hưởng của các yếu tố điều kiện tự nhiên và chế độ chăm sóc là như nhau. Trong suốt thời gian sinh trưởng cây lúa chịu sự ảnh hưởng của mưa và nắng nóng xen kẻ nhau.

Sâu và bệnh hại xuất hiện không đáng kể. Rầy nâu xuất hiện và gây hại không đáng kể chỉ ở cấp 1. Sâu cuốn lá xuất hiện và gây hại với mức độ thiệt hại khoảng 5%. Bệnh đạo ôn xuất hiện từ lúc 40 ngày sau sạ đến lúc lúa chín với mức độ gây hại ở cấp 1 (Bảng 3.1).

Không xuất hiện chuột gây hại ở cả ba nghiệm thức. Cây lúa bị đỗ ngã khi đang bước vào giai đoạn vào chắc từ 15-25 ngày sau khi trổ và chỉ xuất hiện ở nghiệm thức 3 (200 kg/ha) với mức độ khoảng 5%. Không có hiện tượng đỗ ngã ở các nghiệm thức còn lại (Bảng 3.1).


Bảng 3.1 Ghi nhận tổng quan thí nghiệm giống lúa OM4218 sạ với các mật độ khác nhau tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang vụ Hè Thu 2012.


Nghiệm thức

Đạo ôn

(cấp)

Rầy nâu

(cấp)

Chuột hại

(%)

Đỗ ngã

(%)

NT1

1

1

0,00

0,00

NT2

1

1

0,00

0,00

NT3

1

1

0,00

5,00

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 65 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của mật độ gieo sạ đến năng suất giống lúa OM4218 trong vụ Hè Thu năm 2012 tại xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang - 5

3.2 ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ GIEO SẠ ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY LÚA

3.2.1 Chiều cao cây

Qua kết quả thí nghiệm cho thấy, chiều cao cây lúa ở các giai đoạn 20, 40 và 60 ngày sau khi gieo có sự khác biệt có ý nghĩa giữa nghiệm thức sạ 100 kg/ha, nghiệm thức sạ 150 kg/ha với nghiệm thức sạ 200 kg/ha. Tuy nhiên, đến giai đoạn 80 ngày sau khi gieo thì khác biệt không ý nghĩa giữa các nghiệm thức. Chiều cao tối đa của cây lúa ở các nghiệm thức dao động từ 89,32-89,92 cm (Hình 3.1).

100,00


90,00


80,00


70,00


Chiều cao cây (cm)

60,00


50,00


40,00


30,00


20,00


10,00


0,00


20 40 60 80

Ngày sau sạ



NT1 NT2 NT3


Hình 3.1: Ảnh hưởng của mật độ gieo sạ đến chiều cao của giống lúa OM4218 vụ Hè Thu năm 2012 tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang


Chiều cao cây là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá ảnh hưởng của các biện pháp kĩ thuật và điều kiện ngoại cảnh đến sinh trưởng của cây. Chiều cao cây của

lúa chính là kết quả của sự tăng trưởng thân lá từ khi hình thành đốt, vươn lóng và trỗ bông hoàn toàn. Chiều cao cây lúa là đặc điểm hình thái mang tính di truyền, đặc điểm này mang tính đặc trưng của từng giống và ít biến động. Tuy nhiên, chiều cao cây lúa cũng có thể chịu sự biến động khi chịu tác động của các yếu tố ngoại cảnh, dinh dưỡng. Chiều cao cây thay đổi rò nhất là khi dinh dưỡng không đầy đủ quá thừa hoặc quá thiếu (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Theo Akita (1989), cây cao từ 90- 100 cm được coi là lý tưởng về năng suất.

Trong thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng, thân lúa là thân giả do các bẹ lá tạo thành. Từ thời kỳ làm đốt trở đi, thân lúa chính thức mới hình thành, số lóng kéo dài và chiều dài lóng sẽ quyết định chiều cao cây (Nguyễn Đình Giao và ctv., 1997). Sự tăng trưởng chiều cao cây phụ thuộc vào các yếu tố giống, thời vụ, mật độ cấy, lượng phân bón…đặc biệt là phân đạm có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa. Do đó, cần phải bố trí đúng thời vụ, mật độ cấy hợp lý, phân bón thích hợp để cây lúa đạt chiều cao trong mức giới hạn của giống (Nguyễn Văn Hoan, 1995).

Theo Yoshida (1981), thân cây lúa dày hơn và có nhiều bó mạch hơn nó sẽ cung cấp và tạo khả năng vận chuyển chất khô tốt hơn. Nếu thân lá không khỏe, thân không dày, mặc dù tổng hợp chất xanh tăng cũng dẫn tới đỗ ngã, tán che khuất và mau dẫn tới giảm năng suất. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng gieo sạ ở mật độ cao (200 kg/ha) sẽ có chiều cao cây lúa lớn hơn so với sạ ở mật độ thấp (100 kg/ha) và chỉ xuất hiện đỗ ngã ở mật độ sạ cao.

3.2.2 Số chồi/m2

Qua kết quả thí nghiệm cho thấy, giai đoạn 20 ngày sau sạ số chồi/m2 ở nghiệm thức sạ 200 kg/ha là cao nhất, kế đến là nghiệm thức sạ 150 kg/ha và thấp nhất là ở nghiệm thức sạ 100 kg/ha. Giai đoạn 40 ngày sau sạ đây là giai đoạn cây lúa đạt số chồi cao nhất, giữa các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa thống kê và dao động trong khoảng từ 870,33-928,56 chồi/m2. Ở giai đoạn 60 ngày sau sạ số chồi ở nghiệm thức sạ 200 kg/ha có khác biệt so với nghiệm thức sạ 150 kg/ha và 100 kg/ha ở mức ý nghĩa 5%. Giai đoạn 80 ngày sau sạ số chồi/m2 giữa các nghiệm thức không có sự khác biệt nhau qua phân tích thống kê do lúc này các chồi vô hiệu đã chết và chỉ còn lại chồi hữu hiệu (Hình 3.2).

1000,00


900,00


800,00


700,00


Số chồi/m2

600,00


500,00


400,00


300,00


200,00


100,00


0,00


20 40 60 80

Ngày sau sạ


NT1 NT2 NT3


Hình 3.2: Ảnh hưởng của mật độ gieo sạ đến số chồi/m2 của giống lúa OM4218 vụ Hè Thu năm 2012 tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang

Đẻ nhánh là một đặc tính sinh học của cây lúa, số nhánh đẻ có liên quan chặt chẽ đến quá trình hình thành số bông hữu hiệu và năng suất sau này. Khả năng đẻ nhánh của lúa lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: điều kiện thời tiết, chế độ dinh dưỡng, mật độ, ánh sáng, nguồn nước cũng như điều kiện kỹ thuật canh tác (Nguyễn Văn Hoan, 1995).

Trong điều kiện dinh dưỡng và ánh sáng đầy đủ cây lúa sẽ bắt đầu mọc chồi ở vị trí mắt thứ hai và ngược lại nếu gặp điều kiện bất lợi thiếu dinh dưỡng và ánh sáng hoặc bị ngập sâu thì mầm chồi sẽ thoái hóa và cây lúa nở bụi kém (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Do đó, ánh sáng là yếu tố chính ảnh hưởng đến số chồi tối đa ở các nghiệm thức khác nhau về mật độ sạ. Sạ thưa cây lúa nhận được nhiều ánh sáng nên nhảy nhiều chồi và ngược lại sạ dày cây lúa nhận được ít ánh sáng nên nhảy chồi kém, số chồi tối đa

đếm được chủ yếu là từ thân chính của cây lúa (Nguyễn Trường Giang, 2010). Nghiên cứu này cũng phù hợp với kết quả thí nghiệm ở giai đoạn 20 ngày sau sạ và 40 ngày sau sạ ở nghiệm thức sạ 200 kg/ha . Số chồi tối đa đếm được chủ yếu là từ thân chính của cây lúa. Số chồi tối đa tăng nhiều nhất là ở nghiệm thức sạ 100 kg/ha từ 420,89 chồi ở giai đoạn 20 ngày sau sạ lên 879,33 chồi ở giai đoạn 40 ngày sau sạ.

Số chồi/m2 là một chỉ tiêu quan trọng có liên quan rất chặt quyết định đến số

bông/m2, cây lúa bắt đầu đẻ nhánh khi có 4 lá, trên đồng ruộng cây lúa sẽ đẻ nhánh khi kết thúc giai đoạn mạ và cây lúa bén rễ hồi xanh. Việc theo dòi động thái đẻ nhánh và tốc độ đẻ nhánh của lúa để từ đó có các biện pháp kỹ thuật tác động thích hợp để đạt số bông tối ưu trên một đơn vị diện tích, nhằm đạt năng suất cao (Tăng Thị Hạnh, 2003).

3.2.3 Chiều dài bông

Qua kết quả thí nghiệm cho thấy rằng giữa các nghiệm thức về mật độ gieo sạ khác biệt không ý nghĩa về chiều dài bông và chiều dài bông của các nghiệm thức hơi ngắn nằm trong khoảng từ 17,91-18,83 cm (Hình 3.3).

18,83

18,37

17,91

20,00


19,00


18,00


17,00


Chiều dài bông (cm)

16,00


15,00


14,00


13,00


12,00


11,00


10,00


NT1 NT2 NT3

Nghiệm thức sạ

Hình 3.3: Ảnh hưởng của mật độ gieo sạ đến chiều dài bông của giống lúa OM4218 vụ Hè Thu năm 2012 tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang


Chiều dài bông lúa thay đổi tùy theo giống và góp phần gia tăng năng suất. Theo Setter và ctv. (1994) cho rằng quang hợp có thể gia tăng 25-40% nếu độ cao của bông lúa trong quần thể thấp hơn 40% chiều cao của tán lá. Năng suất có thể quyết định chủ yếu bởi hai yếu tố là số hạt chắc trên bông và chiều dài bông.

Theo Jennings và ctv. (1979) cho rằng các hình tính của bông không nhất thiết tạo ra hay quyết định năng suất. Các hình tính này giúp cho việc phân chia năng suất thành những đơn vị nhỏ hơn gọi là thành phần năng suất được thuận tiện vì một số giống lúa lùn nhiều chồi và có số bông trung bình đến to vẫn cho năng suất cao.

3.3 ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ GIEO SẠ ĐẾN THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT VÀ NĂNG SUẤT

3.3.1 Số bông/m2

Kết quả thí nghiệm cho thấy, giữa các nghiệm thức có sự khác biệt qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 5%, số bông/m2 của các nghiệm thức dao động trong khoảng từ 459,33-543,33 bông (Bảng 3.2).

Bảng 3.2 Thành phần năng suất của giống lúa OM4218 được thí nghiệm ở các mật độ khác nhau tại xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang vụ Hè Thu 2012.

Nghiệm thức

Số bông/m2

Số hạt/bông

Số hạt chắc/bông

Tỷ lệ hạt chắc

Trọng lượng





(%)

1000 hạt (g)

NT1

459,33 b

106,27 b

92,06 a

86,94

23,47

NT2

467,00 b

104,80 b

88,20 b

83,04

23,83

NT3

543,33 a

110,77 a

88,44 b

81,16

22,96

F

*

*

*

ns

ns

CV (%)

1,31

2,16

1,02

3,21

4,08

Ghi chú:Trong cùng một cột, các số có cùng một chữ theo sau không khác biệt có ý nghĩa thống kê qua phép thử LSD, ns: không khác biệt thống kê, *: khác biệt có ý nghĩa ở mức 5%


Số bông/m2 là một trong bốn yếu tố cấu thành nên năng suất lúa. Theo Yoshida (1981), trong ruộng lúa số bông/m2 phụ thuộc nhiều vào sự đâm chồi và được xác định phần lớn ở 10 ngày sau giai đoạn số chồi tối đa. Số bông/m2 phụ thuộc vào mật độ gieo sạ và khả năng nở bụi của lúa, mật độ gieo sạ và khả năng nở bụi của lúa thay đổi tùy theo giống lúa, điều kiện đất đai, thời tiết, lượng phân bón và chế độ nước. Số bông/m2 tỷ lệ thuận với năng suất (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).

Thời điểm cây lúa nhảy chồi hữu hiệu là thời điểm quan trọng ảnh hưởng đến sự hình thành số bông/m2. Thời điểm này kết thúc vào khoảng 10 ngày trước khi cây lúa đạt được số chồi tối đa. Những chồi được hình thành trong giai đoạn này có khả năng hình thành bông. Theo Trần Quốc Hưng (2010), thì để năng suất đạt trên 5 tấn/ha thì cây lúa phải có khả năng cho từ 400-500 bông/m2. Như vậy, trong quá trình chăm sóc cần chú ý các biện pháp kỹ thuật làm tăng số chồi là rất cần thiết (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).

Đối với nghiệm thức sạ với mật độ 100 kg/ha và 150 kg/ha thì số bông được hình thành trên cả thân chính và những chồi được hình thành trong giai đoạn nhảy chồi hữu hiệu, đối với nghiệm thức sạ với mật độ 200 kg/ha thì số bông chỉ hình thành trên thân chính do những hạn chế trong giai đoạn nhảy chồi hữu hiệu. Như vậy, mật độ sạ ảnh hưởng lớn đến sự nhảy chồi hữu hiệu và hình thành số bông trên đơn vị diện tích, với mật độ sạ càng dày thì sẽ cản trở việc nhảy chồi hữu hiệu và dẫn đến làm ảnh hưởng đến sự hình thành số bông trên đơn vị diện tích, ngược lại sạ thưa sẽ tốt cho việc nhảy chồi hữu hiệu và hình thành số bông trên đơn vị diện tích.

Để tăng số bông trên đơn vị diện tích, theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) cho rằng cần phải: (1) chọn giống thích hợp với đất đai và mùa vụ tại chỗ, (2) làm mạ tốt để có cây mạ to khỏe, có chồi ngạnh trê xanh tốt và không sâu bệnh, (3) bón phân lót đầy đủ, bón thúc sớm để lúa nở bụi sớm mau đạt được chồi tối đa và chồi khỏe cho nhiều bông và bông to sau này và (4) giữ nước vừa phải và liên tục để điều hòa nhiệt độ và khống chế cỏ dại.

3.3.2 Số hạt/bông

Qua kết quả thống kê trình bày ở Bảng 3.2 cho thấy giữa các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa về số hạt/bông, nghiệm thức sạ 150 kg/ha có số hạt/bông nhỏ nhất (104,27 hạt/bông) và nghiệm thức sạ 200 kg/ha có số hạt/bông lớn nhất (110,77 hạt/bông). Số hạt/bông cũng là yếu tố quan trọng cấu thành năng suất, số hạt/bông được quyết định từ lúc tượng cổ bông đến 5 ngày trước khi trổ, ở giai đoạn này số hạt/bông có ảnh hưởng thuận với năng suất lúa do ảnh hưởng đến số hoa được phân hóa, số hạt/bông góp phần làm tăng năng suất (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/05/2022