Phát triển du lịch bền vững Bà Rịa – Vũng Tàu - 20

triển trong tốp đầu của cả nước9 nhưng đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Bà Rịa – Vũng Tàu chưa và phát triển có bền vững chưa thì tác giả đã nghiên cứu và tiếp cận theo nguyên tắc toàn diện và tiếp cận theo kinh tế vi mô là một cách tiếp cận tổng hợp để phân tích hành vi, độ thoả dụng của các yếu tố trong tổng thể của mối quan hệ kinh tế - xã hội - môi trường, đây là cách tiếp cận hợp lý trong nghiên cứu một vấn đề của một ngành trong phát triển bền vững. Nghiên cứu sử dụng tổng hợp các phương pháp như nghiên cứu tài liệu; nghiên cứu khám phá thông qua dữ liệu thứ cấp; nghiên cứu định tính bằng phương pháp chuyên gia; nghiên cứu định lượng và dự báo thông qua các phương pháp phân tích nhân tố khám phá và hồi quy đa biến là một phương pháp khá toàn diện và cụ thể cho phép đánh giá đúng thực trạng, xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững Bà Rịa – Vũng Tàu, cũng như so sánh và dự báo được tác động của các yếu tố đến sự thoả mãn của khách du lịch trong nước và quốc tế đến Bà Rịa – Vũng Tàu từ đó đề suất gợi ý chính sách phát triển du lịch bền vững Bà Rịa – Vũng Tàu cho phù hợp. Kết quả của nghiên cứu cho thấy môi trường du lịch, khai thác tài nguyên, quản lý du lịch là những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu. Xác định được 12 nhóm yếu tố phát triển du lịch bền vững Bà Rịa – Vũng Tàu Và nghiên cứu cuối cùng còn 4 yếu tố tác động đến sự thoả mãn của khánh du lịch trong nước và quốc tế đến phát triển du lịch bền vững Bà Rịa – Vũng Tàu . Các kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với thực tiễn của ngành du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu.

6. Ý nghĩa về mặt khoa học của luận án: Thứ nhất là: trên cơ sở phân tích định tính và định lượng, kết hợp vận dụng các kiến thức cơ bản về kinh tế học, cùng với các thủ pháp đối chiếu, so sánh đã đề xuất bổ sung hoàn thiện khái niệm “phát triển du lịch bền vững” được đề cập trong luật du lịch. Từ đó, đưa ra các đối tượng hoạt động phát triển du lịch bền vững. Thứ hai là: xây dựng các tiêu chí đánh giá hoạt động phát triển du lịch bền vững để phân tích đánh giá thực trạng hoạt động phát triển du lịch bền vững. Các hoạt động phát triển du lịch bền vững được đánh giá thông qua các chỉ tiêu cơ bản: (1) Số lượng đơn vị tham gia hoạt động phát triển du lịch bền vững ; (2) Số lượng khách du lịch tham gia du lịch; (3)Chất lượng DVDL; (4) Đóng góp đối với cơ quan quản lý trong việc xây dựng và thực hiện cơ chế chính sách phát triển du lịch bền vững; (5) Đóng góp đối với phát triển kinh tế; (6) Đóng góp về mặt xã hội; (7) Đóng góp về môi trường. Thứ ba là: thiết lập các nhân tố (12 nhân tố) ảnh hưởng đến hoạt động phát triển du lịch bền vững làm cơ sở phân tích, đánh giá về mặt định tính, định lượng. Các nhân tố ảnh hưởng bao gồm: (1) Các nhân tố thuộc hệ kinh tế; (2) Các nhân tố thuộc hệ xã hội; (3) Các nhân tố thuộc hệ môi trường; (4) Các nhân tố thuộc hệ tài nguyên tự nhiên; (5) Các yếu tố thuộc hệ tài nguyên nhân văn (6) Các nhân tố thuộc hệ sản phẩm dịch vụ; (7) Các yếu tố liên quan đến chất lượng nguồn nhân lực;(8) Các nhân tố thuộc hệ chất lượng dịch vụ; (9) Các yếu tố liên quan đến cơ sở hạ tầng; (10) Các yếu tố liên quan đến cơ sở vật chất kỹ thuật; (11) Các yếu tố liên quan đến quản lý nhà nước về du lịch; (12) Các nhân tố thuộc hệ tiêu chí phát triển du lịch bền vững. Thứ tư là: trên nền tảng kết quả định lượng hóa các nhân tố ảnh hưởng, sử dụng chương trình máy tính SPSS để phân tích các nhân tố khám phá, thiết lập phương trình hồi quy cho các nhân tố khám phá, tiến hành kiểm định để đánh giá


9 Theo [ 28 ]

mức độ phù hợp của phương trình hồi quy đã xác định được 4 nhân tố khám phá có ảnh hưởng chủ yếu đến phát triển du lịch bền vững là: (1) “Các yếu tố về kinh tế”; (2)“ Các yếu tố về xã hội ”;(3) “ Các yếu tố về môi trường”; (4)“ Các yếu tố về chất lượng sản phẩm du lịch”. Thứ năm là: từ kết quả nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, phân tích thực trạng, phân tích nhân tố ảnh hưởng (định tính, định lượng), kết quả phân tích các nhân tố khám phá, xu thế và định hướng phát triển du lịch bền vững, nguyên tắc phát triển du lịch bền vững đã đề xuất những định hướng và các giải pháp để phát triển DLBV Bà Rịa – Vũng Tàu.

Tuy đã có rất nhiều cố gắng trong nghiên cứu nhưng đây là một luận án tương đối rộng và phức tạp. Hơn nữa, đối tượng nghiên cứu là khách du lịch trong và ngoài nước với nhiều mối quan hệ lợi ích phức tạp nên có thể có động cơ trả lời phỏng vấn sai lệch và rất khó tiếp xúc vì thời gian của khách du lịch nên một phần nào đó quan điểm của nhà quản lý du lịch và khách du lịch không trùng quan điểm nên luận án không thể tránh khỏi những hạn chế. Mặt khác, giới hạn không gian nghiên cứu hẹp - chỉ xem trong Bà Rịa – Vũng Tàu, chưa xem xét đến các tỉnh lân cận để có thể thu thập thông tin đánh giá một cách khách quan hơn.

Với việc nghiên cứu đề tài này, tác giả nghiên cứu mong muốn sẽ giúp cho ngành du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu nhận diện được thực trạng phát triển du lịch bền vững hiện nay, từ đó có cơ sở khoa học để đánh giá những điểm còn tồn tại trong phát triển du lịch bền vững để từ đó đưa ra những giải pháp phát triển du lịch bền vững Bà Rịa – Vũng Tàu theo đúng định hướng đề ra. Tuy nhiên, do có sự hạn chế về tiếp cận dữ liệu cũng như năng lực của bản thân tác giả nghiên cứu nên luận án sẽ còn những thiếu sót và hạn chế, tác giả nghiên cứu kính mong nhận được sự đóng góp chân thành thành của các chuyên gia, nhà khoa học để vấn đề nghiên cứu này được hoàn thiện hơn.

Hướng nghiên cứu tiếp theo:

Để hoàn thiện và khắc phục các hạn chế nêu trên, luận án đề xuất các hướng nghiên cứu tiếp theo là:

(1) Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững ở phạm vi rộng hơn là vùng du lịch Đông Nam Bộ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

(2) Có thời gian nghiên cứu dài hơn để đảm bảo nhiều đối tượng hơn để đảm tính khách quan .

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ

Phát triển du lịch bền vững Bà Rịa – Vũng Tàu - 20


A. Các bài báo khoa học đã công bố.


1.Vũ Văn Đông (2012), “ Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu tăng trưởng bền vững ”, Tạp chí du lịch Việt Nam, Số 7373 tháng 7/2012, tr 48 – 49.

2.Vũ Văn Đông (2010), “ Mỗi làng một sản phẩm “One tambon, one product” là giải pháp để phát triển du lịch bền vững – kinh nghiệm từ các nước và Việt Nam ” , Phát triển & Hội nhập, Số 3 – Xuân Canh Dần, 2/2010, tr 34-37.

3.Vũ Văn Đông (2011), “ Nghiên cứu và đề xuất các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm dịch vụ du lịch theo hướng bền vững tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ”, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính Marketing, 7/2011, tr 52-54.

4.Vũ Văn Đông (2012), “ Nghiên cứu những giải pháp phát triển du lịch bền vững Bà Rịa – Vũng Tàu ”, Tạp Phát triển & Hội nhập, Số 02 tháng 1-2/2012, tr 48-54.

5.Vũ Văn Đông (2008), “ Combination as a Way to Make the Best Use of Resources of the Central, VietnamEconomic Development ”, ( The HCMC University of Economics – Ministry of education & training ), 4/2008, tr 22- 25.

6.Vũ Văn Đông (2013), “Du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2012 và triển vọng năm 2013 ” , Tạp chí Nghiên cứu Tài chính Marketing, 1/2013, tr 55-61.

7.Vũ Văn Đông (2013), “ Du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu: Đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa ”, Tạp chí Kinh tế và dự báo, Số 24 tháng 12/2013, tr 88-90.


B. Các đề tài khoa học đã công bố


1.Trần Thị Thu Hà, Vũ Văn Đông, Phạm Ngọc Khanh (2008), “Quản lý tài chính – Tài sản, các giải pháp hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý góp vốn ban đầu trường đại học, cao đẳng ngoài công lập Việt Nam”, đề tài khoa học cấp Bộ nghiệm thu năm 2008.

2.Vũ Văn Đông (2010), “Tác động vốn FDI với tăng trưởng kinh tế xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”, đề tài khoa học cấp Trường Đại học BRVT , nghiệm thu năm 2010.

3.Vũ Văn Đông (2012), “Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh chương trình xoá đói giảm nghèo tại Bà Rịa – Vũng Tàu".đề tài khoa học cấp Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu , nghiệm thu năm 2012.

4.Vũ Văn Đông (2012), “ Biên soạn bài giảng Quản trị học ” Nghiệm thu Hội đồng khoa học Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu tháng 7/2012.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt Nam

[1] Nguyễn Ái Đoàn (2006), Giáo trình Kinh tế học vĩ mô, Nhà xuất bản Bách khoa Hà Nội.

[2] Nguyễn Khánh Duy (2008), Bài giảng Phân tích nhân tố khám phá bằng

SPSS, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

[3] Nguyễn Văn Đính &Trần Thị Minh Hòa (2004), Giáo trình kinh tế du lịch, NXB Lao động - Xã hội.

[4] Nguyễn Đình Hòe & Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội.

[5] Hoàng Văn Hoan (2006), Hoàn thiện Quản lý nhà nước về lao động trong kinh doanh du lịch ở Việt Nam, NXB Thống kê Hà Nội.

[6] Phạm Trung Lương và các tác giả (2002), Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước.

[7] Phạm Trung Lương (2000), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục.

[8] Lê Văn Thăng & Trần Anh Tuấn& Bùi Thị Thu (2004), Giáo trình Du lịch và môi trường, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội.

[9] Nguyễn Đại Thắng (2005), Giáo trình Kinh tế học vi mô, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

[10] Trần Văn Thông (2005), Quy hoạch Du lịch, Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia TP.HCM.

[11] Trần Văn Thông (2006), Tổng quan Du lịch, Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia TP.HCM.

[12] Nguyễn Minh Tuệ (1999), Địa lý du lịch, Nhà Xuất bản TP.HCM

[13] Trương Sỹ Vinh (2001), Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong tính toán dự báo phát triển ngành.

[14] Hoàng Trọng&Chu Thị Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu nghiên cứu

với SPSS, NXB Thống kê.

[15] Lưu Văn Nghiêm (2008), Marketing dịch vụ, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân.

[16] Nguyễn Văn Thanh (2007), Bài giảng Markeing dịch vụ, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

[17] Nguyễn Văn Xô (2001), Từ điển tiếng Việt, NXB trẻ Thành phố Hồ Chí Minh.

[18] Trần Tiến Dũng (2007), Phát triển du lịch bền vững Phong Nha Kẻ Bàng, Luận án tiến sỹ, Đại học kinh tế quốc dân.

[19] Nguyễn Quyết Thắng (2012), Nghiên cứu tiềm năng và các giải pháp phát triển du lịch sinh thái, Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội.

[20] Đoàn Liêng Diễm (2003), Một số giải pháp phát triển du lịch bền vững ở TP. Hồ Chí Minh, Luận án tiến sỹ, Trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

[21] Đoàn Văn Hải (2003), Một số giải pháp nhằm góp phần phát triển Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2015, Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

[22] La Nữ Ánh Vân (2011), Phát triển du lịch bền vững Bình Thuận, Luận án tiến sỹ, Trường đại học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh.

[23] Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (1994), Quy hoạch du lịch quốc gia và vùng

- Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu, Dự án phát triển Kinh tế - Xã hội, Hà Nội.

[24] Tổng cục du lịch (2005), Giới thiệu sách cẩm nang về phát triển du lịch bền vững, Hội đồng khoa học – Tổng cục Du lịch, Hà Nội.

[25] Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2012), Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam

đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội.

[26] Chương trình nghị sự 21 Việt Nam (2012), Thực hiện phát triển bền vững ở Việt Nam, Báo cáo tại hội nghị cấp cao của Liên hiệp quốc về phát triển bền vững (RIO + 20), Hà Nội.

[27] Bộ kế hoạch và đầu tư (2004), Định hướng chiến lược phát triển bền vững Việt

Nam, Hà Nội.

[28] Tổng cục Du lịch (2011), Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Trung tâm Du lịch TP. Hồ Chí Minh và phụ cận đến năm 2020 và định hướng đến 2030, Hà Nội.

[29] Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng tàu (2008), Điều chỉnh Quy hoạch Phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

[30] Địa chí Bà Rịa – Vũng tàu (2001), Sở Văn hóa Thể Thao và Du lịch Bà Rịa

– Vũng Tàu.

[31] Nguyễn Thành Long (2006), Sử dụng thang đo SERVPERF để đánh giá chất lượng đào tạo đại học tại Trường Đại học An Giang, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học kinh tế TP.Hồ Chí Minh.

[32] Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (2008), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2006 – 2015 và định hướng đến năm 2020

Tài liệu tiếng Anh

[33] Bassel H. (1999), Indicator for Sustainable Development: Theory, Method, Application, IISD,Winnipeg, Manitorba, Canada.

[34] Hens L. (1998), Tourism and Environment, M.Sc. Course, Free University of Brussel, Belgium.

[35] Inskeep, E.(1995), National and Regional Tourism planning, Metholodogies and Case Studies, Routledge, London.

[36] Machado A. (2003), Tourism and Sustainable Development, Capacity Building for Tourism Development in VietNam, VNAT and FUDESO, VietNam

[37] Manning E.W. (1996), Carrying Capacity and Environmenttal Indicators, WTO News.Jine.

[38] Phạm Lê Hồng Nhung & Kullada Phetveroon (2009). Examing Service Qualiy, Tourist Satisfaction, and Tourist Post-purchase Behavior: A Case Study of the

Andaman Cluster, Thailand. Korea: Asia Pacific Forum in Tourism.

[39] Tribe, J. & Snaith, T. (1998), From SERQUAL to HOLSAT, holiday satisfaction in Varadero, Cuba. Tourism Management, 19, 25-34.

[40] Draft Internasional Guidelines on Sustainable Tourism (2002), CBD.

[41] Erlet Carter (1991), Sustainable tourism in the third word, Problems and Prospects

[42] Irfan ARIKAN (2007), An approach for sustainable tourism development at the destination: Buyukada (Prinkipo) Istanbul, Anadolu University, TURKEY

[43] Institute for Tourism Studies (2010), Develop Macao as Sustainable Tourism Testination in term of Hotel Industry, Macao University, Macau.

[44] Larry Dwyer and Deborah Edwards (2010), Understanding the Sustainable Development of Tourism, Oxford, UK

[45] Leszek Butowski (2012), Sustainable Tourism – A Model Approach, Vistula University, Poland.

[46] Ted Manning (2004), Indicators of Sustainable Development for Tourism Destinations, Washington DC, USA.

[47] WTO (2004), Indicators of sustainable Development for Tourism Destinations, Madrid, Spain.

[48] I. I. Pirochnick (1985), Osnovui Geografii Turizma i Exkursionnava Obsluzivania, Izdatelstvo, Universitetskoe, Minsk.

[49] David A. Fennell (2001), A Content Analysis of Ecotourism Definitions, Vol. 4, No. 5.

[50] Sarah French (2005), Tourism and Sustainable Development, Center for International Development & Training – Wolverhampton University, UK.

[51] The International Ecotourism Society (2007), Oslo Statement on Ecotourism.

[52] Eagles P.F.J., McCool S.F. and Hynes D. (2002), Sustainable Tourism in Protected Areas. Gruidelines of Planning and Management, IUCN, WCPA Best Practice Protected Areas Guidelines Series No.8, Gland.

[53] Hamilton - Smith E. (2002), Report of Visit to Phong Nha/Ke Bang, IUCN Task Force on Cave and Karst Management.

[54] Honey M. (1999), Ecotourism and Sustainable Development, Who Owns Paradise, Island Press, Washington D.C.

[55] Juanita C. Liu (2005), Tourism and the value of culture in regions, The Annals of Regional Science, Volume 39, Number 1 / March, 2005, Springer Berlin / Heidelberg.

[56] Godfrey K.B (1994), Susstainable Tourism. What is it really, United Nationals Economic and Social Council, Cyprus.

[57] Machado A (1990), Ecology Environment and Development in the Canary Inlands, Santa Cruz de Tenerife.

[58] Baker, D. A. & Crompton, J. L. (2000), Quality, Satisfaction and Behavior Intentions. Annals of Tourism Research, 27 (3), 785-804.

[59] Bitner, M. (1990), Evaluating Service Encounters: The Effects of Physical Surroundings and Employee Responses, Journal of Marketing, 54 (2), 69-82.

[60] Cronin, J. & Taylor, S. (1992), Measuring Service Quality, A Reexamination and Extension. Journal of Marketing, 56 (3), 55-68.

[61] Cunningham, L. F., Yong, C. E, Lee, M. (2002), Sorenson Best Paper Award Recipoent Cross Cultural Perspectives of Service Quality and Risk in Air Transportation. Journal of Air Transport, 7 (1), 3-26. Trích đọc ngày 5/10/2008 từ http://digital.library.ksu.edu.sa/V14M166R1935.pdf

[62] Czepiel, J. A., Solomon, M. R. & Gutman, E. G. (1985), A role Theory Perspective on Dyadic Interaction, The Service Encounter. Journal of Marketing, 49 (1), 99- 111

[63] Jain, S. K., Gupta, G. (2004), Measuring service quality, SERVQUAL vs. SERVPERF Scales, The Journal for Decision Makers, 29 (2), 25-37.

[64] Kandampully, J. (2002), Service Management the new paradigm in hospitality, Malaysia, Hospitality Press.

Xem tất cả 195 trang.

Ngày đăng: 16/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí